Kế hoạch bài dạy tuần 26 lớp 5

Kế hoạch bài dạy tuần 26 lớp 5

TIẾT 5:TOÁN: LUYỆN TẬP NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ

I: Mục tiêu: Cũng cố cho học sinh các kiến thức đã học về nhân số đo thời gian với một số .

- Vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt các bài tập có liên quan.

II:Các hoạt động dạy học:

1.Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của học sinh.

2 . Bài mới: GTB

 

doc 17 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1437Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy tuần 26 lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Chiều thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2011
Tiết 5:Toán: Luyện tập nhân số đo thời gian với một số
I: Mục tiêu: Cũng cố cho học sinh các kiến thức đã học về nhân số đo thời gian với một số .
- Vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt các bài tập có liên quan.
II:Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
2 . Bài mới: GTB
Bài tập 1: Tính:
 5 giờ 4 phút 4,3 giờ 3 phút 5 giây
x 6 x 4 x 7
 2 giờ 23 phút 2,5 phút
 x 5 x 6
-HS làm bài vào vở nháp 3 em làm bài ở bảng GV cùng cả lớp nhận xét chữa bài.
Bài tập2: Một tuần lễ Mai học được 25 tiết mỗi tiết 40 phút . Hỏi trong 2 tuần lễ Mai học ở lớp bao nhiêu thời gian?
- GV nêu câu hỏi phân tích bài toán , HS làm bài vào vở một em làm bài ở bảng GV nhận xét chữa bài.
Bài tập 3(HSKG): Một máy đóng đồ hộp cứ 5 phút thì đóng được 60 hộp . Hỏi phải mất bao nhiêu thời gian để máy đó đóng được 12000 hộp?
- GV nêu câu hỏi phân tích bài toán , HS làm bài vào vở GV chấm chữa bài.
3: Cũng cố dặn dò: Các em về nhà xem lai bài chuẩn bị bài của giờ sau.
Tiết 7:Chính tả (nghe viết) Lịch sử ngày Quốc tế Lao động
I/ Mục tiêu:Nghe viết đúng bài chính tả trình bày đúng hình thức bài văn .
- Tìm được các tên riêng theo yêu cầu của BT2 và nắm vững quy tắc viết hoa tên riêng nước ngoài tên ngày lễ.
II/ Đồ dùng daỵ học:
-Giấy khổ to viết sẵn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
-2 tờ phiếu học tập khổ to để làm BT 2.
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: HS viết vào bảng con những từ : Sác -lơ Đác uyn, A - đam, 
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS nghe viết:
- GV Đọc bài viết.
+ Bài chính tả nói điều gì?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: Chi-ca-gô, Niu Y-ooc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ,
- Em hãy nêu cách trình bày bài? 
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
- GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết quy tắc viết hoa tên người tên địa lí nước ngoài. Mời 1 HS lấy VD là các tên riêng vừa viết trong bài để minh hoạ.
-HS theo dõi SGK.
-Bài chính tả giải thích lịch sử ra đời của Ngày Quốc tế Lao động 1-5.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
 Bài tập 2:
- Mời một HS đọc ND BT2, một HS đọc phần chú giải.
-Cho cả lớp làm bài cá nhân. GV phát bút dạ và phiếu HT cho 2 HS làm.
-Mời HS phát biểu ý kiến. GV mời 2 HS làm trên phiếu dán bài trên bảng lớp, trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
-Cho HS đọc thầm lại mẩu chuyện, suy nghĩ nói về nội dung bài văn.
*Lời giải:
Tên riêng
Quy tắc
-Ơ-gien Pô-chi-ê, Pi-e Đơ-gây-tê, Pa-ri
-Pháp
GV mở rộng:
Công xã Pa-ri
Quốc tế ca
-Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận của tên. Giữa các tiếng trọng một bộ phận của tên được ngăn cách bằng dấu gạch nối.
-Viết hoa chữ cái đầu vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng đọc theo âm Hán Việt.
-Tên một cuộc CM. Viết hoa chữ cái đầu tạo thành tên riêng đó.
