Tập đọc Tiết: 35
Bài: Ôn tập và kiểm tra học kỳ I (Tiết 1)
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc – hiểu. Yêu cầu đọc trôi chảy, lưu loát và rõ ràng các bài tập đọc đã học của lớp 5; tốc độ khoảng 110 chữ / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2 -3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
+ HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
- Lập được bảng thống kê các bài TĐ thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu của BT2.
- Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT3.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL.
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng thống kê ở BT2.
Tuần: 18 Thứ ngày Tiết ngày Tiết bài Môn dạy Đầu bài dạy Hai 13 / 12 1 18 Chào cờ - Chào cờ đầu tuần 2 35 Tập đọc - Ôn tập và kiểm tra học kỳ I 3 18 Lịch sử - Kiểm tra định kỳ học kỳ I 4 86 Toán - Diện tích hình tam giác 5 18 Đạo đức - Thực hành cuối học kỳ I Ba 14 / 12 1 35 Thể dục - Đi đều vòng trái, vòng phải, đổi chân khi đi đều sai nhịp 2 35 Khoa học - Sự chuyển thể của chất 3 18 Chính tả - Ôn tập và kiểm tra học kỳ I 4 87 Toán - Luyện tập 5 35 LTVC - Ôn tập và kiểm tra học kỳ I Tư 15 / 12 1 18 Địa lý - Kiểm tra định kỳ học kỳ I 2 18 Kể chuyện - Ôn tập và kiểm tra học kỳ I 3 36 Tập đọc - Ôn tập và kiểm tra học kỳ I 4 88 Toán - Luyện tập chung 5 18 Mỹ thuật - Vẽ trang trí: Trang trí hình chữ nhật Năm 16 / 12 1 36 Thể dục - Sơ kết học kỳ I 2 36 Khoa học - Hỗn hợp 3 18 Tập làm văn - Ôn tập và kiểm tra học kỳ I 4 89 Toán - Kiểm tra cuối học kỳ I 5 18 Kỹ thuật - Thức ăn nuôi gà (TT) Sáu 17 / 12 1 36 LTVC - Kiểm tra định kỳ học kỳ I 2 18 Âm nhạc - Tập biểu diễn hai bài hát: Những bông hoa 3 36 Tập làm văn - Kiểm tra định kỳ học kỳ I 4 90 Toán - Hình thang 5 18 SHL - Kiểm điểm cuối tuần Thứù hai ngày 13 tháng 12 năm 2010 Tập đọc Tiết: 35 Bài: Ôn tập và kiểm tra học kỳ I (Tiết 1) I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc – hiểu. Yêu cầu đọc trôi chảy, lưu loát và rõ ràng các bài tập đọc đã học của lớp 5; tốc độ khoảng 110 chữ / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2 -3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. + HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài. - Lập được bảng thống kê các bài TĐ thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu của BT2. - Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT3. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL. - Bảng phụ kẻ sẵn bảng thống kê ở BT2. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: Kiểm tra HS về bài Ca dao về lao động sản xuất. 3. Dạy bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a) Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học b) KT tập đọc, học thuộc lòng: - Nêu yêu cầu cho bài kiểm tra, yêu cầu về đọc. - Nêu câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc. - Nhận xét, cho điểm. c) Bài tập 2: Lập bảng thống kê các bài tập đọc - HD cách kẻ bảng thống kê, gồm: tên bài – tác giả – thể loại thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh. - Nhận xét, kết luận. d) Bài tập 3: Nêu nhận xét về nhân vật bạn nhỏ và dẫn chứng minh hoạ - HD cách nêu nhận xét và dẫn chứng minh hoạ. - Chấm một số vở, nhận xét để HS rút kinh nghiệm. - Nghe giới thiệu. - Bốc thăm xác định bài tập đọc; chuẩn bị. - Đọc đoạn văn theo chỉ định. - Trả lời câu hỏi. - Nêu yêu cầu bài. - Kẻ bảng thống kê và điền nội dung cần lập. - Một em làm trên bảng phụ. - Nhận xét, sửa bài. - Nêu yêu cầu bài. - Đọc lại bài Người gác rừng tí hon. - Nêu thử một vài nhận xét và dẫn chứng. - Tự nghiên cứu và làm vào vở. - Đọc trước lớp. - Nhận xét, ghi lại cho hay. 4. Củng cố: - Nhậïn xét tiết học. 5. Dặn dò: - Dặn HS tiếp tục ôn tập. Lịch sử Tiết: 18 Bài: Kiểm tra định kỳ học kỳ I ---------------------------------------------------------- Toán Tiết: 86 Bài: Diện tích hình tam giác I- MỤC TIÊU: Giúp HS có khả năng: - Biết tính diện tích hình tam giác. II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - 2 hình tam giác có diện tích bằng nhau (có thể đính lên bảng); kéo để cắt hình. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: HS vẽ hình tam giác bất kỳ rồi kẻ đường cao. 3. Dạy bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS a) Giới thiệu bài: Nêu MT tiết học b) Xây dựng quy tắc tính diện tích: - HD cắt hình tam giác: + Lấy 1 trong 2 hình r bằng nhau. + Vẽ một đường cao lên hình r đó. + Cắt theo đường cao, được 2 mảnh r ghi 1 và 2. - HD ghép thành hình chữ nhận: Ghép 2 mảnh 1 và 2 vào hình tam giác còn lại để thành hình chữ nhật ABCD; vẽ đường cao EH. - HD để HS thấy được chiều dài hình chữ nhật ABCD bằng chiều dài đáy DC của hình r, chiều rộng hình chữ nhật bằng chiều cao hình r. Diện tích hình chữ nhật gấp 2 lần diện tích hình r. - Ghi công thức tính lên bảng: S = . c) Thực hành: Bài 1: Tính diện tích hình r - Chấm một số vở, nhận xét Bài 2: Tính diện tích r - HD HS giải tại lớp nếu có điều kiện; hoặc cho HS về nhà làm. .- Nhận xét cho HS sửa bài. - Lắng nghe. - 1 em thực hiện ở bảng, dưới lớp cùng làm theo. - Quan sát. - So sánh, đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép. - Rút ra nhận xét (chỉ trên bảng). - Nêu cách tìm diện tích hình tam giác. - Ghi công thức ra nháp. - Thảo luận nhóm đôi. - Trình bày: Diện tích hình tam giác: a) Đáy 8cm, chiều cao 6cm là: . b) Đáy 2,3dm, cao 1,2dm là: 2,31,2:2=1,38dm. - Kiểm tra chéo vở. - Làm vào vở 1 em làm ở bảng. 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Tự luyện tập thêm ở nhà. Đạo đức Tiết: 18 Bài: Thực hành cuối học kỳ I I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết: - Ôn tập các kiến thức, kỹ năng đạo đức đã học ở HK I - Biết nhận xét, đánh giá các ý kiến, quan niệm về hành vi đạo đức thường gặp trong thực tế. - Có ý thức thực hiện theo các điều đã học. II/ TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN: - III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: KT bài Hợp tác với những người xung quanh (Tiết 2). 3. Dạy bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS a) Giới thiệu bài: Nêu MT tiết học b) Hoạt động 1: Ôn tập các kiến thức - HD để HS nêu được nội dung chính, các hành vi biểu hiện. - Hướng cho HS có cách nhìn đúng. c) Hoạt động 2: Viết đoạn văn - HD viết đoạn văn nói có nội dung về một bài đã học. Nêu được các hành vi có liên quan; mọi người xung quanh đã thực hiện như thế nào; bản thân đã làm được những gì; cần phải làm những gì - Nhận xét. - Lắng nghe. - Nêu tên các bài đã học. - Nêu nội dung chính các bài đã học; các hành vi biểu hiện. - Liên hệ thực tế trong cuộc sống và nhận xét các tình huống đó. - Nêu chủ đề định viết. - Viết vào vở. - Đọc trước lớp. - Nhận xét, bình chọn. 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Phải biết và thường xuyên hợp tác với mọi người xung quanh. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010 Thể dục Tiết: 35 Bài: Đi đều vòng trái, vòng phải, đổi chân khi đi đều sai nhịp Trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn” I/ MỤC TIÊU: - Ôn đi đều vòng phải, vòng trái và đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu biết và thực hiện được động tác. - Chơi trò chơi “øChạy tiếp sức theo vòng tròn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được. - Ghi chú: Sơ kết học kỳ I. Yêu cầu nhắc lại được những nội dung cơ bản đã học trong học kỳ I. II/ ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn. - Phương tiện: còi, sân cho trò chơi. III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Nội dung Định lượng PP và HT tổ chức 1. Phần mở đầu: - Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu. - Khởi động các khớp. - Ôn bài thể dục phát triển chung. - Chạy chậm trên sân. 2. Phần cơ bản: - Sơ kếât học kỳ I. + Nêu lại các nội dung đã học ở HK I và nhận xét mức độ đạt được của HS. - Ôn đi đều vòng trái, vòng phải, đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Chơi trò chơi: “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”. + Nêu lại cách chơi. 3. Phần kết thúc: - Đi thành vòng tròn, tập một số động tác hồi tỉnh. - GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét. - Giao bài tập: Ôn các nội dung đội hình đội ngũ. 10’ 5’ 9’ 6’ 5’ - x x x x x x x x x x x (1) Y - x x x x x x x x x x (2) Y - Tập cả lớp (GV chú ý chỉnh sửa cho HS). - Chia tổ tập luyện. - Biểu diễn. 0 - x x x x x x Y x x x x x x Khoa học Tiết: 35 Bài: Sự chuyển thể của chất I- MỤC TIÊU: Giúp HS biết: - Phân biệt 3 thể của chất. - Nêu được ví dụ về một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí. II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Hình và thông tin trang 73 SGK. - Bộ phiếu chơi trò chơi tiếp sức. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: Nhận xét phần kiến thức của HS về học kỳ I. 3. Dạy bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS a) Giới thiệu bài: Nêu MT tiết học. b) Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức: Phân biệt ba thể của chất. - HD cách chơi: 2 đội thi đính nhanh các phiếu có ghi các chất vào các cột phù hợp. - Nhận xét, kết luận. c) Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh ai đúng” - Nêu cách chơi: Ghi nhanh đáp án vào bảng nhóm. Nhóm nào nhanh, lắc chuông, được quyền trả lời. - Nhận xét, kết luận: 1 – b; 2 – c; 3 – a. d) Quan sát và thảo luận: - Yêu cầu HS quan sát hình và nói về sự chuyển thể của nước. - Nhận xét, kết luận: Nước có thể ở thể lỏng, thể khí, thể rắn. Khi thay đổi nhiệt độ, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác, sự chuyển thể này là một dạng biến đổi lý học. e) Chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?: - Nêu yêu cầu: Thi kể các chất ở thể lỏng, khí, rắn; các chất có thể chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, ... Phần cơ bản: - Sơ kết học kỳ I: GV cùng HS hệ thống lại các kỹ năng, kiến thức đã học trong học kỳ I. HS tự nhận xét lại quá trình học tập, thực hiện các kỹ năng. + HS thực hiện một vài kỹ năng đó. - Chơi trò chơi: “Chạy tiếp sức theo vòng tròn” hoặc trò chơi yêu thích. + Nêu lại cách chơi. 3. Phần kết thúc: - Đi thành vòng tròn, tập một số động tác hồi tỉnh. - GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét. - Giao bài tập: Ôn các nội dung đội hình đội ngũ. 6’ 17’ 7’ 5’ - x x x x x x x x x x x (1) Y - x x x x x x x x x x (2) Y - Như (1). - Tập cả lớp như đội hình (2). 0 - x x x x x x Y x x x x x x Khoa học Tiết: 36 Bài: Hỗn hợp I- MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp. - Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp (tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng). II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Muối, mì chính, hạt tiêu, đường, thìa nhỏ, cốc. - Hỗn hợp chất lỏng không hoà tan vào nhau (dầu ăn, nước). III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: Kiểm tra về bài “Sự chuyển thể của chất”. 