Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Tịnh Đông - Tuần 15

Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Tịnh Đông - Tuần 15

I/ Mục đích, yêu cầu:

-Phát âm đúng tên người dân tộc (Y Hoa, già Rok), biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.

-Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. (Trả lời được cc cu hỏi 1; 2; 3).

*Tích hợp TTĐĐHCM: Giáo dục về công lao của Bác đối với đất nước và tình cảm của nhn dn đối với Bác.

II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 

doc 21 trang Người đăng huong21 Lượt xem 790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Tịnh Đông - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Thứ hai ngày 06 tháng 12 năm 2010
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Tập đọc: 
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO 
 (Theo Hà Đình Cẩn) 
I/ Mục đích, yêu cầu:
-Phát âm đúng tên người dân tộc (Y Hoa, già Rok), biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn. 
-Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. (Trả lời được các câu hỏi 1; 2; 3). 
*Tích hợp TTĐĐHCM: Giáo dục về cơng lao của Bác đối với đất nước và tình cảm của nhân dân đối với Bác. 
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Hạt gạo làng ta (HS đọc thuộc lòng bài - TLCH về nội dung bài).
B. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
2) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc: 
-Một HS giỏi đọc toàn bài.
-4 HS tiếp nối đọc 4 đoạn:
+Đoạn 1: “Từ đầu ... dành cho khách quý”.
+Đoạn 2: “Y Hoa đến bên ... sau khi chém nhát dao”.
+Đoạn 3: “Già Rok ... xem cái chữ nào!”.
+Đoạn 4: Phần còn lại.
-HS luyện đọc theo cặp. Một HS đọc cả bài. 
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Hướng dẫn HS luyện đọc, tìm hiểu bài và đọc diễn cảm từng đoạn:
-?Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì? 
-?Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?
-?Chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”?
-?Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
-Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học.
-Mọi người đến rất đông khiến căn nhà sàn chật ních. Họ mặc quần áo như đi hội. Họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung. Già làng đứng đón khách giữa nhà sàn, trao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát vào cây cột, thực hiện nghi lễ để thành người trong buôn.
-Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo.
-Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết./ Người Tây Nguyên muốn cho con em mình biết chữ, học hỏi được nhiều điều lạ, điều hay./ ...
*Tích hợp: Cơ Giáo Y Hoa viết chữ gì cho dân làng xem? vì sao cơ viết chữ đĩ?
(Cơ viết chữ "Bác Hồ". Thể hiện lịng kính yêu Bác Hồ). 
-GV chốt lại: Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với “cái chữ” thể hiện nguyện vọng thiết tha của người Tây Nguyên cho con em mình được học hành, thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
-HS tiếp nối nhau đọc bài văn. GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc. 
-GV hdẫn HS luyện đọc: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng; vui, hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ và thi đọc diễn cảm đoạn 3. 
3) Nhận xét, dặn dò:
Toán:
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS biết:
-Chia một số thập phân cho một số thập phân.
-Vận dụng để tìm x và giải tốn cĩ lời văn.
-Bài tập cần làm: bài 1a, b, c; bài 2a; bài 3/ trang 72.
II/ Các hoạt động dạy học:
1) Hướng dẫn HS làm bài tập, rồi chữa bài:
*Bài 1/ tr.72:
*Bài 2/ tr.72:
*Bài 3/ tr.72:
*Bài 4/ tr.72:
*Bài 1: Đặt tính rồi tính: 
a) 17,55 3,9
b) 0,603 0,09
c) 0,3068 0,26
d) 98,156 4,63 
*Bài 2: Tìm x:
x × 1,8 = 72; 
x × 0,34 = 1,19 × 1,02; 
x × 1,36 = 4,76 × 4,08
 x = 72 : 1,8 = 40
 x = 1,2138 : 0,34 = 3,57
 x = 19,4208 : 1,36 = 14,28
*Bài 3: Tóm tắt: Bài giải:
 3,952kg : 5,2lít 
 5,32kg : ... lít ? 
1 lít dầu hoả cân nặng là:
3,952 : 5,2 = 0,76 (kg)
