Kế hoạch bài dạy buổi chiều học kì II

Kế hoạch bài dạy buổi chiều học kì II

I. Mục tiêu:

- Hs nhắc lại đặc điểm của hình tam giác.

- Nhận biết, phân biệt được ba dạng tam giác. Nhận biết được đáy và đường cao trong tam giác. Vẽ được các đường cao tương ứng trong tam giác.

- Phát triển tư duy, nhận dạng hìnhcho hs

II. Đồ dùng dạy học: Hệ thống bài tập

 

doc 67 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1765Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy buổi chiều học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kì II 
Thư hai ngày 3 tháng 1 năm 2011
Toán: 
Luyện tập hình tam giác; Phân biệt ba dạng hình tam giác.
I. Mục tiêu: 
- Hs nhắc lại đặc điểm của hình tam giác. 
- Nhận biết, phân biệt được ba dạng tam giác. Nhận biết được đáy và đường cao trong tam giác. Vẽ được các đường cao tương ứng trong tam giác.
- Phát triển tư duy, nhận dạng hìnhcho hs
II. Đồ dùng dạy học: Hệ thống bài tập
III. Hoạt động dạy học: 
1. Tổ chức: 
2. Dạy học bài mới:
ỏHoạt động 1: Những kiến thức cần nhớ
Gọi hs nêu các đặc điểm về cạnh và góc của hình tam giác
-Gv chốt ý chính: Hình tam giác là hình có 3 cạnh, 3 đỉnh( đỉnh là điểm hai cạnh tiếp giáp nhau) cả ba cạnh có thể lấy làm đáy của hình tam giác
- Chiều cao của tam giác là đoạn thẳng hạ từ xuống đáy và vuông góc với đáy, như vậy mỗi tam giác có ba chiều cao
ỏHoạt động 2: Giới thiệu các dạng tam giác: 
Gv vẽ hình như sách toán nâng cao lớp 5( NXB giáo dục( năm 2000) và giới thiệu: 
a, Các tam giác đặc biệt: 
+ Tam giác cân: Có số đo hai cạnh bằng nhau và khác với số đo của cạnh còn lại
+ Tam giác đều: cả ba cạnh có số đo bằng nhau
+ Tam giác vuông: Có một góc vuông
b, Tam giác thường:
+ Tam giác có ba góc nhọn
+ Tam giác có góc tù
ỏHoạt động 3: Luyện tập nhận dạng tam giác và chiều cao trong tam giác
Bài 1: Ghi tên các hình tam giác có ở hình vẽ sau: A
 H
 B D N C
Bài 2: Trong hình dưới đây B là đỉnh của những tam giác nào? 
 A
 D
 E 
 B
 K C
Bài 3: Xác định đường cao tương ứng với đáy BC cho trước.
Nhận xét, đánh giá
Đọc đề và thảo luận theo cặp vê tên các hình tam giác và báo cáo:
Quan sát hình và nêu: B là đỉnh của tam giác: BEK; BEC; BDC; BAC
Đọc đề, vẽ chiều cao của các tam giác vào bảng lớp và nháp
IV. Hoạt động nối tiếp: 
 -Nhận xét giờ.
- Về làm bài tập 3 vào vở và học phần lý thuyết
 Tiếng Việt
Luyện tập phân biệt r/d/gi
I.Mục đích yêu cầu:
- Hs tìm được các âm đầu r/ d/ gi thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn, đoạn thơ.
- Có ý thức viết đúng chính tả.
II. Đồ dùng dạy học: Hệ thống bài tập 
III. Hoạt động dạy học:
1. Tổ chức: 
2. Dạy học bài mới:
ùGiới thiệu bài mới:
ù Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Điền vào chỗ trống các tiếng chứa r; d hoặc gi để hoàn chỉnh đoạn thơ: 
a, Quả bầu bắt chước bóng bay 
 Muốn lên trời cứ loay hoay ...ưới ...àn
 Bờ ao, cây ...áy, cây khoai
 Suốt ngày chân ngứa bởi hay ...ẫm bùn.
b, ...ưới chân ...ào chú nhái
 Nhảy ...a tìm ...un ngoi
 Bụi tre ...à không ngủ
 Đưa võng ...u măng non
 ...ừa đuổi muỗi cho con
 Phe phẩy tàu lá quạt
* Chấm, chữa bài
 Bài 2: Điền vào chỗ trống d, r hoắc gi để có nội dung câu đố rồi đi tìm lời giải cho câu đố này: Mẹ ở ...ương ...an
 Sinh con âm phủ
 Lắm kẻ ở ...ừng ở ...ú
 Nhiều kẻ ở ...uộng, ở vườn
 ...a đen xấu xí, ...uột trong nõn nà
Bài 3: Tìm những từ ngữ chứa các tiếng sau: rẻ; dẻ; giẻ; rây; dây; giây; ra; da; gia
* Chấm, chữa bài
3. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ
-Về làm bài tập 3
Đọc đề, làm bài tập và chép lại hai đoạn thơ vào vở: 
a, Quả bầu bắt chước bóng bay 
 Muốn lên trời cứ loay hoay dưới giàn
 Bờ ao, cây ráy, cây khoai
 Suốt ngày chân ngứa bởi hay dẫm bùn.
b, Dưới chân rào chú nhái
 Nhảy ra tìm giun ngoi
 Bụi tre già không ngủ
 Đưa võng ru măng non
 Dừa đuổi muỗi cho con
 Phe phẩy tàu lá quạt
Đọc đề; trao đổi theo cặp về âm cần điền và lời giải cho câu đố:
 Mẹ ở dương gian
 Sinh con âm phủ
 Lắm kẻ ở rừng ở rú
 Nhiều kẻ ở ruộng, ở vườn
 Da đen xấu xí, ruột trong nõn nà 
 ( Củ mài) 
Đọc đề; làm bài vào vở 
Thứ tư ngày 12 tháng 12 năm 2011
Tiếng Việt:
Luyện tập xây dựng đoạn mở bài, kết bài; Viết bài văn tả người
I.Mục đích yêu cầu:
-Giúp học sinh phân biệt được các cách mở bài và kết bài.
-HS viết được hai cách mở bài và kết bài khác nhau. Vận dụng để viết bài văn tả người hoàn chỉnh
-GD học sinh có ý thức trình bày sạch đẹp.
II.Đồ dùng: Bảng và một số kết bài và mở bài.
III.Các hoạt động dạy học.
1.Kiểm tra bài cũ:Có mấy cách kết bài và mấy cách mở bài?
2.Bài mới:
ùGiới thiệu bài
ù Hướng dẫn hs làm các bài tập sau:
Bài 1:Hãy đọc các mở bài và kết bài sau và cho biết mỗi mở bài hay kết bài được viết theo cách nào?
a)Tả một người thân trong gia đình em.
Mở bài 1:
 Em thường phụ bố em làm các việc ở vườn nhà và hôm nay em theo phụ bố em chăm sóc vườn tiêu.
Mở bài 2:
 Con chó Mi-sa vào liếm tay đánh thức làm em mơ màng tỉnh giấc. Trời đã sáng rõ. Bước ra hàng hiên, em thấy bố em cầm cuộn dây và xách thang ra vườn tiêu. Chắc sáng nay bố em chăm sóc cho các nọc tiêu trong vườn nhà.
b)Tả một bạn cùng lớp:
MB 1: Lớp em có đến ba bạn tên Huyền nhưng người được bạn bè quý mến hơn cả là bạn Phương Huyền.
MB2: Trong quãng đời đi học, mỗi người đều có những người bạn thân thiết. Em cũng vậy. Người bạn thân nhất học cùng lớp em tên là Phương Huyền.
c)Tả một người thân trong gia đình em:
KB1: Được bố em chăm sóc suốt từ sáng tới giờ, vườn tiêu gọn gàng hơn, tươi tỉnh hơn.
