Kế hoạch bài học lớp 5 - Trường Tiểu học “A” Đào Hữu Cảnh - Tuần 9

Kế hoạch bài học lớp 5 - Trường Tiểu học “A” Đào Hữu Cảnh - Tuần 9

A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )

 - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết , ngắt nghỉ hơi đúng chỗ . Biết đọc diễn cảm bài văn phân biệt giọng người dẫn chuyện và lời nhân vật .

- Hiểu vấn đề cần tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận : Người lao động là đáng quý nhất . (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

 B .CHUẨN BỊ :

- Thầy:Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê để học sinh luyện đọc.

C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

 

doc 41 trang Người đăng huong21 Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 5 - Trường Tiểu học “A” Đào Hữu Cảnh - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày  tháng  năm 20 
Tập đọc – tiết 17
- Tên bài dạy : CÁI GÌ QUÝ NHẤT
 	( chuẩn KTKN : 17 ; SGK: 85 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
	- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết , ngắt nghỉ hơi đúng chỗ . Biết đọc diễn cảm bài văn phân biệt giọng người dẫn chuyện và lời nhân vật .
- Hiểu vấn đề cần tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận : Người lao động là đáng quý nhất . (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
	 B .CHUẨN BỊ :
- 	Thầy:Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê để học sinh luyện đọc. 
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1)Bài cũ : bài Trước cổng trời 
Đọc và trả lời câu hỏi sgk
2)Bài mới :
a)Giới thiệu bài: Cái gì quý nhất 
* Luyện đọc :
- Gọi 1 HS khá giỏi đọc cả bài.
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK và nêu nội dung tranh.
- 1 HS đọc, lớp dò theo
- Quan sát và nêu nội dung tranh.
- Chia đoạn: 3 đoạn
 +Đoạn 1 : Một hôm ... sống được không ?
+Đoạn 2 : Quý, Nam  phân giải.
+Đoạn 3 : Phần còn lại.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn , kết hợp luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ.
- Chia đoạn và đánh dấu trong SGK
- Lần lượt học sinh đọc nối tiếp đọc từng đoạn ( lượt 1 HS TB, yếu.Đọc xong kết hợp luyện đọc từ khó; lượt 2 HS khá giỏi, đọc xong kết hợp giải nghĩa từ)
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Nhận xét chung.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
 b.Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài để trả lời câu hỏi trong SGK.
- Lần lượt từng câu hỏi GV gọi 1 HS đọc rồi mời 1 HS khác trả lời.
- Nhận xét chung, chốt lại
- Luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 cặp đọc trước lớp.
- Nghe.
- Đọc thầm lại bài và trả lời câu hỏi
- Lần lượt đọc và trả lời từng câu hỏi trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung
*Tìm hiểu bài :
+ Theo Hùng, Quý, Nam cái quý 
nhất trên đời là gì ?	
+ Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào 
để bảo vễ ý kiến của mình ?	
+ Vì sao thầy giáo cho rằng người 
lao động mới là quý nhất ?	
+ Chọn tên khác cho bài và nêu lí 
do vì sao chọn tên đó ?	 
+ Lúa gạo, vàng và thì giờ.
+ Hùng : Lúa nuôi sống con người
Quý: Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
Nam :Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo , vàng bạc.
+ Vì người lao động biết dùng thì giờ để làm ra lúa gạo và vàng bạc.
+ cuộc trang luận thú vị, ai có lí ?, người lao động là đáng quý nhất
* Đọc diễn cảm :
- Giáo viên đọc diễn cảm bài và hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc đúng. 
-Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3.(nhóm 4)
- Theo dõi.
- Luyện đọc diễn cảm trong nhóm .
- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 3.
-GV nhận xét tuyên dương.
* Đối với HS yếu: khuyến khích các em đọc trơn được một đoạn của bài.
- Đại diện 3 nhóm thi đọc diễn cảm.
-Học sinh nhận xét 
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
	- Nội dung: Người lao động là đáng quý nhất 
	- Nhận xét tiết học.	
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Tập đọc - Tiết: 18
- Tên bài dạy : ĐẤT CÀ MAU
 	( chuẩn KTKN : 18 ; SGK: 89 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Biết đọc diễn cảm bài văn , biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả , gợi cảm .
-Hiểu nội dung : Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của con người Cà Mau .(Trả lời được các câu hỏi SGK)	 
B .CHUẨN BỊ :
- 	Thầy:Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê để học sinh luyện đọc. 
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1)Bài cũ : bài: Cái gì quý nhất và trả lời câu hỏi
2)Bài mới :
a)Giới thiệu bài : Đất Cà Mau 
* Luyện đọc :
- Gọi 1 HS khá giỏi đọc cả bài.
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK và nêu nội dung tranh.
- 1 HS đọc, lớp dò theo
- Quan sát và nêu nội dung tranh.
- Chia đoạn: 3 đoạn
 + Đoạn 1: Từ đầu  nổi cơn dông
 + Đoạn 2: Cà Mau đất xốp . Cây đước
 + Đoạn 3: Còn lại 
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn , kết hợp luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ.
- Chia đoạn và đánh dấu trong SGK
- Lần lượt học sinh đọc nối tiếp đọc từng đoạn ( lượt 1 HS TB, yếu.Đọc xong kết hợp luyện đọc từ khó; lượt 2 HS khá giỏi, đọc xong kết hợp giải nghĩa từ)
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Nhận xét chung.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 cặp đọc trước lớp.
- Nghe.
*Tìm hiểu bài :
+ Mưa ở Cà Mau có gì khác thường 
+ Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao ?	
+ Người Cà Mau dựng nhà như thế nào ?	
+ Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào ?	
+ Đặt tên cho từng đoạn của bài 
văn ?	
+ Cà Mau là đất mưa dông,sáng nắng chiều mưa, rất đột ngột, dữ dội nhưng chóng tạnh.
+ Mọc thành chòm, thành rặng; rễ dài cắm sâu vào lòng đất chóng chọi được với thời tiết khắc nghiệt.
+ Nhà cửa dựng dọc bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì, từ nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.
+ Thông minh , giàu nghị lực, thượng võ, thích kể và thích nghe những chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người.
* Đoạn 1 :Mưa ở Cà Mau.
* Đoạn 2 :Cây cối và nhà của ở Cà Mau.
* Đoạn 3 :Tính cách người Cà Mau, người Cà Mau kiên cường.
* Đọc diễn cảm : đoạn 3.
- Giáo viên đọc diễn cảm bài và hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc đúng. 
-Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3.(nhóm 4)
- Theo dõi.
- Luyện đọc diễn cảm trong nhóm .
- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 3.
-GV nhận xét tuyên dương.
* Đối với HS yếu: khuyến khích các em đọc trơn được một đoạn của bài.
- Đại diện 3 nhóm thi đọc diễn cảm.
-Học sinh nhận xét 
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
	- Nội dụng: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của con người Cà Mau.
	- Nhận xét tiết học.	
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày..... tháng ..... năm 20....
Chính tả - Tiết 9
- Tên bài dạy : Nhớ – viết: TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐA
 	( chuẩn KTKN : 17 ; SGK: 86 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
	- Nghe – viết đúng bài CT ; không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng khổ thơ , dòng thơ theo thể thơ tự do .
- Làm được BT(2) a/b hoặc BT(3) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn .
	 B .CHUẨN BỊ :
- 	Bảng phụ để HS làm BT. 
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1)Bài cũ : viết lại các tiếng: Khuyên,thuyết, khuyết, chuyên
2) Bài mới :
a)Hướng dẫn học sinh viết chính tả.
-Vài hs yếu đọc thuộc lại bài thơ .Nếu hs không thuộc hết bài thì 
khuyến khích các em thuộc đến đâu đọc đến đó.
Từ khó trong bài thơ:Ba-la-lai-ca, dẻ, ngẫm nghĩ, lấp loáng,
- Cả lớp đọc thầm lại bài thơ một lần.
- Lớp đọc lại từ khó đó.
- Cá nhân đọc lại các từ khó ở bảng lớp
- Học sinh nhớ viết bài thơ vào vở.
- Giáo viên chấm một số tập học sinh đến lượt và nhận xét về bài viết củahọc sinh..
- Học sinh đổi tập cho nhau bắt lỗi.
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập
 chính tả.
* Bài tập 2 :	 
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Có thể thêm từ khác như :
 con la/quả na , tiền lẻ/ nẻ mặt , lo nghĩ/ no nê , lở loét/nở hoa.
- Học sinh đọc lại yêu cầu của đề bài.
- Học sinh thảo luận nhóm thời gian 5 phút
- Đại diện nhóm trình bày kết quả:
La hét/nết na , lẻ loi/nứt nẻ ,
lo lắng/no ấm , lở loét/nở nang.
c) Bài tập 3 :
. Các từ láy âm đầu l :la liệt, la lối, lạ lùng
. Các từ láy âm cuối ng : lang thang, loáng thoáng, 
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Về nhà xem lại bài và nhận xét tiết họ
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày..... tháng ..... năm 20....
Luyện từ và câu - Tiết 17
- Tên bài dạy : MRVT: THIÊN NHIÊN
 	( chuẩn KTKN : 18 ; SGK: 87 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Tìm được các từ ngữ thể hiện sự so sánh , nhân hóa trong mẫu chuyện Bầu trời mùa thu (BT1 , BT2) .
- Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương , biết dùng từ ngữ so sánh , nhân hóa khi miêu tả. 
	 B .CHUẨN BỊ :
- 	Bảng nhóm để HS làm BT. 
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1)Bài cũ :
+ Thế nào là từ nhiều nghĩa?	
+ Các nghĩa ấy như thế nào với nhau ?	
+ Là từ có một nghỉa gốc và một hay nhiều nghĩa chuyển.
+ Các nghĩa ấy bao giờ cũng có mối quan hệ với nhau.
2) Bài mới : Mở rộng vốn từ thiên nhiên.
a) Bài tập 1 :
- Học sinh đọc lại đề bài.thảo luận nhóm đôi trình bày ý kiến :Dòng b 
Tất cả những gì không do con người tạo ra.
b) Bài tập 2:	
- Học sinh đọc lại đề bài.
-Lên bảng viết các từ mình tìm trong câu.
. Câu a : thác, ghềnh.
. Câu b : gió, bão.
. Câu c : Nước, đá.
. Câu d : Khoai, mạ.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
c) Bài tập 3 :	
Giáo viên hướng dẫn cách thực hiện
- Học sinh đọc lại đề bài.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm lên bảng viết câu mà nhóm mình đặt.
. Câu a: Mênh mônh – Cánh đồng Vĩnh 
 Trường ruộng lúa mênh mông.
. Câu b : Vời vợi- Bầu trời cao vời vợi.
. Câu c : Chót vót – Ngọn cây sao cao chót vót.
. Câu d : Thăm thẳm- vực núi sâu thăm 
 thẳm.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Về nhà làm bài tập số 4.Cách thực hiện tương tự như bài tập 3.
- Chuẩn bị bài tiếp theo :Luyện tập về từ nhiều nghĩa.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : Thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Luyện từ và câu-Tiết 18
- Tên bài dạy : ĐẠI TỪ
 	( chuẩn KTKN : 18 ; SGK: 92 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Hiểu Đại từ là từ dùng để xưng hô hay thay thế danh từ , động từ , tính từ (hoặc cụm danh từ , cụm động từ , cụm tính từ ) trong câu để khỏi lặp (ND ghi nhớ) .
- Nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế (BT1,BT2); bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần .
*Tích hợp HT và LT tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
	- Giáo dục tình cảm yêu kính Bác
	 B .CHUẨN BỊ :
- 	Bảng nhóm. Bảng phụ viết sẳn ghi nhớ.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1)Bài cũ :
- Học sinh yếu đọc lại đoạn văn tả cảnh đẹp 
ở quê hương em hoặc nơi em ở.
2) Bài mới :
a)Nhận xét :
* Bài tập 1 
- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
+ Những từ nào là từ in đậm ?	
+ Những từ in đậm đó chỉ ai ?	
+ Những từ in đậm đó được dùng 
để làm gì ?	
+ Từ tớ và từ cậu đang chỉ ai ?	 
+ Từ nó dùng để thay thế cho từ 
nào ?
Những từ in đậm trên được gọi là đại từ
- Học sinh yếu đọc lại đề bài
+ Tớ, cậu, nó.
+ Con người và con chim.
+ Những từ đó dùng để xưng hô.
+ Từ tớ chỉ người đang nói và từ
cậu chỉ người đang nghe.
+ Từ nó dùng để thay thế cho từ 
chích bông.
* Bài tập 2 :
- Lớp nhận xét và bổ sung ý kiến
+ Cách dùng từ ở bài tập 2 có gì 
giống cách dùng từ ở bài tập 1.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
+ Cách dùng từ ở bài tập 2 cũng giống như cách dùng từ của bài tập một.Thay thế cho các từ khác khỏi lặp lại.
c) Luyện tập :
* Bài tập 1 : 
+ Những từ in đậm trong đoạn thơ 
trên dùng để chỉ ai ?	
+ Những từ ngữ đó được viết hoa 
nhằm biểu lộ điều gì ?	
+ Vì sao nhà thơ ... n cách thực hiện :
Các em quan sát tranh ở sgk trang 36, 37 và nêu nội dung của từng tranh, theo em cách ứng xử nào là đúng, nếu các bạn nhỏ ở hình 2 là người thân của em thì em sẽ đối xử như thế nào ? Tại sao ?
. Tranh 1 : Các bạn đang chơi bi thì một em bị nhiễm HIV tới xin chơi cùng.Nếu các bạn vui vẻ nhận lời là đúng.
. Tranh 2 : Hai chị em nhà nọ đang vỗ nhau đừng buồn khóc vì bố của họ đang bị nhiễm HIV và các bạn khác thì lại xa lánh họ. Làm như thề thì điều đó không đúng.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
+ Chúng ta cần có những hành vi cụ thể nào đối với người bị nhiễm HIV và giađình họ?	
+ Không xa lánh, không phân biệt đối xử để học cảm thấy thoải mái và có thể tâm sự thông cảm với họ
- Học sinh đọc lại mục bạn cần biết ở sgk.
- Về nhà xem lại bài - Giáo viên nhận xét tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày .... tháng ..... năm 20 ...
Khoa học - Tiết 18
- Tên bài dạy : PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
 	( chuẩn KTKN : 89 ; SGK: 38 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Nêu được một số nguyên tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại.
- Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại.
- Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại 
	 B .CHUẨN BỊ :
- Hình vẽ trong SGK/38 , 39 – Một số tình huống để đóng vai.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1)Bài cũ : Thái đô đối với người nhiễm HIV/AIDS
2) Bài mới :Phòng tránh bị xâm hại. 
a)Hoạt động 1 : Trò chơi: “Chanh chua cua cắp”
- GV là người quản trò và hô khẩu hiệu.
+ Tham gia trò chơi em cảm thấy như thế nào ?
- Cả lớp đứng dậy hai em ngồi cùng bàn 
quay mặt vào nhau.
- Cả lớp chơi trò chơi.
b) Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
+ Em hiểu thế nào là bị xâm hại ?	
- GV hướng dẫn học sinh quan sát tranh ở sgk và trả lời các câu hỏi ở phiếu học tập.
+ Nội dung tranh 1 là gì ?
+ Nội dung tranh hình 2 nói gì ?
+ Nội dung tranh 3 là gì ?
+ Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại.
+ Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại ?	
+ Là xúc phạm đến thân thể của người khác.
Các nhóm quan sát tranh trao đổi và trả lời
+ Hai bạn đi chơi về muộn muốn đi đường tắt.
+ Hai bạn nhỏ đang chơi cờ cá ngựa với nhau một bạn muốn về sớm vì sợ về muộn gặp điều chẳng lành.
+ Một bạn gái đi học về thì có một người lạ mời lên xe chở về nhưng bạn ấy từ chối.
+ Đi đường một mình nơi tối tăm, ở trong phòng kín một mình với người lạ, đi nhờ xe người lạ,..
+ Không đi một mình nơi tăm tối, không để người lạ vào nhà,
c) Hoạt động 3 :Đóng vai : “Ứng phó 
với nguy cơ bị xâm hại”
- Học sinh thảo luận nhóm.
. Nhóm 1 : Phải làm gì khi có người lạ tặng quà cho mình.
. Nhóm 2 : Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà mình.
. Nhóm 3 : Phải làm gì khi có người trêu ghẹo hoặc có hành vi gây rối với bản thân.
. Nhóm 4 : Phải làm gì khi có người lạ cứ đi theo mình rủ lên xe để đèo giúp về nhà.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Về nhà xem lại bài và sưu tầm tranh ảnh về tai nạn giao thông.
- Giáo viên nhận xét tiết học.	
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ . ngày....... tháng ..... năm 20....
Địa lí - Tiết 9
 - Tên bài dạy : CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ
 	( chuẩn KTKN : 113 ; SGK: 84 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Biết sơ lược về sự phân bố dan cư Việt Nam:
+ Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, trong đó người Kinh có số dân đông nhất.
+ Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi.
+ Khoảng 2/3 dân số Việt Nam sống ở nông thôn.
+ Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ dơn giản để nhận biết một số đặc điêm của sự phân bố dân cư.
	- Hs khá, giỏi: Nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đều giữa vùng đồng bằng, ven biển và vùng núi: nơi quá đông dân, thừa lao động; nơi ít dân, thiếu lao động.
	 B .CHUẨN BỊ :
- Tranh ảnh 1 số dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi VN.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1)Bài cũ :
+ Năm 2004 nước ta có bao nhiêu 
dân ? Dân số nước ta đứng hàng thứ mấy trong các nước Đông Nam Á?
+ Dân số nước ta tăng nhanh gây ra 
những hậu quả gì ?	
+ Năm 2004 nước ta có 82 triệu người và đứng hàng thứ ba của khu vực Đông Nam Á.
+ Gây nhiều khó khăn cho việc nâng cao đời sống như : thiếu ăn, thiếu mặc
2) Bài mới : Các dân tộc , sự phân bố dân cư.
a)Hoạt động 1 :
- GV giới thiệu về các dân tộc ở nước
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc ?
+ Dân tộc nào có số dân đông nhất ? Sống chủ yếu ở đâu ?
+ Các dân tộc ít người sống ở đâu ?
+ Kể tên một số dân tộc mà em biết ? 
- Tóm lại :Nước ta có dân tộc 
kinh là đông nhất chiếm khoảng 86%, các dân tộc ít người chiếm khoảng 14%.
- Học sinh xem tranh.
- Một học sinh đọc lại mục 1.
+ Nước ta có 54 dân tộc.
+ Dân tộc kinh có số dân đông nhất họ sống 
chủ yếu ở đồng bằng.
+ Một số dân tộc mà em biết như : kinh, chăm,hoa, khơme, tày, mông, gia-rai..
b) Hoạt động 2 :
+ Mật độ dân số là gì ?
+ Nêu nhận xét mật độ dân số nước ta so với mật độ dân số thế giới và một số nước châu Á.
- Tóm lại : Nước ta có mật độ dân số cao
+ Là số dân trung bình sống trên 1km vuông diện tích đất tự nhiên. 
- HS đọc lại bảng số liệu ở sgk
+ Mật độ dân số nước ta cao rất nhiều so với thế giới và một số nước châu Á.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
c) Hoạt động 3 :
+ Cho biết dân số nước ta sống tập trung
 đông đúc ở những vùng nào và thưa thớt ở 
những vùng nào ?	-- Tóm lại :Dân cư nước ta phân bố không điều,ở đồng bằng dân cư tập 
- Học sinh quan sát lược đồ ở sgk.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi tìm ra kí hiệu trên lược đồ
+ Dân số nước ta sống tập trung chủ yếu ở 
đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, vùng ven biển ; thưa thớt ở vùng núi va cao nguyên.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Học sinh đọc lại ghi nhớ ở sgk.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Kĩ thuật - Tiết 9
- Tên bài dạy : LUỘC RAU
 	( chuẩn KTKN : 145 ; SGK: 37 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Biết cách thực hiện công việc chuẩn bị và các bước lược rau.
-Biết liên hệ với việc luộc rau ở gia đình.
(Chú ý: Không yêu cầu HS thực hành luộc rau ở lớp)
*Tích hợp Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
- Khi nấu cơm, luộc rau bằng bếp củi cần đun lửa vừa phải ở mức độ cần thiết để tiết kiệm củi, ga. 
- Sử dụng bếp đun đúng cách để tránh lãng phí chất đốt.
B .CHUẨN BỊ :
- 	1 số dụng cụ và nguyên liệu luộc rau. 
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1)Giới thiệu bài: Luộc rau
Hoạt động1: Tìm hiểu cách ththực hiện các công việc chuẩn bị luộc rau
a)chuẩn bị:
Quan sát hình trong sgk h1
-Hãy nêu tên những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau?
-rau, cải, rổ, thau, nồi, đũa.
- Gia đình em thường luộc những loại rau nào?
b)Sơ chế:
Quan sát hình trong sgk h2
Nêu cách sơ chế.
- nhặt rau, rửa rau
Kể một số lạo củ, quả dung đê làm món luộc.
Mướp, nụ dưa, mùng tơi, ..
b) Luộc rau
Hoạt động 2:
Quan sát hình trong sgk h3
Đọc nôi dung mục 2)
Hướng dẫn hs cách luộc rau
- Khi nấu cơm, luộc rau bằng bếp củi cần đun lửa vừa phải ở mức độ cần thiết để tiết kiệm củi, ga. 
- Sử dụng bếp đun đúng cách để tránh lãng phí chất đốt.
Một số diiểm lưu ý:
Nên cho nhiều nước khi luuộc rau để rau chín đều và xanh.
Nên cho một ít muối hoặc bột canh vào nước luộc để rau đậm và xanh.
Nếu luộc các loại rau xanh cần đun nước sôimới cho rau vào.
Sau khi cho rau vào nồi, cần lạt rau 2-3 lần để rau chín đều.
Đun to và nhiều lửa.
Tùy khẩu vị của từng người mà luộc râu chín tới hoạc chín mềm.
Nếu luộc rau muống thì sau khi vớt rau ra đĩa, có thể cho quả sấu, me,  vào nước luộc đun tiếp hoặc vắt chanh vào nước luộc để nguội để nước luộc có vị chua.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
Trả lời 2 câu hỏi cuối sgk
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
	- Nhận xét tiết học, sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ, kết quả thực hành của hoc sinh
-chuẩn bị tiết sau
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Mĩ thuật - Tiết 9
- Tên bài dạy : THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐIÊU KHẮC CỔ VIỆT NAM
 	( chuẩn KTKN : 136 ; SGK: 27 )
A . MỤC TIÊU: 
- Hiểu một số nét về điêu khắc cổ Việt Nam.
- Có cảm nhận về vẽ đẹp của một vài tác phẩm điêu khắc.
* HS khá giỏi : lựa chọn được tác phẩm mình yêu thích, nêu được lí do tại sao mình thích.
B . CHUẨN BỊ: 
- 	Sách giáo viên .
C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 . Bài cũ: 
- Kiểm tra dụng cụ học tập. Bài vẽ của những HS chưa hoàn thành ở tiết trước.
* Nhận xét, đánh giá.
- Trình bày dụng cụ học tập và sản phẩm của mình.
2 . Bài mới:
 a . GTB: TTMT: Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam.
GV nêu: + Tượng và phù điêu là những tác phẩm tạo hình có hình khối được thể hiên thông qua đục, đẽo, nặn bằng các chất liệu gỗ, đá, đồng..
 	 + Tranh là những tác phẩm tạo hình được vẽ trên mặt phẳng ( giấy, vải, gỗ) bằng các chất liệu sơn dầu, sơn mài, màu bột, màu nước
- Nghe giới thiệu
 2. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1:ìm hiểu vài nét về điêu khắc cổ.
- Đọc mục 1 SGK
- GV giảng rồi yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
 + Em hãy nêu xuất xứ của tượng và phù điêu.
- Nghe và trả lời các câu hỏi của GV. 
+Do các nghệ nhân dân gian tạo, thường thấy ở đình, chùa, lăng.
 +Nội dung như thế nào?
 + Chất liệu thường là những gì?
+ Thường thể hiện các chủ đề về tín ngưỡng và cuộc sống xã hội với nhiều hình ảnh phong phú, sinh động.
+ Thường là gỗ, đá, đồng.
* Hoạt động 2:Tìm hiểu một số pho tượng và phù điêu nổi tiếng .
- Yêu cầu HS quan sát các pho tượng và phù điêu (tượng phật A- Di- Đà ở chùa phật tích Bắc Ninh; tượng phật Bà Quan Am nghìn mắt nghìn tay; phù điêu Chèo thuyền ở đình Cam Đà, Hà Tây; phù điêu Đá cầu) trong SGK và thảo luận nhóm theo các nội dung sau:hình dáng, chất liệu, ý nghĩa của tác phẩm
 - Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Nhận xét chung, chốt lại, Tuyên dương nhóm có nhiều ý kiến đúng.
- Hỏi: em thích nhất tác phẩm nào trong các tác phẩm vừa nêu? Vì sao
- Nhận xét, tuyên dương.
 * Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá
- Nhận xét chung tiết học
- Khen ngợi các nhóm cá nhân tích cực phát biểu.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu tên vài tác phẩm phù diêu và tượng mả các em biết.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Dặn HS chuẩn bị dụng cụ cho bài sau: “ VTT:Trang trí đối xứng qua trục”
- Nhận xét tiết học
- Đọc mục 2 SGK
- Quan sát và thảo luận
 + Trình bày ý kiến.
 + Nhận xét
 - Nghe
- HS tự trả lời.
- Bình chọn bạn trả lời hay.
- HS kể.
Contents

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan lop 5 tuan 9.doc