Giúp học sinh học tốt và phát triển năng lực tư duy thông qua việc giảng dạy các bài toán về tỷ số phần trăm ở tiểu học

Giúp học sinh học tốt và phát triển năng lực tư duy thông qua việc giảng dạy các bài toán về tỷ số phần trăm ở tiểu học

GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY

THÔNG QUA VIỆC GIẢNG DẠY CÁC BÀI TOÁN VỀ TỶ SỐ PHẦN TRĂM Ở TIỂU HỌC

 I ) LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 Kể từ năm học 1994 – 1995, chương trình môn Toán lớp 5 đã được chỉnh lý và bổ sung thêm nhiều mảng kiến thức mới, quan trọng làm phong phú thêm nội dung môn toán lớp 5. Đồng thời nâng cao, mở rộng sự hiểu biết và tạo điều kiện thuận lợi cho HS trong việc tiếp thu kiến thức mới cũng như vận dụng vào giải các bài tập. Một nội dung tôi thấy rất hay, rất thú vị đó là phần giải các bài toán về Tỷ số phần trăm. Nó là một mảng kiến thức rất quan trọng được ứng dụng nhiều trong thực tế và có tác dụng rất lớn trong việc phát triển tư duy cho học sinh. Cụ thể như sau: Giúp học sinh nhận biết được tỷ số phần trăm của hai đại lượng

cùng loại. Biết đọc, biết viết các tỷ số phần trăm. Biết viết một phân số thành tỷ số phần

trămvà viết một tỷ số phần trăm thành phân số . Biết thực hiện các phép tính cộng , trừ

các tỷ số phần trăm, nhân các tỷ số phần trăm với một số tự nhiên và chia các tỷ số phần

trăm với một số tự nhiên khác 0. Biết giải các bài toán về tìm tỷ số phần trăm của hai số

 

doc 52 trang Người đăng huong21 Lượt xem 862Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giúp học sinh học tốt và phát triển năng lực tư duy thông qua việc giảng dạy các bài toán về tỷ số phần trăm ở tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY 
THÔNG QUA VIỆC GIẢNG DẠY CÁC BÀI TOÁN VỀ TỶ SỐ PHẦN TRĂM Ở TIỂU HỌC 
 I ) LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Kể từ năm học 1994 – 1995, chương trình môn Toán lớp 5 đã được chỉnh lý và bổ sung thêm nhiều mảng kiến thức mới, quan trọng làm phong phú thêm nội dung môn toán lớp 5. Đồng thời nâng cao, mở rộng sự hiểu biết và tạo điều kiện thuận lợi cho HS trong việc tiếp thu kiến thức mới cũng như vận dụng vào giải các bài tập. Một nội dung tôi thấy rất hay, rất thú vị đó là phần giải các bài toán về Tỷ số phần trăm. Nó là một mảng kiến thức rất quan trọng được ứng dụng nhiều trong thực tế và có tác dụng rất lớn trong việc phát triển tư duy cho học sinh. Cụ thể như sau: Giúp học sinh nhận biết được tỷ số phần trăm của hai đại lượng 
cùng loại. Biết đọc, biết viết các tỷ số phần trăm. Biết viết một phân số thành tỷ số phần 
trămvà viết một tỷ số phần trăm thành phân số . Biết thực hiện các phép tính cộng , trừ 
các tỷ số phần trăm, nhân các tỷ số phần trăm với một số tự nhiên và chia các tỷ số phần 
trăm với một số tự nhiên khác 0. Biết giải các bài toán về tìm tỷ số phần trăm của hai số 
,tìm giá trị một tỷ số phần trăm của một số , tìm một số biết giá trị một tỷ số phần trăm 
của số đó. Giúp HS hiểu được các tỷ số phần trăm ghi trên các biểu đồ và các bảng dữ 
liệu; HS được làm quen với một số khái niệm về dân số học, giúp các em thực hiện tốt 
giáo dục dân số trong quá trình học Toán lớp 5 (thông qua các bài toán phần trăm về dân 
số); Biết tính lãi suất khi gửi tiền tiết kiệm, có hiểu biết về các loại Kỳ phiếu, Trái phiếu 
hay Công trái,  
 Trên cơ sở biết giải các bài toán về Tỷ số phần trăm, còn giúp HS biết đọc các 
biểu đồ, rút ra những nhận xét và đưa ra các kết luận cần thiết, biết lập các biểu đồ đơn 
giản hay gặp trong môn Toán, môn TNXH  
 Các bài Toán về Tỷ số phần trăm là một dạng toán hay, tổng hợp và phức tạp 
trong quá trình học của HS và quá trình dạy của GV. Trong nhiều năm qua, các đề thi 
định kỳ, thi khảo sát chất lượng, đặc biệt là các kỳ thi chọn HS sinh giỏi cấp Trường, 
cấp Huyện và cấp Tỉnh rất hay xuất hiện các bài toán thuộc dạng trên với nhiều phương 
pháp giải khác nhau gây không ít những tranh cãi trong đội ngũ GV. 
 Giải toán phần trăm là một dạng toán hay ở tiểu học. Để giải được các bài toán này, đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng tổng hợp rất nhiều kiến thức về số học biết sử dụng các kiến thức đó một cách sáng tạo. Có thể nói đây là một dạng bài tập có tác dụng rất tốt trong việc ôn tập , củng cố kiến thức cho học sinh và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về toán. 
 Có rất nhiều dạng toán liên quan phần trăm, vì vậy trong quá trình thiết kế bài tập cho học sinh trong các tiết ôn tập giáo viên có nhiều cơ hội khai thác và sáng tạo ra các dạng bài tập để cho học sinh vận dụng các kiến thức đã học một cách sáng tạo nhằm phát triển tư duy và năng khiếu về toán cho các em. 
 Xuất phát từ xu thế trong dạy học hiện nay theo tinh thần đổi mới phương pháp, vị trí của người giáo viên đã có những thay đổi đáng kể so với trước kia. Trước đây nhiệm vụ trọng tâm của người thầy là chủ động cung cấp kiến thức cho học sinh, còn học sinh thụ động tiếp thu kiến thức từ thầy. Quan sát, theo dõi thầy làm để bắt chước và làm theo. Như vậy một trong những đổi mới quan trọng nhất hiện nay là trong quá trình dạy học chúng ta đã nhanh chóng chuyển từ hình thức thầy giảng- trò ghi sang thầy tổ chức – trò hoạt động. Nói cách khác là dạy học toán cần được tiến hành dưới dạng tổ chức các hoạt động học tập.Rõ ràng, công việc trọng tâm của người thầy bây giờ là tổ chức tốt các hoạt động để cho học sinh tự mình tiếp thu, tự mình chiếm lĩnh kiến thức, thầy chỉ làm công việc trọng tài và hướng dẫn cho các hoạt động của các em,bổ sung kiến thức cho 
các em nếu thấy cần thiết .Hoạt động học tập đã đòi hỏi ở người học tính tự giác tích cực và độc lập, không ai có thể học tập thay mình.Học sinh không chủ yếu tiếp nhận thông tin từ phía giáo viên mà chủ động lĩnh hội thông tin, suy nghĩ , tìm tòi , khám phá các khía cạnh khác nhau của thông tin, sắp xếp lại thông tin.Biết hợp tác với bạn cùng học để giúp đỡ nhau trong học tập.. Hình thành và phát triển các kỹ năng học tập, phát triển cách học.Chính vì vậy các em sẽ tiếp thu được kiến thức một cách chủ động, khi vận dụng kiến thức sẽ có nhiều sáng tạo.Do được tự mình tìm tòi khám phá nên sẽ rèn ở các em tính chủ động sáng tạo, các em sẽ hiểu sâu nhớ lâu các kiến thức do mình tự tìm ra hoặc có góp phần cùng các bạn của mình tự tìm tòi kiến thức đó.Bản thân các em cũng 
tự đánh giá được kiến thức của mình, biết tranh luận cùng các bạn, so sánh đợc trình độ của mình và của bạn để có ý thức phấn đấu.Thông qua đó rèn được tính kiên trì , vượt khó khănvà một số phẩm chất tốt của người học toán như :Tự tin , suy luận có cơ sở,coi trọng tính chính xác, tính hệ thống,Về phía giáo viên thì nhanh chóng nắm bắt được khả năng của học sinh để có những thay đổi phù hợp trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học cho học sinh.Có những tác động phù hợp tới từng cá nhân học sinh.Tạo huận lợi cho giáo viên thực hiện việc cá thể hoá trong quá trình dạy học.Với tinh thần 
đó,trong mỗi tiết học hiện nay, học sinh không những được trang bị những kiến thức cơ 
bản nhất theo đúng mục tiêu của bài học mà các em còn có cơ hội để phát huy năng lực 
và sở 
trường của mình qua mỗi bài học đó. 
Qua thực tế giảng dạy ,nghiên cứu nhiều năm ở tiểu học bản thân tôi thấy đây là một 
mảng kiến thức rất hay được đề cập tới nhiều trong các đề thi kiểm tra định kì , thi học 
sinh giỏi các cấp và thi giao lưu.Đây là một mảng kiến thức chiếm một thời lượng không 
nhỏ trong chương trình môn toán lớp 5. Không ít những bài viết, bài trao đổi của các 
giáo sư, tiến sĩ các thày cô giáo trong cả nước được đăng tải trên các báo và tạp chí của Sáng kiến kinh nghiệm đoạt giải cấp Tỉnh năm học 2008-2009 
 Ngô Văn Nghi Tiểu học Nam đào- Nam Trực – Nam Định 5
ngành đã đề cập đến vấn đề dạy và học vấn đề này. Trong quá trình dạy của GV và học 
của HS còn hay mắc phải những tồn tại vướng mắc . Tình trạng học sinh vận dụng sai 
quy tắc khi tìm tỷ số phần trăm của hai số trong cách trình bày còn phổ biến.Học sinh 
còn lẫn lộn trong việc lựa chọn phương pháp giải của hai dạng toán phần trăm: tìm giá 
trị một số phần trăm của một số và tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số 
đó. Các kĩ năng phân tích , tổng hợp vẽ sơ đồ , bảng biểu, thiết lập mối quan hệ giữa các 
dữ kiện có tronh bài toán phần trăm hầu như còn hạn chế. Phương pháp và cách thức 
giảng dạy của giáo viên còn mang nhiều tính áp đặt , chưa phát huy được khả năng của 
học sinh., Xuất phát từ thực tế và những lí do được trình bày ở trên tôi muốn đưa : 
 Sáng kiến: Kinh nghiệm giúp học sinh học tốt và phát triển năng lực tư duy 
thông qua việc giảng dạy các bài toán về tỷ số phần trăm ở tiểu học
Với hi vọng sẽ giúp cho các bạn đồng nghiệp đang dạy toán lớp 5 có một tài liệu tham 
khảo trong quá trình dạy học, trang bị thêm cho mình những cách thức , những kinh 
nghiệm trong quá trình hướng dẫn học sinh giải các bài toán về tỷ số phần trăm. Trên cơ 
sở đó tạo cơ hội cho học sinh phát triển năng khiếu của bản than thông qua việc tìm cách 
giải các bài toán phần trăm ở mức độ cao hơn. Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn 
toán và đặc biệt là nâng cao chất lượng học sinh giỏi hàng năm . 
I) MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm nhằm hướng tới mục đích đưa ra một số bài học 
kinh nghiệm về nội dung, phương pháp dạy học phần giải toán về tỷ số phần trăm ở lớp 
5 mà tôi đã thực hiện thành công , góp phần vào việc không ngừng nâng cao chất lượng 
dạy và học môn toán lớp 5 bậc tiểu học. 
III) ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
1) ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Sáng kiến kinh nghiệm đoạt giải cấp Tỉnh năm học 2008-2009 
 Ngô Văn Nghi Tiểu học Nam đào- Nam Trực – Nam Định 6
 Đây là những kinh nghiệm đã thực hiện thành công trong quá trình bồi dưỡng học sinh 
giỏi lớp 5 ở trường tiểu học Nam Đào huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định nơi tôi đang 
công tác . Những bài học kinh nghiệm này thu được qua thực tế nhiều năm nghiên cứu, 
giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán lớp 5(Từ năm 2003 đến năm 2008) 
2) NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 
Sáng kiến kinh nghiệm này tôi chủ yếu đi vào giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau đây: 
- Nghiên cứu các vấn đề lí luận , các vấn đề có liên quan đến nội dung, phương pháp giảng dạy và nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán bậc tiểu học phần kiến thức giải các bài toán về tỷ số phần trăm của học sinh lớp 5. 
- Tiến hành phân tích những tồn tại và vướng mắc của GV và HS khi giảng dạy mảng kiến thức giải các bài toán về tỷ số phần trăm. 
-Phân tích các dạng bài cơ bản và không cơ bản về tỷ số phần trăm có trong chương trình tiểu học.Hệ thống các kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. 
IV) CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
 1) Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc tài liệu,phân tích , tổng hợp các vấn đề lí luận về việc giảng dạy toán phần trăm ở tiểu học. 
 2) Phương pháp phân tích chất lượng kết quả giảng dạy các năm 
 3) Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 
 4)Phương pháp phỏng vấn và điều tra giáo dục. 
 V) NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Phần thứ I: Những vấn đề chung 
 Phần thứ II: Nội dung và kết quả nghiên cứu. 
CHƯƠNG I : CÁC CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
 1) Vai trò và vị trí của việc dạy toán phần trăm ở tiểu học Sáng kiến kinh nghiệm đoạt giải cấp Tỉnh năm học 2008-2009 
 Ngô Văn Nghi Tiểu học Nam đào- Nam Trực – Nam Định 7
 2) Nội dung chương trình về giải toán phần trăm 
 3) Chuẩn kiến thức và kĩ năng cơ bản về tỷ số phần trăm học sinh cần đạt 
 4) Phân loại toán phần trăm trong chương trình môn toán lớp 5. 
 CHƯƠNG II: NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ TỒN TẠI CỦA GV VÀ HS 
 1) Những khó khăn vướng mắc từ phía giáo viên. 
 2) Những tồn tại , vướng mắc từ phía học sinh. 
 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY CÁC DẠNG 
BÀI TOÁN VỀ TỶ SỐ PHẦN TRĂM 
 A. Các bài toán về tỷ số phần trăm dạng cơ bản 
 B . Các bài toán về tỷ số phần trăm dạng không cơ bản 
 C . Kết quả đạt được và những bài học kinh nghiệm 
 Phần thứ III: Những kết luận và kiến nghị 
PHẦN II 
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
CHƯƠNG I : CÁC CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
1) Vai trò và vị trí của việc dạy toán phần trăm ở tiểu học
 Như chúng ta đã biết giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở 
ban đầu cho sự ph ... ỗi bài toán về tỷ số phần trămcó thể chứa 
đựng rất nhiều các cách giải khác nhau, nên thông qua mỗi bài toán đó GV có thể củng 
cố cho học sinh rất nhiều các phương pháp giải toán đã học. Đối với HS tiểu học các em 
đã được làm quenvới những dạng toán cơ bản . Từ việc vẽ sơ đồ cụ thể các em dễ dàng 
tìm ra được lời giải bài toán . Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vẽ được sơ đồ của bài 
toán , do vậy việc quy các bài toán phần trăm về các dạng quen thuộc cũng là một 
phương pháp giải rất đặc trưng khi hướng dẫn học sinh. 
Để chuẩn bị tốt cho việc hướng dẫn học sinh giải các bài toán về tỷ số phần trăm 
,GV cần cho học sinh hệ thống lại cách giải các bài toán cơ bản như : 
- Tìm hai số khi biết tổng và hiệu. 
- Tìm hai số khi biết tổng ( hiệu) và tỷ số của hai số . 
- Toán về hai tỷ số giải bằng cách dùng các đại lượng không đổi có trong bài toán 
đó. 
- Giải toán có nội dung hình học về tính chu vi, diện tích và các yếu tố cạnh, tính 
năng suất cây trồng, 
- Các dạng toán về suy luận lô gíc,. 