KB2: Được bố em chăm sóc vườn tiêu gọn gàng hơn, tươi tỉnh hơn. Có bố, cả mảnh vườn rộng năm công với tiêu, cà phê, điều cùng nhiều loại cây ăn trái luôn tươi tốt và nhờ vậy, cuộc sống của gia đình em ngày càng một khá hơn.
d)Tả một người bạn cùng lớp;
KB1: Bạn Huyền học giỏi, biết chăm lo việc nhà, hoạt bát, hòa đồng và được mọi người yêu quý.
KB2: ở lớp cũng như ở nhà. Phương Huyền luôn làm tốt mọi công việc của mình và luôn vui vẻ, hòa nhã với mọi người. Bạn hoạt bát và học giỏi hơn em. Mẹ em thường lấy gương bạn Phương Huyền ra để khuyên em và không bao giờ em tự ái về điều đó.
Bài 2; Những đoạn mở bài sau được viết theo cách nào? Em hãy viết lại theo cách khác.
Đoạn 1: Người mà lớp em ai cũng quý mến là Nhật, tổ trưởng tổ em.
Đoạn 2: Bà nội tôi thường nói: “ Con gái thời này hiếm có ai được nết ăn, nết làm, khéo léo đảm đang như mẹ cháu”. Hôm nay có dịp đứng ngắm mẹ nấu ăn tôi nghiệm thấy lời khen của bà quả là đúng.
Đoạn 3: Đã 8 giờ rồi, hôm nay là thứ bảy. Em dọn dẹp thật nhanh để còn kịp xem chương trình “Đuổi hình bắt chữ” trên đài truyền hình Hà Nội. Vừa nghe thấy tiếng nhạc chương trình quảng cáo, em vội chạy ngay đến bên chiếc ti vi. Kia rồi, anh Xuân Bắc, người dẫn chương trình quen thuộc mà em hâm mộ đã xuất hiện.
- Chấm một vài bài, nhận xét
Bài 3:Với mỗi đề sau em hãy viết hai đoạn mở bài ( kết bài) theo hai cách khác nhau:
-Tả thầy( cô) hiệu trưởng đáng kính của em.
-Tả một diễn viên mà em hâm mộ.
-Tả một nhân vật trong phim ảnh mà em yêu thích.
Bài 4: Chọn một trong ba đề trên rồi viết thành bài văn tả người.
* Chấm vài bài, nhận xét
3.Củng cố dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và luyện lại hai cách mở bài và kết bài trên.
Vài em trả lời
Hs đọc đề và thảo luận theo nhóm
Báo cáo: 
a, Mở bài 1: Mở bài trực tiếp
 Mở bài 2: Mở bài gián tiếp
b, Mở bài 1: trực tiếp
 Mở bài 2: gián tiếp.
......
Đọc, xác định các đoạn mở bài và viết lại vào vở theo cách khác
Đọc đề và thực hiện bài tập
Chọn đề và viết bài
Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2011
Toán
Luyện tập hình tròn, chu vi hình tròn
I.Mục tiêu:
-Giúp học sinh biết vẽ hình tròn cho trước bán kính hoặc đường kính.
-Biết cách tính chu vi hình tròn.
-GD học sinh có ý thức học tập.
II.Đồ dùng: Com pa. thước kẻ.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập làm ở nhà.
2.Bài mới:
ỏGiơí thiệu bài
ỏYêu cầu học sinh tự làm các bài tập sau:
 Bài 1:Vẽ hình tròn có đường kính d:
a.d= 7cm b. d=2/5 dm
Bài 2: Cho hình vuông ABCD có cạnh 4cm. Hãy vẽ 4 hình tròn tâm A, tâm B, tâm C, tâm D đều có bán kính 2cm.
Bài 3: Tính chu vi hình tròn có bán kính r: a.r=5cm b, r=1,2 dm c. r =1m 
*Chữa bài, nhận xét
Bài 4:
Tính chu vi hình tròn có đường kính d:
a.d= 0,8m b) d=35cm c)d=1 dm
*Chữa bài, nhận xét 
Bài 5:
a)Tính đường kính hình tròn có chu vi là 18,84 cm.
b) Tính bán kính hình tròn có chu vi là 25,12 cm.
*Chấm, chữa bài
Bài 6 :Bánh xe bé của một máy kéo có bán kính 0,5m. bánh xe lớn của máy kéo đó có bán kính 1m. Hỏi khi bánh xe bé lăn được 10 vòng thì bánh xe lớn lăn được mấy vòng?
Chữa bài(Hs có thể dùng phương pháp tìm tỉ số)
Vẽ hình vào vở
Đổi bài, nhận xét
Làm bài vào nháp
Đổi nháp, nhận xét
Làm bài bảng lớp và bảng con: 
a, S = 5 x2 x 3,14= 314 ( cm)
b, S = 1,2 x2 x 3,14 = 7,536 (dm)
c, S = 1,5 x2 x 3,14 = 9,42( m)
Đọc đề, nêu cách làm(tính bán kính rồi sau đó tính diện tích )
Làm bài : 
a, Bán kính là: 0,8 x 3,14= 2,512(m)
...
Đọc đề và làm bài: 
Đọc đề và làm bài vào vở
Đường kính là: 18,84: 3,14= 6( cm)
Bán kính là: 25,12: 3,14: 2= 4( cm)
Tự đọc đề và làm bài: 
Chu vi của bánh xe nhỏ là: 
0,5 x2 x 3,14= 3,14 (m)
Mười vòng bánh xe nhỏ lăn được đoạn đường là: 3,14 x10 = 31,4(m)
 Chu vi bánh xe lớn là:
 1 x 2 x 3,14 = 6,28( m)
khi bánh xe bé lăn được 10 vòng thì bánh xe lớn lăn được là: 31,4: 6,28 = 5 ( vòng)
IV. Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà làm bài tập ở bài tập toán nâng cao.
Tiếng Việt
Luyện tập cách nối các vế câu ghép
I.Mục đích yêu cầu:
-Học sinh phân biệt được câu đơn và câu ghép.
-Biết xác định được chủ ngữ vị ngữ trong mỗi vế câu. Biết xác đình được từ nối trong câu ghép; Biết thêm vế câu ghép (hoặc các từ nối )để trở thành câu ghép hoàn chỉnh.
-GD học sinh có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II.Đồ dùng dạy học: Nháp, thước kẻ.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ minh họa.
2.Bài mới:
ùGiới thiệu bài
ùHướng dẫn học sinh làm các bài tập sau:
Bài 1: Phân các câu dưới đây thành hai loại: Câu đơn và câu ghép. Em dựa vào đâu để phân chia như vậy?
 a)Mùa thu năm 1929, Lí Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.
 b)Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.
 c)Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
 d)Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.
*Nhận xét, chữa bài đúng
Bài 2:a)Vạch ranh giới giữa các vế câu trong từng câu ghép tìm được ở bài tập 1. Xác định chủ ngữ vị ngữ trong từng vế câu.
b)Có thể tách mỗi vế câu ghép tìm được ở bài tập 1 thành một câu đơn được hay không? Vì sao?
*Chấm, chữa bài
Bài 3: Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép sau;
a.Bích Vân học bài, còn.
b.Nếu trời mưa to thì..
c. còn bố em là bộ đội.
d.nhưng Nam vẫn đến lớp.
Chấm, chữa bài
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ
-Về ôn lại bài
Vài em nêu
Đọc đề và trao đổi theo căp nội dung bài tập
Báo cáo: Các câu a, c là ... anh và chính xác.
- Phát triển tư duy cho học sinh. 
