Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 5 năm 2013

Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 5 năm 2013

I.Mục tiêu:

+Đọc diễn cảm bài văn thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyệnvới chuyên gia nước bạn.

+Nội dung bài: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.(Trả lời các câu hỏi 1,2,3 SGK)

II. Đồ dùng dạy học: Viết đoạn đọc diễn cảm vào bảng phụ.

 

doc 24 trang Người đăng huong21 Lượt xem 742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 5 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 
Thứ hai ngày  tháng  năm 2013
CHÀO CỜ
Dặn dò đầu tuần
--------------------------------------------
Tập đọc 
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I.Mục tiêu:
+Đọc diễn cảm bài văn thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyệnvới chuyên gia nước bạn.
+Nội dung bài: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.(Trả lời các câu hỏi 1,2,3 SGK)
II. Đồ dùng dạy học: Viết đoạn đọc diễn cảm vào bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Kiểm tra bài cũ: 
3. Dạy – học bài mới:
-GV giới thiệu bài: . Cho HS quan sát tranh và ghi đề lên bảng
Hoạt động 1: Luyện đọc:
+Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.
+Yêu cầu HS chia đoạn
 *Đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp (1lượt). GV kết hợp giúp HS sửa lỗi cách đọc (phát âm).hiểu nghĩa các từ: công trường, hoà sắc, điểm tâm, chất phác, phiên dịch, chuyên gia, đồng nghiệp 
-Tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi.
-Gọi 1 HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu toàn bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc thầm kết hợp trả lời câu hỏi:
Câu 1:Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?
Câu 2: Dáng vẻ của A-lếch-xây có những nét gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?
Câu 3: Cuộc găp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
H: Nội dung của bài nói lên điều gì?
-Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm trả lời.
-GV nhận xét và rút nội dung của bài.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 4HS nối tiếp 
-GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn.
-Hướng dẫn cách đọc kĩ đoạn 4:
 *Treo bảng phụ hướng dẫn cách đọc. Chú ý đọc lời của A-lếch-xây với giọng niềm nở, hồ hởi; chú ý ngắt hơi: Thế là/ A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to/ vừa chắc ra/ nắm lất bàn tay .lắc mạnh và nói.
- GV đọc mẫu đoạn 4. 
-Tổ chức HS đọc diễn cảm theo cặp.
-Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
4. Củng cố- Dặn dò
-1 HS đọc, HS khác đọc thầm.
-Đọc nối tiếp nhau từng đoạn 
-HS đọc theo nhóm đôi.
-Thể hiện đọc từng cặp trước lớp.
-1 em đọc toàn bài.
- Theo dõi
-HS đọc thần đoạn 1và 2, kết hợp trả lời câu hỏi.
-(Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở một công trường xây dựng.)
- (vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt to chất phác.)
- Đó là một cuộc gặp gỡ tự nhiên và thân mật giữa những người đồng nghiệp.
-HS nêu ND, HS khác bổ sung.
ND: Tình tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.
-HS đọc .
- HS theo đoạn 
-Theo dõi nắm bắt cách đọc.
-HS thi đọc diễn cảm 
-HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
----------------------------------------------------
MỸ THUẬT
Giáo viên chuyên dạy
----------------------------------------------------
Toán 
ÔN TẬP : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I.Mục tiêu: -Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
-Biết chuyển các số đo độ đà và giải các bài toán với các số đo độ dài.
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1.
III. Hoạt động dạy và học ( 40 phút ).
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:
Bài toán: Mẹ có một số tiền, nếu mua táo với giá 8000 đồng 1kg thì mua được 3kg. Hỏi nếu mua mận với giá 6000 đồng 1kg thì mua được mấy ki lô gam? 
-GV nhận xét ghi điểm.
3. Dạy – học bài mới: -Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: BT1: Ôn tập về mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài:
-GV yêu cầu HS đọc bảng đơn vị đo độ dài; nêu đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét, lớn hơn mét.
-GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập 1, yêu cầu HS đọc đề và trả lời:
H: 1m bằng bao nhiêu dm? 1m bằng bao nhiêu dam?
-GV nhận xét và viết vào cột mét: 
 1m = 10dm = dam 
-GV phát phiếu bài tập, yêu cầu HS hoàn thành các cột còn lại của bài 1.
- GV nhận xét bài HS làm chốt lại cách làm và yêu cầu HS trả lời:
H: Dựa vào bảng hãy cho biết hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn?
-GV nhận xét chốt lại: Hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng đơn vị lớn.
Hoạt động 2: Làm bài tập2 và 3:
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu các bài tập 2, 3 –xác định yêu cầu đề bài và làm bài.
-Yêu cầu và thứ tự từng em lên bảng làm, lớp làm vào vở – GV nhận xét và chốt lại cách làm đúng, hợp lí:
Bài 2: Viết số hoặc phân số thích hợp vào chổ chấm:
135m = 1350dm , 342dm = 3420cm 
 4000m = 40hm 
1mm = cm , 1cm = m , 1m = km
Bài 3: Viết các số thích hợp vào chổ chấm:
 4km 37m = 4037m 354dm = 35m 4dm
 8m 12cm = 812cm 3040m = 3km 40m
4. Củng cố- Dặn dò -Nhận xét tiết học	
-1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp.
- HS đọc bảng đơn vị đo độ dài; nêu đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét, lớn hơn mét.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS theo nhóm 2 em hoàn thành bài tập 1, hai em lên bảng điền vào bảng phụ.
-HS nhận xét bài trên bảng sửa sai.
- Hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng đơn vị lớn.
-Đọc, xác định yêu cầu và thứ tự từng em lên bảng làm, lớp làm vào vở, sau đó nhận xét bài bạn trên bảng. 
-HS đọc đề bài, xác định cái đã cho, cái phải tìm của bài toán.
-HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
-Nhận xét bài bạn sửa sai.
-HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
-Nhận xét bài bạn sửa sai.
------------------------------------------------------
Địa lí 
VÙNG BIỂN NƯỚC TA
I. Mục tiêu: -HS nắm được một số đặc điểm chính của biển nước ta.
-HS trình bày được đặc điểm chính của biển nước ta, chỉ vị trí biển nước ta và một số điểm du lịch, bãi biển nổi tiếng trên bản đồ (hoặc lược đồ), nêu được vai trò của biển.
II. Chuẩn bị: GV:Lược đồ hình 1 SGK, phiếu học tập.
 HS: Sưu tầm một số tranh ảnh về du lịch, bãi tắm.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu ( 35 phút ) .
Hoạt động dạy của GV 
Hoạt động học của HS
1. Ổn định: 
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi – Sau đó GV nhận xét ghi điểm.
HS1: Nêu đặc điểm sông ngòi nước ta? 
3. Bài mới: - GV giới thiệu bài .
a.Vị trí vùng biển nước ta.
-GV cho HS quan sát lược đồ hình 1 và hoàn thành các gợi ý sau:
 + Chỉ vùng biển nước ta và cho biết biển nước ta tên gọi là gì?
 +Biển Đông bao bọc phần đất liền nước ta ở những phía nào?
Gọi HS trả lời, yêu cầu một số HS khác bổ sung – Gv sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
b. Đặc điểm của vùng biển nước ta.
-Yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc mục 2 SGK trả lời câu hỏi:
H: Nêu đặc điểm của vùng biển nước ta?
-Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 2 em hoàn thành nội dung ở phiếu bài tập sau:
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét bổ sung – GV GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
GV nói thêm: Thủy triều có sự khác nhau giữa các vùng: có vùng thủy triều mỗi ngày nước lên xuống 1 lần, có vùng thủy triều mỗi ngày lên xuống 2 lần.
c.Vai trò của biển.
-Yêu cầu HS đọc nội dung SGK mục 3, kết hợp sự hiểu biết của mình trả lời câu hỏi:
H: Biển có vai trò như thế nào đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
-Yêu cầu HS trả lời, HS khác nhận xét và GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
-GV chia HS thành 4 nhóm trưng bày tranh ảnh mình sưu tầm được về biển và thuyết trình về những bức tranh đó (ví dụ: tranh chụp cảnh gì? Ở đâu? Đó là một nơi như thế nào?...
-GV tổ chức cho HS nhận xét bình chọn nhóm sưu tầm nhiều ảnh và thuyết trình hay.
4. Củng cố – Dặn dò:
-HS chỉ vùng biển nước ta và trả lời cá nhân, HS khác bổ sung..
-HS hoạt động theo nhóm 2 
-Đại diện nhóm trình bày.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS trưng bày và thuyết trình về tranh mình sưu tầm được.
-HS nhận xét bình chọn nhóm sưu tầm nhiều ảnh và thuyết trình hay.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày  tháng  năm 2013
Chính tả:(Nghe viết) 
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I.Mục đích yêu cầu: -HS viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn.
- Tìm các tiếng có chứa uô, ua trong bài vă và nắm được cách đánh dấu thanh: trong các tiếng có uô, ua; tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3.
II.Chuẩn bị: Phiếu ghi BT2.Vở bài tập Tiếng Việt.
III.Hoạt động daỵ học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 HS nêu lại mô hình cấu tạo tiếng và quy tắc viết dấu thanh cho các âm tiết như: biển, việt, bìa.
3. Dạy – học bài mới: -Giới thiệu bài – ghi đề lên bảng.
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe - viết chính tả.
-Gọi 1 HS đọc bài: Một chuyên gia máy xúc ( từ”Qua khung cửa giản dị, thân mật”) (ở SGK/45).
-Yêu cầu HS đọc thầm bài chính tả và đọc kĩ các từ: khung cửa, buồng máy, ngoại quốc, chất phác.
-Yêu cầu 1 HS lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp các từ: khung cửa, buồng máy, ngoại quốc, chất phác.
- GV nhận xét các từ HS viết.
Hoạt động 2:Viết chính tả – chấm, chữa bài chính tả.
-Yêu cầu HS đọc thầm bài chính tả, quan sát hình thức trình bày đoạn văn xuôi và chú ý các chữ mà mình dễ viết sai.
-GV hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách trình bày bài.
-GV đọc cho HS viết , mỗi câu (hoặc cụm từ) GV chỉ đọc 2 lượt.
-GV đọc lại toàn bộ bài chính tả 1 lượt để HS soát lại bài tự phát hiện lỗi sai và sửa.
-GV đọc lại toàn bộ bài chính tả, yêu cầu HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì.
- GV chấm bài của tổ 1, nhận xét.
Hoạt động 3: Làm bài tập chính tả.
Bài 2: -Gọi HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập và gạch dưới các tiếng có chứ uô, ua ở đoạn văn.
-GV tổ chức cho các em hoạt động nhóm 2 em chia các từ gạch dưới thành 2 nhóm (nhóm có âm cuối và nhóm không có âm cuối) và nhận xét về cách đánh dấu thanh.
- Gọi HS nêu nhận xét của mình, GV nhận xét và chốt lại;
 *Tiếng chứa ua: của, mía. 
 *Tiếng chứa uô: cuốn, cuốc, buôn, muôn.
 *Cách đánh dấu thanh: 
 +Trong các tiếng có ua (tiếng không có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ua – chữ u.
+Trong các tiếng có uô (tiếng có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính uô – chữ ô.
Bài 3:
-GV treo bảng phụ có ghi bài 3, yêu cầu HS đọc và làm vào phiếu bài tập, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ.
-Gv nhận xét bài HS và chốt lại thứ tự các từ cầu điền là: muôn, rùa, cua, cuốc. Yêu cầu HS nêu cách hiểu các thành ngữ.
4. Củng cố – Dặn dò: 
-1 HS nêu
-1 HS đọc bài ở SGK, lớp đọc thầm.
-HS đọc thầm bài chính tả.
-1 em lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp.
- HS đọc thầm bài chính tả.
-HS viết bài vào vở.
-HS soát lại bài 
-HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì.
-HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập.
-HS làm ... ố 3
Bài 2: 
-Yêu cầu HS đọc bài tập, xác định yêu cầu đề bài.
-Tổ chức cho HS làm việc cá nhân đặt câu: phân biệt các từ đồng âm: bàn, cờ, nước.
-GV nhận xét sửa sai.
4. Củng cố - Dặn dò: 
-Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ SGK.
-GV nhận xét tiết học-Dặn HS
-2 HS đọc
-HS đọc phần nhận xét (bài 1 và bài 2).
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS thảo luận theo nhóm đôi.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
-HS đọc ghi nhớ.
-Gọi HS đọc bài tập 1, xác định yêu cầu đề bài.
-HS theo nhóm 2 em giải nghĩa từ để phân biệt nghĩa của từ.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
-HS đọc bài tập, xác định yêu cầu đề bài.
-HS làm việc cá nhân đặt câu vào vở, 1 em lên bảng làm.
-Nhận xét bài bạn.
-------------------------------------------------------
Lịch sử 
PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
I. Mục tiêu: -HS biết được Phan Bội Châu là nhà yêu nước đầu thế kỷ XX 
+PBC sinh 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An.PBC lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt lo tìm đường giải phóng DT
+Từ 1905-1908 ông vân động thanh niên VN sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước.Đaaay là phong trào Đông du
II. Chuẩn bị: GV: Bản đồ thế giới (để xác định vị trí Nhật Bản), phiếu học tập.
	 HS: Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu ( 35phút ) .
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1.Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: + GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
-GV nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới: -Giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Giới thiệu về cụ Phan Bội Châu: 
H:Phan Bội Châu là người như thế nào?
H: Tại sao Phan Bội Châu lại dựa vào Nhật đánh Pháp?
 Hoạt động 2 :Tìm hiểu về: Phong trào Đông du.
Câu 1: Phan Bội Châu tổ chức phong trao đông du nhằm mục đích gì?
Câu 2: Thuật lại phong trào Đông Du ? 
Câu 3: Phong trào Đông Du kết thúc như thế nào? Vì sao?
H: Mặc dù phong trào Đông du thất bại nhưng có ý nghĩa như thế nào?
*Rút ra bài học. (như phần in đậm trong sgk).
4. Củng cố - dặn dò: 
HS trả lời câu hỏi: 
-HS đọc nội dung SGK, 1-2 em thực hiện trả lời trước lớp.
-Là người học rộng, tài cao, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp xâm lược.
-Vì cụ nghĩ Nhật cũng là nước châu Á, hy vọng vào sự giúp đỡ của Nhật Bản để đánh Pháp.)
- Phan Bội Châu tổ chức phong trao đông du nhằm mục đích đào tạo nhân tài cứu nước.
- Phong trào Đông du do Phan Bội Châu khởi xướng và lãnh đạo bắt đầu năm 1905 kết thúc năm1908. Ông cho thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập: khoa học, quân sự để sau này giúp cho nước nhà. Ngoài giờ học, họ làm đủ nghề, cuộc sống hết sức cực khổ, thiếu thốn. Phan Bội Châu ra sức tuyên truyền, cổ động cho phong trào Đông du.Vì vậy được nhân dân trong nước ủng hộ, thanh niên sang Nhật học càng đông.
- Trước sự phát triển của phong trào Đông du thực dân Pháp lo sợ nên đã cấu kết với Nhật chống lại phong trào Đông du. Năm1908 Nhật trục xuất thanh niên VN và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản, phong trào Đông du thất bại.
- Đã đào nhiều nhân tài cho đất nước, đồng thời cổ vũ, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày  tháng  năm 2013
Toán 
MI-LI-MÉT VUÔNG - BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
I. MỤC TIÊU: - Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông ; biết quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông.
- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong Bảng đơn vị đo diện tích.
- Bài tập cần làm : BT1, BT2a (cột 1), BT3.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC ( 40 phút ) :
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ: dam2, hm2 
- HS nêu lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề. Vận dụng làm bài tập.
- 2 HS 
Ÿ GV nhận xét - cho điểm
- Lớp nhận xét
2. Giới thiệu bài mới: Mi-li-mét vuông - Bảng đơn vị đo diện tích
- Hôm nay, chúng ta học thêm 1 đơn vị diện tích mới nhỏ nhất là mm2 và lập bảng đơn vị đo diện tích.
3. Các hoạt động: 
1-Giới thiệu đơn vị đo diện tích Mi-li-mét vuông:
- HS nêu lên những đơn vị đo diện tích đã học : cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2
a) Hình thành biểu tượng Mi-li-mét vuông inhHin
- Mi-li-mét vuông là gì?
-  diện tích hình vuông có cạnh l Mi-li-mét
- HS tự ghi cách viết tắt: 
- Mi-li-mét vuông viết tắt là mm2
- HS nêu mối quan hệ giữa cm2 và mm2. 
- HS giới thiệu mối quan hệ giữa cm2 và mm2. 
- Đại diện trình bày mối quan hệ giữa cm2 - mm2 và mm2 - cm2. 
Ÿ GV chốt lại 
- kết quả 
1cm2 = 100mm2 
1mm2 = cm2 
- GV hỏi HS trả lời điền bảng đã kẻ sẵn. 
1 dam2 = ? m2 
1 m2 = mấy phần dam2 
- HS hình thành bảng đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé và ngược lại. 
- Gọi 2 HS lên bảng, vừa đọc, vừa đính từng đơn vị vào bảng từ lớn đến bé và ngược lại. 
- Mỗi đơn vị đo diện tích gấp mấy lần đơn vị bé hơn tiếp liền ?
-Mỗi đơn vị đo diện tích kém mấy lần đơn vị lớn hơn tiếp liền ?
- HS nêu lên mối quan hệ giữa hai đơn vị đo diện tích liền nhau.
- Lần lượt HS đọc bảng đơn vị đo diện tích. 
Ÿ Bài 1:
- HS đọc đề 
- HS làm bài 
Ÿ GV chốt lại 
- HS sửa bài (đổi vở) 
Ÿ Bài 2a (cột 1)
- HS đọc đề - Xác định dạng 
- GV yêu cầu HS nêu cách đổi 
- HS làm bài 
- HS sửa bài (đổi vở) 
5 cm2 = .. mm2
12 m2 9 dm2 =  dm2
2010 m2 =  dam2 .. m2
GV nhận xét 
4. Tổng kết - dặn dò :- Nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu :
- Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu,) ; nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC ( 40 phút ) .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ: 
Ÿ GV nhận xét và cho điểm
- HS đọc bảng thống kê 
2. Giới thiệu bài mới: 
* Hoạt động 1: Nhận xét bài làm của lớp 
- Hoạt động lớp 
- GV nhận xét chung về kết quả làm bài của lớp 
- Đọc lại đề bài
+ Ưu điểm: Xác định đúng đề, kiểu bài, bố cục hợp lý, ý diễn đạt mạch lạc.
+ Thiếu sót: Viết câu dài, chưa biết dùng dấu ngắt câu. Viết sai lỗi chính tả khá nhiều.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi của bản thân trong bài viết. 
- GV trả bài cho HS
- GV hướng dẫn HS sửa lỗi
- GV hướng dẫn HS sửa lỗi
- HS đọc lời nhận xét của thầy cô, HS tự sử lỗi sai. Tự xác định lỗi sai về mặt nào (chính tả, câu, từ, diễn đạt, ý)
- GV theo dõi, nhắc nhở các em
- Lần lượt HS đọc lên câu văn, đoạn văn đ sửa xong 
Ÿ GV nhận xét 
- Lớp nhận xét
- GV hướng dẫn HS sửa lỗi chung
- HS theo dõi câu văn sai hoặc đoạn văn sai
- GV theo dõi nhắc nhở HS tìm ra lỗi sai
- Xác định sai về mặt nào
- Một số HS lên bảng lần lựơt từng đôi 
- HS đọc lên
- Cả lớp nhận xét
- Hoạt động lớp
- HS trao đổi tìm ra cái hay, cái đáng học và rút ra kinh nghiệm cho mình
* Củng cố - dặn dò
---------------------------------------------------------
THỂ DỤC
Giáo viên chuyên dạy
---------------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP TUẦN 5
1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần5:
- Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- GV tổng kết chung: 
-Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ
-HS ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu, tính tự giác được nâng cao hơn.
- Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài.Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, chưa chăm chỉ 
-Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ.
2 .Kế hoạch tuần 6:
 - Học chương trình tuần 6
- Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp 
- Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ, 
- Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ
- Đóng góp các khoản tiền quy định.
------------------------------------------------------------------
Khoa học
THỰC HÀNH: NÓI “KHÔNG!”ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN(tt)
I.Mục tiêu: 
- Nêu được một số tác hại của ma tuý, thuốc lá, rượu, bia.
- Từ chối sử dụng rượu, bia, huốc lá, ma tuý.
*GDKNS:-KN phân tích ,xử lí thông tin một cách hện thống từ các tư liệu của SGK của GV cung cấp về tác hại của chất gây nghiện.
-KN tổng hợp, tư duy hệ thống thông tin về tác hại của chất gây nghiện.
-KN giao tiếp ưng xử kiên quyết từ chối sử dụng các chất gây nghiện.
- KN tìm kiếm sự giúp đỡ khi rơi vào hoàn cảnh bị đe doạ phải sử dụng các chất gây nghiện.
II. Chuẩn bị: -Hình trang 22, 23 SGK.
-Phiếu ghi các tình huống, các câu hỏi về tác hại của chất gây nghiện.
III.Các hoạt động dạy và học chủ yếu ( 35 phút ) .
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định nề nếp:
2.Kiểm tra: Gọi HS trả lời câu hỏi.
-GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
HĐ3: Thực hành kỹ năng từ chối khi bị lôi kéo, rủ rê sử dụng chất gây nghiện:
-Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 22, 23 SGK và trả lời câu hỏi: Hình minh họa các tình huống gì?
-Chia HS thành 3 nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm cùng thảo luận tìm cách từ chối cho mỗi tình huống trên, sau đó xây dựng thành một đoạn kịch đóng vai và biểu diễn trước lớp.
 + Tình huống 1: Trong một buổi liên hoan A ngồi cùng mâm với mấy anh lớn tuổi và bị ép uống rượu. Nếu em là A em sẽ xử lý thế nào?
 + Tình huống 2: B và anh họ đi chơi. Anh họ B nói rằng anh biết hút thuốc lá và rất thích vì khi hút thuốc lá có cảm giác phấn chấn, tỉnh táo. Anh rủ B hút thuốc cùng anh.Nếu em là B em sẽ xử lý thế nào?
 + Tình huống 3: Một lần có việc phải đi ra ngoài vào buổi tối, C gặp một nhóm thanh niên xấu dụ dỗ và ép làm thử hê-rô-in (một loại ma túy). Nếu là C bạn sẽ ứng xử ra sao?
-Tổ chức cho các nhóm biểu diễn trươc` lớp.
-GV nhận xét, khen ngợi nhóm có cách xử lí tình huống và đóng vai tốt.
-GV kết luận: Mỗi chúng ta đều có quyền từ chối, quyền tự bảo vệ và được bảo vệ. Đồng thời, chúng ta cũng phải tôn trọng những quyền đó của người khác.
 Mỗi người có một cách từ chối riêng, song cái đích cần đạt được là nói “Không!” đối với những chất gây nghiện.
HĐ 4: Tổ chức trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm”:
-GV phổ biến giải thích cách chơi: - Cử 10 HS đứng quan sát, ghi lại những gì em nhìn thấy.
-GV nhận xét và kết luận:
4. Củng cố ,dặn dò: -Gọi 1 HS đọc mục bạn cần biết SGK / 23.
-Nhận xét tiết học, tuyên dương HS và những nhóm tham gia xây dựng bài tốt
-Quan sát hình minh họa.
 +Hình vẽ các tình huống các bạn học sinh bị lôi kéo sử dụng chất gây nghiện: rượu, thuốc lá, ma túy.
- Làm việc theo nhóm, xây dựng và đóng kịch theo hướng dẫn của giáo viên.
-Các nhóm lên diễn trước lớp; các nhóm khác nhận xét.
-HS tiến hành thực hiện theo yêu cầu của GV.
 --------------§¦&¦§---------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 5 cktkn kns bvmt 2013.doc