5,32 kg dầu hoả thì có số lít là:
5,32 : 0,76 = 7 (lít)
 Đáp số: 7lít.
*Bài 4: Tìm số dư của phép chia 218 : 3,7 nếu chỉ lấy đến hai chữ số ở phần thập phân của thương.
2180 3,7
 330 58,91
 340
 070
 33
 Vậy 218 : 3,7 = 58,91 (dư 0,033)
2) Nhận xét, dặn dò:
Đạo đức:
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (Tiết 2)
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
-Nêu vai trị của phụ nữ trong gia đình và ngồi xã hội.
-Nêu những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tơn trọng phụ nữ.
-Tơn trọng, quan tâm, khơng phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
*GDKNS: 
+Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán những quan niệm sai, những hành vi ứng xử khơng phù hợp với phụ nữ).
+Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống cĩ liên quan tới phụ nữ.
+Kĩ năng giao tiếp ứng xử với bà, mẹ, chị em gái và các người phụ nữ khác ngồi xã hội. 
*Tích hợp TTĐĐHCM: Bác Hồ là người rất coi trọng phụ nữ. Qua bài học giáo dục cho HS biết tơn trọng phụ nữ. 
II/ Tài liệu và phương tiện: 
-Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy học:
1) Hoạt động1: Xử lí tình huống (Bài tập 3 trang 24, SGK)
*Mục tiêu: Hình thành kĩ năng xử lí tình huống.
1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận.
2. Các nhóm thảo luận.
3. Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
4. GV kết luận:
-Chọn trưởng nhóm phụ trách Sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc và khả năng hợp tác với bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Không nên chọn Tiến chỉ vì lí do bạn là con trai.
-Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu.
2) Hoạt động 2: Làm bài tập 4 trang 24, SGK
*Mục tiêu: HS biết những ngày dành riêng cho phụ nữ; biểu hiện sự tôn trọng và bình đẳng giới trong XH.
1. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS.
2. HS làm việc theo nhóm.
3. Đại diện các nhóm lên trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.
4. GV kết luận:
-Ngày 8 tháng 3 là ngày Quốc tế phụ nữ.
-Ngày 20 tháng 10 là ngày Phụ nữ Việt Nam.
-Hội Phụ nữ, Câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ.
3) Hoạt động 3: Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam (bài tập 5 trang 24, SGK)
*Mục tiêu: HS củng cố bài học.
-GV tổ chức cho hS hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng.
-HS đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn.
4) Nhận xét, dặn dò:
Thể dục:
BÀI 29
BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI “THỎ NHẢY”
Thứ ba ngày 07 tháng 12 năm 2010
Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Đề bài: 
Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nĩi về những người đã gĩp sức mình chống lại đĩi nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
I/ Mục đích yêu cầu:
-Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc nĩi về những người đã gĩp sức mình chống lại đĩi nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý của SGK.
-Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
*Tích hợp TTĐĐHCM: Giáo dục tinh thần quan tâm đến nhân dân của Bác. 
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Một số truyện viết về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo,...
-Bảng lớp viết đề bài.
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: HS kể lại 1 - 2 đoạn trong câu chuyện Pa-xtơ và em bé.
B. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Hướng dẫn HS kể chuyện:
a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài:
-GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý: Hãy kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân. 
-Một HS đọc đề bài.
-Một số HS giới thiệu câu chuyện định kể.
*Tích hợp TTĐĐHCM: (Bổ sung 1 ý):
Bác Hồ chống giặc dốt, Bác Hồ tát nước khi về thăm bà con nơng dân. 
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
-HS KC theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Thi kể trước lớp; đối thoại về nội dung, ý nghĩa.
