Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 17 - Trần Thị Thu Hoài

Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 17 - Trần Thị Thu Hoài

I. Mục tiêu:

 - Kiến thức : ôn tập về đặc điểm giới tính.

 - Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến giữ vệ sinh cá nhân.

 - Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.

 - GDHS chăm chỉ học tập.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Hình vẽ trong SGK phóng to

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 8 trang Người đăng huong21 Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 17 - Trần Thị Thu Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Ngày soạn: 14/12/2012
Ngày dạy: từ 17/12/2012 đến 21/12/2012
Lớp dạy: 5A, 5B, 5C
KHOA HỌC 
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:
 - Kiến thức : ôn tập về đặc điểm giới tính.
 - Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến giữ vệ sinh cá nhân.
 - Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
 - GDHS chăm chỉ học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Hình vẽ trong SGK phóng to
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: Tơ sợi tự nhiên khác tơ sợi nhân tạo như thế nào?
2.Bài mới: 
-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học
Hoạt động 1: Con đường lây truyền một số bệnh 
H1. Sốt xuất huyết, sốt rét , viêm não, viêm gan A, AIDS, bệnh nào lây qua cả đường sinh sản và đường máu ?
- HS quan sát hình ở SGK trang 68 nêu: thực hiện theo mỗi hình phòng bệnh gì ?
- GV chia 4 nhóm thảo luận 4 hình
HS từng nhóm lần lượt phát biểu . Lớp và GV nhận xét .
* Liên hệ: 
H .Ăn chín uống sôi , rửa tay trước khi ăn còn phòng bệnh gì nữa ?
Hoạt động 2: Giải bài tập 
Bài tập 1.
Chọn tên 3 vật liệu đã học nêu đặc điểm, tính chất , công dụng của chúng .
Bài tập 2: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi.
Hoạt động 3: Trò chơi “Đoán chữ”
Giúp HS củng cố một số kiến thức trong chủ đề “Con ngời và sức khoẻ”
*Chia lớp hai đội nam nữ thi đoán ô chữ ở SGK trang 70, 71 .
4-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau. 
-HS trả lời câu hỏi, lớp cùng GV nhận xét .
-HS Thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi .
-HS trả lời: bệnh AIDS
Hình 1: Ngủ có màn tránh được muỗi đốt để phòng bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não.
Hình 2: Rửa tay trước khi ăn và sau khi đại tiện phòng bệnh viêm gan A.
Hình 3: Uống nước đun sôi để nguội phòng bệnh viêm gan A . Vì trong nước lã có thể có mầm bệnh viêm gan A.
Hình 4: Ăn chín phòng bệnh viêm gan A 
-Vì trong thức ăn sống , ôi, thiu có nhiều mầm bệnh.
-Bệnh giun, sán, tiêu chảy, tả, lị, thương hàn, chân tay miệng,
-Bài tập 1.
Mỗi tổ hoàn thành một tên vật liệu theo yêu cầu bài tập .
- Từng tổ trình bày, GV ghi bảng.
-Ví dụ : Thủy tinh: cứng, giòn, trong suốt, không thấm nước, không hút ẩm. Công dụng: làm kính, chai lọ, dụng cụ y tế, lọ hoa,.
- Thi đua các tổ .
Bài tập 2 : Đáp án: câu 2.1- ý c đúng ; 
câu 2.2 – a đúng ; câu 2.3 – ý c đúng ; 
câu 2.4 –ý a đúng 
Đáp án : 1 Sự thụ tinh ; 2 . Bào thai
3. Dậy thì ; 4. Vị thành niên ;
5. Trưởng thành ; 6. Già ;
7. Sốt rét ; 8. Sốt xuất huyết ;
9. Viêm não ; 10. Viêm gan A
*********************************
ĐỊA LÍ
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu: 
 - Biết hệ thống hóa các kiến thức về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
 - Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước ta
 - Biết hệ thống hóa các kiến thức đó học về địa lý tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
 - Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ
 - Giáo dục học sinh yêu mến quê hương, đất nước.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bản đồ tự nhiên Việt Nam
 - Bản đồ về phân bố dân cư kinh tế Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Xác định và mô tả vị trí giới hạn của nước ta trên bản đồ.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh.
- Giáo viên sửa chữa những chỗ còn sai.
* Hoạt động 2: Hoạt động nhóm.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm theo câu hỏi.
-Giáo viên gọi các nhóm trình bày.
1. Nêu đặc điểm chính của địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất và rừng của nước ta.
2. Nêu đặc điểm về dân số nước ta.
3. Nêu tên 1 số cây trồng chính ở nước ta? Cây nào được trồng nhiều nhất?
4. Các ngành công nghiệp nước ta phân bố ở đâu?
5. Nước ta có những loại hình giao thông vận tải nào?
6. Kể tên các sân bay quốc tế của nước ta?
- Nhận xét bổ sung.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về ôn bài để thi cuối học kì I
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
- Học sinh tô màu vào lược đồ để xác định giới hạn phần đất liền của Việt Nam.
- Điền tên: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia, Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa vào lược đồ.
- Học sinh thảo luận nhóm trình bày kết quả.
+ Địa hình: 3/4 diện tích phần đất liền là đồi núi và 1/4 diện tích phần đất liền là đồng bằng.
+ Khí hậu: Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao, gió mưa thay đổi theo mùa.
+ Sông ngòi: có nhiều sông nhưng ít sông lớn, có lượng nước thay đổi theo mùa.
+ Đất: có hai loại đó là đất phe-ra-lít và đất phù sa.
+ Rừng: có rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
- Nước ta có số dân đông đứng thứ 3 trong các nước ở Đông Nam Á và là 1 trong những nước đông dân trên thế giới.
- Cây lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp như cà phê, cao su,  trong đó cây trồng chính là cây lúa.
- Các ngành công nghiệp của nước ta phân bố chủ yểu ở các vùng đồng bằng và ven biển.
- Đường ô tô, đường biển, đường hàng không, đường sắt, 
- Sân bay Nội Bài, sân bay Đà Nẵng, sân bay Tân Sơn Nhất.
- HS lắng nghe
*********************************
LỊCH SỬ
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu: Học xong bài học sinh biết:
 - Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
 - HS nhắc lại được một số sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn 1858 – 1954
 - GDHS truyền thống anh dũng chiến đấu của dân tộc ta
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bản đồ Việt Nam 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định:
2. Kiểm tra: Nêu tình hình hậu phương ta trong những năm 1951- 1952.
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:	Giới thiệu bài , .
a) Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thảo luận.
? Điền vào chỗ chấm thời gian xảy ra sự kiện lịch sử đó.
- Giáo viên nhận xét.
- Kết luận: Các sự kiện lịch sử quan trọng trong giai đoạn 1858- 1945.
c) Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi. Luật chơi: mỗi học sinh lên hái 1 bông hoa trả lời câu hỏi.
* Ngày 19/12/1946 là ngày gì ? 
* Ngày 20/12/1946 là ngày gì ?
* Ngày 3/2/1930 là ngày gì ?
* Tháng 8/1945 là ngày gì ?
* Ngày 2/9/1945 là ngày gì ?
4. Củng cố: 	- Dặn dò: Hệ thống nội dung. Liên hệ - nhận xét.
- Cá nhân trả lời, lớp nhận xét.
- Học sinh thảo luận, trình bày.
1. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta (1/9/1858)
2. Cuộc phản công ở Kinh thành Huế (5/7/1885)
3. Phong trào Cần Vương (1885- 1896)
4. Các phong trào yêu nước của Phan Bội Châu - Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám (đầu thế kỉ XX)
5. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911)
6. Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930)
7. Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930- 1931)
8. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội (19/8/1945)
9. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945)
+ Tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nổ ngày 19/12/1946
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến sáng ngày 20/12/ 1946
* 3/2/1930 Ngày T.L Đảng CSVN
* 8/1945 CM tháng 8 thành công
* 2/9/1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn ..
*********************************
ĐẠO ĐỨC
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH ( tiết 2)
I. Mục tiêu:
 - Biết thế nào là hợp tác với những người xung quanh.
 - Nêu được lợi ích của việc hợp tác với mọi người trong công việc chung.
 - Hợp tác với bạn bè trong các họat động của lớp, của trường.
 - GDHS có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong các công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.
* KNS: - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm hoàn tất một nhiệm vụ khi hợp tác với bạn bè và người khác.
 -Kĩ năng tư duy phê phán( biết phê phán những quan niệm sai, các hành vi thiếu tinh thần hợp tác)
 - Kĩ năng ra quyết định ( biết ra quyết định đúng để hợp tác có hiệu quả trong các tình huống).
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ, phiếu thảo luận nhóm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Bài tiết 1 .
- Tại sao cần phải hợp tác với mọi người?
- Kể về việc hợp tác của mình với người khác.
3. Giới thiệu bài mới: Hợp tác với những người xung quanh (tiết 2).
4. Phát triển các hoạt động: 
	Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi làm bài tập 3 (SGK).
*KNS :Có kỹ năng hợp tác với bạn bè trong các họat động của lớp, của trường.
-Yêu cầu từng cặp học sinh thảo luận làm bài tập 3.
Kết luận: Tán thành với những ý kiến a, d, không tán thành các ý kiến b, c.
Hoạt động 2: Làm bài tập 2/ SGK.
Yêu cầu học sinh làm bài tập 2.
*KNS : Kĩ năng ra quyết định ( biết ra quyết định đúng để hợp tác có hiệu quả trong các tình huống).
Kết luận: Việc làm đúng tương ứng với nội dung a, những việc làm sai tương ứng với nội dung b, c.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 
Bài tập 4.
Yêu cầu các nhóm thảo luận để xử lí các tình huống theo bài tập 4
Kết luận chung:
a) Tổ 2 cần phân công cụ thể cho từng thành viên như chuẩn bị cây hoa, gấp hoa giấy, viết nội dung câu hỏi vào hoa, phân công người dẫn chương trình  Trong quá trình thực hiện thì hỗ trợ, giúp đỡ nhau, phối hợp với nhau
b) Hà cần bàn bạc với ba má để tham gia chuẩn bị và tự làm những việc như đặt chuông báo thức, tự gấp quần áo, đồ đạc của bản thân, giúp ba má các công việc vừa sức,
Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện nội dung 1 ở phần thực hành.
4.Củng cố - Nhận xét dặn dò :Chuẩn bị: Việt Nam Tổ quốc em.
Nhận xét tiết học. 
- Hát 
- 1 học sinh trả lời.
- Từng cặp học sinh làm bài tập.
- Đại diện trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Học sinh làm bài tập.
- Học sinh trình bày kết quả trước lớp.
- Các nhóm thảo luận.
- Theo từng nội dung 1 trình bày kết quả trước lớp.
- Sắm vai theo cách cư xử của nhóm mình.
- Lớp nhận xét.
- HS cả lớp lắng nghe .
- HS thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
*********************************
KĨ THUẬT 
THỨC ĂN NUÔI GÀ (tiết 1)
I. Mục tiêu:
 - Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của một số thức ăn thường dùng để nuôi gà
 - Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương.
 - Giáo dục học sinh yêu thích vật nuôi, chăm sóc vật nuôi giúp gia đình .
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh ảnh SGK 
 - Một số loại thức ăn thật cho gà ( nếu có ) .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: 
 - Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
 - Nêu đặc điểm của các giống gà: gà ri, gà ác, gà Tam Hoàng, gà Lơ go
2.Bài mới:
Hoạt dộng 1: Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà:
KNS : Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương.
Hoạt dộng 2: Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà:
 - HDHS quan sát
Hoạt dộng 3 : Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà:
 - Liên hệ thục tế , giáo dục.
3.Củng cố - dặn dò:
-HDHS làm vở thực hành ở nhà
-Nhận xét tiết học.
- HS trả lời , lớp và gv nhận xét
- HS nắm được tác dụng của thức ăn đối với gà
- Trình bày
- HS quan sát vật thật, tranh ảnh SGK và nêu được tên các loại thức ăn nuôi gà
- Nhận xét
- HS đọc SGK, xem tranh ảnh thảo luận nhóm 4 và trả lời
- Nắm được tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà:
+ Thức ăn cung cấp chất bột, đường.
+ Thức ăn cung cấp chất đạm
*********************************
KHOA HỌC
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
 I.Mục tiêu : - Kiến thức : Kiểm tra lại kiến thức đã học trong học kì I
 - Kĩ năng : HS vận dụng những kiến thức đã học làm tốt đề bài .
 - Giáo dục học sinh nghiêm túc làm bài .
II. Chuẩn bị : Đề bài phô tô sẵn cho từng em 
III. Lên lớp : 1. Ổn định tổ chức
 2. Giới thiệu tiết kiểm tra
 3. Dăn dò học sinh khi kiểm tra
 4. phát đề kiểm tra
 5. Học sinh làm bài 
 6. Thu bài
 7. Nhận xét tiết kiểm tra
 8. Dăn dò tiết sau 
Ngày soạn: 14/12/2012
Ngày dạy: từ 17/12/2012 đến 21/12/2012
Lớp dạy: 1A, 1B, 1C, 1D, 1E
TIẾNG VIỆT (ôn)
ÔN VẦN: ÔT - ƠT
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS nắm chắc vần ôt, ơt, đọc, viết được các tiếng, từ có vần ôt, ơt.
- Làm đúng các bài tập trong vở bài tập.
- GDHS lòng yêu thích tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn tập: ôt, ơt
- GV ghi bảng: ôt, ơt, cột cờ, cơn sốt, xay bột, quả ớt, ngớt mưa, cái vợt, ...
Hỏi cây bao nhiêu tuổi
Cây không nhớ tháng năm...
- GV nhận xét.
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
a. Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS tự làm bài.
- GV nhận xét bài làm của HS.
b. Bài 2:
- Cho HS xem tranh vẽ.
- Gọi 3 HS làm bài trên bảng.
- GV nhận xét.
c. Bài 3:
- Lưu ý HS viết đúng theo chữ mẫu đầu dòng.
- GV quan sát, nhắc HS viết đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn: luyện đọc, viết bài
- HS luyện đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- 1 HS nêu: nối chữ.
- HS nêu miệng kết quả ® nhận xét.
- HS xem tranh BT.
- 1 HS làm bài → chữa bài → nhận xét.
- HS viết bài: xay bột ( 1 dòng)
 ngớt mưa ( 1 dòng)
- HS nghe và ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an khoa su dia lop 5 tuan 17.doc