-Tên một tác phẩm. Viết hoa chữ cái đầu tạo thành tên riêng đó.
3-Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học.
-Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai, ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài.
 Thứ ba ngày 1 tháng 3 năm 2011
 ( Tiết 1 + tiết 2 dạy 5B , tiết 3 + tiết 4 dạy 5A)
Tiết 1:Toán chia số đo thời gian cho một số
I/ Mục tiêu: Học sinh biết : Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số .
- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế .
- Bài tập cần làm BT1 
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS làm vào bảng con BT 3 tiết trước.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Kiến thức:
a) Ví dụ 1:
-GV nêu ví dụ.
+Muốn biết trung bình Hải thi đấu mỗi ván cờ hết bao nhiêu thời gian ta phải làm thế nào?
-GV hướng dẫn HS đặt tính rồi tính.
b) Ví dụ 2:
-GV nêu VD, hướng dẫn HS thực hiện.
-Cho HS thực hiện vào bảng con.
-Mời một HS lên bảng thực hiện. Lưu ý HS đổi 83 giây ra phút.
*Muốn chia số đo thời gian cho một số ta làm thế nào?
+Ta phải thực hiện phép chia:
 42 phút 30 giây : 3 = ?
-HS thực hiện:
 42 phút 30 giây 3
14 phút 10 giây
30 giây
 00 
Vậy: 1 giờ 10 phút x 3 = 3 giờ 30 phút
-HS thực hiện:
 7 giờ 40 phút 4
 3 giờ = 180 phút 1 giờ 55ph
 220 phút
 20
 0
 Vậy: 7 giờ 40 phút : 4 = 1 giờ 55 phút.
2.3-Luyện tập:
*Bài tập 1 (136): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào bảng con.
-GV nhận xét.
*Kết quả:
 a) 6 phút 3 giây
 b) 7 giờ 8 phút
1 giờ 12 phút
3,1 phút
3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.
Tiết 2:Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Truyền thống
I/ Mục tiêu:Biết một số từ liên quan đến Truyền thống dân tộc .
- Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt : Truyền thống gồm từ truyền ( Trao lại , để lại cho người sau ,đời sau)và từ thống ( nối tiếp nhau không dứt) làm được các bài tập BT1,2,3.
II/ Đồ dùng dạy học: -Từ điển học sinh hoặc một vài trang phô tô phục vụ bài học.
-Bảng nhóm, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1-Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại ND cần ghi nhớ về liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ sau đó làm lại BT 2 (phần luyện tập) của tiết LTVC trước.
2- Dạy bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1 (81):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu. 
-Cho HS làm việc cá nhân.
-Mời một số học sinh trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2 (82):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS cách làm.
-GV cho HS làm vào vở.
-Mời một số HS trình bày kết quả. 
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV chốt lại lời giải đúng.
*Bài tập 3 (82):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài theo nhóm 7, ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
-Mời một số nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
*Lời giải :
c) Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
*Lời giải:
a) truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống.
b) truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền tụng.
c) truyền máu, truyền nhiễm.
*VD về lời giải:
-Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản.
-Những từ ngữ chỉịư vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: nắm tro bếp thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng, Vườn Cà bên sông Hồng, thanh gươm giữ thành Hà Nội.
3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
	 -Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều
Tiết 5: luyện từ và câu: Luyện tập mở rộng vốn từ truyền thống
I:Mục tiêu : Cũng cố cho học sinh vốn từ truyền thống .
- Vận dụng các kiến thức đã học làm tốt các bài tập có liên quan .
II: Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh .
2.Bài mới : GTB
A, Luyện tập :
Bài tập 1: Tìm lời giải nghĩa ở cột B thích hợp với từ ở cột A 
 A B
(1)Truyền thống a, Phổ biến rộng rãi
(2)Truyền tụng b, Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và 
 được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
(3)Truyền bá c, Truyền miệng cho nhau rộng rãi và ca ngợi . 
- HS làm bài vào vở một số em nêu kết quả bài tập GV nhậ xét bổ sung .
Bài tập 2(HSKG) : Ghép các từ ngữ sau với từ truyền thống để tạo thành những cụm từ có nghĩa : đoàn kết , chống ngoại xâm , yêu nước , nghề thủ công , vẻ đẹp , bộ áo dài , của nhà trường , hiếu học , phát huy , nghề sơn mài .
- HS làm bài vào vở , một số em nêu kết quả bài tập GV nhận xét bổ sung .
Bài tập 3: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chổ trống : Truyền ngôi , truyền cảm , truyền khẩu , truyền thống , truyền thụ , truyền tụng .
a,.......kiến thức cho học sinh 
b, Nhân dân .......công đức của các bậc anh hùng.
c, Vua.......cho con .
d, Kế tục và phát huy những .......tốt đẹp .
e, bài vè được phổ biến trong quần chúng bằng ......
g, Bài thơ có sức .......mạnh mẽ .
- HS làm bài vào vở 1 số em lên bảng chữa bài GV nhận xét bổ sung .
3, Cũng cố dặn dò : Các em về nhãem lại bài chuẩn bị bài sau .
Tiết 7: Toán : Luyện tập chia số đo thời gian cho một số 
I: Mục tiêu: Cũng cố cho học sinh về chia số đo thời gian cho một số .
- Vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt một số bài tập có liên quan .
II: Các hoạt động dạy học : 
1, Bài cũ : kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh .
2. Bài mới : GTB
Bài tập 1: Tính :
18 phút 36 giây 6 ; 10 giờ 48 phút 9 
18,6 phút 6 ; 10,8 giờ 9
- HS làm bài vào vở 2 em làm bài ở bảng GV nhận xét chữa bài .
Bài tập 2(HSKG) : Máy thứ nhất sản xuất ra 8 dụng cụ trong 52 phút 16 giây . Máy thứ hai sản xuất ra 7 dụng cụ cùng loại trong 44 phút 34 giây . Hỏi máy nào sản xuất nhanh hơn và sản xuất mỗi dungh cụ nhanh hơn bao lâu ?
- GV nêu câu hỏi phân tích bài toán học sinh làm bài vào vở GV nhận xét chữa bài .
Bài tập 3: Một người thợ làm việc từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ đã làm được 3 dụng cụ . Hỏi trung bình người đó làm một dụng cụ mất bao nhiêu thời gian ?
- HS làm bài vào vở GV chấm nhận xét chữa bài .
3, Cũng cố dặn dò : các em về nàh xem lại bài chuẩn bị bài sau .
- Làm bài tập trong vở bài tập toán .
Tiết 8(BGPK) Toán: Luyện tập chung 
I: Mục tiêu: Cũng cố cho học sinh các kiến thức đã học về nhân chia số đo thời gian.
-Vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt một số bài tập có liên quan.
II: Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh.
2. Bài mới: GTB
A:Luyện tập: 
Bài tập1:(Bài tập 2 -135-SGK): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời một HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
 *Bài giải:
 Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay là:
 1 phút 25 giây x 3 = 4 phút 15 giây
 Đáp số: 4 phút 15 giây
Bài tập 2 ( HSKG-136-SGK): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời một HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
 *Bài giải:
 Người thợ làm việc trong thời gian là:
 12 giờ - 7 giờ 30 phút = 4 giờ 30 phút
 Trung bình người đó làm 1 dụng cụ hết số thời gian là:
 4 giờ 30 phút : 3 = 1 giờ 30 phút
 Đáp số: 1 giờ 30 phút.
Bài tập3:Tính( theo mẫu)
54 phút 39 giây 3 ; 75 phút 40 giây 5
24
 0 39 giây 18phút 13 giây
 09
 0
78 phút 42 giây 6 ; 25,68 phút 4
- HS làm bài vào vở nháp một số em nêu kết quả bài tập nêu cách thực hiện phép chia GV nhận xét bổ sung .
Bài tập4(HSKG) : Một học sinh lành nghề , trong 3 giờ 15 phút làm được 5 dụng cụ Một công nhân lành nghề ,cũng trong thời gian ấy lámm ... 
-Mời 4 HS đọc gợi ý 1, 2,3, 4 trong SGK. 
-GV nhắc HS: nên kể những câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc ngoài chương trình.
-GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
-Cho HS nối tiếp nói tên câu chuyện sẽ kể.
b) HS thực hành kể truyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu truyện.
-Cho HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện.
-Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện .
-GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. GV nhắc HS chú ý kể tự nhiên, theo trình tự. Với những truyện dài, các em chỉ cần kể 1-2 đoạn.
-Cho HS thi kể chuyện trước lớp:
+Đại diện các nhóm lên thi kể.
+Mỗi HS thi kể xong đều trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện.
-Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm, bình chọn: 
+Bạn kể chuyện hay nhất.
+Bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất.
-HS đọc đề.
Kể một câu truyện em đã nghe hay đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
-HS đọc.
-HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
-HS kể chuyện theo cặp. Trao đổi với với bạn về nhận vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
-HS thi kể chuyện trước lớp.
-Trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
3- Củng cố, dặn dò:-GV nhận xét giờ học.
-Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện các em đã tập kể ở lớp cho người thân nghe.
 Thứ sáu ngày 4 tháng 3 năm 2011
Tiết 1:Tập làm văn Trả bài văn tả đồ vật
I/ Mục tiêu:
- HS biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài , viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hay hơn.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Bảng lớp ghi 5 đề bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp.
III/ Các hoạt động dạy-học:
1-Kiểm tra bài cũ: HS đọc màn kịch Giữ nghiêm phép nước đã được viết lại
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Nhận xét về kết quả làm bài của HS.
GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để:
a) Nêu nhận xét về kết quả làm bài:
-Những ưu điểm chính:
+Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục.
+Diễn đạt tốt điển hình: 
+Chữ viết, cách trình bày đẹp: 
-Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế.
b) Thông báo điểm.
 2.3-Hướng dẫn HS chữa bài:
GV trả bài cho từng học sinh.
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung:
-GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng
-Mời HS lên chữa, Cả lớp tự chữa trên nháp.
-HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.
b) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài:
-HS phát hiện thêm lỗi và sửa lỗi.
-Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi.
-GV theo dõi, Kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
+ GV đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay.
+ Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
- Viết lại một đoạn văn trong bài làm:
+ Yêu cầu mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại.
+ Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại 
-HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.
-HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng để nhận ra chỗ sai, nguyên nhân, chữa lại. 
-HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.
-HS đổi bài soát lỗi.
-HS nghe.
-HS trao đổi, thảo luận.
-HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng.