II. Đồ dùng dạy học: Hệ thống bài tập
III. Hoạt động dạy học: 
1. Tổ chức:
2. Dạy học bài mới: 
ỏHoạt động 1: Giới thiệu bài
ỏHoạt động 2: GV chép đề lên bảng và yêu cầu hs làm bài:
I. Trắc nghiệm: Hóy ghi lại chữ đặt trước cõu trả lời đỳng:
Cõu 1) Kết quả của phộp tớnh 889,972 + 96,308 là:
A. 986270 B. 986,280 C. 985280 D. 976280
Cõu 2) Kết quả của phộp tớnh 7,284 – 5,596 là:
A. 1,688 B. 1,698 C. 1,788 D. 2,688
Cõu 3) Tỉ số phần trăm của 19 và 30 là:
A. 63,33% B. 0,6333% C. 6,333% D. 633,3%
Cõu 4) Kết quả của phộp tớnh 7 : 5 là:
A. 10,4 B. 1,4 C. 0,14 D. 14
Cõu 5) Kết quả của biểu thức 6,78 – (8,951 + 4,784) : 2,05 là:
A. 0,16 B. 8 C. 0,08 D. 0,8
Cõu 6) kết quả của phộp tớnh 14,2% x 3 là:
A. 4,26% B. 42,6 C. 42,6% D.426%
Cõu 7) Chữ số 9 trong số thập phõn 453,679 là:
A. 900 B. 9 C. D. 9000
Cõu 8) 15% của 320 kg là:
A. 48 B. 21,33 C. 32,0
Cõu 10) Kết quả của phộp tớnh 112,5% - 13% là:
A. 125,5% B. 111,2% C. 113,8% D. 99,5%
II.Tự luận: 
1) Bài toỏn: Một bể nước dạng hỡnh hộp chữ nhật cú cỏc kớch thước đo ở trong lũng bể là: chiều dài 4m, chiều rộng 3m, chiều cao 2,5m. Biết rằng 80% thể tớch của bể đang chứa nước. Hỏi:
a) Trong bể cú bao nhiờu nước ? (1l = 1 dm3)
b) Mức nước chứa trong bể cao bao nhiờu một ?
2) Bài toỏn: Một xe mỏy đi từ A lỳc 8 giờ 37 phỳt với vận tốc 36 km/giờ. Đến 11 giờ 7 phỳt một ụ tụ cũng đi từ A đuổi theo xe mỏy với vận tốc 54 km/giờ. Hỏi ụ tụ đuổi kịp xe mỏy lỳc mấy giờ ? 
3) Cửa hàng áo số gạo nếp bằng 80% số gạo tẻ. Sau khi bán đi 18 kg gạo nếp thì số gạo nếp còn lại bằng 65% số gạo tẻ. Hỏi lúc đầu mỗi loại có bao nhiêu kg? 
+ Thu bài, chấm và gọi hs chữa bài
IV. Hoạt động nối tiếp: 
Nhận xét bài làm của hs
Về ôn bài
Tiếng Việt: 
Ôn tập về tả người
I. Mục đích yêu cầu: 
- Hs nhớ lại cấu trúc của một bài văn tả người.
- Lập dàn ý một bài văn tả người theo yêu cầu và dựa vào dàn ý nói miệng bài văn tả người rõ ràng mạch lạc.
- Rèn hs kỹ năng trình bày trước đông người, kỹ năng diễn đạt có hình ảnh.
II. Đồ dùng dạy học : Đề bài và bố cục bài văn tả người
III. Hoạt động dạy học: 
1. Tổ chức: 
2. Dạy học bài mới: 
ù Giới thiệu bài: 
ùHướng dẫn hs luyện tập: 
+ GV nêu đề bài lên bảng: Em bé của em hay của nhà bên cạnh đang tuổi tập đi, tập nói. Em hãy tả hình dáng và tính nết ngây thơ của em bé cho các bạn cùng lớp biết
+ Cùng hs phân tích đề và gạch chân những từ quan trọng: tả hình dáng, tính nết ngây thơ
 + Gọi hs nêu lại bố cục của bài văn tả người: 
* Mở bài: giới thiệu em bé: Bé tên là gì? Bao nhiêu tuổi? Có quan hệ với em như thế nào? 
* Thân bài: 
- Tả bao quát về em bé: Nét nổi bật nhất về hình dáng, tính tình của em;
- Tả cụ thể: Những hoạt động vui chơi của bé, những tình cảm của mọi người dành cho bé..
* Kết bài: nêu tình cảm của em với bé
+ Yêu cầu hs lập dàn ý cho bài văn tả người
+ Gọi hs dựa và dàn bài nêu miệng bài văn
+ Nhận xét, bổ sung thêm.
+ Yêu cầu hs dựa vào dàn bài để viết một đoạn văn tả hình dáng( hoặc hoạt động của em bé)
 Nhận xét; Khen ngợi những em viết hay.
3. Củng cố- dặn dò: Nhận xét giờ
- Về dựa vào dàn ý để viết hoàn chỉnh bài văn
 Hát
Vài em đọc đề
2 em nêu
Làm bài cá nhân
Vài em nêu
Nhận xét, bổ sung cho bạn
Chọn và viết một đoạn văn
Vài em đọc đoạn văn mình vừa viết
 Lớp nghe và nhận xét
Thứ hai ngày 25 tháng 4 năm 2011
Toán: 
Ôn tập về diện tích, thể tích các hình
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố về công thức tính diện tích và thể tích của một số hình đã học. 
- Vận dụng để tính diện tích và thể tích của một số hình phức tạp bằng cách chia nhỏ hình đã cho thành những hình quen thuộc.
- Phát triển tư duy của hs.
II. Đồ dùng dạy học: Hệ thống bài tập
III. Hoạt động dạy học: 
1. Tổ chức: 
2. Dạy học bài mới: 
ỏ Hoạt động 1: Giới thiệu bài
ỏHoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1: Một mảnh vườn hình thang có đáy lớn 52 m, đáy bé 36 m. Nếu đáy lớn tăng thêm 4m thì diện tích sẽ tăng thêm 60m2. Tính diện tích mảnh vườn hình thang đó
- Nhận xét và chốt bài đúng: diện tích hình thang là: 1320m2
Bài 2: Một bể nước cao1,5m, đáy là hình chữ nhật có chu vi là 7,2 m, chiều dài hơn chiều rộng 0,6m. 
a, Hỏi bể chứa được bao nhiêu lít nước?
b, Biết rằng sau một tuần lễ dùng nước, mực nước trong bể giảm đi 1,2m. Hỏi trung bình mỗi ngày dùng bao nhiêu lít nước? 
Chấm, chữa bài
Bài 3: Một hình lập phương có diện tích toàn phần là 294 cm2.
a, Tính thể tích hình lập phương? 
b, Người ta xếp 180 hình lập phương nối trên đầy vào một hình hộp chữ nhật có kich thước đáy là 35 cm và 63cm. Tính xem xếp được mấy lớp hình lập phương trong hình? 
Chấm, chữa bài, chốt bài đúng: 5 lớp.
 Hát
Nghe
Đọc đề và phân tích đề
2 enm nêu cách làm bài: Tính chiều cao của hình thang dựa vào diện tích hình tam giác có diện tích là 60m2 và đáy là 4m
- Tính diện tích của hình thang
 - Làm bài vào nháp và bảng lớp.
- Chữa bài, nhận xét
-Đọc đề và tự làm bài: 
Nửa chu vi là: 7,2 : 2= 3,6( m)
Chiều dài là: (3,6 +0,6) = 2,1(m)
Chiều rộng là: 3,6 – 2,1 = 1,5(m)
Thể tích của bể là: 
2,1 1, 51,5 =4,725(m3) = 4725(dm3)
 = 4725lít
Thể tích lượng nước đã dùng trong tuần là:
2,1 1,5 1,2= 3,78(m3)= 3780( dm3)
 = 3780 ( lít) 
 Trung bình một ngày sử dụng số lít nước là: 3780: 7 = 540 ( lit) 
Đọc đề, nêu cách làm và làm bài vào vở
IV. Hoạt động nối tiếp: 
- Nhận xét giờ
- Giao bài về nhà: Một htửa ruộng hình thang có đáy lớn là 52 m. đáy bé bằng 75% đáy lớn. Nếu tăng đáy bé thêm 10m, tăng đáy lớn thêm 6 m thì diện tích thửa ruộng tăng thêm 80m2. Tính diện tích thửa ruộng? 
