Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 1 - Huỳnh Thị Hồng Hạnh

Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 1 - Huỳnh Thị Hồng Hạnh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 - Biết: HS lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu để các em lớp dưới học tập.

 - Có ý thức học tập, rèn luyện.

 - Vui tự hào là HS lớp 5

 - Nhắc nhở nhau cần có ý thức học tập, rèn luyện

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

 - Kĩ năng tự nhận thức (tự nhận thức được mình là học sinh lớp 5).

 - Kĩ năng xác định giá trị (xác định được giá trị của học sinh lớp 5).

 - Kĩ năng ra quyết định (biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để xứng đáng là HS lớp 5)

 

doc 56 trang Người đăng huong21 Lượt xem 652Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 1 - Huỳnh Thị Hồng Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ
 Tiết
 Môn
 Tên bài dạy
Bài tập cần làm
 Hai
20/8/2012
1
Chào cờ
1
Đạo đức
Em là HS lớp 5
1
Tập đọc
Thư gửi các HS
1
 Toán
Khái niệm về PS
Bài 1,2,3,4
 1
Lịch sử
Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định
Ba
21/8/2012
2
Toán
Tính chất cơ bản của PS
Bài 1,2
1
Chính tả
VN Thân yêu
1
LT & C
Từ đồng nghĩa
1
Khoa học
Sự sinh sản
Tư
22/8/2012
2
Tập đọc
Quang cảnh làng mạc ngày mùa
3
Toán
So sánh hai phân số
Bài 1,2	
1
Địa lý
VN Đất nước ta
1
KC
Lý Tự Trọng
 Năm
23/8/2012
1
TLV
Cấu tạo bài văn tả cảnh
4
Toán
So sánh hai PS (tt)
Bài 1,2,3
2
LT & C
Luyện tập về từ đồng nghĩa
1
Kĩ thuật
Đính khuy 2 lỗ 
Sáu
24/8/2012
2
KH 
Nam hay nữ (t1)
2
TLV
Luyện tập tả cảnh
5
Toán
Phân số
Bài 1,2,3,4(a,c)
1
Âm nhạc
Ôn tập một số bài hát đã học
1
HĐTT
Thứ 2 ngày 20/8/2012
Tiết 1: Đạo đức
Bài 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 - Biết: HS lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu để các em lớp dưới học tập.
 - Có ý thức học tập, rèn luyện.
 - Vui tự hào là HS lớp 5
 - Nhắc nhở nhau cần có ý thức học tập, rèn luyện
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: 
 - Kĩ năng tự nhận thức (tự nhận thức được mình là học sinh lớp 5).
 - Kĩ năng xác định giá trị (xác định được giá trị của học sinh lớp 5).
 - Kĩ năng ra quyết định (biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để xứng đáng là HS lớp 5)
III. CÁC PP / KT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: 
 - Thảo luận nhóm
 - Động não
 - Xử lí tình huống
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
 - Các bài hát về chủ đề Trường em
 - Giấy trắng, bút màu
 - Các chuyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: (Tiết 1)
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khám phá
* Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận
1. GV yêu cầu HS quan sát từng tranh ảnh trong SGK trang 3-4 và thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau:
+ Tranh vẽ gì?
+ HS lớp 5 có khác gì so với HS các khối khác?
+ Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
2. Kết nối
*-Hoạt động 2: Làm bài tập trong SGK
 a) Mục tiêu: Giúp HS xác định được nhiệm vụ của HS lớp 5 
 b) Cách tiến hành:
 1. GV yc HS nêu yêu cầu bài tập: 
- GV nhận xét kết luận 
3. Thực hành 
 * Hoạt động 3 : Tự liên hệ (bài tập 2) 
-GV nêu yêu cầu tự liên hệ
Yêu cầu HS trả lời 
 GV nhận xét và kết luận: các em cần cố gắng phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt và khắc phục những mặt còn thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5.
 * Hoạt động 4: Trò chơi phóng viên
- Yêu cầu HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên để phỏng vấn các HS khác về một số nội dung có liên quan đến chủ đề bài học. VD: 
 - Theo bạn HS lớp 5 cần phải làm gì?
- Bạn cảm thấy như thế nào khi là HS lớp 5?...
