Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 15 - Trần Thị Thu Hoài

Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 15 - Trần Thị Thu Hoài

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:

 - Phát hiện một số tính chất & công dụng của thuỷ tinh thông thường.

 - Kể tên các vật liệu thường dùng để sản xuất ra thuỷ tinh.

 - Nêu tính chất & công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao.

 - GDHS biết cách bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Tranh ảnh, đồ vật làm bằng thủy tinh

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 10 trang Người đăng huong21 Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 15 - Trần Thị Thu Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Ngày soạn: 30/11/2012
Ngày dạy: từ 03/12/2012 đến 07/12/2012
Lớp dạy: 5A, 5B, 5C
KHOA HỌC
THUỶ TINH
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
 - Phát hiện một số tính chất & công dụng của thuỷ tinh thông thường.
 - Kể tên các vật liệu thường dùng để sản xuất ra thuỷ tinh.
 - Nêu tính chất & công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao.
 - GDHS biết cách bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh, đồ vật làm bằng thủy tinh 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I – Ổn định lớp : KT đồ dùng HS 
II – Kiểm tra bài cũ : “Xi măng”
 - Xi măng được làm từ những vật liệu nào ?
 - Nêu tính chất, công dụng của xi măng ?
 - Nhận xét cùng cả lớp
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : “Thuỷ tinh”
 2 – Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : Quan sát & thảo luận 
 - Mục tiêu: HS phát hiện được một số tính chất & công dụng của thuỷ tinh thông thường 
 - Cách tiến hành:
 + Bước 1: Làm việc theo cặp 
 + Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Kết luận: Thuỷ tinh trong suốt, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. Chúng thường được dùng để sản xuất chai, lọ, li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, kính xây dựng ,
 b) HĐ 2: Thực hành xử lí thông tin 
* Mục tiêu: Giúp HS :
- Kể được tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thuỷ tinh .
- Nêu được tính chất & công dụng của thuỷ tinh thông thường & thuỷ tinh chất lượng cao . 
*Cách tiến hành:
 + Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
 + Bước 2: Làm việc cả lớp 
* Kết luận: (sgk)
IV – Củng cố ,dặn dò:
-Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thuỷ tinh.? 
-Nêu tính chất và công dụng của thuỷ tinh có chất lượng cao?
Có những cách nào để bảo quản đồ dùng thuỷ tinh ?
- Nhận xét tiết học -Chuẩn bị bài sau “Cao su”
- 2 HS trả lời
- HS nghe 
- HS quan sát các hình Tr. 60 SGK & dựa vào câu hỏi SGK để hỏi & trả lời nhau theo cặp
- Một số học sinh trình bày trước lớp kết quả làm việc theo cặp :
 + Một số đồ vật được làm bằng thuỷ tinh: Ly,cốc, bóng đèn
 + Tính chất của thuỷ tinh thông thường như: trong suốt, bị vỡ khi va chạm mạnh vào vật rắn hay rơi xuống sàn nhà
- HS nghe 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi Tr. 61 SGK
- Đại diện mỗi nhóm trình bày một trong các câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung
- HS lắng nghe
- HS trả lời 
-HS trả lời
- HS nghe.
 Xem bài trước.
************************************
ĐỊA LÍ
	 THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
I. Mục tiêu: Học xong bài này,HS:
 - Biết sơ lược về các khái niệm: thương mại, nội thương, ngoại thương; thấy được vai trò của ngành thương mại trong đời sống và sản xuất.
 - Nêu được tên các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu của nước ta.
 - Nêu được các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch ở nước ta.
 - Xác định trên bản đồ các trung tâm thương mại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các trung tâm du lịch lớn của nước ta.
 - GDHS biết bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bản đồ hành chính Việt Nam.
 - Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm thương mại và về ngành du lịch 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 I- Ổn định lớp: Ổn định KT đồ dùng HS
II- Kiểm tra bài cũ: “Giao thông vận tải”
 + Nước ta có những loại hình giao thông nào ?
 + Chỉ trên hình 2 trong SGK các sân bay quốc tế, các cảng biển lớn của nước ta ?
 - Nhận xét,ghi điểm
III- Bài mới: 
 1 - Giới thiệu bài: “ Thương mại và du lịch ”
 2. Hoạt động: 
 a)Hoạt động thương mại ..(làm việc cá nhân)
- Bước 1: HS dựa vào SGK, chuẩn bị trả lời các câu hỏi sau :
 + Thương mại gồm những hoạt động nào?
 + Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước? 
 + Nêu vai trò của ngành thương mại.
 + Kể tên các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta .
- Bước 2: GV theo dõi giúp HS hoàn thiện câu trả lời. GV cho HS chỉ trên bản đồ về các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước.
 * Kết luận: 
- Thương mại là ngành thực hiện việc mua bán hàng hoá, bao gồm:
 + Nội thương: buôn bán ở trong nước.
 + ngoại thương: buôn bán với nước ngoài. - Hoạt động thương mại phát triển nhất ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh .
 b) Ngành du lịch (làm việc theo nhóm)
- Bước1: HS dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi sau :
 + Em hãy nêu một số điều kiện để phát triển du lịch ở nước ta.
+ Cho biết vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến nước ta đã tăng lên?
 + Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta.
- Bước 2: GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời 
 * Kết luận: - Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển du lịch.
 - Số lượng khách du lịch trong nước tăng do đời sống được nâng cao, các dịch vụ du lịch được phát triển. Khách du lịch nước ngoài đến nước ta ngày càng tăng. 
 - Các trung tâm du lịch lớn : Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,..
IV - Củng cố,dặn dò :
 + Thương mại gồm những hoạt động nào. Thương mại có vai trò gì ?
 + Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở nước ta ,ở tỉnh ta.
- Nhận xét tiết học.
 -Bài sau : “ Ôn tập ” 
-HS trả lời,cả lớp nhận xét
-HS nghe.
- HS nghe.
- HS làm việc cá nhân,trả lời câu hỏi
- HS trả lời
- 2 HS lên bảng chỉ.
- HS thực hiện theo nhóm,cử đại diện trình bày những nội dung thảo luận được
+ Nhiều lễ hội truyền thống ; nhiều danh lam thắng cảnh lịch sử , di tích lịch sử ; có các di sản thế giới
+ Nhu cầu du lịch của nhân dân tăng; có các vườn quốc gia; các loại dịch vụ du lịch được cải thiện.
+ Các trung tâm du lịch lớn của nước ta là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, vũng Tàu,
- HS nghe
-HS trả lời.
-HS nghe .
-HS xem bài trước.
LỊCH SỬ
CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950
I. Mục tiêu: Học sinh biết:
 - Tại sao ta quyết mở chiến dịch Biên giới Thu - đông 1950.
 - Thời gian, địa điểm, diễn biến sơ giản và ý nghĩa của chiến dịch Biên giới Thu – đông 1950.
 - Rèn sử dụng lược đồ chiến dịch biên giới để trình bày diễn biến.
 - Giáo dục học sinh về tinh thần chịu đựng gian khổ trong mọi hoàn cảnh.Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bản đồ hành chính Việt Nam. 
 - Lược đồ chiến dịch Biên giới. Sưu tầm tư liệu về chiến dịch Biên giới.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
2. KTBC: 
-Nêu diễn biến sơ lược về chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947?
-Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947?
-Giáo viên nhận xét bài cũ.
3. Bài mới
a)Giới thiệu bài mới: 
 	Chiến thắng biên giới thu - đông 1950.
 Hoạt động1: Nguyên nhân địch bao vây biên giới.
- Giáo viên sử dụng bản đồ, chỉ đường biên giới Việt – Trung, nhấn mạnh âm mưu của Pháp trong việc khóa chặt biên giới nhằm bao vây, cô lập căn cứ địa Việt Bắc, cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Lưu ý chỉ cho học sinh thấy con đường số 4.
- Giáo viên cho học sinh xác định biên giới Việt – Trung trên bản đồ.
- Hoạt động nhóm đôi: Xác định trên lược đồ những điểm địch chốt quân để khóa biên giới tại đường số 4.
- Giáo viên treo lược đồ bảng lớp để học sinh xác định. Sau đó nêu câu hỏi:
+ Nếu không khai thông biên giới thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta sẽ ra sao?
- Giáo viên nhận xét 
Hđộng2: Tạo biểu tượng về chiến dịch Biên giới.
- Mục tiêu: Học sinh nắm thời gian, địa điểm, diễn biến và ý nghĩa chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
- Để đối phó với âm mưu của địch, TW Đảng dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ đã quyết định như thế nào? Quyết định ấy thể hiện điều gì?
- Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch Biên Giới thu đông 1950 diễn ra ở đâu? Hãy kể lại một số sự kiện về trận đánh ấy?
Giáo viên nhận xét + nêu lại trận đánh (có chỉ lược đồ).
- Kết quả của chiến dịch Biên Giới thu đông 1950?
- Nêu ý nghĩa của chiến dịch Biên Giới thu đông 1950?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập. Làm theo 4 nhóm.
+ Nêu điểm khác nhau chủ yếu nhất giữa chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 và chiến dịch Biên Giới thu đông 1950?
+ Em có suy nghĩ gì về tấm gương anh La Văn Cầu?
+ Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên Giới gợi cho em suy nghĩ gì?
+ Việc bộ đội ta nhường cơm cho tù binh địch trong chiến dịch Biên Giới thu đông 1950 giúp em liên tưởng đến truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam?
	Hoạt động 3: Củng cố,dặn dò. 
- Thi đua 2 dãy chỉ lược đồ, thuật lại chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Em hãy nêu sự khác biệt giữa chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947 và chiến thắng Biên Giới Thu Đông năm 1950?
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: “Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới”. 
- HS nêu
- Đập tan âm mưu mau chóng kết thúc chiến tranh của địch, bảo vệ được cơ quan đầu não của cuộc K/c
- Học sinh lắng nghe và quan sát bản đồ.
- 3 học sinh xác định trên bản đồ.
- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi.
- 1 số đại diện nhóm xác định lược đồ trên bảng lớp.
- Cuộc kháng của ta sẽ bị cô lập dẫn đến thất bại.
- Hoạt động lớp, nhóm.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện 1 vài nhóm trả lời.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Học sinh thảo luận nhóm bàn.
- Gọi 1 vài đại diện nhóm kể lại.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Học sinh nêu ý nghĩa:
+ Chiến dịch đã phá tan kế hoạch “khóa cửa biên giới” của giặc.
+ Giải phóng 1 vùng rộng lớn.
+ Căn cứ địa Việt Bắc được mở rộng.
+ Tình thế giữa ta và địch thay đổi: ta chủ động, địch bị động.
-	Học sinh bốc thăm làm phần câu hỏi bài tập theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét lẫn nhau.
- Hai dãy thi đua.
- HS trả lời 
- HS nghe
************************************
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (Tiết 2)
 I. Mục tiêu: Học xong này, HS biết:
 - Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
 - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
 - Tôn trong, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
II. Tài liệu và phương tiện:
 - Tranh ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ VN
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống ở bài tập 3
+ Mục tiêu: Xử lí tình huống 
+ Cách tiến hành:
- Đưa 2 tình huống trong SGK bài tập 3 lên bảng.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, nêu cách xử lí mỗi tình huống và giải thích vì sao lại chọn cách giải quyết đó
- H: cách xử lí của các nhóm đã thể hiện được sự tôn trọng và quyền bình đẳng của phụ nữ chưa?
- GV nhận xét 
* Hoạt động 2: Làm bài tập 4
+ Mục tiêu: HS biết những ngày và tổ chức dành riêng cho phụ nữ; đó là biểu hiện của sự tôn trọng phụ nữ và bình đẳng giới trong xã hội
+ Cách tiến hành
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc bài 4 và thảo luận hoặc GV giao phiếu bài tập cho các nhóm đẻ HS điền vào phiếu.
- Yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng.
- Các nhóm nhận xét bổ sung kết quả cho nhau.
- GV nhận xét KL.
+ Ngày 8-3 là ngày quốc tế phụ nữ.
+ Ngày 20-10 là ngày phụ nữ VN.
+ Hội phụ nữ, câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức XH dành riêng cho phụ nữ.
Phiếu học tập:
Em hãy điền dấu + vào chỗ chấm trước ý đúng.
1. Ngày dành riêng cho phụ nữ.
 Ngày 20- 10 .......
 Ngày 3- 9 .......
 Ngày 8- 3 .......
 2. Những tổ chức dành riêng cho phụ nữ.
 Câu lạc bộ doanh nhân ......
 Hội phụ nữ .......
 Hội sinh viên .......
 * Hoạt động 3: Ca ngợi người phụ nữ VN
+ Mục tiêu: HS củng cố bài học
+ Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng dưới hình thức thi đua giữa các nhóm .
3. Củng cố dặn dò
- HS nhắc lại ghi nhớ
- Nhận xét giờ học
- HS đọc 2 tình huống 
- HS thảo luận theo nhóm
 + Tình huống 1: chọn trưởng nhóm phụ trách sao cần xem khả năng tổ chức công việc và khả năng hợp tác với các bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn ấy, không nên chọn Tiến vì bạn ấy là con trai.
Vì trong XH con trai hay gái đều bình đẳng như nhau.
 + Tình huống 2: Em sẽ gặp riêng bạn Tuấn và phân tích cho bạn hiểu phụ nữ hay nam giới đề có quyền bình đẳng như nhau.
- Việc làm của bạn là thể hiện sự không tôn trọng phụ nữ. mỗi người đề có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe ý kiến của các bạn nữ.
- HS trả lời
- Các nhóm đọc phiếu bài tập sau đó thảo luận và đưa ra ý kiến của nhóm mình.
1. Ngày dành riêng cho phụ nữ là:
+
+
+
+ 
- HS lần lượt thi kể hoặc hát hoặc đọc thơ về những người phụ nữ. 
- HS nhắc lại
- HS lắng nghe
************************************
KĨ THUẬT
LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI GÀ
I. Mục tiêu: HS cần: 
 - Nêu được lợi ích của việc nuôi gà 
 - Kể tên được các sản phẩm của việc nuôi gà
 - Có ý thức chăm sóc và bảo vệ vật nuôi 
II. Chuẩn bị:
 - Tranh minh hoạ các lợi ích của việc nuôi gà.
 - Phiếu đánh giá kết quả học tập 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 I) Ổn định: 
II)Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
III)Bài mới: 
1 ) Giới thiệu bài: Hôm nay các em học bài Lợi ích của việc nuôi gà.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà 
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm về lợi ích của việc nuôi gà 
- GV giới thiệu nội dung phiếu học tập và cách thức ghi kết quả thảo luận 
-Yêu cầu HS đọc SGK quan sát hình ảnh trong bài học liên hệ với thực tiễn nuôi ở gia đình ,địa phương 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả 
- GV bổ sung và chốt lại ý đúng
 + Các sản phẩm của nuôi gà: Thịt gà, trứng gà, lông gà, phân gà 
 + Lợi ích của việc nuôi gà: Gà lớn nhanh có khả năng đẻ nhiều trứng. Cung cấp thịt ,trứng dùng để làm thực phẩm hằng ngày. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.Cung cấp phân bón cho trồng trọt 
Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập 
- GV dựa vào câu hỏi cuối bài kết hợp với sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS 
- Đánh dấu X vào trước câu trả lời đúng 
 Lợi ích của việc nuôi gà là :
+ Cung cấp thịt trứng làm thực phẩm 
+ Cung cấp chất bột đường 
+ Cung cấp cho nguyên liệu chế biến thực phẩm 
+ Đem lại nguồn thu nhập cho người chăn nuôi 
+ Làm thức ăn cho vật nuôi 
+ Làm cho môi trường xanh sạch đẹp 
+ Cung cấp phân bón cho cây trồng 
- GV thu chấm nhận xét và chữa bài 
IV )Củng cố ,dặn dò :
- Em hãy cho biết lợi ích của việc nuôi gà ?
- GV nhận xét tiết học .Chuẩn bị bài “ Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta ”
- HS lắng nghe 
- HS thảo luận nhóm về lợi ích của việc nuôi gà 
- HS đọc SGK quan sát hình ảnh trong bài học liên hệ với thực tiễn nuôi ở gia đình ,địa phương 
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS cả lớp theo dõi 
- HS làm bài tập vào phiếu 
- HS trả lời 
************************************
KHOA HỌC
CAO SU
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
 - Làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su.
 - Kể tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su.
 - GDHS biết cách bảo quản các đồ dùng làm bằng cao su .
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh sgk phóng to
 - Sưu tầm một số đồ vật bằng cao su như quả bóng, dây chun
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I – Ổn định lớp : Ổn định KT sĩ số HS
II – Kiểm tra bài cũ : “Thuỷ tinh”
- Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thủy tinh?
- Nêu tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao
- Nhận xét, ghi điểm
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
 2 – Hoạt động : 
 Hoạt động1 : Thực hành.
 *Mục tiêu: HS làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su.
 *Cách tiến hành:
 - Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 - Bước 2: Làm việc cả lớp.
* Kết luận: Cao su có tính đàn hồi 
 b) Hoạt động 2: Thảo luận.
 *Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể được tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su.
- Nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
* Cách tiến hành:
 - Bước 1: Làm việc cá nhân.
 - Bước 2: Làm việc cả lớp.
 + Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào?
 +Ngoài tính đàn hồi tốt, cao su còn có những tính chất gì?
 +Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su ?
*Kết luận: Như mục bạn cần biết Tr. 63 SGK.
 IV – Củng cố ,dặn dò: 
- Gọi HS đọc bạn cần biết Tr. 63 SGK.
- Nhận xét tiết học .
- Bài sau “CHẤT DẺO”.
-HS trả lời,cả lớp nhận xét.
- HS nghe.
- Các nhóm làm thực hành theo chỉ dẫn Tr 63 SGK.
- Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả làm thực hành của nhóm mình:
 + Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà,ta thấy quả bóng nảy lên.
 + Kéo căng sợi dây cao su, hỏi sợi dây gian ra. Khi buôn tay, sợi dây cao su lại trở về vị trí cũ.
- HS đọc nội dung trong mục Bạn cần biết Tr.63 SGK để trả lời câu hỏi cuối bài.
- Có 2 loại cao su: Tự nhiên & nhân tạo.
- Ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh, cách điện, không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác.
- Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao, quá thấp.Không để các hoá chất dính vào cao su
- HS nghe 
- 2HS đọc
- HS lắng nghe
- Xem bài trước
*********************************************************************
Ngày soạn: 30/11/2012
Ngày dạy: từ 03/12/2012 đến 07/12/2012
Lớp dạy: 1A, 1B, 1C, 1D, 1E
TIẾNG VIỆT (ôn)
LUYỆN ĐỌC, VIẾT: ĂM - ÂM
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS nắm chắc vần ăm, âm, đọc, viết được các tiếng, từ có vần ăm, âm
 - Làm đúng các bài tập trong vở bài tập.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn tập: ăm, âm
- GV ghi bảng: ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm, tăm tre, đỏ thắm, mầm non, đường hầm.
Con suối sau nhà rì rầm chảy. Đàn dê cắm cúi gặm cỏ bên sườn đồi.
- GV nhận xét.
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
a. Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS tự làm bài.
- GV nhận xét bài làm của HS.
b. Bài 2:
- Cho HS xem tranh vẽ.
- Gọi 3 HS làm bài trên bảng.
- GV nhận xét.
c. Bài 3:
- Lưu ý HS viết đúng theo chữ mẫu đầu dòng.
- GV quan sát, nhắc HS viết đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn: luyện đọc, viết bài
- HS luyện đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- 1 HS nêu: nối chữ.
- HS nêu miệng kết quả ® nhận xét.
- HS xem tranh BT.
- 1 HS làm bài → chữa bài → nhận xét.
- HS viết bài: tăm tre ( 1 dòng)
 đường hầm ( 1 dòng)
- HS nghe và ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an khoa su dia lop 5 tuan 15.doc