Kế hoạch bài học lớp 5 - Trường Tiểu học “A” Đào Hữu Cảnh - Tuần 14

Kế hoạch bài học lớp 5 - Trường Tiểu học “A” Đào Hữu Cảnh - Tuần 14

A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )

-Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.

-Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đêm lại niềm vui cho người khác. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)

B .CHUẨN BỊ :

- Bảng phụ ghi những câu luyện đọc diễn cảm.

C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ

 

doc 41 trang Người đăng huong21 Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 5 - Trường Tiểu học “A” Đào Hữu Cảnh - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày  tháng  năm 20 
Tập đọc – tiết 27
- Tên bài dạy : CHUỖI NGỌC LAM
 	( chuẩn KTKN : 24 ; SGK: 134 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.
-Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đêm lại niềm vui cho người khác. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
B .CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ ghi những câu luyện đọc diễn cảm.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1)Bài cũ :	
-Đọc lại bài Trồng rừng ngập nặm và trả lời câu hỏi
2)Bài mới :
a)Giới thiệu bài : chuỗi ngọc lam
 b.Hướng dẫn HS tìm hiểu bài và đọc diễn cảm theo từng đoạn của bài.
- * Đoạn 1 : (cuộc đối thoại giữa Pi-e và cô bé)
Chia làm 3 đoạn nhỏ. 
+ Đoạn a: từ đầu  gói lại cho cháu 
+ Đoạn b: Tiếp theo . Đừng đánh rơi nhé !
+ Đoạn c: còn lại 
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Nhận xét
- Lần lượt cho HS đọc câu hỏi 1, 2 rồi mời 1 HS khác trả lời.
- Đọc thầm lại bài và trả lời câu hỏi
- Đánh dấu trong SGK.
Lần lượt học sinh nối tiếp đọc từng khổ (lượt 1 HS TB, yếu.Đọc xong kết hợp luyện đọc từ khó; lượt 2 HS khá giỏi, đọc xong kết hợp giải nghĩa từ)
- Luyện đọc theo cặp.
- 1,2 cặp đọc trước lớp.
- Lần lượt đọc và trả lời câu hỏi 1, 2
Tìm hiểu bài :
+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai ?
+ Cô có đủ tiền mua chuỗi ngọc không ?
+ Chi tiết nào cho biết điều đó ?
+ Chị của cô bé tìm gặp Pi-e đề làm gì ?
+ Vì sao Pi-e nói rằngem bé đã trả giá rất cao để mua chuổi ngọc ?
+ Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này ?
+ Tặng chi nhân ngày lễ nô- en . Đó là chi đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất.
+ Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc
+ Cô bé mở khăn tay, đổ trên bàn một nắm xu và nói đó là tiền mà cô đã đập con heo đất, Chú Pi-e trầm ngâm nhìn cô, lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền.
+ Để hỏi cô bé có đúng là mua chuỗi ngọc ở tiệm Pi-e không. Chuổi ngọc có phải thật không. Cô bé mua có đủ tiền không.
+ Vì cô bé đã mua tất cả số tiền con heo mà cô dành dụm.
+ Đều là người tốt, nhân hậu, biết sống vì nhau, biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhau
 c. Đọc diễn cảm: 
- GV đọc diễn cảm đoạn 2 rồi hướng dẫn HS đọc.
- Nghe và luyện đọc diễn cảm đoạn 2
- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn.
-GV nhận xét tuyên dương.
- 2 HS thi đọc diễn cảm.
-Học sinh nhận xét 
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Về nhà xem lại bài tập trả lời lại các câu hỏi ở cuối bài.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Tập đọc - Tiết: 28
- Tên bài dạy : HẠT GẠO LÀNG TA
 	( chuẩn KTKN : 25; SGK: 139)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
-Hiểu nội dung, ý nghĩa: Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 2,3 khổ thơ).
B .CHUẨN BỊ :
- 	Bảng phụ ghi những câu luyện đọc diễn cảm 
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Bài cũ :
- Học sinh học lần lượt đọc từng đoạn của bài: Chuỗi ngọc lam và trà lời câu hỏi sgk
2)Bài mới :
a)Giới thiệu bài :Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa.	
 a.Luyện đọc 
- Goi 1 HS đọc cả bài.
-1Học sinh đọc cả bài,lớp theo dõi.
 - Hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ. Kết hợp giải nghĩa từ.
- Giáo viên nhận xét cách đọc, sửa sai cho HS 
- Lần lượt học sinh nối tiếp đọc từng khổ( lượt 1 HS TB, yếu.Đọc xong kết hợp luyện đọc từ khó; lượt 2 HS khá giỏi, đọc xong kết hợp giải nghĩa từ)
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV nhận xét.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1,2 cặp đọc trước lớp.
- Theo dõi
*Tìm hiểu bài :
+ Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?
+ Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?	
+ Tuổi thơ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?
+ Vì sao tác giả gọi hạt gạo là hạt vàng ?	
+ Hạt gạo được làm ra từ vị phù sa, hương sen thơm, công lao của cha mẹ và lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay
+ Giọt mồ hôi sa, trưa tháng sáu, nước như ai nấu, chết cả cá cờ, cuangoi lên bờ, mẹ em xuống cấy.
+ Chống hạn vục mẻ miệng gàu, bắt sâu lúa cao rát mặt, gánh phân quang trành quýet đất.
+ Vì hạt gạo rất quý. Hạt gạo được làm nên từ đất, nước, từ mồ hôi, công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi. Hạt gạo góp phần vào chiến thắng của cả dân tộc.
 c. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng:
- Y/c HS đọc nối tiếp lại từng khổ thơ, GV hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc đúng. (HS khá giỏi).
- GV đọc diễn cảm khổ thơ cuối rồi hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ thơ này.
- HS đọc diễn cảm nối tiếp.
- Nghe và luyện đọc diễn cảm khổ cuối.
- Cho HS thi đọc diễn cảm khổ cuối.
-GV nhận xét tuyên dương.
-Y/c HS nhẫm HTL 2 khổ thơ cuối. Khuyến khích HS khá giỏi học thuộc cả bài thơ.
- Nhận xét, tuyên dương
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
-Học sinh nhận xét 
- Nhẫm HTL. 
- Xung phong đọc thuộc lòng 
- Nhận xét.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Về nhà học bài , xem trước bài tiếp theo.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày..... tháng ..... năm 20....
Chính tả - Tiết 14
- Tên bài dạy : Nghe-viết: CHUỖI NGỌC LAM
 	( chuẩn KTKN : 24; SGK:136)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Nghe – viết đúng bài CT; không nắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
-Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu tin theo yêu cầu của BT3; làm được BT(2)a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.	 
B .CHUẨN BỊ :
- 	Bảng phụ viết nội dung BT2. 
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hỗ trợ đặc biệt
1)Bài cũ 
. Sương giá / xương sống, 
siêu nhân / xiêu vẹo.
. Làm việc / Việt Bắc, 
lần lượt / sơ lược.	
2) Bài mới :
a)Hướng dẫn học sinh viết chính tả
- Giáo viên đọc lại đoạn cần viết chính tả.
+ Tại sao cô bé đổ tiền từ con lợn đất ra bàn, Pi- e lại trầm ngâm nhìn cô bé.
+ Cái nhìn thể hiện sự chia sẻ, chứng tỏ Pi- e là người nhân hậu.
- Giáo viên đọc bài chính tả.
- Giáo viên chấm một số tập học sinh đến lượt 
- Học sinh viết bài chính tả vào vở.
- Học sinh đổi tập cho nhau bắt lỗi.
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
* Bài tập 2 :	
Bức tranh / quả chanh.
Trưng bày / bánh chưng.
Trúng số / chúng tôi.
Trèo cây / chèo thuyền. 
Tranh ảnh/ chanh chua ; 
 Đặc trưng / chưng mắm ; trúng đạn / chúng ta ; 
leo trèo / chèo đò.
c) Bài tập 3 :
. Đảo, hào ,dạo, trọng, tàu, vào, 
trước, trường, vào, chở, trả.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Về nhà xem lại bài và làm bài tập 2b .
- Nhận xét tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày..... tháng ..... năm 20....
Luyện từ và câu - Tiết 27
- Tên bài dạy : ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
 	( chuẩn KTKN : 25; SGK:137)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn ở BT1; nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học (BT2); tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu của BT3; thực hiện được yêu cầu của BT4 (a,b,c).
- HS khá, giỏi làm được toàn bộ BT4.
B .CHUẨN BỊ :
- Bảng nhóm để HS làm BT.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hỗ trợ đặc biệt
1) Bài cũ :
Những học sinh tiếp thu bài chậm lên bảng đặt câu hỏi với cặp từ chỉ quan hệ :
. Nếu ..thì.
. Càng..càng.
2) Bài mới : ôn tập về từ loại.
a) Bài tập 1 : Nhóm đôi
+ Thế nào là danh từ riêng ?	
+ Thế nào là danh từ chung ?
(mỗi em chỉ tìm 3 danh từ chung mà thôi, nếu tìm được nhiều thì càng tốt)
- HS đọc lại yêu cầu của đề bài.
+ Là tên riêng của một sự vật.
+ Là tên chung của một loại sự vật.
mỗi em chỉ tìm 3 danh từ 
chung mà thôi, nếu tìm được nhiều 
thì càng tốt
. Danh từ riêng : Nguyên.
. Danh từ chung : Giọng, chị, gái, hàng, nước mắt, Vệt, má, chị tay, má, mặt, phía, ánh đèn, màu, tiếng, đàn, tiếng, hát, mùa xuân, năm. 
Nhắc nhở từng nhóm: bạn học yếu tìm trước
b) Bài tập 2 : Cá nhân .
+ Nêu qui tắc viết hoa danh từ riêng đã học.
+ Khi viết tên người , tên địa lí 
Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng.Tên người hay tên địa lí nước ngoài khi viết thì viết hoa chữ cái đầu của tiếng đầu tiên và gạch nối giữa các tiếng với nhau
- GV gọi những học sinh học yếu nêu trước cho các bạn trong lớp nhận xét và bổ sung ý kiến.
c) Bài tập 3 :Thảo luận 
nhóm 6.
+ Thế nào là đại từ xưng hô ?
- Học sinh đọc lại yêu cầu của đề bài.
+ Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp.
-Các đại từ xưng hô trong đoạn văn ở bài tập 1 là : chị, em, tôi, chúng tôi.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Về nhà làm bài tập số 4 và xem lại bài.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : Thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Luyện từ và câu-Tiết 28
- Tên bài dạy : ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
 	( chuẩn KTKN : 25; SGK:142)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu của BT1.
-Dựa vào ý khổ thơ hai trong bài Hạt gạo làng ta, viết được đoạn văn theo yêu cầu (BT2). 
B .CHUẨN BỊ :
- Bảng nhóm để HS làm BT.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hỗ trợ đặc biệt.
1) Bài cũ :
đặt câu có sử dụng cặp từ chỉ quan
2) Bài mới :ôn tập về từ loại.
a) Bài tập 1 :
+ Thế nào là động từ ?
+ Thế nào là tính từ ?	
+ Thế nào là quan hệ từ ?	
từ ngữ với các câu ấy.
+ Là những từ chỉ hoạt động trạng thái của người và vật.
+ Là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái
+ Là từ nối các từ ngữ hoặc 
các câu với nhau, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các
- GV đặt câu hỏi cho những học sinh 
học yếu trả lời
- Giáo viên đặt câu hỏi cho những học sinh học yếu trả lời- Các nhóm thảo luận và ghi vào phiếu học tập.
 Động từ
 Tính từ 
 Quan hệ từ 
Trả lời, nhìn, vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón , bỏ.
 Xa, vời vợi, lớn. 
 Qua, ở, với. 
b) Bài tập 2 :
- Giáo viên hướng dẫn 
+ Trưa tháng sáu thời tiết như thế nào ?	
+ Thời tiết đó có ảnh hưởng gì đến sự việc xung quanh ?
+ Trong thời tiết khắc nghiệt đó 
nhưng mẹ vẫn làm gì ?
+Hình dáng của người mẹ đi cấy lúa như thế nào
+ Hình ảnh của người mẹ vất vả vì nắng như thế nào ?	
- Học sinh đọc lại đề bài.
- Học sinh đọc lại khổ thơ thứ 2 
trong bài Hạt gạo làng ta.
+ Thời tiết rất khắc nghiệt.
+ Nước như ai nấu, chết cả cá cờ, 
cua ngoi lên bờ.
+ Mẹ vẫn đi cấy lúa.
+ Chân lội bùn, lưng khom cuối 
xuống, tay đưa nhanh thoăn thoắt.
+ Khuôn mặt đỏ bừng vì nóng, mồ hôi đầm đìa.
-  ... iếu học tập.
 - Một vài viên gạch, ngói khô và chậu nước.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1) Bài cũ : 
+ Nêu tính chất của đá vôi.
+ Trong thực tế đá vôi được dùng để 
làm gì ?
+ Đá vôi không cứng lắm, dưới tác dụng của a- xít thì đá vôi sủi bọt.
+ Được dùng để xây nhà, lát đường, nung vôi, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết
2) Bài mới : Gốm xây dựng: gạch, ngói
a) Hoạt động 1 :Thảo luận nhóm đôi
*Mục tiêu :-Giúp hs kể tên một số đồ gốm; Phân biệt được gạch ngói với các loại đồ sành sứ.
* Cách tiến hành :+ Kể tên một số đồ gốm mà em biết .
+ Gạch ngói khác đồ sành sứ như thế 
nào ?
+ Gạch, ngói, nồi đất, siêu đất, lò đất
+ Gạch ngói được làm từ đất sét nung ở 
nhiệt độ cao và không tráng men.Còn sành sứ là đồ gốm làm bằng đất sét trắng được tráng men.
b) Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm đôi.
* Mục tiêu : Nêu được công dụng của gạch ngói.
* Cách tiến hành :
- Học sinh đọc mục quan sát và trả lời ở sgk
trang 56, 57.
- Cá nhân trình bày kết quả thảo luận :
. Hình 1 dùng để xây tường.
. Hình 2a dùng để lát sân hoặc vĩa hè.
. Hình 2b dùng để lát sân, sàn nhà.
. Hình 2c dùng để ốp tường.
. Hình 4a dùng để lợp mái nhà hình 6.
. Hình 4c dùng để lợp nhà ở hình 5.
c) Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm 6
* Mục tiêu :phát hiện t/chất của gạch, ngói.
* Cách tiến hành :
- GV hướng dẫn cách thực hiện :
 Quan sát viên gạch khi chưa thả vào chậu 
nước và quan sát viên gạch khi thả vào chậu nước và nhắc nhở học sinh nên thực hiện nghiêm túc tránh làm vở gạch hoặc ngói đứt tay, bị ước áo.
+ Viên gạch khi chưa thả vào nước nhận thấy có nhiều lỗ nhỏ li ti.
+ Khi thả viên gạch vào nước nhận thấy có 
 nhiều bọt nhỏ từ viên gạch nổi lên vì nước tràn vào những lỗ nhỏ li ti và đẩy không khí trong đó ra tạo thành bọt khí. 
+ Điều gì đã xảy ra nếu ta đánh rơi 
viên gạch ?	
+ Qua bài em hãy nêu tính chất của 
gạch, ngói.
+ Khi bị rớt từ trên cao xuống viên gạch sẽ bị vở.
+ Gạch, ngói thường xốp, có những lỗ nhỏ li 
ti chứa không khí và dẽ vở.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Giáo viên nhận xét tiết học.	
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày .... tháng ..... năm 20 ...
Khoa học - Tiết 28
- Tên bài dạy : XI - MĂNG
 	( chuẩn KTKN : 90; SGK:58)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Nhận biết một số tính chất của xi măng.
- Nêu được một số cách bảo quản xi măng.
- Quan sát, nhận biết xi măng.
B .CHUẨN BỊ :
- Tranh trong SGK.
 - Phiếu học tập.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1) Bài cũ :
+ Hãy kể tên một số loại đồ gốm xây dựng mà em biết ?	
+Nêu tác dụng của một số đồ gốm xâydựng.	
+ Gạch, ngói.
+ Xây tường, ốp sân, lộp nhà
2) Bài mới :xi măng .
a) Hoạt động 1 
Thảo luận nhóm 
* Cách tiến hành :
+ Xi măng thường được dùng để làm:trộn vữa ( hồ ) xây nhà.
- Học sinh đọc lại hai câu hỏi ở trang 58.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi
trình bày ý kiến.
+ Một số nhà máy xi măng mà em biết đó làNhà máy xi măng Hà Tiên, Nghi Sơn, Hoàng Thạch, .
b) Hoạt động 2 :Thảo luận nhóm 6.
* Cách tiến hành :
+ Xi măng có tính chất gì ?	
+ Tại sao cần bảo quản xi măng nơi khô ráo , thoáng mát.	
+ Nêu tính chất của vữa xi măng.	
+ Tại sao vữa xi măng trôn là phải dùng ngay không để lâu ?	
+ Kể tên các vật liệu tạo thành bê tông và bê tông cốt thép.	
- Các nhóm thảo luận
+ Xi măng có màu xám xanh, không tan khi bị trôn một ít nước, khi khô kết thành tảng cứng như đá.
+ Vì nếu để nơi ẩm hay ướt nước thì xi măng sẽ kết thành tảng cứng như đákhông dùng được nữa.
+ Khi trôn vữa xi măng dẻo, khi khô vữa xi măng trở nên cứng, không tan, không tấm nước.
+Vì nếu không dùng ngay thì sẽ bị khôcứng
+ Trộn đều xi măng, cát, sỏi với nước rồi đổ vào khuôn có cốt thép.
- Giáo viên tóm lại :Xi măng được dùng để sản xuất ra vữa xi măng, bê tông và bê tông cốt thép.Dùng để xây các công trìng từ đơn giản đến phức tạp
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- GV tóm lại :Xi măng được dùng để sản xuất ra vữa xi măng, bê tông và bê tông cốt thép.Dùng để xây các công trìng từ đơn giản đến phức tạp
- Qua bài này các em đã biết cách trộn vữa trong xay cất, biết cách tránh không cho vữa bị khô , bị cứng không dùng được
- Về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị một vật bằng thuỷ tinh.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ . ngày....... tháng ..... năm 20....
Địa lí - Tiết 14
- Tên bài dạy : GIAO THÔNG VẬN TẢI
 	( chuẩn KTKN : 116 ; SGK: 96)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông ở nước ta:
+ Nhiều loại đường và phương tiện giao thông.
+Tuyến đường sắt Bắc – Nam và quốc lộ 1A là tuyến đường sắt và đường bộ dài nhất của nước ta.
- Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt Thống nhất, quốc lộ 1A.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải.
Hs khá, giỏi:
+ Nêu được một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta: tỏa khắp nước; tuyến đường chính chạy theo hướng Bắc – Nam.
+ Giải thích tại sao nhiều tuyến giao thông chính của nước ta chạy theo chiều Bắc – Nam: do hình dáng đất nước theo hướng Bắc – Nam.
B .CHUẨN BỊ :
- Một số tranh ảnh về đường và phương tiện giao thông
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1) Bài cũ : Công nghiệp (tt)	
2) Bài mới :Giao thông vân tải.
* Hoạt động 1 :thảo luận nhóm đôi
Các em thảo luận theo câu hỏi ở sgk trong thời gian là 3 phút.
+ Hãy kể tên loại hình giao thông vận tải trên đất nước ta mà em biết .
+ Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng trong việc chuyển hàng hoá.
- Học sinh đọc lại mục 1 ở sgk trang 96.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
+ Đường ô tô, đường sắt, đường thuỷ, đường
 biển và đường hàng không.
+ Đường ô tô là quan trọng nhất.
* Hoạt động 2 :Thảo luận nhóm 6.
- Giáo viên ghi : Phân bố một số loại 
hình giao thông.
- Giáo viên : Các em sẽ thảo luận nhóm 
đôi theo câu hỏi ở sgk trong thời gian 5 phút.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại và tuyên 
dương nhóm trình bày đúng.
- Giáo viên tóm lại ý : Nước ta có 
nhiều loại hình giao thông vận tải. Đường sắt Bắc – Nam và quốc lộ 1A là hai tuyến đường sắt và đường bộ dài nhất của đất nước.
- Học sinh đọc thông tin ở sgk.
- Học sinh đọc lại chú giải ở lược đồ.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm lên chỉ vào lược đồ 
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Học sinh đọc lại tóm tắt bài ở sgk.
+ Đường sắt ?	+ Xe lửa ( tàu hoả )
- Qua bài này các em đã biết một số loại đường và một số loại phương tiện giao thông lưu thông. Ngoài ra thầy còn giới thiệu với các em một con đường huyền thoại đã đi vào lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, hiện nay đã góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội đó là đường Hồ Chí Minh.
- Về nhà xem lại bài và nhận xét tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Kĩ thuật - Tiết 14
- Tên bài dạy : CẮT, KHÂU, THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN
THÊU DẤU NHÂN
 	( chuẩn KTKN : ; SGK: )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Học sinh cần phải biêt cách thêu dấu nhân.
- Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật,đúng qui trình.
- Yêu thích tự hào với sản phẩm làm được.
B .CHUẨN BỊ :
- 	Hộp dụng cụ cắt, khâu, thêu. 
 C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1)Bài cũ:
2)Bài mới :
- Tiết kĩ thuật hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em tiếp tục thêu dấu nhân
a)Hoạt động 3: Học sinh thực hành.
- Giáo viên nhận xét lại và hệ thống 
cách thêu dấu nhân.
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của 
học sinh.
- Giáo viên qui định thời gian thực hành.
- Giáo viên theo dõi nhằm giúp đỡ 
những em thực hành yếu.
- Học sinh nhắc lại cách thêu dấu nhân.
- Lớp bổ sung thêm nếu bạn nêu thiếu.
- Học sinh thực hiện thao tác thêu hai mũi 
 thêu dấu nhân.
- Học sinh thực hành theo nhóm.
b) Hoạt động 4 :Đánh giá sản phẩm.
- Giáo viên chọn một số sản phẩm họcsinh làm xong.
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương 
những học sinh thực hành đẹp
- Học sinh đọc lại cách đáng giá sản phẩm.
- Cử học sinh lên đánh giá sản phẩm.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Về nhà tiếp tục hoàn thành sản phẩm.
- Giáo viên nhận xét tiết học và tuyên dương những em nghiêm túc trong giờ học.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Mĩ thuật - Tiết 14
Tên bài dạy : VTT: TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT 
 	( chuẩn KTKN : 137 ; SGK: 40 )
A . MỤC TIÊU: 
- Hiểu cách trang trí đường diềm ở đồ vật.
- Biết cách vẽ đường diềm vào đồ vật.
- Vẽ được đường diềm vào đồ vật.
* HS khá giỏi :chọn và sắp xếp được họa tiết đường diềm cân đối phù hợp với đồ vật, tô màu đều, rõ hình trang trí.
B . CHUẨN BỊ: 
- 	Một số đồ vật có đường diềm + Dụng cụ học vẽ.
C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 . Bài cũ: 
- Kiểm tra dụng cụ học tập. Bài nặn của những HS chưa hoàn thành ở tiết trước.
* Nhận xét, đánh giá.
- Trình bày dụng cụ học tập và sản phẩm của mình.
2 . Bài mới:
 a.GTB:VTT: trang trí đường diềm ở đồ vật.
- Nghe giới thiệu
	b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét.
- GV cho HS quan sát đồ vật có đường diềm và trả lời câu hỏi.
 +Đường diềm được dùng trang trí cho đồ vật nào?
 + khi được trang trí bằng đường diềm thì các đồ vật như thế nào?
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Tà áo, túi xách, xung quanh miện bát, dĩa
+ Các đồ vật đẹp thêm.
 + Có thể dùng họa tiết nào để trang trí?
+ Khi vẽ đường diềm thì các họa tiết được vẽ như thế nào?
 + Họa tiết hoa, lá, chim, thú.
+ Các họa tiết giống nhau vẽ cách đều nhau, bằng nhau và tô màu giống nhau.
* Hoạt động 2:cách vẽ
 -GV hướng dẫn cách vẽ 
+Tìm vị trí phù hợp trên đồ vật để vẽ đường diềm vào sao cho kích thước đường diềm phù hợp kích thước của đồ vật.
+ Chia khoảng cách và vẽ họa tiết.
+ Vẽ phát hình họa tiết.
+ Vẽ chi tiết.
+ Vẽ màu.
* Hoạt động 3: thực hành
- Hướng dẫn HS tìm họa tiết, khuôn khổ phù hơp với tờ giấy.
- Yêu cầu HS thực hành trên giấy vẽ
- Theo dõi giúp đỡ HS.
Lưu ý : HS vẽ màu đều gọn, không nên dùng quá nhiều màu, chọn họa tiết đơn giản để có thể hoàn thành bài tại lớp.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Yêu cầu trình bày sản phẩm.
- GV nhận xét chung, đánh giá.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách trang trí đường diềm vào đồ vật
- Nhận xét, tuyên dương.
- Dặn HS chuẩn bị dụng cụ cho bài sau: “ Vẽ tranh: Đề tài Quân đội”
- Nhận xét tiết học
- Đọc nội dung SGK, Quan sát tranh SGK
-Chú ý theo dõi
- HS thực hành vẽ
- HS vẽ song treo bài lên bảng.
- Nhận xét.
- Nghe.
- HS nhắc lại.
- Nhận xét
Contents

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan lop 5 tuan 14.doc