	Tiếng Việt: 
Ôn tập về tả người
I. Mục đích yêu cầu: 
- Hs nhớ lại cấu trúc của một bài văn tả người.
- Lập dàn ý một bài văn tả người theo yêu cầu và dựa vào dàn ý nói miệng bài văn tả người rõ ràng mạch lạc.
- Rèn hs kỹ năng trình bày trước đông người, kỹ năng diễn đạt có hình ảnh.
II. Đồ dùng dạy học : Đề bài và bố cục bài văn tả người
III. Hoạt động dạy học: 
1. Tổ chức: 
2. Dạy học bài mới: 
ù Giới thiệu bài: 
ùHướng dẫn hs luyện tập: 
+ GV nêu đề bài lên bảng: Có một dịp nào đó em đến cửa hàng mua đồ dùng học tập, em có quen biết mộtchị bán hàng. Em hãy tả lại chị bán hàng ấy
+ Cùng hs phân tích đề và gạch chân những từ quan trọng: tả hình dáng, tính nết ngây thơ
 + Gọi hs nêu lại bố cục của bài văn tả người: 
* Mở bài: giới thiệu chị bán hàng: quen chị từ bao giờ, trong trường hợp nào
* Thân bài: 
- Tả về chị bán hàng: Chị bao nhiêu tuổi? Nét nổi bật nhất về hình dáng, tính tình của chị; cách giao tiếp của chị với khách hàng.
* Kết bài: nêu tình cảm của em chị bán hàng
+ Yêu cầu hs lập dàn ý cho bài văn tả người
+ Gọi hs dựa và dàn bài nêu miệng bài văn
+ Nhận xét, bổ sung thêm.
+ Yêu cầu hs dựa vào dàn bài để viết một đoạn văn tả hình dáng( hoặc hoạt động của chị bán hàng)
 Nhận xét; Khen ngợi những em viết hay.
3. Củng cố- dặn dò: Nhận xét giờ
- Về dựa vào dàn ý để viết hoàn chỉnh bài văn
 Hát
Vài em đọc đề
2 em nêu
Làm bài cá nhân
Vài em nêu
Nhận xét, bổ sung cho bạn
Chọn và viết một đoạn văn
Vài em đọc đoạn văn mình vừa viết
 Lớp nghe và nhận xét
Thứ sáu ngày 29 thnág 4 năm 2011
Toán: 
Ôn tập về giải toán
I. Mục tiêu: 
- Giúp hs củng cố về giải các bài toán đã học.
 -Vận dụng những kiến thức đã học để làm các bài tập nhanh, chính xác.
- Phát triển tư duy cho hs.
II. Đồ dùng dạy học: Hệ thống bài tập
III. Hoạt động dạy học:
1. Tổ chức: 
2. Dạy học bài mới: 
ỏHoạt động 1: Giới thiệu bài
ỏHoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1: hai địa điểm A và B cách nhau 54 km. Nếu cùng một lúc An đi từ A và Bình đi từ B ngược chiều nhau thì sau 3 giờ sẽ gặp nhau. Tìm vận tốc của mỗi bạn, biết mỗi giờ An đi nhanh hơn Bình 6km? 
* Chữa bài , nhận xét, chữa bài đúng.
Bài 2: Địa điểm A cách địa điểm B 12 km. Lúc 6 giờ Minh đi từ địa điểm B về địa điểm C với vận tốc 4km/giờ thì Hoà đi xe đạp từ A đuổi theo Minh với vận tốc 12 km/ giờ. Hỏi Hoà đuổi kịp Minh lúc mấy giờ và chỗ đó cách A bao nhiêu km?
* Chấm , chữa bài.
Bài 3: Một vườn cây hình chữ nhật có diện tích là 789,25 m2, chiều dài là 38,5 m. Người ta muốn rào xung quanh vườn và làm cửa. Hỏi hàng rào xung quanh vườn dài bao nhiêu mét, biết cửa vườn rộng 3,2m? 
* Chấm chữa bài
Bài 4: Bán một cái quạt với giá 336 000 đồng thì lãi 12% so với tiền vốn. Tính tiền vốn của một cái quạt máy? 
* Chấm, nhận xét
Hát
Đọc đề và nêu cách làm: 
+Tính tổng vận tốc trong một giờ
+ Tính vận tốc của mỗi người
+ Tính hiệu vận tốc của An và Bình
 Làm bài vào vở
Đọc đề và làm bài: 
Minh đi trước Hoà só thời gian là: 
8- 6= 2 ( giờ)
Khi Hoà bắt đầu đi thì Hoà cách Minh là: 12 + ( 4 x 2) = 20( Km)
Hiệu vận tốc giữa oàHHHHoà và Minh là:
 12 – 4 = 8( km/ giờ)
Thời gian để Hoà đuổi kịp Minh là: 
20 : 8 = 2, 5 ( giờ) = 2 giờ 30 phút
 Chỗ Hoà đuổi kịp Minh cách A là: 
 12 x 2,5 = 30 ( km)
Đọc đề và nêu cách làm: 
-Tìm chiều rộng của mảnh vườn
- Tìm chu vi mảnh vườn
- Tìm chiều dài bờ rào
Đọc đề và làm bài: 
Coi tiền vốn là 100% thì tiền lãi là 12% Vậy 336 000 đồng bằng :
100% + 12% = 112% ( giá vốn)
 Tiền vốn của một cái quạt là: 
336000 :112% = 300 000 ( đồng)
IV. Hoạt động nối tiếp: 
- Nhận xét giờ
- Giao bài về nhà
	Tiếng Việt:
Ôn tập các kiểu câu
I. Mục đích yêu cầu: 
- Hệ thống lại các kiểu câu.
- Nhận biết và sử dụng các kiểu câu đúng.
 Có ý thức sử dụng đúng câu.
II. Đồ dùng dạy học: Hệ thống bài tập
III. Hoạt động dạy học:
1. Tổ chức: 
2. Dạy học bài mới:
ù Giới thiệu bài: 
ùHệ thống lại các kiểu câu: Có 3 kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? 
ùHướng dẫn thực hành: 
Bài 1: 
Gv chép yêu cầu cuả bài 1/ 120 bài tập nâng cao từ và câu lớp 5 và yêu cầu hs kẻ bảng, làm bài vào vở
 Nhận xét, chữa bài; củng cố về cấu trúc câu Ai thế nào? : Chủ ngữ là danh từ ( cụm danh từ) tạo thành. Vị ngữ là tính từ ( cụm tính từ) hoặc động từ( Cụm động từ) tạo thành
 Bài 2: 
Gv chép yêu cầu cuả bài 2/ 121 bài tập nâng cao từ và câu lớp 5 và yêu cầu hs kẻ bảng, làm bài vào vở
 Nhận xét, chữa bài; củng cố về cấu trúc câu Ai làm gì?: Chủ ngữ là danh từ ( cụm danh từ) tạo thành. Vị ngữ là động từ
( Cụm động từ) tạo thành
 Bài 3: Gv chép yêu cầu cuả bài 3/ 122 bài tập nâng cao từ và câu lớp 5 và yêu cầu hs kẻ bảng, làm bài vào vở
 Nhận xét, chữa bài; 
Bài 4: Gv chép yêu cầu cuả bài 5/ 123 bài tập nâng cao từ và câu lớp 5 và yêu cầu hs kẻ bảng, làm bài vào vở
 Nhận xét, chữa bài;
3. Củng cố – dặn dò: Nhận xét giờ
 Nhắc nhở về nhà
Đọc đề và làm bài

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an buoi hai Toan TVlop 5.doc