3. Dạy bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS a) Giới thiệu bài: Nêu MT tiết học. b) Hoạt động 1: Thực hành “Tạo hỗn hợp gia vị” - Giới thiệu các gia vị đã chuẩn bị. - Nhận xét, kết luận: Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành một hỗn hợp. Trong hỗn hợp, mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó. c) Hoạt động 2: Thảo luận - Nêu yêu cầu: + Theo em, không khí là một chất hay một hỗn hợp? + Kể tên một số hỗn hợp khác. d) Trò chơi “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp”: - Nêu câu hỏi như ở trong sách. - Nhận xét, kết luận: H1: làm lắng; H2: sảy; H3: lọc. e) Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp: - Nhận xét. - Quan sát giúp đỡ thêm. - Lắng nghe. - Đọc mục Thực hành, thí nghiệm. - 2 em lên trước lớp làm thí nghiệm. - Quan sát và nêu nhận xét về hỗn hợp. - Nêu thế nào là hỗn hợp. - Nêu miệng trước lớp. - Nêu tên một vài khí trong bầu không khí. + Gạo lẫn trấu, muối lẫn cát, không khí, nước, các chất rắn không tan, - Quan sát tranh và lắng nghe. Ai có kết quả trước nhất được trình bày. - Mô tả lại các cách làm trên. - Tự nghiên cứu mục Thực hành, thí nghiệm rồi trao đổi trong nhóm 4. - Trình bày. - Tiến hành thí nghiệm: tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Xem lại bài, tìm hiểu thêm. Tập làm văn Tiết: 18 Bài: Ôn tập và kiểm tra học kỳ I (Tiết 6) I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL. Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như ở tiết 1. - Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi của BT2. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: 3. Dạy bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a) Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC tiết học b) KT tập đọc, học thuộc lòng: - Tiến hành như ở tiết 1. c) Bài tập 2: Đọc và trả lời câu hỏi - Nêu yêu cầu bài. - HD tìm hiểu nội dung bài. - Nêu từng câu hỏi. - Nhận xét, kết luận: a) Biên giới đồng nghĩa với biên cương. b) Từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa chuyển. c) Những đại từ xưng hô: em và ta. d) Câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra hình ảnh: Lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng trên thửa ruộng bậc thang. - Nghe giới thiệu. - Đọc bài rồi trả lời câu hỏi. - Đọc bài thơ Chiều biên giới của Lò Ngân Sủn. - Nêu nội dung bài thơ: tả cảnh chiều biên giới có những sự vật gần gũi làm lòng ta mê say. - Tự nghiên cứu các câu hỏi. - Thảo luận nhóm 4. - Trình bày. - Ghi vào vở hình ảnh đã gợi ra cho em khi đọc câu thơ Lúa lượn bậc thang mây. 4. Củng cố: - Nhậïn xét tiết học. 5. Dặn dò: - Dặn HS tiếp tục ôn tập. --------------------------------------------------------- Toán Tiết: 89 Bài: Kiểm tra định kỳ Kỹ thuật Tiết: 18 Bài: Thức ăn nuôi gà (tiếp theo) I- MỤC TIÊU: HS có khả năng: - Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của một số thức ăn thường dùng để nuôi gà. - Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn thường dùng để nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có). - Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi. II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Một số thức ăn nuôi gà. - Phiếu học tập kẻ bảng phân loạïi và cách sử dụng thức ăn nuôi gà. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: KT HS về bài “Thức ăn nuôi gà (Tiết 1) ”. 3. Dạy bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS a) Giới thiệu bài: Nêu MT của bài b) Tìm hiểu tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất bột đường, chất khoáng, vi-ta-min, thức ăn tổng hợp: - Nhắc lại những nội dung đã học ở tiết 1. - HD làm vào phiếu học tập: Tác dụng Sử dụng Thức ăn cung cấp chất đạm Thức ăn cung cấp chất bột đường Thức ăn cung cấp chất khoáng Thức ăn cung cấp vi-ta-min Thức ăn tổng hợp - Chấm một số phiếu. - Nhận xét, thống nhất các ý kiến. - Kết luận: Khi nuôi gà cần sử dụng nhiều loại thức ăn nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Có những loại thức ăn cần cung cấp nhiều như bột đường, đạm; có những loại cần cung cấp rất ít nhưng không thể thiếu như vi-ta-min, khoáng. c) Đánh giá kết quả học tập: - Nêu các câu hỏi ở cuối bài để đánh giá. - Lắng nghe. - Lắng nghe, nhớ lại. - Đọc mục 2, làm vào phiếu học tập. - Trình bày. - Trao đổi phiếu, kiểm tra. - Ghi nhớ. - Trả lời câu hỏi. 