-Một số HS trình bày.
3- Củng cố - dặn dò: GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài tốt. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2:Toán Vận tốc
I/ Mục tiêu:Có khái niệm ban đầu về vận tốc , đơn vị đo vận tốc .
-Biết tính vận tốc của một chuyển động đều .
- Bài tập cần làm BT1, BT2.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS làm vào bảng con BT 1 tiết trước.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Kiến thức:
a) Bài toán 1:
-GV nêu ví dụ.
+Muốn biết trung bình mỗi giờ ô tô đó đi được bao nhiêu km phải làm TN?
-GV: Ta nói vận tốc TB hay vận tốc của ô tô 42,5 km trên giờ, viết tắt là 42,5 km/ giờ.
-GV ghi bảng: Vận tốc của ô tô là:
 170 : 4 = 42,5 (km).
+Đơn vị vận tốc của bài toán này là gì?
-Nếu quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là v, thì v được tính như thế nào?
b) Ví dụ 2:
-GV nêu VD, hướng dẫn HS thực hiện.
-Cho HS thực hiện vào giấy nháp.
-Mời một HS lên bảng thực hiện. 
+Đơn vị vận tốcc trong bài này là gì?
-Cho HS nhắc lại cách tính vận tốc.
-HS giải: TB mỗi giờ ô tô đi được là:
 170 : 4 = 42,5 (km)
 Đáp số: 42,5 km
+Là km/giờ
+V được tính như sau: v = s : t
-HS thực hiện:
 Vận tốc chạy của người đó là:
 60 : 10 = 6 (m/giây)
+Đơn vị vận tốc trong bài là: m/giây
2.3-Luyện tập:
*Bài tập 1 (139): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào bảng con.
-GV nhận xét.
*Bài tập 2 (139): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào nháp.
-Cho HS đổi nháp, chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
 Bài giải:
 Vận tốc của xe máy là:
 105 : 3 = 35 (km/giờ)
 Đáp số: 35 km/giờ.
 *Bài giải:
 Vận tốc của máy bay là:
 1800 : 2,5 = 720 (km/giờ)
 Đáp số: 720 km/giờ.
.
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.
Buổi chiều
Tiết 6: Toán : Luyện tập vận tốc 
I:Mục tiêu : Cũng cố cho học sinh về tính vận tốc .
- Vận dụng các kiến thức đã học làm tốt một số bài tập có liên quan .
II: Các hoạt động dạy học :
1, bài cũ: kiểm tra vở bài tập của học sinh .
2. Bài mới :GTB 
A, Cũng cố kiến thức : Gọi một số em nhắc lại công thức tính vận tốc .
B.Luyện tập :
Bài tâp1: Một ô tô đi được quảng đường 120 km trong 2 giờ . Tính vận tốc của ô tô đó ?
- HS làm bài vào vở 1emlàm bài ở bảng GV nhận xét chữa bài .
Bài tập 2(HSKG): Một người đi bộ khởi hành lúc 7 giờ tại xã A và đến xã B lúc 8 giờ 45 phút . Biết quảng đường tứ A đến B dài 7 km . Hỏi người đó đi với vận tốc bằng bao nhiêu ?
- GV nêu câu hỏi gợi ý học sinh làm bài vào vở Gv nhận xét chữa bài .
Bài tập 3: Một xe máy đi từ 8 giờ 15 phút đến 10 giờ được 73,5 km . tính vận tốc của xe máy đó với đơn vị đo là km/ giờ .
- HS thảo luận theo cặp làm bài vào vở nháp một số em nêu kết quả bàitập GV nhận xét chữa bài .
3. Cũng cố dặn dò: Các em về nàh xem lại bài chuẩn bị bài sau .
Tiết 7:Luyện từ và câu: Luyện tập tổng hợp
I: Mục tiêu: Cũng cố cho học sinh các kiến thức đã học về “ vốn từ truyền thống” và “ thay thế từ ngữ để liên kết câu” , cách đặt câu .
-Vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt một số bài tập có liên quan.
II: Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh.
2. Bài mới: GTB
A. Cũng cố kiến thức: Gọi một số em nêu ghi nhớ về thay thế từ ngữ để liên kết câu.
B. luyện tập:
Bài tập1: Tìm những từ ngữ ( danh từ , động từ , tính từ hay các cụm từ ) có thể kết hợp với từ truyền thống :
M: Truyền thống lịch sử , bảo vệ truyền thống ,...
+ HS làm bài vào vở nháp một số em lên bảng chữa bài,GV nhận xét bổ sung.
Bài tập 2: Đặt câu với ba từ đã tìm được ở bài tập 2
-HS làm bài vào vở nháp,một số em nêu kết quả bài tập GV nhận xét chữa bài.
Bài tập3(HSKG): Tìm những từ ngữ chỉ tên cướp biển trong đoạn trích dưới đây:
Tên chúa tàu ấy cao lớn , vạm vỡ, da lưng sạm như gạch nung . Trên má hắn có một vết sẹo chém dọc xuống, trắng bệch .
Cơn tức giận của tên cướp thật giữ dội . Hắn đứng phắt dậy , rút soạt dao ra , lăm lăm chực đâm .
-HS làm bài vào vở 1 em làm bài ở bảng GV nhận xét chữa bài.
3: Cũng cố dặn dò: Các em về nhà xem lại bài chuẩn bị bài sau.
Tiết 8(BGPK)Tiếng việt: Luyện tập tổng hợp
I: Mục tiêu: Cũng cố cho học sinh các kiến thức đã học,tập làm văn, cảm thụ văn học , đặt câu .
-Vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt bài tập có liên quan .
II: Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh .
2. Bài mới : GTB
Bài tập 1: Đặt câu với mỗi từ sau và phân tích cấu tạo các câu đó .
 - truyền thống yêu nước , chăm lo , âu yếm , băn khoăn .
- HS làm bài vào vở GV gọi một số em nêu kết quả bài tập Gv nhận xét chữa bài.
Bài tâp2(HSKG) : Cho đoạn thơ:
 Tuổi thơ chở đầy cổ tích 
 Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
 Đưa con đi cùng đất nước
 Chòng chành nhịp võng ca dao 
 (Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương )
Tuổi thơ của con thật diệu kì và trong sáng bởi con được sống trong ăm ắp lời ru ngọt ngào của mẹ . Điều đó được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ trên .
HS thảo luận theo cặp làm bài vào vở , Một số em nêu kết quả bàitập GV nhận xét chữa bài .
Bài tập3: Dựa vào chuyện “Lập làng giữ biển” (SGK trang 36)em hãy viết đoạn đối thoạn giữ ôngNhụ và bố Nhụ .
- HS làm bài vào vở GV chấm nhận xét chữa bài .
3, Cũng cố dặn dò :các em về nhà xem lại bài chuẩn bị bài sau .
Sinh hoạt lớp: Đánh giá hoạt động trong tuần 26
 Nêu kế hoạch hoạt động tuần 27
I: Mục tiêu: Giáo viên giúp học sinh nắm được toàn bộ những diễn biến về hoạt động của lớp trong tuần .
- HS biết tìm ra nguyên nhân của các nhược điểm để có hướng phấn đấu cho tuần sau. 
- Nắm được kế hoạch hoạt động của tuần tới .
II: Các hoạt động dạy học: 
1.Giới thiệu bài: Để các em nắm được những ưu điểm và khuyết điểm trong tuần 26và biết được kế hoạch hoạt động của tuần 27 cô trò chúng ta sẽ đi vào tiết sinh hoạt lớp. 
2. Yêu cầu các tổ tự đánh giá kết quả hoạt động của tổ mình.
- Nêu tên các bạn tiêu biểu.
- Lớp trưởng đánh giá nhận xét về ưu điểm , tồn tại của lớp trong tuần qua .
- Nêu tên tổ xuất sắc trong tuần .
3 . Giáo viên chốt lại nhận xét ưu khuyết điểm của tuần qua
 ( Cuối tuần mới có nhận xét)
II- Kế hoạch tuần tới :- Khắc phục những tồn tại trong tuần đồng thời phát huy những mặt mạnh của tuần 26 .
- Thi đua học tập tốt (rèn kỹ năng đọc, viết , làm toán)
- Không nói tục, chửi bậy, giữ gìn sách vở sạch viết chữ đẹp.
- 100% HS đi học đầy đủ và đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ trước lúc đến lớp .
- Rèn đọc và viết đúng tốc độ.
- Tham gia giải toán qua mạng theo đúng thời gian , đồng thời giải một số bài văn hay toán khó. 
- Duy trì giờ dạy và học có hiệu quả , thăm lớp dự giờ để đúc rút kinh nghiệm.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch, đẹp. 
- Sinh hoạt 15 phút nghiêm túc , có ý thức chăm sóc bồn hoa cây cảnh.
- Thực hiện tốt về an toàn giao thông và kỷ năng sống .
- Tăng cường công tác bồi giỏi phụ kém , ra một số bài tập cho học sinh trong các ngày nghỉ . Động viên các em tham gia mô hình bán trú .
- Tham gia lạo động dọn vệ sinh khu vực đài tưởng niệm vào tiết 4 của chiều thứ hai .
- Ôn tập tốt chuẩn bị thi định kì lần 3 đạt kết quả cao .
- Hoàn tốt kế hoạch nhỏ thu gom giấy loại nạp cho đội vào chiều thứ sáu hàng tuần 

Tài liệu đính kèm:

  • docKe hoach bai day tuan 26.doc