6)Những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh 
Đánh giá học sinh là một khâu rất quan trọng nhằm: 
Nắm được năng lực tiếp thu bài của học sinh trong lớp để đặt ra yêu cầu học tập đối 
với từng học sinh : yêu cầu cao hơn đối với học sinh giỏi, yêu cầu ở mức độ cơ bản đối 
với học sinh trung bình và yếu Sáng kiến kinh nghiệm đoạt giải cấp Tỉnh năm học 2008-2009 
 Ngô Văn Nghi Tiểu học Nam đào- Nam Trực – Nam Định 51
Thu thập thông tin phản hồi về cách dạy của GVđể điều chỉnh sao cho phù hợp, bổ 
khuyết những điểm yếu của học sinh. 
Có nhiều phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh , phương pháp đánh giá 
nào cũng có ưu điểm và nhược điểm , không có phương pháp nào là hoàn hảo mọi mặt, 
do đó không nên cực đoan đề cao hoặc bác bỏ một phương pháp nào mà phải nghiên cứu 
chúng thấu đáo để sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. 
Trong quá trình dạy học GV cần sử dụng nhiều phương pháp đánh giá một cách đa 
dạng như: 
- Sử dụng bài kiểm tra tự luận.Dạng bài kiểm tra này có rất nhiều ưu điểm nên được 
sử dụng phổ biến. Để được điểm cao học sinh phải giải được bài toán , đồng thời phải 
biết trình bày bài giải , nghĩa là các em phải thể hiện nhiều kĩ năng . Tuy nhiên dạng bài 
này cũng có những nhược điểm nhất định việc đánh giá phụ thuộc phần nào vào ý nghĩ 
chủ quan của GV, tốn nhiều thời gian cho việc chấm bài của GV, phạm vi kiến thức 
được kiểm tra không được nhiều. 
- Sử dụng bài kiểm tra trắc nghiệm: Khác với các bài tập tự luận , khi trình bày bài giải 
đòi hỏi học sinh phải có sự lập luận chặt chẽ , câu trả lời và phép tính phải hợp lý , trình 
bày một cách lô gíc .Các bài tập trắc nghiệm chỉ đòi hỏi học sinh vận dụng các kiến 
thức đã học một cách sáng tạo và nhanh nhạy để tìm ra đáp số đúng ,đáp số sai hay bài 
giải đúng , bài giải sai .Chính vì vậy loại bài tập này rất thu hút sự nhiệt liệt hưởng ứng 
của học sinh , nó là một hình thức thay đổi không khí giờ học toán và góp phần rất tốt 
trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh .Bên cạnh đó dạng bài tập trắc nghiệm còn 
nổi bật một số ưu điểm sau đây : 
 + Ngoài tác dụng giúp học sinh củng cố kiến thức và kỹ năng cơ bản mỗi bài tập còn 
chứa đựng nhiều cách giải khác nhau mà học sinh có thể lựa chọn tuỳ khả năng của 
mình 
 + Giúp học sinh phân biệt được cái đúng , cái sai , biết chỉ ra cái đúng , cái sai . Biết 
nhận xét , đánh giá và trình bày quan điểm của mình trước những tình huống của bài tập 
trắc nghiệm . Sáng kiến kinh nghiệm đoạt giải cấp Tỉnh năm học 2008-2009 
 Ngô Văn Nghi Tiểu học Nam đào- Nam Trực – Nam Định 52
 + Giúp học sinh có thói quen không bằng lòng với kết quả đã đạt được và có mong 
muốn tìm giải pháp tốt nhất cho bài làm của mình . 
 + Rèn óc tư duy và phương pháp suy nghĩ , có khả năng phán đoán , khả năng loại trừ 
, khả năng ước lượng để tìm ra đáp số đúng. 
 + Giúp cho giáo viên trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều kiến thức 
của học sinh. 
- GV cần sử dụng nhiều công cụ đánh giá khác nhau để có thể đánh giá đúng HS một 
cách khách quan:Kiểm tra vấn đáp( nêu cách giải hoặc giải miệng các bài toán %).Kiểm 
tra viết( Gồm kiểm tra ngắn, kiểm tra một tiết). Trong các bài kiểm tra viết cần kết hợp 
cả bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận , các bài tập cần sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến 
khó và có đủ loại bài đại diện cho các kiến thức kĩ năng cơ bản nhất. 
- GV cần vận dụng cách đánh giá theo nhiều chiều: GV đánh giá học sinh, học sinh đánh 
giá lẫn nhau và nêu cao ý thức tự đánh giá khả năng ở mỗi học sinh. 
PHẦN III 
 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
I) KẾT LUẬN 
 Qua việc tổng kết kinh nghiệm về việc dạy học sinh giải các bài toán về tỷ số 
phần trăm ở tiểu học, toi thấy có thể đưa ra một số kết luận sau đây: 
 1) Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là một việc làm quan trọng và cần thiết.Thông qua 
việc hướng dẫn học sinh giải các bài toán về tỷ số phần trăm sẽ giúp cho giáo viên 
phát hiện được năng khiếu của học sinh , có kế hoạch bồi dưỡng một cách bài bản và 
theo hệ thống thì tài năng của các em sẽ được nảy nở. Góp phần thực hiện mục tiêu 
đào tạo của GD tiểu học. Bồi dưỡng nhân tài cho đất nước mai sau. Sáng kiến kinh nghiệm đoạt giải cấp Tỉnh năm học 2008-2009 
 Ngô Văn Nghi Tiểu học Nam đào- Nam Trực – Nam Định 53
 2) Việc giảng dạy các kiến thức về tỷ số phần trăm nhằm cung cấp cho học sinh các 
kiến thức một cách hệ thống theo đúng quy định của chương trình môn toán bậc tiểu 
học.Tạo cơ sở cho những hiểu biết ban đầu có tính chất nền tảng để học sinh tiếp tục 
nghên cứu học tập và chuyên sâu ở cấp THCS và THPT. 
 3) Các bài toán về tỷ số phần trăm là một dạng toán có nhiều ứng dụng trong thực tế. 
Thông qua việc nắm chắc kiến thức , giúp học sinh củng cố rất nhiều các kiến thức số 
học bản mà các em đã được trang bị trước đó như các dạng toán tìm hai số khi biết tổng 
và hiệu của hai số , tổng và tỷ số , hiệu và tỷ số, toán về hai tỷ số ,.. 
4) Được trang bị đầy đủ và hệ thống cách giải các bài toán về tỷ số phần trăm sẽ 
giúp cho tư duy của học sinh thêm mềm dẻo,năng động và sáng tạo.Các em sẽ biết vận 
dụng các kiến thức một cách sáng tạovào giải quyết các bài toán thực tế.Phát triển óc tư 
duy khoa học.Biết nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện , theo nhiều hướng khác nhau. 
5) Thông qua đường lối giải các bài toán về tỷ số phần trăm sẽ dần hình thành cho 
học sinh các phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Biết phát hiện vấn đề trên cơ sở làm 
việc độc lập hay biết cách hợp tác trong nhóm hay trong tổ. 
 6) Việc giảng dạy các kiến thức về tỷ số phần trăm một cách hệ thống theo đúng 
phương pháp bộ môn và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, đặc điểm nhận thức của học 
sinh tiểu học sẽ giúp cho óc tư duy của các em phát triển mềm dẻo, không khô cứng. 
Thông qua các bài toán có văn các em sẽ được tiếp xúc và tìm hiểu nhiều về các lĩnh vực 
của đời sống xã hội. Óc phân tích, tổng hợp được phát triển. Các em sẽ có hứng thú tìm 
hiểu và học tập. 
 7) Việc đổi mới nội dung, phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học và đổi mới 
cách đánh giá học sinh được áp dụng trong quá trình giảng dạy các kiến thức về tỷ số Sáng kiến kinh nghiệm đoạt giải cấp Tỉnh năm học 2008-2009 
 Ngô Văn Nghi Tiểu học Nam đào- Nam Trực – Nam Định 54
phần trăm sẽ giúp cho học sinh tiếp thu bài một cách tự nhiên. Tạo cho các em một tâm 
lí vui vẻ, phấn chấn , có hào hứng tìm hiểu dạng toán mới , sẽ tạo cho các em một sức 
bật mới trong nhận thức và hành động.Từ đó sẽ đem lại một kết quả học tập cao hơn. 
II) Những đề xuất và kiến nghị 
 Trên đây là một vài kinh nghiệm của cá nhân trong việc giúp học sinh giải các bài 
toán về tỷ số phần trăm và cách khắc phục những tồn tại của học sinh trong quá trình 
giải bài tập. Như đã nói ở phần đầu, đây là một loại toán khó, phức tạp, mức độ trừu 
tượng khái quát cao nên trong quá trình tiếp thu, học sinh còn nhiều vướng mắc nhất 
định. Do đó ,để đề tài trên được triển khai có hiệu quả , xuất phát từ những vấn đề cơ 
bản được trình bày ở trên, tôi có một số đề nghị sau đây: 
 - Giáo viên tiểu học là người góp phần quyết định trong việc thực hiện có chất lượng 
hoạt động dạy và học. Do đó để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn toán nói chung, các 
kiến thức về giải toán phần trăm nói riêng đòi hỏi mỗi GV cần thực hiện triệt để việc 
đổi mới PPDH, cần tạo ra một không khí học tập thật thoải mái , tự nhiên mà ở đó học 
sinh có điều kiện bộc lộ hết khả năng của các em. Các em biết tự mình vươn lên để 
chiếm lĩnh các tri thức.Có như vậy khă năng vốn sống của các em mới được phát huy, 
tài năng mới được nảy nở và vun trồng. Góp phần đào tạo các thế hệ tương lai cho đất 
nước. 
 - Ban giám hiệu, tổ chuyên môn trong các nhà trường cần tích cực đẩy mạnh và nâng 
cao hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn bằng việc cải tiến nội dung , hình thức . 
Cần tạo ra một môi trường mà ở đó GV có thể tự giác trao đổi bàn bạc , phổ biến kinh 
nghiệm dạy học, cách tháo gỡ khó khăn ở từng tiết dạy, từng bài dạy,.. 
 - Các nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua đổi mới PPDH, có nhiều hình thức 
nhằm khích lệ GV tích cực đúc rút các sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy các môn học. 
Tổ chức phổ biến những kinh nghiệm hay, những cách làm sáng tạo nhằm nâng cao hiệu 
quả giảng dạy, khắc phục khó khăn, tồn tại thường gặp trong các tiết học toán. Sáng kiến kinh nghiệm đoạt giải cấp Tỉnh năm học 2008-2009 
 Ngô Văn Nghi Tiểu học Nam đào- Nam Trực – Nam Định 55
- Cũng giống như các hoạt động chuyên môn khác như Hội giảng, học sinh giỏi, thi đồ 
dùng dạy học, hàng năm các phòng GD- ĐT nên tổ có những hình thức tuyên dương 
khen thưởng cho các cán bộ giáo viên có đề tài sáng kiến kinh nghiệm hay nhằm động 
viên khích lệ kịp thời. 
- Sở GD- ĐT nên tổ chức các cuộc hội thảo theo chuyên đề để giáo viên có cơ hội học 
hỏi lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. Tổ chức giao lưu giữa các tác giả viết 
SGK với GV, những người thực hiện chương trình và SGK để GV hiểu sâu sắc hơn các 
ý đồ của người viết sách . 
 Trên đây là những kinh nghiệm, những suy nghĩ của bản thân trong quá trình 
dạy học sinh giải các bài toán về tỷ số phần trăm. Với những kinh nghiệm đó chắc 
chắn sẽ không tránh khỏi những vấn đề cần bàn bạc, trao đổi và bổ sung.Rất mong 
được đón nhận những ý kiến đóng góp của các cấp chỉ đạo chuyên môn và các bạn 
đồng nghiệp .Xin chân thành cảm ơn! 
 Nam Đào, ngày 20 tháng 5 năm 20

Tài liệu đính kèm:

  • docPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NAM TRỰC.doc