-Cả lớp và GV n/xét; bình chọn chuyện hay nhất, có ý nghĩa nhất, người kể chuyện hấp dẫn nhất.
3) Nhận xét, dặn dò:
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG 
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết thực hiện các phép tính với số thập phân
-Biết so sánh các số thập phân.
-Bài tập cần làm: bài 1a, b, c; bài 2 cột1; bài 4/ trang 72. 
*ĐCND: Khơng làm bài tập 1 (c).
II/ Các hoạt động dạy học:
1) Hướng dẫn HS làm bài tập rồi chữa bài:
*Bài 1/ tr.72:
*Bài 2/ tr.72:
*Bài 3/ tr.72:
*Bài 4/ tr.72:
*Bài 1: Tính:
a) 400 + 50 + 0,07= 
 450 + 0,07 = 450,07
c) 100 + 7 + = 
 100 + 7 + 0,08 = 107,08
b) 30 + 0,5 + 0,04= 
 30,5 + 0,04 = 30,54
d) 35 + + = 
 35 + 0,5 + 0,03 = 35,53
*Bài 2: 
>
<
=
 ?
4 ... 4,35
14,09 ... 14 
2 ... 2,2
7 ... 7,15
*Bài 3: Tìm số dư của phép chia nếu chỉ lấy hai chữ số ở phần thập phân của thương:
a) 6,251 : 7 ; b) 33,14 : 58 ; c) 375,23 : 69 
*Bài 4: Tìm x:
a) 0,8 × x = 1,2 × 10
 0,8 × x = 12 
 x = 12 : 0,8
 x = 15
c) 25 : x = 16 :10
 25 : x = 1,6 
 x = 25 : 1,6 
 x = 15,625
b) 210 : x = 14,92 - 6,52
 210 : x = 8,4
 x = 210 : 8,4
 x = 25
d) 6,2 × x = 43,18 + 18,82
 6,2 × x = 62
 x = 62 : 6,2
 x = 10
2)Nhận xét, dặn dò:
Luyện từ & câu:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC
I/ Mục đích, yêu cầu:
Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc (BT1); tìm được từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc (BT2; BT3); xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc (BT4).
*ĐCND: Khơng làm bài tập 3.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ để HS làm BT2, 3/ trang 147 theo nhóm. 
-Từ điển từ đồng nghĩa Tiếng Việt.
-Vở BT Tiếng Việt 5, tập một.
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: HS đọc lại đoạn văn tả mẹ cấy lúa (BT3/ trang 143).
B. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài 1/ tr.146:
*Bài 2/ tr.147:
*Bài 3/ tr.147:
*Bài 4/ tr.147:
*Bài 1: GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
-HS làm việc độc lập.
-GV chốt lời giải đúng: Ý thích hợp nhất để giải nghĩa cho từ hạnh phúc là ý b.
*Bài 2: HS làm việc theo nhóm; đại diện báo cáo kết quả.
-Cả lớp và GV nhận xét, kết luậ ... ành - bẽ mặt
-rau cải - tranh cãi
-cái cổ - ăn cỗ
-mở cửa - thịt mỡ
-rỏ giọt - nhìn rõ
-ngỏ lời - ngõ xóm
...
*Bài 3: GV chọn cho HS làm bài tập 3b.
-HS làm việc theo nhóm, tr/ bày theo hình thức thi tiếp sức.
-Một HS đọc lại câu chuyện sau khi đã điền đầy đủ.
*Lời giải: tổng, sử, bảo, điểm, tổng, chỉ, nghĩ.
-GV giúp HS hiểu tính khôi hài của câu chuyện.
4) Nhận xét, dặn dò:
Âm nhạc:
ÔN: TĐN SỐ 3, SỐ 4. KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
Lịch sử:
CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
-Tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ:
+Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phĩng một phần biên giới, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, khai thơng đường liên lạc quốc tế.
+Mở đầu ta tấn cơng cứ điểm Đơng Khê.
+Mất Đơng Khê, địch rút quân khỏi Cao Bằng theo Đường số 4, đồng thời đưa lực lượng lên để chiếm lại Đơng Khê.
+Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt quân Pháp đĩng trên Đ.số4 phải rút chạy.
+Chiến dịch B.giới thắng lợi. Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. 
-Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: anh La Văn Cầu cĩ nhiệm vụ đánh bộc phá vào lơ cốt phía đơng bắc cứ điểm Đơng Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay p hải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu.
*ĐCND: Khơng yêu cầu tường thuật, chỉ kể lại một số sự kiện về chiến dịch Biên Giới.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ biên giới Việt - Trung).
-Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
-Tư liệu về chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
-Phiếu học tập cho HS.
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Thu - đông 1947 - Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp.
B. Dạy bài mới:
1) Hoạt động 1: 
* Làm việc cả lớp
2) Hoạt động 2: 
* Làm việc cả lớp
3) Hoạt động 3: 
* Làm việc nhóm
4) Hoạt động 4: 
* Làm việc nhóm
5) Hoạt động 5: 
* Làm việc cả lớp
* Làm việc cả lớp
-GV giới thiệu bài: có thể sử dụng bản đồ để đường biên giới Việt - Trung, nhấn mạnh âm mưu của Pháp nhằm bao vây, cô lập Căn cứ địa Việt Bắc, cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân ta với quốc tế. Vì vậy, ta quyết định mở chiến dịch Biên giới.
-GV nêu nhiệm vụ bài học:
+Vì sao quyết định mở ch/dịch Biên giới thu - đông 1950?
+Vì sao quân ta chọn cứ điểm Đông Khê làm điểm tấn công để mở màn chiến dịch?
+Chiến thắng thu - đông 1950 có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến của ta? 
* Làm việc cả lớp
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu tại sao địch âm mưu khoá chặt biên giới Việt - Trung.
-GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận:
+?Nếu không khai thông biên giới thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta sẽ ra sao?(Bị cô lập dẫn đến thất bại).
* Làm việc theo nhóm
-GV nêu vấn đề để HS tìm hiểu về chiến dịch Biên giới thu-đông 1950:
+Để đối phó với âm mưu của địch, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã quyết định như thế nào? Quyết định ấy thể hiện điều gì?
+Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 diễn ra ở đâu? Hãy tường thuật lại trận đánh ấy.
+Chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 có tác động ra sao đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
-Đại diện các nhóm trình bày. GV kết luận.
* Làm việc theo nhóm
-GV chia nhóm và hướng dẫn HS thảo luận nhóm:
+Nhóm 1: Nêu điểm khác chủ yếu nhất của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 với chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 (thu-đông 1950 ta chủ động mở chiến dịch).
+Nhóm 2: Tấm gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu thể hiện tinh thần gì?
+Nhóm 3: Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới gợi cho em suy nghĩ gì?
+Nhóm 4: Quan sát hình ảnh tù binh Pháp bị bắt trong chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 em có suy nghĩ gì?
-Các nhóm cử đại diện trình bày.
*Làm việc cả lớp
-GV nêu tác dụng của chiến dịch Biên giới và nhấn mạnh: Nếu như thu-đông 1947, địch chủ động tấn công lên Việt Bắc, chúng đã bị thất bại, phải chuyển sang bao vây, cô lập Căn cứ địa Việt Bắc thì thu-đông 1950, ta chủ động mở chiến dịch, phá tan âm mưu bao vây của địch.
6) Nhận xét, dặn dò:
Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả hoạt động) 
I/ Mục đích yêu cầu:
-Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người (BT1).
-Dựa vào dàn ý đã lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của người (BT2).
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Bảng phụ cho 2 HS lập dàn ý làm mẫu.
-Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập một.
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: GV chấm đoạn văn tả hoạt động của một người đã được viết lại. 
B. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài 1/ tr.152:
*Bài 2/ tr.152:
*Bài 1: GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
-GV kiểm tra kết quả quan sát ở nhà của HS.
-HS chuẩn bị dàn ý và trình bày. Cả lớp và GV nhận xét.
VD về dàn ý:
*MB: Bé bông - em gái tôi, đang tuổi tập nói, chập chững tập đi.
*Thân bài:
1. Ngoại hình (không phải trọng tâm)
a) Nhận xét chung: bụ bẫm.
b) Chi tiết:
-Mái tóc: thưa, mềm như tơ, buộc thành túm nhỏ trên đỉnh đầu.
-Hai má: bầu bĩnh, hồng hào.
-Miệng: nhỏ, xinh, hay cười.
-Chân tay: trắng hồng, nhiều ngấn.
2. Hoạt động:
a) N.xét chung: như một cô búp bê biết đùa nghịch, khóc, cười.
b) Chi tiết:
-Lúc chơi: lê la dưới sàn với một đống đồ chơi, cười khanh khách; ...
-Lúc xem ti vi: thấy quảng cáo thì bỏ chơi, đang khóc cũng nín ngay; ngồi xem, mắt chăm chắm nhìn màn hình; ...
-Lúc làm nũng mẹ: kêu a... a... khi mẹ về; ôm mẹ, rúc mặt vào ngực mẹ, đòi ăn.
*Kết bài: Em rất yêu bông. Hết giờ học là về nhà ngay với bé.
*Bài 2: GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
-GV đọc cho HS cả lớp nghe bài Em Trung của tôi.
-HS làm bài tập và trình bày kết quả.
-GV chấm điểm một số đoạn viết hay.
3) Nhận xét, dặn dò:
Thể dục:
BÀI 30
BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI “THỎ NHẢY”
Toán:
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
-Giải được bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
-Bài tập cần làm: bài 1; bài 2a, b; bài 3/ trang 75.
II/ Các hoạt động dạy học: 
1) Hướng dẫn giải toán về tìm tỉ số phần trăm:
a) Ví dụ: 
b) Ví dụ 2: 
a) Giới thiệu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600
-GV đọc VD, ghi tóm tắt lên bảng:
 Số HS toàn trường : 600
 Số HS nữ : 315
 Tỉ số HS nữ và HS toàn trường là 315 : 600.
Ta có 315 : 600 = 0,525
 0,525 × 100 : 100 = 52,5 : 100 = 52,5%
Thông thường ta viết gọn như sau: 
 315 : 600 = 0,525 = 52,5%
b)Bài toán: Trong 80kg nước biển bốc hơi hết thì thu được 2,8kg muối. Tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển.
Bài giải:
Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là:
2,8 : 80 = 0,035
 0,035 = 3,5%
 Đáp số: 3,5%
*Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm như sau:
-Tìm thương của hai số đó.
-Nhân thương đó với 100 rồi viết thêm kí hiệu phần trăm vào bên phải tích tìm được.
2) Thực hành:
*Bài 1/ tr.75:
*Bài 2/ tr.75:
*Bài 3/ tr.75:
*Bài 1: Viết thành tỉ số phần trăm theo mẫu:
0,75 = 75%
0,3 = 30%
0,234 = 23,4%
1,35 = 135%
*Bài 2: Tìm tỉ số phần trăm của hai số:
a) 19 và 30 (19 : 30 = 0,6333 ... = 63,33%)
b) 45 và 61 (45 : 61 = 0,7377 = 73,77%)
c) 1,2 và 26 (1,2 : 26 = 0,04615 = 4,62%)
*Bài 3: Tóm tắt: Bài giải:
Lớp có : 25 HS
Có : 13 HS nữ
Nữ chiếm : ... % ?
Tỉ số phần trăm của số HS nữ và HS cả lớp là:
13 : 25 = 0,52
0,52 = 52%
 Đáp số: 52%
2) Nhận xét dặn dò:
Khoa học:
CAO SU
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
-Nhận biết một số tính chất của cao su.
-Nêu một số công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
*LGGDMT: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh. Nhất là việc khai thác cạn kiệt tài nguyên khoáng sản.
II/ Đồ dùng dạy học: Hình trang 62, 63 SGK.
III/ Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: Thuỷ tinh.
B. Dạy bài mới:
1) Hoạt động 1: Thực hành
*Mục tiêu: HS thực hành để tìm ra các tính chất đặc trưng của cao su
*Bước 1: Làm việc theo nhóm
-Các nhóm thực hành theo chỉ dẫn trang 63 SGK
*Bước 2: Làm việc cả lớp.
-Đại diện trình bày, HS khác bổ sung.
+Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà, quả bóng nảy lên.
+Kéo căng sợi dây cao su, sợi dây dãn ra. Khi buông tay, sợi dây cao su lại trở về vị trí cũ.
*Kết luận: Cao su có tính đàn hồi.
2) Hoạt động 2: Thảo luận
*Mục tiêu: 
-Kể được các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su.
-Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản đồ dùng bằng cao su.
*LGGDMT: Giáo dục ý thức BVMT, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh. Nhất là việc khai thác cạn kiệt tài nguyên khoáng sản.
*Bước 1: Làm việc cá nhân
-HS đọc nội dung trong mục bạn cần biết tr/ 63 SGK. TLCH
*Bước 2: Làm việc cả lớp.
-HS trả lời các câu hỏi:
+Có mấy loại cao su? Là những loại nào?
+Ngoài tính đàn hồi, cao su còn có tính chất gì?
+Cao su dùng để làm gì?
+Nêu cách bảo quản đò dùng bằng cao su.
*Kết luận:
+Có hai loại cao su: Cao su tự nhiên (chế biến từ cây cao su) và cao su nhân tạo(chế biến từ than đá và dầu mỏ).
+Cao su có tính dàn hồi; ít bị biến đổi khi gặp nóng lạnh, cách điện, cách nhiệt; không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác.
+Cao su được sử dụng để làm săm, lốp xe; làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và một số đồ dùng trong nhà.
+Tránh để nơi nhiệt độ quá cao, cao su sẽ bị chảy, nơi nhiệt độ quá thấp cao su sẽ bị giòn, cứng,... Không để các hoá chất dính vào cao su.
3) Nhận xét, dặn dò:

Tài liệu đính kèm:

  • docH 15.doc