- GV nhận xét kết luận
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
4. Vận dụng
- Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này:
+ Mục tiêu phấn đấu
+ Những thuận lợi đã có
+ Những khó khăn có thể gặp
+ Biện pháp khắc phục khó khăn
+ Những người có thể hỗ trợ , giúp đỡ em khắc phục khó khăn
- Về sưu tầm các bài thơ bài hát nói về HS lớp 5 gương mẫu và về chủ đề Trường em
- Vẽ tranh về chủ đề trường em
- HS hát bài em yêu trường em. Nhạc và lời Hoàng Vân
HS quan sát từng tranh ảnh trong SGK trang 3-4 và thảo luận cả lớp theo các câu hỏi
- Tranh vẽ hS lớp 5 đón các em HS lớp 1 trong ngày khai giảng
 Các bạn HS lớp 5 đang chuẩn bị học 
Bạn HS lớp 5 học bài rất chăm được bố khen
- HS lớp 5 là lớp lớn nhất trường 
- HS lớp 5 phải gương mẫu về mọi mặt để các em HS khối khác học tập
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS suy nghĩ thảo lụân bài tập theo nhóm đôi
- Vài nhóm trình bày trước lớp
Nhiệm vụ của HS là: Các điểm a,b,c,d,e mà HS lớp 5 cần phải thực hiện.
- HS suy nghĩ đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5
- HS tự liên hệ trước lớp.
- HS thảo luận và đóng vai phóng viên
- 2 bạn đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
Các ghi nhận, lưu ý:
.
Tập đọc
 THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1- KT: Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
 2-KN: Hiểu nội dung bức thư :Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
 - Học thuộc đoạn : “Sau 80 năm  công học tập của các em.”. (Trả lời được các CH 1,2,3). HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.
 3-GD: Làm theo lời dạy của Bác Hồ: Siêng năng học tập để lớn lên xây dựng đất nước.
 * BH là người có trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm GD trẻ em học tập để tương lai đất nước tốt đẹp hơn.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: 
 - Tự nhận thức
 - Tư duy sáng tạo
 - Xác định giá trị
III. CÁC PP / KT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: 
 - Thảo luận nhóm
 - Hỏi đáp trước lớp
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
1 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết đoạn thư học sinh cần thuộc lòng.
 - HS: SGK
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
+K tra sách vở, đồ dùng học tập của HS, nêu một số yêu cầu của môn tập đọc.
2. Bài mới:
a. Khám phá 
- Giới thiệu chủ điểm Việt Nam –Tổ quốc em
b. Kết nối
b.1. Luyện đọc
-Yêu cầu 1 HS khá –giỏi đọc toàn bài
- GV chia đoạn và hd luyện đọc đoạn
- Gv hd cách đọc
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b.2.Tìm hiểu bài
Đoạn 1:
- Câu 1. SGK
- Câu 2. SGK
+ Một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam?.
- Ý 1 của bài nói lên điều gì ?
*Đoạn 2:
- Câu 3: SGK
- Bác đã khuyên các em điều gì? siêng năng ?
- Câu văn nào thể hiện niềm tin tưởng của 
- Những chi tiết trên cho ta thấy điêù gì?
c. Thực hành
- Hướng dẫn đọc diễn cảm , học thuộc lòng 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1 đoạn .
GV theo dõi uốn nắn 
- HD HS học thuộc lòng
 - GV tuyên dương ghi điểm HS đọc tốt 
d. Áp dụng
+ Rút ý nghĩa của bài: Phần nội dung 
- Liên hệ, giáo dục tư tưởng.
Nhận xét giờ học.
Học sinh nghe phổ biến yêu cầu .
- HS xem và nói những điều em thấy trong bức tranh .
- 1 HS khá –giỏi đọc toàn bài .
-Hai học sinh đọc nối tiếp 
học sinh đọc nối tiếp 2-3 lượt
-Học sinh đọc thầm chú giải 
Giải nghĩa các từ mới và khó .
- HS Lắng nghe
-HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu 1.
-Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà .
-Từ ngày khai trường này các em học sinh bắt đầu hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam .
ý 1:Niềm vui của HS trong ngày khai trường đầu tiên của nước VN độc lập 
Học sinh đọc đoạn 2
- Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại ,làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.
- Học sinh phải cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu
- HS nêu .
- 1HS giỏi đọc một đoạn do GV chọn 
- Học sinh đọc diễn cảm theo cặp sau đó thi đọc diễn cảm trước lớp
- Nhẩm đoạn “sau 80 năm các em”. Học sinh đọc thuộc lòng.
- Nêu nhiệm vụ của học sinh 
- về nhà học thuộc đoạn đã định
Các ghi nhận, lưu ý:
.
Toán : ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
I .MỤC TIÊU:
 - HS biết đọc, viết phân số ; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
 - Làm được các BT 1,2,3,4 trong SGK.
II.CHUẨN BỊ: 
 - Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình trong sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
HĐ1: Kiểm tra và GT bài
+ Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập.
.Bài mới :
a. Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số
-Gắn bảng tấm bìa như hình dưới đây:
Làm tương tự với các tấm bìa còn lại.
Yêu cầu:
b. Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số 
 -Giới thiệu 1:3 =; (1:3 có thương là 1 phần 3)
HĐ3: Thực hành:
 Bài 1:Củng cố cách đọc ps
Bài 2: Củng cố cách viết ps 
Bài3: C cố cách viết thương dưới dạng ps 
Bài 4: Nếu HS lúng túng giáo viên yêu cầu xem lại chú ý 3;4
HĐ3: Củng cố - dặn dò: 
-Dặn ghi nhớ các kiến thức trong phần chú ý.
-Quan sát và nêu:
Băng giấy được chia làm 3 phàn bằng nhau,tô màu 2 phần tức là tô màu băng giấy. Ta có phân số. Vài hs nhắc lại.
-Hs chỉ vào các phân số và lần lượt đọc từng phân số.
-HS làm các bài còn lại vào bảng con: 
4 :10 ; 9 : 2 ; 
-HS nhận xét nêu như chú ý sgk.
- HS xung phong đọc phân số 
- Làm vào bảng con.
-Tự làm vào vở và nêu kết quả
Nhắc lại các chú ý trong sgk.
HS nhận xét tiết học.
Các ghi nhận, lưu ý:
.
Tiết 1: Lịch sử
Bài 1: "BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI" TRƯƠNG ĐỊNH
I. Mục tiêu
 - Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nỗi tiếng của phong trào chóng Pháp ở Nam Kì. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: Không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.
 + Trương Định quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định (năm 1859)
 + Triều đình kí hòa ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến.
 + Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp.
 - Biết các đường Phố, trường học,  ở địa phương mang tên Trương Định
II. Đồ dùng dạy học
 - Hình vẽ trong SGK 
 - Bản đồ hành chính VN
 - Phiếu học tập
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
 A. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài: Trương Định là ai? Vì sao ngân dân talại dành cho ông tình cảm đặc biệt tôn kính như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay
 2. Nội dung bài
 * HOẠT ĐỘNG 1: Tình hình đất nước ta sau khi thực dân pháp mở cuộc xâm lược
- GV yêu cầu HS làm việc với SGK
 Nhân dân Nam Kì đã làm gì khi thực dân pháp xâm lược nước ta?
 Triều đình nhà nguyễn có thái độ như thế nào trước cuộc xâm lược của TDP?
 GV: chỉ bản đồ vừa giảng bài: ngày 1-9- 1859 TDP tấn công Đà Nẵng mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta nhưng ngay lập tức chúng bị nhân dân ta chống trả quyết liệt. Đáng chú ý nhất là phong trào kháng chiến chống thực dân pháp của nhân dân dưới sự chỉ huy của Trương Định , phong trào này đã thu được một số thắng lợi và làm cho thực dân pháp hoang mang lo sợ.
* HOẠT ĐỘNG 2:Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 
- GV phát phiếu cho 6 nhóm, mời 1 em đọc to nội dung phiếu
H: Năm 1862 vua ra lệnh cho Trương Định làm gì? Theo em lệnh nhà vua đúng hay sai? vì sao?
H: Nhận được lệnh vua Trương định có thái độ và suy nghĩ như thế nào?
 Nghĩa quân và nhân dân đã làm gì tr ...  Trong lớp: nữ làm lớp trưởng, tổ trưởng, chi đội trưởng, lớp phó....
+ ở địa phương: nữ làm giám đốc, chủ tịch uỷ ban nhân dân, bác sĩ, kĩ sư.....
- Trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi
+ Phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong xã hội. Phụ nữ làm được tất cả mọi việc mà nam giới làm, đáp ứng được nhu cầu lao động của xã hội.
Các ghi nhận, lưu ý:
.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 - Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng (BT1).
 - Lập được dàn bài văn tả cảnh một buổi trong ngay (BT2)
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: 
 - Tìm kiếm và xử lí thông tin
 - Ra quyết định
 - Tư duy sáng tạo
III. CÁC PP / KT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: 
 - Trao đổi nhóm
 - Trình bày 1 phút
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
 - HS sưu tầm tranh ảnh về vườn cây, công viên, đường phố, cánh đồng
 - Giấy khổ to, bút dạ
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 GS lên bảng 
H: hãy nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh?
H: nêu cấu tạo bài văn Nắng trưa
- GV nhận xét, đánh giá
2. Học bài mới
a. Khám phá 
- Kiểm tra kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày của HS
- GV: để chuẩn bị viết tốt bài văn tả cảnh, hôm nay các em thực hành luyện tập về quan sát cảnh, lập dàn ts cho bài văn trả cảnh
b. Kết nối 
 * Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp
GV hướng dẫn giúp đỡ HS gặp khó khăn, Yêu cầu HS ghi lại ý chính trong câu hỏi
- Gọi HS trình bày 
H: Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?
H: Tác giả đã quan sát sự vật bằng các giác quan nào?
H: tìm 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả ?
 GV nhận xét
KL: Tác giả lựa chọn chi tiết tả cảnh rất đặc sắc và sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận vẻ riêng của từng cảnh vật.
Để có 1 bài văn hay chúng ta phải biết cách quan sát cảm nhận sự vật bằng nhiều giác quan: xúc giác, thính giác, thị giác và đôi khi là cả sự liên tưởng. Để chuẩn bị cho làm văn tốt chúng ta cùng tiến hành lập dàn ý bài văn tả cảnh
c. Thực hành 
* Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi HS đọc kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày 
- Nhận xét khen ngợi những HS có ý thức chuẩn bị bài, quan sát tốt
- HS làm bài cá nhân
 Gợi ý: mở bài: Em tả cảnh gì ở đâu? vào thời gian nào? lí do em chọn cảnh vật để miêu tả là gì?
 Thân bài:+ Tả nét nổi bật của cảnh vật
 + Tả theo thời gian
 + Tả theo trình tự từng bộ phận
- GV chọn bài làm tốt để trình bày mẫu
d. Áp dụng
- Nhận xét giờ học 
- chuẩn bị bài sau
- 2 HS trả lời
- Lớp nhận xét
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị bài của các bạn 
- HS đọc yêu cầu 
- HS trao đổi và làm bài 
- Tả cánh đồng buổi sớm, đám mây, vòm trời, những giọt mưa, những sợi cỏ, nhữnggánh rau, những bó hoa huệ của người bán hàng, bầy sáo liệng trên cánh đồng, mặt trời mọc
- Tác giả quan sát bằng xúc giác( cảm giác của làn da): thấy sớm đầu thu mát lạnh, một vài mưa loáng thoáng rơi trên khăn và tóc, những sợi cỏ đẫm nước làm ướt lạnh bàn chân
-Bằng thị giác( mắt) thấy đám mây xám đục, vòm trời xanh vòi vọi, vài giọt mưa ....
- Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xoã ngang vai của Thuỷ...
- HS đọc yêu cầu
- HS đọc bài 
- HS làm vào vở
- Lớp nhận xét
Các ghi nhận, lưu ý:
.
Toán
PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu
 - Biết đọc, viết phân số thập phân. Biết rằng có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân và biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân.
 - BT cần làm 1,2,3,4ac
II. chuẩn bị:
 - SGK + BC
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của thầy 
	Hoạt động của trò 
1.Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Dạy học bài mới
 a .Giới thiệu bài
- Trong tiết học này các em sẽ cùng tìm hiểu về phân số thập phân.
 b.Giới thiệu phân số thập phân
- GV viết lên bảng các phân số :
; , ;. và yêu cầu HS đọc.
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về mẫu số của các phân số trên?
- GV giới thiệu: Các phân số có mẫu là 10, 100, 1000, được gọi là các phân số thập phân.
- GV viết lên bảng phân số và nêu yêu cầu: Hãy tìm một phân số thập phân bằng phân số 
- GV hỏi: Em làm thế nào để tìm được phân số thập phân bằng với phân số đã cho ?
- GV nêu yêu cầu tương tự với các phân số ; ;.
- GV nêu kết luận.
+ Có một phân số có thể viết thành phân số thập phân.
+ Khi muốn chuyển một phân số thành phân số thập phân ta tìm một số nhân với mẫu để có 10, 100, 1000, rồi lấy cả tử và mẫu số nhân với số đó để được phân số thập phân.
 c. Luyện tập
* Bài 1
- GV viết các phân số thập phân lên bảng và yêu cầu HS đọc.
* Bài 2
- GV lần lượt đọc các phân số thập phân cho HS viết.
- GV nhận xét bài của HS trên bảng.
* Bài 3
- GV cho HS đọc các phân số trong bài, sau đó nêu rõ các phân số thập phân.
- GV hỏi tiếp: Trong các phân số còn lại, phân số nào có thế có thể viết thành phân số thập phân ?
* Bài 4a,c
- GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV : Mỗi phần trong bài diễn giải cách tìm một phân số thập phân bằng phân số đã cho. Các em cần đọc kỹ từng bước làm để chọn được số thích hợp điền vào chỗ trống.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng sau đó chữa bài và cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS đọc các phân số trên.
- HS nêu theo ý hiểu của mình. Ví dụ:
+ Các phân số có mẫu là 10, 100, 
+ Mẫu số của các phân số này đều là chia hết cho 10..
- HS nghe và nhắc lại.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. HS có thể tìm
 = = 
- HS nêu cách làm của mình. Ví dụ 
- Ta nhận thấy 5 2 = 10, vậy ta nhân cả tử và mẫu của phân số với 2 thì được phân số là phân số thập phân và bằng phân số đã cho.
- HS tiến hành tìm các phân số thập phân bằng với các phân số đã cho và nêu cách tìm của mình.
- HS nghe và nêu lại kết luận của GV.
- HS nối tiếp nhau đọc các phân số thập phân.
- 2 HS lên bảng viết, các HS khác viết vào vở bài tập. Yêu cầu viết đúng theo thứ tự của GV đọc.
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS đọc và nêu : Phân số ; là phân số thập phân.
- HS nêu : Phân số có thể viết thành phân số thập phân :
 = = 
- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm các số thích hợp điền vào ô trống.
- HS nghe GV hướng dẫn.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài bạn, theo dõi chữa bài và tự kiểm tra bài của mình
Các ghi nhận, lưu ý:
.
Âm nhạc
ÔN MỘT SỐ BÀI HÁT ĐÃ HỌC
I. Mục tiêu:
 - Biết hát đúng giai điệu và đúng lời ca của một số bài hát đã học ở lớp 4.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II. Giáo viên chuẩn bị:
 - Hát thuần thục các bài hát đã học.
III. Các hoạt động dạy- học:
a. Ổn định lớp: 
 - Nhắc tư thế ngồi học ngay ngắn. 
b. Bài cũ: - Kiểm tra đan xen trong giờ học. 
c. Bài mới.
1.Giới thiệu bài:Giới thiệu một số bài hát đã học lớp 4 
a-HĐ 1: Ôn tập một số bài hát lớp 4 
- Ở lớp 4 các em đã được học những bài hát nào, hãy kể tên một số bài hát?
 -Em nào có thể hát lại một trong số các bài hát đã học?
* Ôn bài Quốc ca Việt Nam.
-Ai là tác giả bài Quốc ca Việt Nam? Khi hát Quốc ca cần có thái độ như thế nào?
- Hướng dẫn HS hát Quốc ca bằng nhiều hình thức kết hợp tư thế chào cờ.
- Nhận xét khen thưởng
* Ôn bài Em yêu hoà bình.
-Ai là tác giả bài hát Em yêu hoà bình?
- Cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- Bắt nhịp
* Ôn bài Chúc mừng.
 Bài hát Chúc mừng là nhạc của nước nào? 
- Chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 hát lời, nhóm 2 gõ đệm theo phách mạnh. 
* Ôn bài Thiếu nhi thế giới liên hoan.
- Ai là tác giả bài Thiếu nhi thế giới liên hoan?
- Cả lớp hát bài kết hợp gõ đệm(đoạn 1 gõ theo phách, đoạn 2 gõ theo tiết tấu).
b-HĐ 2: Tập biểu diễn 
- GV tổ chức cho các nhóm biểu diễn trước lớp kết hợp vận động phụ hoạ, mỗi nhóm hát 1 bài
- GV nhận xét HS 
- GV nhận xét.
- Chú ý theo dõi giới thiệu
- HS trả lời theo trí nhớ.
- 2- 3 cá nhân thực hiện.
 + Nhạc sĩ Văn Cao.
 + Đứng nghiêm trang mắt hướng về Quốc kì.
- HS đứng nghiêm thực hiện hát Quốc ca.
+ Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn.
- HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp
- HS thực hiện cá nhân.
 + Nhạc Nga.
- Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn.
- Cá nhân thực hiện
 + Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
- HS thực hiện hát kết hợp gõ đệm.
- Cá nhân thực hiện trước lớp
- Các nhóm trình bày trước lớp.
- Cá nhân trình bày kết hợp động tác
 +HS nhận xét.
4.Củng cố- dặn dò
 - Cả lớp hát lại bài Em yêu hoà bình kết hợp gõ đệm theo phách.
 - HS nhắc lại tên bài học?
 - Nhận xét giờ học, khen những học sinh học tập nghiêm túc
 Dặn dò:Nhắc HS chuẩn bị cho chương trình mới trong SGK lớp 5
Các ghi nhận, lưu ý:
.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 1
I/ Mục tiêu : 
- GV nắm lại tình hình học tập, nề nếp của lớp sau một tuần học tập. Từ đó đề ra các biện pháp giúp hs thấy được mặt mạnh trong học tập để pháp huy, đồng thời hạn chế khắc phục yếu kém trong học tập.
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh, yêu cầu HS bổ sung nếu chưa đủ; yêu cầu hs ghi đúng các môn học được ghi chung vào 1 cuốn tập theo yêu cầu của giáo viên.
Tổ chức họp Phụ huynh HS. Gợi ý phát động học sinh tham gia góp quỹ lớp nhằm mục đích trang bị cho lớp học xanh – sạch – đẹp
- Nêu nhiệm vụ học tập và chương trình học ở tuần 2
II/ Các hoạt động chính :
HĐ của GV
HĐ của HS
Hoạt động chính: 
* HĐ1: Tổng kết tuần 1
GV yêu cầu học sinh báo cáo 
GV nhận xét đánh giá ưu, khuyết điểm của tập thể, cá nhân. 
Lên kế hoạch , hướng dẫn HS góp tiền trang bị, trang trí phòng học
* HĐ2: Tuyên truyền : 
Tiếp tục tuyên truyền về ngày 2/9 . Khai giảng năm học mới
* HĐ3: Công bố công tác tuần 2:
Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập tuần 2.
Nhắc nhở học sinh học thuộc bảng nhân, chia
Lên kế hoạch cho học sinh khá giỏi kèm học sinh yếu 
* HĐ4: Chơi trò chơi 
GV HD cho học sinh chơi trò chơi “Ô chữ bí mật ”. Chủ đề “Em yêu khoa học ” 
NX
Cán sự lớp báo cáo tình hình học tập, nề nếp, trực nhật lớp trong tuần qua 
Lớp phó học tập lớp báo cáo 
Lớp trưởng báo cáo
HS lắng nghe, phát huy và rút kinh nghiệm
Lớp trưởng điều khiển có sự gợi ý từ giáo viên 
HS lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện tốt 
HS lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện tốt 
HS chơi chủ động, có thưởng, phạt
 Các ghi nhận, lưu ý sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 1 CKTKNS.doc