Hướng dẫn thực hành kiến thức
Toán : LUYỆN TẬP TÍNH VẬN TỐC
I/ MỤC TIÊU:
- Luyện tập giúp HS có kĩ năng tính vận tốc của một chuyển động.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
GV: Bảng phụ
HS: Vở luyện toán
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1( trang 38):
- Gọi HS đọc bài toán, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài trong Vở luyện
Tuần 27 Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011 Hướng dẫn thực hành kiến thức Toán : luyện tập tính vận tốc I/ Mục tiêu: - Luyện tập giúp HS có kĩ năng tính vận tốc của một chuyển động. II/ Đồ dùng dạy- học: GV: Bảng phụ HS: Vở luyện toán III/ Các hoạt động dạy- học: 1.Giới thiệu bài : 2.Hướng dẫn làm bài tập : Bài 1( trang 38): - Gọi HS đọc bài toán, nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài trong Vở luyện - 1 HS lên chữa bài - HS nx - GV chữa chung trước lớp. Bài giải Thời gian người đi xe đạp đi hết quãng đường là: 8 giờ 15 phút - 7 giờ 30 phút = 45 phút = 0,75 giờ Vận tốc của người đi xe đạp là: 13,5 : 0,75 = 18 (km/giờ) Đáp số: 18 km/giờ. Bài 2( trang 38): - Gọi HS đọc bài toán, nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài trong Vở luyện, 1 HS lên bảng làm. - HS nx - GV chấm bài của một số HS và chữa bài. Bài giải Đổi 1 giờ 12 phút =1,2 giờ 1 giờ 48 phút = 1,8 giờ Vận tốc của xe ô tô là: 54 : 1,2 = 45 km/giờ Vận tốc của xe đạp là: 54: 1,8 = 30 km/giờ Vận tốc của ô tô lớn hơn vận tốc của xe đạp và lớn hơn là: 45 - 30 = 15 km/ giờ Đáp số: 15 km/ giờ Bài 3( trang 38): - Gọi 2 HS đọc bài toán, nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài trong Vở luyện - 1 HS lên chữa bài - HS nx - GV chốt KQ đúng . 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2011 Toán luyện tập tính quãng đường I/ mục tiêu: - Luyện tập giúp HS có kĩ năng tính quãng đường của một chuyển động. II/ Đồ dùng dạy- học: GV: Bảng phụ HS: Vở luyện toán III/ các hoạt động dạy- học: 1.Giới thiệu bài : 2.Hướng dẫn làm bài tập : Bài 1( trang 39): Điền số thích hợp vào ô trống: Vận tốc 50 km/giờ 7,5 km/giờ 200 m/phút 110 km/giờ Thời gian 2 giờ 15 phút 45 phút 1 giờ 20 phút 3,5 giờ Quãng đường - HS nêu yêu cầu BT - HS làm bài trong Vở luyện - 1 HS lên chữa bài - HS nx - GV chốt KQ đúng . Bài 2( trang 39): - Gọi HS đọc bài toán, nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài trong Vở luyện - 1 HS lên chữa bài - HS nx - GV chữa chung trước lớp. Bài giải Đổi 2 giờ 15 phút = 2,25 giờ Quãng đường ô tô đi trong 2 giờ 15 phút là: 52 x 2,25 = 117 ( km) Quãng đường xe máy đi trong 2 giờ 15 phút là: 35 x 2,25 =78,75 (km) Sau 2 giờ 15 phút hai xe cách nhau là: 117 - 78,75 =38,25 (km) Đáp số: 38,25 km Bài 3( trang 39): - Gọi 2 HS đọc bài toán, nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài trong Vở luyện - 1 HS lên chữa bài - HS nx - GV chấm chữa bài và chốt KQ đúng 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học ____________________________________ Hoạt động ngoài giờ lên lớp Phòng ngừa thảm họa Bài 6: các hiểm họa khác I/ Mục tiêu: - Giúp HS có những hiểu biết về một số hiểm họa khác như: Giông, sét, lốc,... - HS nắm được một số tác hại, nguyên nhân và những việc cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình khi xảy ra những thảm họa như: Giông, sét, lốc,... II/ Các hoạt động dạy- học 1. Giới thiệu bài. 2. Bài giảng : A. Giông và sét. 1) Nguyên nhân, tác hại. - GV gợi ý để HS trao đổi theo bàn về tác hại, nguyên nhân của giông sét. - Gọi 1 số HS trình bày, HS khác bổ sung. - GV tóm tắt kết luận. 2) Những việc cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình: - GV gợi ý để HS nêu được một số việc cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình khi có giông, sét. - GV tóm tắt kết luận. B. Lốc. 1) Khái niệm: - Cho HS quan sát tranh vẽ H25. - HS nêu GV chốt : Lốc là một cột không khí xoáy hình phễu và di chuyển rất nhanh trên đất liền hoặc trên biển. 2) Nguyên nhân, tác hại - Tổ chức cho HS quan sát kĩ tranh vẽ H25, trao đổi thảo luận nhóm đôi về ngguyeen nhân, tác hại của lốc. - Gọi một số HS trình bày. - HS nx. - GV bổ sung giúp HS ghi nhớ. 3.Củng cố, dặn dò: - GV tóm tắt bài. - NX giờ học. Thứ tư ngày 9 tháng 3 năm 2011 Tiếng việt Luyện từ và câu: Luyện tập mở rộng vốn từ truyền thống i/ mục tiêu: - Luyện tập giúp HS nắm vững các từ ngữ về truyền thống . - HS hiểu nghĩa của một số câu ca dao, tục ngữ, diễn tả được truyền thống của nhân dân ta trong từng câu ca dao, tục ngữ đó. - Viết được đoạn văn nói về tinh thần ham học của thanh thiếu niên nước ta. II/ Đồ dùng dạy- học: GV: Bảng phụ HS: Vở luyệnTV III/ các hoạt động dạy- học: 1.Giới thiệu bài : 2.Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1 ( trang 41): Ghi lại bằng một hoặc hai từ diễn tả truyền thống của nhân dân ta nêu trong các câu ca dao, tục ngữ sau: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Người là hoa của đất Khôn ngoan đối dáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau Thương người như thể thương thân - Gọi HS nêu yêu cầu BT - HS làm bài trong Vở luyện. - Gọi HS lần lượt nêu kết quả. - HS nx, bổ sung. - GV sửa chữa và chốt ý đúng Bài 2( trang 41): Viết một đoạn văn nói về tinh thần ham học của thanh thiếu niên nước ta. - HS nêu yêu cầu của bài - Cả lớp làm bài. - Gọi một số HS trình bày đoạn văn. - HS nx. - GV chấm bài của HS. - GV nx chung. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nx giờ học. Thứ năm ngày 10 tháng 3 năm 2011 Âm nhạc Luyện hát bài: em vẫn nhớ trường xưa ôn tập đọc nhạc: TĐN số 8 I/ Mục tiêu - Ôn luyện giúp cho HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu, thể hiện sắc thái của bài " Em vẫn nhớ trường xưa”. - Ôn bài TĐN số 8 - HS thể hiện đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 8. II / Các hoạt động dạy- học 1.Phần mở đầu : Giới thiệu 2 ND của tiết học. 2. Phần nội dung : a) ND1 : Ôn tập bài hát “ Em vẫn nhớ trường xưa”. * Tập hát lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca: từ 3- 4 lần, - GV phân thành 2 nhóm hát lĩnh xướng đoạn : “ Trường làng em .êm đềm.gia đình” Cả lớp hát đồng ca đoạn: “ Tre xanh kiatrường xưa” * Hát kết hợp vận động theo nhạc và tập biểu diễn. - HS trao đổi theo nhóm, tập vận động theo nhạc và tập biểu diễn trong nhóm, chọn cử người biểu diễn trước lớp. - Gọi HS các nhóm lần lượt biểu diễn trước lớp. ( đơn ca, song ca hoặc tốp ca) b) ND2 : Ôn tập bài TĐN số 8. - Gọi một số HS đọc cao độ. - HS luyện tập tiết tấu. - Yêu cầu HS cả lớp vừa đọc nhạc vừa kết hợp gõ đệm theo tiết tấu sau đó vừa đọc nhạc vừa kết hợp gõ đệm theo phách. 3. Phần kết thúc - Gọi một HS hát bài hát “ Em vẫn nhớ trường xưa”. - GV nx giờ học. ____________________________________________ Toán luyện tập tính thời gian I/ mục tiêu: - - Luyện tập giúp HS có kĩ năng tính thời gian của một chuyển động. II/ Đồ dùng dạy- học: GV: Bảng phụ HS: Vở luyện toán III/ các hoạt động dạy- học: 1.Giới thiệu bài : 2.Hướng dẫn làm bài tập : Bài 1( trang 40): Điền số thích hợp vào ô trống: Vận tốc 72 km/giờ 36 m/giây 208 km/giờ 450 m/phút Quãng đường 86,4 km 648 m 1196 km 7650 m Thời gian - HS nêu yêu cầu BT - HS làm bài trong Vở luyện - 1 HS lên chữa bài - HS nx - GV chốt KQ đúng Bài 2( trang 40): - Gọi HS đọc bài toán, nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài trong Vở luyện - 1 HS lên chữa bài - HS nx - GV chữa chung trước lớp. Bài 3( trang 40): - Gọi HS đọc bài toán, nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài trong Vở luyện - 1 HS lên chữa bài - HS nx - GV chấm bài và chữa bài ( Đáp số : 5 giờ sáng hôm sau) 3.Củng cố, dặn dò: - GV tóm tắt bài. - NX giờ học. Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2011 Mỹ thuật vẽ trang trí đầu báo tường chào mừng ngày 26 - 3 I/ Mục tiêu: - Giúp HS hiểu ý nghĩa của đầu báo tường. - HS biết cách trang trí và trang trí được đầu báo tường chào mừng ngày 26-3. II/ Các hoạt động dạy- học: *Giới thiệu bài: 1, HĐ1: Quan sát, nhận xét: - GV cho HS quan sát đầu báo tường của lớp như : chào mừng ngày 20-11; 22-12. - Gợi ý để HS tìm ra các nét chung của đầu báo. - HS nêu ý kiến nhận xét. - GV bổ sung. 2, HĐ2: Cách trang trí: - HS trao đổi theo nhóm, thống nhất cách trang trí( hình ảnh, tên báo, kiểu chữ, màu nền), thống nhất cách sắp xếp mảng hình sao cho phù hợp với chủ đề y/c. - Từng nhóm cử đại diện trình bày. HS nhóm khác bổ sung. 3, HĐ3: Thực hành: - HS thực hành vẽ. 4, HĐ 4: Nhận xét, đánh giá: - Trưng bày bài vẽ. - GV nx, xếp loại. Ban giám hiệu ký duyệt Tuần 27 Ngày 7 tháng 3 năm 2011
Tài liệu đính kèm: