Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 1, 2 (chuẩn kiến thức)

Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 1, 2 (chuẩn kiến thức)

A.- Mục tiêu:

1. Đọc trôi chảy bức thư.

-Đọc đúng các từ ngữ , câu , đoạn , bài .

 -Biết đọc thư của Bác với giọng thân ái , xúc động , đầy hi vọng , tin tưởng

 2. Hiểu các từ ngữ trong bài : tám mươi năm trời nô lệ , cơ đồ , hoàn cầu , kiến thiết , các cường quốc năm châu .

 -Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ rất tin tưởng , hi vọng vào học sinh Việt Nam , những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới

 -Học thuộc lòng một đoạn thơ .

3. GDHS : Biết vâng lời Bác dạy thi đua học tập tốt để sánh vai với các cường quốc năm châu .

 

doc 51 trang Người đăng huong21 Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 1, 2 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Thứ hai ngày 20 tháng 8 năm 2012
Tập đọc ( tiết 1 ) : THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
A.- Mục tiêu:
Đọc trôi chảy bức thư.
-Đọc đúng các từ ngữ , câu , đoạn , bài .
 -Biết đọc thư của Bác với giọng thân ái , xúc động , đầy hi vọng , tin tưởng 
 2. Hiểu các từ ngữ trong bài : tám mươi năm trời nô lệ , cơ đồ , hoàn cầu , kiến thiết , các cường quốc năm châu .
 -Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ rất tin tưởng , hi vọng vào học sinh Việt Nam , những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới
 -Học thuộc lòng một đoạn thơ .
3. GDHS : Biết vâng lời Bác dạy thi đua học tập tốt để sánh vai với các cường quốc năm châu .
B.- Đồ dùng dạy học: -GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
 - HS : SGK , vở học.
C- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định tổ chức :
 Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
 2/ Bài mới : 
a) Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học
b) Luyện đọc :
-Một học sinh khá đọc to cả bài một lượt .
-3 học sinh đọc từng đoạn nối tiếp và đọc từ ngữ dễ đọc sai: tưởng tượng , sung sướng, nghĩ sao , xây dựng , tám mươi năm giời nô lệ , vui vẻ.
-3HS đọc nối tiếp và đọc chú giải.
-Gọi 1 HSK đọc toàn bài
-Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
c) Tìm hiểu bài :
Đoạn 1: Từ đầu  vậy các em nghĩ sao ?
- Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác ? 
Đoạn 2: Tiếp theo  học tập của các em.
- Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì ? (HS TB)
-Học sinh có những nhiệm vụ gì trong công cuộc kiến thiết đát nước ? (HS TB,K)
Đoạn 3: Phần còn lại
- Cuối thư Bác chúc học sinh như thế nào?(HS TB)
d) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
 - GV HD học sinh đọc diễn cảm đoạn : từ sau tám mươi năm giời nô lệ ở công học tập của các em.
 - Cho học sinh đọc thuộc lòng đoạn thư trên.
3.- Củng cố,dặn dò :
- Bác Hồ đã tin tưởng, hy vọng vào học sinh Việt Nam những điều gì ?(g)
- GV nhận xét tiết học
-Về nhà đọc bài nhiều lần và đọc trước bài : “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa”
- Học sinh lắng nghe
- Cả lớp đọc thầm
- HS nối tiếp đọc và đọc từ ngữ dễ đọc sai: tưởng tượng , sung sướng, nghĩ sao , xây dựng , tám mươi năm giời nô lệ , 
-3HS đọc nối tiếp và đọc chú giải.
-HSK đọc toàn bài
- Cả lớp theo dõi
- Một HS đọc thành tiếng
 - Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau khi nước nhà giành được độc lập sau tám mươi năm làm nô lệ cho thực dân Pháp
- Một HS đọc
- Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu
- HS phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy , yêu bạn, góp phần đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu
- Cả lớp đọc thầm và trả lời
- Bác chúc HS có một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.
- Nhiều HS luyện đọc diễn cảm
-Từ 2 đến 4 HS thi đọc.
- Bác Hồ rất tin tưởng, hy vọng vào HS Việt Nam, những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
-Lắng nghe
 ...............................................................................................
Toán ( tiết 1) : ÔN TẬP KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
A – Mục tiêu : Giúp HS :
- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc,viết phân số .
- Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
- Giáo dục HS chăm học ,tự tin.
B – Đồ dùng dạy học : 1 – GV : Bộ đồ dùng học toán ,các hình vẽ như SGK,phiếu bài tập. 2 – HS : SGK.
 C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : 
II – Kiểm tra bài cũ : 
 - Kiểm tra chuẩn bị sách vở của HS 
 - Nhận xét,hướng dẫn cách học
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : 
- Hôm nay các em ôn tập : khái niệm về phân số 
 2 – Hoạt động : 
 a) ôn tập khái niệm ban đầu về phân số.
- GV đính lần lượt từng tấm bìa như hình vẽ SGK lên bảng .
- GV hướng dẫn HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số,tự viết phân số đó và đọc phân số.
- Gọi 1 vài HS nhắc lại .
- Làm tương tự với các tấm bìa còn lại .
- Cho HS chỉ vào các phân số ; ; 
 b) ôn tập cách viết thương 2 số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số .
- GV hướng dẫn HS lần lượt viết ; 1 : 3 ; 4:10 
9 : 2 . dưới dạng phân số .
- GV hướng dẫn HS nêu kết luận .
- Tương tự như trên đối với các chú ý 2,3,4 
 c) Thực hành :
Bài 1 : a) đọc các phân số .
- Gọi 1 số HS đọc miệng .
-b) Nêu tử số và mẫu số của từng phân số trên.
- Nhận xét sửa chữa.
Bài 2 : Viết các thương sau dưới dạng phân số.
- Gọi 3 HS lên bảng cả lớp làm vào vở bài tập 
- Nhận xét sửa chữa .
Bài 3 : Hướng dẫn HS làm vào phiếu bài tập .
- Nhận xét sửa chữa . 
IV – Củng cố, dặn dò :
- Đọc các phân số : 
- Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập 4 .
 - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập : Tính chất cơ bản của phân số .
- Hát 
- HS để sách lên bàn.
- HS nghe .
- HS quan sát .
- HS nêu : một băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau, tô màu 2 phần,tức là tô màu 2 phần 3 băng giấy,ta có phân số:; đọc là : hai phần ba .
- HS nhắc .
- HS nêu .
- Hai phần ba, năm phần mười , ba phần tư ,bốn mươi phần một trăm là các phân số .
1 : 3 = ; 4 :10 = ; 9 : 2 =.
-
 HS nêu như chú ý 1 .
- HS đọc .
- HS nêu .
- HS làm bài vào vở .
- HS nhận phiếu làm bài .
- HS đọc .
-HS hoàn chỉnh bài ở nhà
- HS nghe .
 ................................................................................
Khoa học ( tiết 1) : SỰ SINH SẢN
A – Mục tiêu : Sau bài học ,HS có khả năng :
 -Nhận ra mỗi trẻ em đều do Bố, Mẹ sinh ra.
 -Ý nghĩa của việc sinh sản.
 -Kĩ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và con có đặc điểm giống nhau. 
 -Giáo dục HS thương yêu bố mẹ, anh chị em.
B – Đồ dùng dạy học : GV : Bộ phiếu dùng cho trò chơi”Bé là con ai?’’.
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : 
II – Kiểm tra bài cũ : 
 - GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS
III – Bài mới : 
 1- Giới thiệu bài mới :Con người và sức khoẻ.
2 – Hướng dẫn : 
 a) Hoạt động 1 : Trò chơi “Bé là ai “
 -Phương pháp :Hoạt động cá nhân . 
 -Chuẩn bị :Phương án SGK
 -Cách tiến hành .
 +Bước 1 :GV phổ biến cách chơi . 
 + Bước 2 :GV tổ chức cho HS chơi. 
 + Bước 3 : Kết thúc trò chơi 
 -Tuyên dương các cặp thắng cuộc
 - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi :
 +Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em 
 Kết luận : : Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố , mẹ của mình. 
 b) Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
 -Cách tiến hành.
 + Bước 1 :GV hướng dẫn 
 1. Yêu cầu HS quan sát các hình 1,2,3 SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình .
2. Cho hai em liên hệ đến gia đình mình
 +Bước 2 : làm việc theo căp. 
+Bước 3:Yêu cầu một số HS trình bày kết quả theo cặp trước cả lớp.
Yêu cầu HS thảo luận tìm ra ý nghĩa của Sự sinh sản
 - Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ.
-Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản.
 Kết luận :nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình,dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
 IV – Củng cố , dặn dò : 
Gọi HS sinh đọc mục bạn cần biết.
-Nhận xét tiết học.
 -Chuẩn bị bài nam hay nữ.
- Hát 
- HS để sách lên bàn.
-Theo dõi.
- HS lắng nghe
- HS theo dõi ..
- HS chơi
- Mỗi trẻ em là do bố ,mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống như bố, mẹ của mình	
- Lắng nghe
- Quan sát các hình 1,2,3 và đọc lời thoại giữa các nhân vật trung hình.
- HS làm việc theo cặp.
- HS trình bày.
- HS thảo luận.
- Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia dình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
-Các thế hệ trong mỗi gia đình không được duy trì.
-Hai HS đọc.
-HS lắng nghe.
-Chuẩn bị một số tranh ảnh nam và nữ.
 .................................................................................... 
	 Thứ ba ngày 21 tháng 08 năm 2012 
Đạo đức : ( tiết 1 ): EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 ( tiết 1 )
A/ Mục tiêu :
-Kiến thức : Biết HS lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
-Kĩ năng tự nhận thức (tự nhận thức được mình là HS lớp 5); 
-Kĩ năng xác định giá trị (xác định được giá trị của HS lớp 5); 
-Kĩ năng ra quyết định (biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để xứng đáng là HS lớp 5).
-Thái độ : Vui và tự hào khi là HS lớp 5. 
B/ Tài liệu , phương tiện : 
 -GV : Các truyện nói về các HS lớp 5 gương mẫu .
-HS : Các truyện nói về các HS lớp 5 gương mẫu, bài hát về chủ đề trường em, tranh vẽ về chủ đề trường em .
C/ Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1.Ổn định:
 GV kiểm tra sách HS và hướng dẫn cách học môn đạo đức lớp 5.
2.Bài mới: Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi :
*Cách tiến hành :
-GV yêu cầu HS quan sát từng tranh ảnh trong sách GK, trang 3-4 và trả lời câu hỏi .
+ Tranh vẽ gì ?
+ Em nghĩ gì khi xem các tranh ảnh trên ?
+ HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối lớp khác 
+ Theo em , chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
-GV kết luận : HS lớp 5 là lớp lớn nhất trường nên cần gương mẫu để cho các HS các khối khác học tập.
Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK 
*Cách tiến hành :
-GV nêu yêu cầu bài tập 1.
-Cho HS thảo luận bài tập theo nhóm đôi .
-Cho một vài nhóm trình bày trước lớp .
-GV kết luận :a, b,c,d,e trong bài tập 1 là những nhiệm vụ của HS lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện .
Hoạt động 3 :Tự liên hệ ( Bài tập 2 SGK )
* Cách tiến hành :
-GV nêu yêu cầu tự liên hệ .
-GV mời 1 số HS tự liên hệ trước lớp .
Hoạt động 4 :Chơi trò chơi phóng viên :
*Cách tiến hành : 
-GV cho HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên để phỏng vấn các HS khác về một số nội dung có liên quan đến chủ đề bài học .
-GV nhận xét và kết luận .
-GV cho HS đọc phần ghi nhớ.
4.Củng cố ,dặn dò:
-Về nhà lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này.
-Sưu tầm các bài thơ , bài hát bài báo nói về HS lớp 5 gương mẫu và về chủ đề trường em .
-Vẽ tranh về chủ đề trường em.
-HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
-Cả lớp nhận xét ,bổ sung .
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận bài tập theo nhóm đôi 
-Đại diện nhóm trình bày .
-Các nhóm khác nhận xét , bổ sung 
-HS theo dõi .
-HS suy nghĩ , đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5.
-HS lần lượt nêu .
-HS thực hiện trò chơi làm phóng viên .
-HS lắng nghe.
-HS đọc ghi nhớ SGK.
-HS lắng nghe và về nhà thực hiện.
 ................................................ ... tiếng ( quốc BT3).
 - Đặt câu được với một trong những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương (BT4).
 - Học sinh khá, giỏi biết đặt câu với các từ ngữ có trong BT4.
II. Đồ dung dạy học: - Bút dạ, vở bài tập.
 - Từ điển từ đồng nghĩa tiếng việt sổ tay từ ngữ tiếng việt tiểu học.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu ( 40 phút ) : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: bài tập HS.
B. Bài Mới: 
1.Giới thiệu: 
2.Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài tập1: 
- Chia lớp 2 nhóm.
Nhóm 1: Đọc thầm bài 
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Trả lời:
Bài 1: Nước nhà
 Non sông
Bài 2: đất nước, quê hương.
Bài tập2: 
- GV nêu yêu cầu bài tập 2
- GV chia bảng 3 phần 3 nhóm thi nhau tiếp xức viết.
- GV và lớp nhận xét.
 Trả lời: đất nước, quốc gia, giang sơn, quê hương.
Bài tập 3: 
- Tìm càng nhiều càng tốt.
 Trả lời: Vệ quốc : bảo vệ tổ quốc
Quốc gia
Quốc phòng
Quốc ca
Quốc sách
Quốc dân
Quốc sắc
Quốc doanh
Quốc sỉ
Quốc hiệu
Quốc sử
Quốc học
Quốc sự
Bài tập 4: 
- GV giải thích: quê hương, quê mẹ quê cha đất tổ, nơi chôn nhau cắt rốn. Cùng một vùng đất trên đó có những dòng họ sinh sống lâu đời gắn bó với nhau với đất đai sâu sắc. So với từ tổ quốc thì những từ ngữ này chỉ diện tích đất hẹp hơn nhiều, tuy nhiên, trong một số trường hợp người ta có thể dùng các từ ngữ trên với nghĩa tương tự nghĩa của từ tổ quốc.
- GV nhận xét đánh giá khen những HS đặt câu hay.
C.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
-1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Thư gửi các HS.
- Việt Nam thân yêu.
- Nhóm hoạt động gạch dưới từ đồng nghĩa.
- HS phát biểu.
- Trao đổi nhóm.
- HSk lên bảng.
- Thay mặt nhóm nêu kết quả.
- Hs đọc yêu cầu bài tập trao đổi nhóm (dùng từ điển) 
- HSG báo các kết quả.
Ví dụ :
Quốc hộ
Quốc tang 
Quốc hồn
Quốc tế
Quốc huy
Quốc tế ca
Quốc hữu hóa
Quốc tế ngữ
Quốc khánh
Quốc thể
Quốc kỳ
Quốc tịch
Quốc lập
Quốc trưởng
Quốc văn 
Quốc vương
Bài tập 4: - 1 HS đọc yêu cầu BT 4
- HS làm vở :
TD: 
+ Quê hương tôi ở Cà Mau, mỏm đất cuối cùng của đất tổ quốc.
+ Nam định là quê mẹ của tôi.
+ Gia lâm là quê cha 
+ Bác tôi chỉ mong được về sống nơi chôn nhau cắt rốn của mình. 
-3 HS nối tiếp phát biểu ý kiến.
 .
Kĩ thuật. ( tiết 2 ) : Đính khuy hai lỗ ( tiết 2).
I/ Mục tiêu.
Sau khi học bài này, học sinh biết:
Biết cách đính khuy hai lỗ. 
Đính được khuy hai lỗ đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
Rèn luyện tính cẩn thận.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan, vật liệu và dụng cụ cắt khâu thêu.
 - Học sinh: vải , bộ đồ dùng khâu thêu, khuy hai lỗ.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu ( 35 phút ) .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Khởi động.
2/ Bài mới.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu.
a)Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
- HD quan sát mẫu, nhận xét về đặc điểm hình dạng, kích thước, màu sắc của khuy hai lỗ.
- HD nhận xét đường chỉ đính khuy, khoảng cách giữa các khuy.
- HD quan sát và so sánh vị trí các khuy, lỗ khuyết trên hai nẹp áo.
* Tóm tắt nội dung chính hoạt động 1.
b) Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật.
- HD thao tác chuẩn bị đính khuy.
- HD cách đính khuy, các lần khâu đính khuy.
- HD thao tác quấn chỉ.
- HD thao tác kết thúc đính khuy.
* HD nhanh lần 2 các bước đính khuy.
- Nhận xét và kết luận.
c) Hoạt động 3: HD thực hành đính khuy.
- Cho học sinh làm việc cá nhân.
3/ Củng cố - nhận xét tiết học.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Cả lớp hát bài hát: Em yêu trường em.
- Quan sát mẫu, nhận xét về đặc điểm hình dạng, kích thước, màu sắc của khuy hai lỗ.
- Đường chỉ đính khuy, khoảng cách giữa các khuy.
- Đọc lướt các nội dung mục II.
- Nêu tên các bước trong quy trình đính khuy.
- Đọc mục 1 và quan sát hình 2 nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy hai lỗ.
+ 1-2 em thực hiện thao tác trong bước 1.
- Đọc mục 2b và quan sát hình 4, nêu cách đính khuy.
+ 1 em lên bảng thực hiện thao tác.
- Quan sát hình 5;6 nêu cách quấn chỉ chân khuy.
+ 1-2 em nhắc lại thao tác đính khuy hai lỗ.
- Thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy.
* Thực hành đính khuy.
- Trưng bày sản phẩm.
 .
Thứ sáu, ngày 31 tháng 08 năm 2012
TẬP LÀM VĂN( tiết 4) : LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I . Mục tiêu :
 -Nhận biết bảng số liệu thống kê, hiểu cách trình bài số liệu thống kê dưới 2 hình thức:nêu số liệu và trình bày bảng (BT1).
 - Thống kê được số hs trong lớp theo mẫu BT2) .
 * GDKNS : -Thu thập, xử lí thông tin
 - Hợp tác ( cùng tìm kiếm số liệu thông tin
 - Thuyết trình kết quả tự tin .
II. Đồ dung dạy học:-Vở bài tập, bút dạ và một số tờ phiếu ghi thống kê bài tập 2.
III. Các phương pháp dạy học tích cực : Thảo luận nhóm đôi , báo cáo . 
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu ( 40 phút ):
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra:
- Nhận xét .
B. Bài mới:
1. Giới thiệu: 
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1:
-GV: Nhìn vào bản thống kê và trả lời câu hỏi “Nghìn năm văn hiến”.
GV + cả lớp nhận xét 
GV chốt lại ý đúng
a) Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài.
Từ 1075 đến 1919 số khoa thi của nước ta: 185: số tiến sĩ 2896.
Số khoa thi, số tiến sĩ và trạng nguyên của từng triều đại.
Triều đại
Số khoa thi
Số tiến sĩ
Số trạng nguyên
Lý
Trần
Hồ 
Lê
Mạc Nguyễn
6
14
2
104
21
38
11
51
12
1780
484
558
0
9
0
27
10
0
Bài 2:
GV giúp HS nắm vững bài yêu cầu.
GV phát phiếu học tập theo nhóm.
_ GV + HS nhận xét, sửa chữa hoàn chỉnh.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Y/c HS nhớ lại cách lập bảng thống kê.
- Tập quan sát một cơn mưa ghi lại kết quả quan sát để chuẩn bị làm tốt bài tập lập dàn ý và trình bày dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa tiết TLV mới.
Một số HS đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày đã viết lại hoàn chỉnh.
- 1 HSđọc y/c bài tập.
- HS làm việc cá nhân.
- 3 HS-k trình bày . 
- Số bia và số tiến sĩ ( từ khoa thi 1442 đến khoa thi năm 1779) có tên khắc trên bia còn lại đến nay: số bia 82. số tiến sĩ có khắc trên bia1036.
b) Các số liệu được trình dưới 2 hình thức.
Nêu các số liệu
Trình bày bảng số liệu.
c) Tác dụng các số liệu thống kê.
- Giúp HS dễ tiếp nhận dễ so sánh.
- Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta.
- Sau thời gian qui định các nhóm dán bài lên bảng và trình bày kết quả.
- 2 HSk nói tác dụng của bảng thống kê: Giúp chúng ta thấy rõ kết quả, đặt biệt là kết quả có tính so sánh.
- HS viết vở bài tập bảng thống kê.
Tổ
Số HS
HS nữ
HS nam
HS giỏi,TT
1
2
3
4
5
Số HS
8
9
8
8
33
4
5
3
5
17
4
4
5
3
16
5
7
5
6
23
 .
TOÁN ( tiết 10 ) : HỖN SỐ ( tiếp theo)
I . Mục tiêu: -Biết chuyển 1 hỗn số thành phân số và vận dụng các phép tính cộng, trừ , nhân ,chia hai phân số để làm các bài tập .
- HS giải đúng các bài tập trong SGK .
- GDHS : Yêu thích môn toán .
II Đồ dùng dạy học:- Các tấm bìa cắt và vẽ như hình trong SGK.
III Các hoạt động dạy học chủ yếu ( 40 phút ):
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hướng dẫn cách chuyển 1 hỗn số thành phân số.
 - GV giúp HS tự phát hiện (SGK), để nhận ra có và nêu vấn đề bằng: ?
Có thể chuyển thành phân số nào?
- GV hướng dẫn HS tự giải quyết vấn đề.
Viết gọn là:
- GV hướng dẫn(SGK)
2. Thực hành.
 Bài 1:( HS làm 3 hỗn số đầu )
Bài 2: GV hướng dẫn.( a,c) .
Bài 3: hướng dẫn ( a,c).
3.Củng cố dặn dò:4 HS đọc lại ghi nhớ.
(tức là hỗn số ).
- HS tự viết.
= 
= 
- HS tự nêu cách chuyển đổi thành .
- HS tự làm rồi sửa.
- HS nêu lại cách chuyển đổi hỗn số thành phân số (SHS).
- HS làm theo mẫu.
-2 HSk thự làm rồi sửa.
- HS làm theo mẫu.
- 2HS sửa.
 .
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (tiết 4) : LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục tiêu : 
 -Tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn (BT1),xếp được các từ vào các nhóm từ đồng nghĩa(BT2)
 -Viết được đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng từ đòng nghĩa(BT3).
II. Đồ dung dạy học:
 - VBT, từ điển.
 - Bút dạ, một số tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 1.
 - Bảng phụ viết từ ngữ BT 2.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu ( 40 phút ) :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu YCCĐ trước lớp.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập1:
- GV dán 1 tờ phiếu trên bảng lớp.
(má, mẹ, u, bu, bầm, mạ : là các từ đồng nghĩa)
Bài tập 2:
TD: bao la = bát ngát.
- GV + HS nhận xét.
GV chốt lại lời giải đúng:
Bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.
Lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp lánh, lấp loáng.
Vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt.
Bài tập 3:
- GV nêu y/c bài tập, nhắc HS hiểu đúng y/c của bài.
Viết một đoạn văn miêu tả trong đó có dùng một số từ đã nêu ở bài tập 2.
Đoạn văn khoảng 5 câu có thể 4 hoặc nhiều hơn.
- GV + HS nhận xét, biểu dương.
TD:
 Cánh đồng lúa quê em rộng mênh mông, bát ngát. 
Ngày nào em cũng băng qua con đường vắng vẻ, cánh đồng lúa bao la .
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà viết lại đoạn văn chưa hoàn chỉnh cho hoàn chỉnh.
- HS làm bài tập 2,4.
- Bài tập1: HS đọc y/c bài tập .
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn trao đổi nhóm.
- 2 HSk phát biểu ý kiến.
- 1HSk đọc bài đúng gạch dưới những từ đồng nghĩa trong đoạn văn.
- Bài tập 2:
1 HS đọc y/c bài tập.
-1 HSk giải thích cho bạn hiểu y/c bài tập, đọc từ xem các từ đồng nghĩa với nhau xếp thành 1 nhóm.
- HS làm việc cá nhân.( Nhóm đôi)
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- 1HSk đọc lại kết quả.
- HS làm việc cá nhân vào vở bài tập.
-3 HS đọc nối tiếp câu đã viết.
 .
 SINH HOẠT TUẦN 2
I/ Mục tiêu.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
3/ Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II/ Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ. 
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập:
Về đạo đức:
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
Về các hoạt động khác.
Tuyên dương, khen thưởng: 
Phê bình:
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp .
 . 
Tuần 3: Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Lop 5 Tuan 12 CKTKNGT.doc