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Chuẩn bị cho tiết học sau. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Thứù sáu ngày 17 tháng 12 năm 2010 Luyện từ và câu Tiết: 34 Bài: Kiểm tra cuối học kỳ I -------------------------------------------------------- Âm nhạc Tiết: 18 Bài: Tập biểu diễn 2 bài hát: (Có giáo viên giảng dạy chuyên) -------------------------------------------------------- Tập làm văn Tiết: 34 Bài: Kiểm tra cuối học kỳ I ------------------------------------------------------------ Toán Tiết: 90 Bài: Hình thang I- MỤC TIÊU: Giúp HS: - Có biểu tượng về hình thang. - Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với các hình đã học. - Biết vẽ hình để rèn kỹ năng nhâïn dạng hình thang và một số đặc điểm của hình thang. II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Bảng phụ có các hình trong sách. Ê ke. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: Nhận xét về bài kiểm tra. 3. Dạy bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS a) Giới thiệu bài: Nêu MT tiết học b) Hình thành biểu tượng về hình thang: - Nhận xét. c) Nhận biết đặc điểm của hình thang: - HD quan sát hình thang ABCD: có mấy cạnh? 2 cạnh nào song song với nhau? - Kết luận: Hình thang có 1 cặp cạnh song song, gọi là hai đáy; 2 cạnh kia gọi là 2 cạnh bên. - HD để HS trình bày được. d) Thực hành: Bài 1: Hình nào là hình thang? - Nhận xét. Bài 2: Quan sát hình và trả lời câu hỏi - Nêu từng câu hỏi; nhận xét, kết luận. Bài 3:Vẽ thêm đoạn thẳng để được hình thang - Khuyến khích HS vẽ thêm nhiều dạng hình thang khác nhau tại lớp nếu có điều kiện; hoặc cho HS về nhà làm. - Nhận xét. Bài 4: Trả lời câu hỏi (hình thang vuông) - Nhận xét, kết luận: Hình thang có 1 cạnh bên vuông góc với 2 đáy gọi là hình thang vuông. - Lắng nghe. - Quan sát hình vẽ cái thang rồi hình thang ABCD. - Mô tả đặc điểm của cái thang; sự giống nhau giữa hai sự vật. - Quan sát và trả lời. - Ghi tên 2 đáy và 2 cạnh bên vào nháp rồi 1 em lên bảng nêu. - Kẻ đường cao AH, nêu chiều cao AH. - Thảo luận nhóm đôi. - Trình bày, nêu đặc điểm để giải thích. - Tự nghiên cứu. - Trình bày miệng chỉ trên bảng theo các yêu cầu. - Vẽ vào vở. 1 em vẽ ở bảng. - Nêu miệng trong nhóm 2. - Chỉ trên bảng. - Nhận xét. 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Tự luyện tập thêm ở nhà. Sinh hoạt lớp – Tuần 18 I/ MỤC TIÊU: - Biết về Quân đội nhân dân Việt Nam nhân kỷ niệm ngày thành lập. - Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn. - HS biết tự nhìn nhận lại mình trong việc thực hiện nội quy trường lớp. - HS tích cực chuẩn bị cho học kỳ II. II/ SINH HOẠT LỚP: 1. Nhận xét tình hình lớp học trong tuần: * Nề nếp: + Đi học đúng giờ và đầy đủ, thực hiện nội quy trường lớp tốt. + Ăn mặc chưa gọn gàng ở một số em nữ: Kiệt, Thư, Pha * Học tập: + Một số em chưa tích cực học bài ở nhà cho kỳ thi: Pha, Đạo, Hè, Phong, Ngoãn, Nghi. + Ngồi học hay nói chuyện, ít tập trung: Yến, Thư. * Các công tác khác: + Thực hiện vệ sinh tốt ở trong và ngoài lớp. + Chào cờ, tập thể dục, sinh hoạt giữa buổi tập trung còn chậm. + Đóng đậu các khoản phí còn chậm. 2. Nêu một số yêu cầu và công việc cần làm trong tuần sau: - Phải tích cực học tập, tự ôn tập ở nhà chuẩn bị tốt cho học kỳ II. - Tổ chức sinh hoạt đầu giờ; chào cờ phải nghiêm túc; tập trung nhanh nhẹn. - Tích cực tham gia các hoạt động trường lớp; chăm sóc bồn hoa. 3. Hoạt động trong giờ sinh hoạt: - Nói chuyện truyền thống về Quân đội nhân dân Việt Nam. - Viết ngắn gọn bản tự kiểm điểm những mặt tốt, mặt thực hiện chưa tốt cần phấn đấu thêm cho kỳ II rồi trình bày trước lớp.
Tài liệu đính kèm: