Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 18 (Chuẩn kiến thức kỹ năng)

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 18 (Chuẩn kiến thức kỹ năng)

 Tên bài dạy:

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1.

I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:

1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu ( HS trả lời được 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài học.

 Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS dọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ HKI, của lớp 4.

2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, về nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu viết tên 17 bài TĐ và HTL trong 17 tuần học sách TV 4 tập một.

- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.

 

doc 12 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 19/03/2022 Lượt xem 163Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 18 (Chuẩn kiến thức kỹ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên bài dạy:
Ôn Tập cuối học kì 1.
i. mục tiêu tiết học: 
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu ( HS trả lời được 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài học.
 Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS dọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ HKI, của lớp 4.
2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, về nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
ii. đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên 17 bài TĐ và HTL trong 17 tuần học sách TV 4 tập một.
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.
iii. các hoạt động dạy và học:
Thời gian
HĐ của GV
HĐ của HS
2phút
15phút
20phút
2phút
1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 18: Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn TV của HS trong 17 tuần học của HKI.
2. Kiểm tra TĐ và HTL ( khoảng 1/6 số hs trong lớp ).
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm theo chỉ dẫn của BGD.
3. Bài tập 2 ( lập bảng tổng kết các bài TĐ là tryuện kể trong hai chủ điểm “ Có chí thì nên và Tiếng sáo diều “.
- Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm bài.
- GV nhắc HS chú ý : Chỉ ghi lại những điều cần nhớ về các bài TĐ là Truyện kể.
4. Củng cố dặn dò:
Cách kiểm tra:
- Từng hs lên bốc thăm chọn bài.
- HS đọc trong sgk 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
Hoạt động nhóm:
 - GV phát phiếu và bút dạ cho các nhóm HS.
- HS các nhóm đọc thầm các câu chuyện kể trong 2 chủ điêm , điền nội dung vào bảng 
- Đại diện các nhóm trình bày. GV và các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Phụ lục
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Ông Trạng thả diều
Trinh Đường
Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học
Nguyễn Hiền
Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi
Từ điển nhân vật Việt Nam
Bạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí đã làm nên nghiệp lớn.
Bạch Thái Bưởi
Vẽ trứng
Xuân Yến
Lê-ô-nác-đô kiên trì khổ luyện đã trở thành danh họa vĩ đại.
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi
Người tìm đường lên các vì sao.
Lê Quang Long Phạm Ng. Toàn
Xi-ôn-cốp-xki kiên trì theo đuổi ước mơ, đã tìm được đường lên các vì sao.
Xi-ôn- cốp -
- xki
Văn hay chữ tốt
Truyện đọc 1
(1995)
Cao bá quát kiên trì luyện viết chữ, dã nổi danh là người văn hay chữ tốt.
Cao Bá Quát
Chú Đát Nung
(Phần 1-2)
Nguyễn Kiên
Chú bé dám nung minh trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ, hữu ích. Còn hai người bột yếu ớt gặp nước suýt bị tan ra.
Chú Đất Nung
Trong quán ăn “Ba cá bống”
A-lếch-xây Tôn-xtôi
Bu-ra-ti-nô thông minh mưu trí đã moi được bí mật về chiếc chìa khóa vàng từ hai kẻ độc ác.
Bu-ra-ti-nô
Rất nhiều mặt trăng
Phơ-bơ
Trẻ em nhìn thế giới, giải thích về thế giới rất khác người lớn
Công chúa nhỏ
Ôn tập : Tiếng Việt (tiết 2)
i. mục tiêu tiết học:
1.Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL
2. Ôn luyện kĩ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết vủa HS về nhân vật qua bài tập đặt câu nhận xét về nhân vật.
3. Ôn các thành ngữ, tục ngữ đã học quabài thực hành chọn thành ngữ, tục ngữ hợp với tình huống đã cho.
ii. đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài TĐ, HTL như T1.
- Một số tờ phiếu ghi nội dung BT3.
iii. các hoạt động dạy và học:
Thời gian
HĐ của GV
HĐ của HS
2phút
1. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
10phút
15phút
10phút
2phút
2. Kiểm tra TĐ và HTL ( 1/6 số hs trong lớp).
3. Bài tập 2: 
Đặt câu với những từ ngữ thích hợp để nhận xét về các nhân vật.
VD: a) Nguyễn Hiền rát có chí./ Nguyễn Hiền đã thành đạt nhờ thông minh và ý chí vượt khó rất cao./ Nhờ thông minh, ham học và có chí, Nguyễn Hiền đã trở thành Trạng nguyên trẻ nhất nước ta./...
b) Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi kiên nhẫn, khổ công luyện vẽ mới thành tài./ Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành danh họa nổi tiếng thế giới nhờ thiên tài và khổ công rèn luyện....
c) Cao Bá Quát rất kì công luyện viết chữ ./ Nhờ khổ công luyện tập, từ một người viết chữ rất xấu, Cao Bá Quát nổi danh là người viết chữ đẹp.
d) Xi-ôn-cốp-xki là người tài giỏi, kiên trì hiếm có./ Xi-ôn-cốp-xki đã đạt được ước mơ từ thuở nhỏ nhờ tài năng và nghị lực phi thường./...
e) Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh tài ba, chí lớn./ Bạch Thái Bưởi đã trở thành anh hùng kinh tế nhờ tài năng kinh doanh và ý chí vươn lên, thất bại không nản./...
4. Bài tập 3 ( chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyến khích hoặc khuyên nhủ bạn) .
* Nếu bạn em có quyết tâm học tập, rèn luyện cao?
- Có chí thì nên.
- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Người có chí thì nên
 Nhà có nền thì vững.
* Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn?
- Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
- Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
- Thất bại là mẹ thành công.
- Thua keo này, bày keo khác.
* Nếu bạn em dẽ thay đổi ý định theo người khác?
- Ai ơi đã quyết thì hành
 Đã đan thì lận tròn vành mới thôi!
- Hãy lo bền chí câu cua
 Dù ai câu chạch câu rùa mặc ai!
5. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Thực hiện như T1.
HS đọc yêu cầu của bài, làm vào vở hoặc VBT.
HS đọc tiếp nối những cau văn đã đặt.
Cả lớp và GV nhận xét.
HS đọc yêu cầu của bài tập.
GV nhắc hs xem lại bài TĐ có chí thì nên, nhớ lại các câu thành ngữ, tục ngữ đã học, đã biết.
HS viết nhanh những thành ngữ, tục ngữ thích hợp vào vở.
GV phát phiếu làm bài 
cho một vài hs.
NHững hs làm bài trên phiếu trình bày kết quả.
Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, kết luận về kết quả đúng.
Ôn tập cuối kỳ I ( tiết 3)
i. mục tiêu tiết học:
	1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
	2. Ôn luyện về các kiểu mở bài và kết bài trong văn kể chuyện.
ii. đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài và 2 cách kết bài.
iii. các hoạt động dạy và học:
Thời gian
HĐ của GV
HĐ của HS
2phút
1. Giới thiệu bài:
 Nêu mục đích, yêu cầu của tiết ôn tập.
10phút
2. Kiểm tra TĐ và HTL :
 Kiểm tra 1/6 số HS trong lớp
Thực hiện như tiết 1
25phút
3. Bài tập 2:
 Viết 1 mở bài theo kiểu gián tiếp, 1 kết bài theo kiểu mở rộng cho đề TLV “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền”.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp đọc thầm truyện “Ông Trạng thả diều” - SGK tr.104
- MB trực tiếp: Kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
- MB gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
- 1 HS đọc thành tiếng nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài trong SGK tr.112.
- KB mở rộng: Sau khi cho biết kết cục của câu chuyện, có lời bình luận thêm về câu chuyện.
- 1 HS đọc thành tiếng nội dung cần ghi nhớ về 2 cách kết bài trong SGK tr.122.
- KB không mở rộng: Chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm.
- Mỗi HS viết phần mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho câu chuyện về ông Nguyễn Hiền.
 VD:
- Hs làm việc cá nhân.
- Lần lượt từng HS tiếp nối nhau đọc các mở bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
a) MB kiểu gián tiếp: Nước ta có những thần đồng bộc lộ tài năng từ nhỏ. Đó là trường hợp chú bé Nguyễn Hiền. Nguyễn Hiền nhà nghèo, phải bỏ học nhưng vì có ý chí vươn lên, đã tự học và đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. Câu chuyện xảy ra vào đời Vua Trần Nhân Tông...
b) Một KB mở rộng: Câu chuyện về vị Trạng nguyên trẻ nhất nước Nam càng làm em thấm thía hơn về những lời khuyên của người xưa: Có chí thì nên. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
2phút
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS về học ghi nhớ và hoàn chỉnh phần MB, KB.
Ôn tập cuối kỳ I ( tiết 4)
i. mục tiêu tiết học:
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL.
	- Nghe - Viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ “Đôi que đan”.
ii. đồ dùng dạy học:
	- Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL.
iii. các hoạt động dạy và học:
Thời gian
HĐ của GV
HĐ của HS
2phút
1. Giới thiệu bài:
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết ôn tập.
Phương pháp thuyết trình.
- GV nêu.
8phút
2. Kiểm tra TĐ và HTL
Thực hiện như tiết 1 (1/6 số HS).
25phút
3. Bài tập 2:
Phương pháp thực hành.
- Nghe - Viết: “Đôi que đan”.
- Đọc toàn bài thơ “Đôi que đan”.
- Đọc thầm bài thơ (Chú ý những từ ngữ dễ viết sai).
- Hỏi về nội dung bài thơ:
+ Hai chị em bạn nhỏ tập đan.
+ Từ hai bàn tay của chị, của em, những mữ, khăn, áo của bà, của bé, của mẹ cha dần dần hiện ra.
- GV đọc.
- HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm bài thơ.
- HS gấp SGK.
- HS trả lời câu hỏi (Trao đổi nhóm đôi về nội dung bài thơ).
- Đọc cho HS viết bài
- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu.
- HS viết bài.
- GV đọc cho HS soát bài.
- GV chấm, chữa bài.
2phút
4. Củng cố, dặn dò
- Dặn những HS chưa có điểm kiểm tra về nhà tiếp tục luyện đọc.
- HTL bài thơ “Đôi que đan”.
- GV nhận xét tiết học.
Ôn tập cuối kỳ I (tiết 5)
i. mục tiêu tiết học:
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL.
	- Ôn luyện về DT, ĐT, TT. Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu.
ii. đồ dùng dạy học:
	- Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL.
	- Một số tờ phiếu khổ to kẻ hai bảng để HS làm bài tập 2.
iii. các hoạt động dạy và học:
Thời gian
HĐ của GV
HĐ của HS
2phút
1. Giới thiệu bài:
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết ôn tập.
10phút
2. Kiểm tra TĐ và HTL
Thực hiện như tiết 1 (1/6 số HS).
25phút
2phút
3. Bài tập 2:
 Tìm DT, ĐT, TT trong các câu văn đã cho. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm.
 a. Các DT, ĐT, TT trong đoạm văn là:
- DT: buổi, chiều, xe, thị trán, nắng, phố, huyện, em bé, mắt, mí, cổ, móng, hổ, quần áo, sân, Hmông, Tu Dí, Phù Lá.
- ĐT: dừng lại, chơi đùa.
- TT: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ.
b. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm.
- Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ.
 *Buổi chiều, xe làm gì?
- Nắng phố huyện vàng hoe.
 *Nắng phố huyện thế nào?
- Những em bé Hmông mắt một mí, những em bé Tu Dí, phù lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân.
 *Ai đang chơi đùa trước sân?
4. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
HS đọc yêu cầu của bài, làm bài vào vở.
GV phát phiếu cho 1 số hs.
HS phát biểu ý kiến.
Cả lớp và GV nhận xét.
GV cho hs có lời giải đúng trình bày kết quả.
GV chốt lại lời giải đúng.
Ôn tập học kỳ I( tiết 6)
i. mục tiêu tiết học:
Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐvà HTL
Ôn luyện về văn miêu tảđồ vật: Quan sát một đồ vật , chuyển kết quả QS thành dàn ý,viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn.
ii. đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên bài TĐ và HTL ( như T1 ).
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ khi viết một bài văn miêu tả đồ vật.
- Một tờ giấy khổ to để hs lập dàn ý cho BT2.
iii. các hoạt động dạy và học:
Thời gian
HĐ của GV
HĐ của HS
2phút
8phút
25phút
2phút
1. Giới thiệu bài:
Nêu MĐYC của tiết học.
2. Kiểm tra TĐ và HTL( số HS còn lại)
3. Bài tập 2:
a) Quan sát một đồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý.
* Đây là dạng miêu tả đồ vật( đồ dùng học tập) rất cụ thể của em.
* Chọn một số đồ dùng học tập để quan sát.
VD về dàn ý bài văn miêu tả cái bút:
MB: Giới thiệu cây bút quý do ông em tặng nhân dịp sinh nhật.
TB: - Tả bao quát bên ngoài :
+ Hình dáng thon, mảnh, vắt lên ở cuối như đuôi máy bay.
+ Chất liệu gỗ, rát thơm, chắc tay.
+ Màu nâu đen, không lẫn với bất kì bút của ai.
+ Nắp bút cũng bằng gỗ đậy rất kín.
+ Hoa văn trang trí là hình những chiếc lá tre.
+ Cái cài bằng thép trắng.
 - Tả bên trong:
+ Ngòi bút rất thanh, sáng loáng.
+ Nét bút thanh đậm...
KB: Em giữ gìn cây bút rất cẩn thận, không bao giờ quên đậy nắp . Em luôn cảm thấy như luôn có ông ở bên mình mỗi khi dùng bút...
b) Viết phần mở bài kiểu gián tiếp , kết bài mở rộng.
VD: * Một MB kiểu gián tiếp:
Sách, vở, giấy, bút, mực, thước kẻ,...là những người bạn giúp ta trong học tập. Trong những người bạn ấy, tôi muốn kể về cây bút thân thiết, mấy năm nay chưa bao giờ rời xa tôi.
 * Một KB kiểu mở rộng:
Cây bút này gắn bó với kỉ niệm về ông tôi, về những ngày ngồi trên ghế nhà trường tiểu học. Có lẽ rồi cây bút sẻ hỏng, tôi sẽ phải dùng nhiều cây bút khác nhưng cây bút này tôi sẽ cất trong hộp, giữ mãi như một kỉ niệm tuổi thơ.
4. Củng cố , dặn dò:
HS về nhà sửa lại dàn ý, hoàn chỉnh phần MB, KB.
GV nhận xét tiết học và dặn hs BTVN.
Thực hiện như T1.
HS đọc YC bài tập.
GV hướng dẫn HS thực hiện từng yêu cầu.
HS xác định YC của đề.
Một HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật trên bảng phụ hoặc trong SGK( tr 145,70).
Từng HS quan sát đồ dùng học tập của mình, ghi kết quả quan sát vào vở nháp, sau đó chuyển thành dàn ý.
HS phát biểu ý kiến. Một số em trình bày dàn ý của mình trên bảng lớp. Cả lớp và GV nhận xét, giữ lại dàn ý tốt nhất, xem như là mẫu nhưng không bắt buộc mọi HS phải cứng nhắc theo.
HS viết bài.
Lần lượt từng em nối nhau đọc các MB. 
Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi những HS có MB hay
Tương tự như thế với kết bài.
Kiểm tra đọc hiểu luyện từ và câu
A. Đọc thầm:
Về thăm bà
Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ:
- Bà ơi ! 
Thanh bước xuống dưới giàn thiên lí . Có tiếng người đi, rồi bà mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc từ ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ chạy lại gần.
- Cháu đã vế đấy ư?
Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu âu yếm và mến thương.
- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!
Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ.
Bà nhìn cháu giục:
- Cháu rửa mặt rồi đi nghỉ đi!
Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thong thả và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành, ở đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.
Theo Thạch Lam
B. Dựa vào nội dung bài tập đọc đánh dấu X vào trước câu trả lời đúng nhất
1) Những chi tiết liệt kê trong dòng nào cho thấy bà của Thanh đã già?
 Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng
Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
 Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
2) Tập hợp nào dưới đây liệt kê đầy đủ các chi tiết nói lên tình cảm của bà đối với Thanh ?
Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi.
 Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương.
 Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, che chở cho cháu.
3) Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà ?
Có cảm giác thong thả, bình yên.
 Có cảm giác được bà che chở.
 Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở.
4) Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình ?
Vì Thanh luôn yêu mến, tin cậy bà.
 Vì Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc yêu thương.
Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà chăm sóc, yêu thương.
C. dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng.
1) Tìm trong truyện Về thăm bà những từ đồng nghĩa với từ hiền.
 Hiền hậu, hiền lành.
 Hiền từ, hiền lành.
 Hiền từ, âu yếm.
2) Câu Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thong thả và bình yên như thế có mấy động từ, mấy tính từ?
 Một động từ, hai tính từ. Các từ đó là: 
	- Động từ:
 - Tính từ:
 Hai động từ, hai tính từ. Các từ đó là:
	- Động từ:
 - Tính từ:
 Hai động từ, một tính từ. Các từ đó là:
	- Động từ:
 - Tính từ:
3) Câu Cháu đã về đấy ư? được dùng làm gì?
	Dùng để hỏi.
	Dung để yêu cầu, đề nghị
	Dùng thay lời chào.
4) Trong câu “Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ”, bộ phận nào là chủ ngữ ?
 Thanh.
Sự yên lặng.
Sự yên lặng làm Thanh.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_18_chuan_kien_thuc_ky_nang.doc