I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài; Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ viết sẵn phần luyện đọc diễn cảm.
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học
Tuần 27 Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2012 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Tập đọc Tiết 53 Bài: Tranh làng Hồ Ngày soạn: 9/3/2012 Ngày dạy: 12/30/2012 I. Mục tiêu: - Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài; Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào. - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ viết sẵn phần luyện đọc diễn cảm. - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Điều chỉnh Ổn định lớp: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc bài : Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, hỏi: + Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu? Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm? + Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau. + Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi là “niềm tự hào khó có gì so sánh nổi đối với dân làng”? - GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: Giới thiệu bài: Bản sắc văn hóa của dân tộc không chỉ thể hiện ở truyền thống và phong tục tập quán, mà còn ở những vật phẩm văn hóa. Bài đọc hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về tranh dân gian là Hồ - một loại vật phẩm văn hóa đặc sắc. Hoạt động 1: Luyện đọc: - Mời 1 HS giỏi đọc toàn bài - GV chia đoạn (mỗi lần xuống dòng là một đoạn - Cho HS xem tranh - Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. - Yêu cầu HS đọc đoạn trong nhóm. - Mời HS đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, hỏi: + Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam. - GV: Làng Hồ là một làng nghề truyền thống, chuyên vẽ, khắc tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ từ bao đời nay đã kế tục và phát huy nghề truyền thống của làng. Thiết tha yêu mếm quê hương nên tranh của họ sống động, vui tươi, gắn liền với cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam. - Gọi 1HS đọc đoạn 3 + Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, 3 + Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ. + Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ? - GV: Yêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động, vui tươi. Kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa Việt Nam. Những người tạo nên các bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng - những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp tìm nội dung chính của bài - GV kết luận: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm - GV chọn luyện đọc đoạn 1, treo bảng phụ, đọc mẫu - Yêu cầu HS nêu cách đọc - GV chốt: đọc giọng vui tươi, cảm hứng ca ngợi; nhấn giọng các từ: đã thích, thấm thía, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh, vui tươi; ngắt giọng câu 2 ở từ làng Hồ. - Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm - Tổ chức thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét từng HS, tuyên dương HS đọc tốt 3. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầuHS nêu lại ND bài. - GV nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau. - Hát - 3HS đọc và trả lời, cả lớp nhận xét - Theo dõi - ghi tựa - 1HS đọc, lớp theo dõi - HS đánh dấu đoạn văn - 3HS đọc nối tiếp: + Lần 1: đọc kết hợp luyện phát âm + Lần 2: đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc đoạn theo cặp - 1 - 2 HS đọc toàn bài. - Lắng nghe + Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh vẽ tố nữ. - 1HS đọc, lớp theo dõi. + Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp, “nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn” - HS đọc thầm Tranh lợn ráy có những khoáy âm dương: rất có duyên Tranh vẽ đàn gà con: tưng bừng như ca múa bên gà mẹ Kĩ thuật tranh: đã đạt tới sự trang trí tinh tế Màu trắng điệp: là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa + Vì những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh, và vui tươi. - Theo dõi - HS trao đổi, vài HS phát biểu - Vài HS nhắc lại - HS theo dõi - HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn. - Theo dõi - 2HS ngồi cạnh luyện đọc - 3HS thi đọc. Lớp nhận xét bình chọn - Dành cho HS khá - giỏi - Dành cho HS khá - giỏi ------------------ KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Khoa học Tiết 53 Bài: Cây con mọc lên từ hạt Ngày soạn: 10/3/2012 Ngày dạy: 12/3/2012 I. Mục tiêu: Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Hình trang 108, 109 SGK - HS: Ươm một số hạt lạc hoặc đậu trước, mang đến lớp . thảo luận nhóm, cá nhân. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Điều chỉnh Ổn định lớp: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng, hỏi: + Hãy kể tên và nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió? + Hãy kể tên và nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng? - GV nhận xét - ghi điểm. B. Bài mới: Giới thiệu bài: Có rất nhiều cây mọc lên từ hạt, nhưng em có biết nhờ đâu mà hạt mọc thành cây không? Học bài hôm nay, các em sẽ được trả lời cho điều đó. Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của hạt. - Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu: + Nhóm trưởng yêu cầu các bạn nhóm mình tách các hạt đã ươm làm đôi, từng bạn chỉ rõ đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng. + Quan sát các hình 2 - 6 và đọc thông tin trong khung chữ trang 108, 109 SGK để làm BT - Mời đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét, bổ sung. - Kết luận: Hạt gồm: vở, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. *Đáp án bài 2: 2 - b ;3 - a; 4 - e;5 - c ; 6 – d Hoạt động 2: Điều kiện hạt nảy mầm - Yêu cầu HS tiếp tục hoạt động trong nhóm, yêu cầu: + Từng thành viên nêu kết quả gieo hạt của mình + Nêu điều kiện để hạt nảy mầm. + Chọn ra những hạt nảy mầm tốt để giới thiệu với cả lớp. - Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận - GV nhận xét kết luận: Để hạt nảy mầm cần có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp (không quá nóng, không quá lạnh) Hoạt động 3: Quá trình phát triển thành cây của hạt - Yêu cầu 2HS ngồi cạnh cùng quan sát hình trang 109 SGK, chỉ vào từng hình và mô tả quá trình phát triển của cây mướp từ khi gieo hạt cho đến khi ra hoa kết quả và cho hạt mới. - Mời một số HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét - kết luận: a)Gieo hạt; b)cây hai lá mầm; c) cây con; d) ra hoa; d) kết quả; e) tạo hạt 3. Củng cố, dặn dò: - Gọi HS trả lời: + Hạt gồm những bộ phận nào? + Điều kiện nào để hạt nảy mầm? - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về nhà thực hành như yêu cầu ở mục thực hành trang 109. - Hát - 2HS thực hiện, lớp nhận xét - Theo dõi - ghi tựa - HS chia thành 4 nhóm thảo luận 2 yêu cầu - Đại diện 1 nhóm trình bày yêu cầu 1; đại diện nhóm còn lại trình bày yêu cầu 2. cả lớp theo dõi nhận xét - 2 - 3HS nhắc lại - HS làm việc trong nhóm, theo 3 yêu cầu - Đại diện 4 nhóm lần lược trình bày. Cả lớp nhận xét. - 2 - 3HS nhắc lại - 2HS cùng quan sát và mô tả - Vài HS nêu, lớp nhận xét - Theo dõi - Vài HS trả lời, lớp nhận xét ----------------------------- KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Toán Tiết 131 Bài: Luyện tập Ngày soạn: 10/3/2012 Ngày dạy: 12/3/2012 I. Mục tiêu: - Biết tính vận tốc của chuyển động đều. - Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung BT2, bảng nhóm - HS: Bảng con, SGK, III. Các hoạt động dạy học chủ yếu ( 40 phút ) . Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Điều chỉnh Ổn định lớp: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng, yêu cầu: + Nêu cách tính vận tốc và công thức + Tính v, với s = 120km; t = 3 giờ - GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay sẽ giúp các em củng cố lại cách tính vận tốc Hướng dẫn làm bài: Bài 1: - Mời 1 HS đọc bài toán. - Yêu cầu HS tóm tắt bài toán - Yêu cầu HS tự làm bài vào bảng con. - GV nhận xét - ghi điểm - Hát - 1HS nêu cách tính và công thức, 1HS tính vận tốc, cả lớp làm bảng con và nhận xét - Theo dõi - ghi tựa - 1HS đọc trước lớp - 1HS lên bảng làm, lớp làm nháp - 1HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con. - Chữa bài (nếu sai) Tóm tắt: 5 phút : 5250 m Vận tốc :m/phút ? Bài giải: Vận tốc chạy của đà điểu là: 5250 : 5 = 1050 (m/phút) Đáp số: 1050 m/phút. Bài 2 - Treo bảng phụ có nội dung bài - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS nêu cách tính - Cho HS làm bằng bút chì và SGK. Sau đó đổi sách chấm chéo. - Gọi HS nhận xét bài bảng phụ - GV nhận xét - ghi điểm - 1HS đọc trước lớp - Tính kết quả vận tốc rồi điền vào cột tương ứng - 1HS làm bảng phụ, lớp làm SGK - Nhận xét - Chữa bài (nếu sai) s 147km 210 m 1014 m t 3 giờ 6 giây 13 phút v 49 km/ giờ 35 m/ giây 78 m/ phút - GV: Đơn vị của vận tốc ngoài km/giờ, m/giây, em còn biết được đơn vị nào? + Theo em vì sao có những đơn vị đó? - Đơn vị m/phút + Vì đó là đơn vị quãng đường và thời gian của vật đó di chuyển Bài 3: - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS nêu cách làm bài - GV chốt: + Tính quãng đường người đó đi bằng ô tô + Tính vận tốc ô tô - Hỏi: Nữa giờ bằng bao nhiêu giờ? - 1HS đọc trước lớp - Vài HS nêu, lớp nhận xét - Theo dõi - Nữa giờ bằng 1 giờ = 0,5 giờ 2 - Cho HS làm bài vào vở. - GV chấm vở - gọi HS nhận xét bài bảng phụ - GV nhận xét - ghi điểm - 1HS làm bảng phụ, cả lớp làm vở - Nhận xét - Chữa bài Bài giải: Quãng đường người đó đi bằng ô tô là: 25 – 5 = 20 (km) Thời gian người đó đi bằng ô tô là: 0,5 giờ Vận tốc của ô tô là: 20 : 0,5 = 40 (km/giờ) Đáp số: 40 km/giờ. Bài 4 - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Mời HS nêu cách làm. - GV chốt: + Tính thời gian đi của người đó: lấy thời gian đến trừ thời gian xuất phát + Tính vận tốc của ca nô *Lưu ý HS: Đổi đơn vị thời gian về cùng một đơn vị với số đo là số thập phân - Cho HS làm vào nháp. 1 HS khá làm vào bảng lớp - GV nhận xét - ghi điểm. - 1HS đọc trước lớp - 1HS nêu cách làm, lớp nhận xét - Theo dõi - Chú ý - 1HS làm bảng lớp, cả lớp làm nháp và nhận xét - Chữa bài (nếu sai) - Bài 4 dành cho HS khá - giỏi Bài giải: Thời gian đi của ca nô là: 7 giờ 45 phút – 6 giờ 30 phút = 1giờ 15 phút Đổi 1giờ 15 phút = 1,25 giờ Vận tốc của ca nô là: 30 : 1,25 = 24 (km/giờ) Đáp số: 24 km/giờ. 3. Củng cố, dặn dò: - GV c ... ờng ra m hoặc đổi đơn vị vận tốc ra km (420 km/phút = 0,42m) - Cho HS làm vào nháp. 1 HS khá làm vào bảng nhóm, sau đó treo bảng nhóm. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét - ghi điểm - 1HS đọc đề bài + Lấy quãng đường bơi chia cho vận tốc bơi. - Theo dõi - HS làm bài theo yêu cầu - 1HS nhận xét - Chữa bài Dành cho HS khá - giỏi Bài giải: 10,5 km = 10500 m Thời gian rái cá bơi quãng đường đó là: 10500 : 420 = 25 (phút) Đáp số: 25 phút. 3. Củng cố, dặn dò: - GV củng cố nội dung bài. - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập --------------------------------------------- KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Lịch sử Tiết 27 Bài: Lễ kí hiệp định Pa-ri Ngày soạn: 10/3/2012 Ngày dạy: 16/3/2012 I. Mục tiêu: - Biết ngày 27 - 1 - 1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa - ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam: + Những điểm cơ bản của Hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; chấm rứt dính líu về quân sự ở Việt Nam; có trách nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam. + Ý nghĩa Hiệp định Pa - ri: Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh, ảnh minh họa SGK. Phiếu thảo luận cho HĐ2 - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của dạy Hoạt động của học Điều chỉnh A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS trả lời: + Tại sao Mĩ ném bom hòng hủy diêt Hà Nội? + Tại sao ngày 30 - 12 - 1972, Tổng thống Mĩ buột phải ngừng ném bom miền Bắc? - GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: Giới thiệu bài: Đầu năm 1973 tại Pa-ri Pháp diễn ra lễ kí hiệp Pari chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Tại sao Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri, lễ kí Hiệp định diễn ra như thế nào, nội dung chính của hiệp định là gì, việc kí kết đó có ý nghĩa gì, chúng ta cùng học bài hôm nay Hoạt động 1: Nguyên nhân dẫn đến việc kí kết Hiệp định Pa-ri. - Gọi HS đọc đoạn 1 SGK - GV hỏi: Nguyên nhân nào buột Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam - GV nhận xét - chốt lại: Sau những thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam, Bắc trong năm 1972, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri Hoạt động 2: Thời gian, địa điểm diễn ra hội nghị - GV phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm đọc SGK và quan sát hình trong SGK để trả lời câu hỏi: + Lễ kí Hiệp định diễn ra ở đâu, khi nào? + Hội nghị diễn ra trong khung cảnh như thế nào? - GV mời đại diện các nhóm trình bày - GV nhận xét, kết luận: 27 - 1 - 1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa - ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam - Hiệp định Pa-ri có nội dung như thế nào, ta cùng tìm hiểu tiếp Hoạt động 3: Nội dung hiệp định Pa-ri - Gọi HS đọc đoạn: “Hiệp định Pa-ri ở Việt Nam” - GV hỏi: Nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri là gì? - GV nhận xét, kết luận: Những điểm cơ bản của Hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; chấm rứt dính líu về quân sự ở Việt Nam; có trách nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam. Hoạt động 4: Ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn cuối bài, trao đổi nhóm đôi theo gợi ý: Hiệp định Pa-ri về Việt Nam có ý nghĩa lịch sử như thế nào? - Mời đại diện một số nhóm trình bày. - GV nhận xét, kết luận: Ý nghĩa của Hiệp định là: Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn 4. Củng cố dặn dò : - Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ. - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài. - 2 HS trả lời, lớp nhận xét - HS chú ý lắng nghe - ghi tụa - 1HS đọc, lớp đọc thầm theo - 1HS trả lời, HS khác nhận xét - 2HS nhắc lại nguyên nhân. - HS hoạt động theo nhóm 4, thảo luận + Lễ kí hiệp định diễn ra ở Pa-ri thủ đô nước Pháp, vào ngày 27 - 1 - 1973 + Ngay từ sáng sớm 27-1-1973, cở đỏ sao vàng, cờ nữa đỏ, nữa xanh, giữa có ngôi sao vàng treo đầy đường phố Clê-be (Pa-ri gian khổ hi sinh của dân tộc - Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét - Theo dõi - 1HS đọc trước lớp - Vài HS trả lời, vài HS nhận xét - Theo dõi - Cho HS dựa vào SGK để thảo luận nhóm 2câu hỏi: *Ý nghĩa: : - Hiệp định Pa-ri đã đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược: Đế quốc Mĩ thừa nhận sự thất bại ở Việt Nam và buộc phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam - Đại diện 1 - 2 nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung - 2HS đọc, lớp đọc thầm -------------------------------- KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Đại lí Tiết 27 Bài: Châu Mĩ Ngày soạn: 10/3/2012 Ngày dạy: 16/3/2012 I. Mục tiêu: - Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Mĩ: nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu: + Địa hình châu Mĩ từ tây sang đông: núi cao, đồng bằng, núi thấp và cao nguyên. + Châi Mĩ có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới. - Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Mĩ. - Chỉ và đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ, lược đồ. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bản đồ tự nhiên châu Mĩ, bản lược châu lục - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học Điều chỉnh A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS trả bài: + Dân cư Châu Phi chủ yếu thuộc chủng tộc nào? + Nêu đặc điểm chính của kinh tế châu Phi? + Em hiểu biết gì về đất nước Ai Cập? - GV nhận xét đánh giá. B. Bài mới: Giới thiệu bài: - Yêu cầu HS nêu tên các châu lục đã học. - GT: Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về một châu lục mới qua bài Châu Mĩ Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn: - Yêu cầu HS dựa vào bản đồ, lược đồ và kênh chữ trong SGK, trả lời câu hỏi: + Châu Mĩ giáp với đại dương nào? + Châu Mĩ đứng thứ mấy về diện tích trong các châu lục trên thế giới ? - GV kết luận. Kết luận: Châu Mĩ có diện tích lớn thứ hai trên thế giới. Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên: - Cho HS quan sát các hình 1, 2 và dựa vào nội dung trong SGK, thảo luận các câu hỏi gợi ý sau: + Quan sát hình 2, rồi tìm trên hình 1 các chữ cái a, b, c, d, đ, e và cho biết các ảnh đó chụp ở đâu? - Gọi HS trình bày - GV nhận xét - chốt kết quả Hoạt động 3: Địa hình châu Mĩ - Yêu cầu HS thỏa luận nhóm đôi: + Nhận xét về địa hình châu Mĩ. + Nêu tên và chỉ trên hình 1: Các dãy núi cao ở phía tây châu Mĩ, hai đồng bằng lớn của châu Mĩ, các dãy núi thấp và cao nguyên ở phía đông châu Mĩ, hai con sông lớn của châu Mĩ - Mời đại diện 1 nhóm trình bày câu 1 - Gọi đại diện 1 nhóm chỉ và kể tên trên lược đồ - GV : Châu Mĩ có thiên nhiên đa dạng phong phú. Hoạt động 4: Khí hậu - Gọi HS đọc SGK + Châu Mĩ có những đới khí hậu nào? + Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu? + Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn? - GV giới thiệu bằng tranh, ảnh hoặc bằng lời về rừng rậm A-ma-dôn. - GV kết luận: Châu Mĩ trải dài nên có nhiều đới khí hậu. Khí hậu ôn đới ở Bắc Mĩ và khí hậu nhiệt đới ẩm ở Nam Mĩ chiếm diện tích lớn nhất ở châu Mĩ. 3. Củng cố, dặn dò: - Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. - Về học bài và chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét giờ học. - 3HS thực hiện, lớp nhận xét - Châu Phi có nền kinh tế chậm phát triển. - Châu Á, Âu, Phi - Theo dõi - ghi tựa - HS trả lời và chỉ lãnh thổ châu Mĩ trên bản đồ. + Giáp Ân Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương. + Diện tích châu Mĩ lớn thứ 2 trên thế giới, sau châu Á. - Vài HS nhắc lại - HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của giáo viên. + Các ảnh chụp ở hình a ,e, d, là ở nam Mĩ; Các ảnh b, c chụp ở Bác Mĩ; ảnh g chụp ở Trung Mĩ - Đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét - HS thảo luận nhóm đôi + Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông - Đại diện nhóm trình bày, lớpnhận xét: - Đại diện 1 nhóm thực hiện, lớp nhận xét - 1HS đọc trước lớp + Có nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. + Do địa hình trải dài từ phần cực Bắc tới cực Nam. + Rừng rậm A-ma-dôn là lá phổi xanh của trái đất. - Theo dõi - 2HS đọc -------------------------- HOAÏT ÑOÄNG TAÄP THEÅ TUAÀN 27 Ngaøy soaïn: 10/03/2012 Ngaøy daïy: 16/03/2012 I- Muïc tieâu: - Baùo caùo tình hình lôùp tuaàn 27 vaø phöông höôùng tuaàn 28 - Giaùo duïc neà neáp lôùp. - Giaùo duïc phoøng choáng caùc beänh muøa möa. - GD ngaøy thaønh laäp ñoaøn thanh nieân coäng saûn Hoà Chí Minh 26 thaùng 3 III- Chuaån bò: - Lôùp tröôûng – caùc toå tröôûng: Baûng baùo caùo nhaän xeùt tình hình tuaàn 27. - Phöông höôùng tuaàn 28. - Taøi lieäu giaùo duïc ATGT vaø phoøng beänh muøa möa. II- Caùc hoaït ñoäng chuû yeáu: Hoaït ñoäng daïy Hoaït ñoäng hoïc Ñieàu chænh 1- Hoaït ñoäng 1: Troø chôi taäp theå. - GV toå chöùc cho HS chôi troø chôi yeâu thích - Cho HS haùt caùc baøi haùt taäp theå ñaõ hoïc 2- Hoaït ñoäng 2: Baùo caùo tuaàn 27 vaø phöông höôùng tuaàn 28 - Y/c ban caùn söï lôùp baùo caùo tình hình lôùp tuaàn 26 - Nhaän xeùt tình hình lôùp tuaàn 27 Tuyeân döông nhöõng HS tích cöïc trong tuaàn 27 3- Hoaït ñoäng 3: Giaùo duïc noäi quy tröôøng lôùp: - Nhaän xeùt tình hình thöïc hieän noäi quy tuaàn 27 - Nhaéc nhôû HS ñi hoïc ñuùng giôø, hoïc baøi laøm baøi ñaày ñuû tröôùc khi ñi hoïc, veä sinh saïch seõ tröôøng lôùp, giöõ veä sinh chung. 4- Hoaït ñoäng 4: Giaùo duïc ngaøy 26/3 vaø phoøng choáng caùc beänh. - Tuyeân truyeàn GD ngaøy thaønh laäp Ñoaøn - Nhaän xeùt veà thöïc hieän phoøng choáng caùc beänh cuûa lôùp. - Tuyeân truyeàn veà phoøng choáng dòch soát xuaát huyeát, caùc beänh ñöôøng ruoät. 5- Cuûng coá – daën doø: - Neâu phöông höôùng nhieäm vuï tuaàn 28 + Tieáp tuïc thöïc hieän toát vieäc hoïc taäp. + Thöïc hieän veä sinh tröôøng lôùp, chaêm soùc caây xanh + Thöïc hieän toát noäi quy tröôøng lôùp + Thöïc hieän ATGT vaø phoøng choáng dòch beänh. - Daën doø HS thöïc hieän toát caùc phöông höôùng ñaõ ñeà ra. - HS chôi troø chôi. - Haùt taäp theå. - Ban caùn söï lôùp laàn löôït leân baùo caùo tröôùc lôùp. - Lôùp tröôûng baùo caùo thöïc hieän noäi quy cuûa lôùp tuaàn 27 - Laéng nghe. - Laéng nghe. - Laéng nghe. - Laéng nghe. - Laéng nghe. DUYỆT CỦA TỔ KHỐI TRƯỞNG DYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU ------------------------------------------------------------ ----------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------ ----------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------ -----------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: