Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Tịnh Đông - Tuần 16

Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Tịnh Đông - Tuần 16

I/ Mục đích, yêu cầu:

-Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm ri.

-Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. (Trả lời được cc cu hỏi 1; 2; 3).

II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III/ Các hoạt động dạy học:

A. Bài cũ: Về ngôi nhà đang xây (HS đọc bài thơ- TLCH về nội dung bài).

B. Dạy bài mới:

1) Giới thiệu bài:

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 736Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Tịnh Đông - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Tập đọc:
THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
 (Trần Phương Hạnh) 
I/ Mục đích, yêu cầu:
-Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
-Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. (Trả lời được các câu hỏi 1; 2; 3).
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Về ngôi nhà đang xây (HS đọc bài thơ- TLCH về nội dung bài).
B. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
2) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc: Một HS giỏi đọc toàn bài.
-HS tiếp nối đọc từng đoạn; hiểu nghĩa từ mới và từ khó trong bài; giải thích thêm về biệt hiệu Lãn Ông (ông lão lười) là biệt hiệu danh y tự đặt cho mình, ngụ ý rằng ông lười biếng với chuyện danh lợi:
+Phần 1: “Từ đầu ... mà còn cho thêm gạo, củi”.
+Phần 2: “tiếp theo ... cành nghĩ càng hối hận”.
+Phần 3: 2 đoạn còn lại.
-HS luyện đọc theo cặp. Một HS đọc cả bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài, giọng nhẹ nhàng, điềm tĩnh.
b) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-?Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người thuyền chài. 
-?Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?
-?Vì sao nói Lãn Ông là người không màng danh lợi?
-?Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?
-Lãn Ông nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi.
-Lãn Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. Điều đó chứng tỏ ông là một thầy thuốc rất có lương tâm và trách nhiệm.
-Ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng đã khéo từ chối. 
-Lãn Ông không màng công danh, chỉ chăm làm việc nghĩa./ ...
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
-HS tiếp nối nhau đọc bài văn. GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc.
-GV hướng dẫn HS luyện đọc giọng nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ơng và thi đọc diễn cảm đoạn 2.
3) Nhận xét, dặn dò:
Toán:
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết tính tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải tốn. 
-Bài tập cần làm: bài 1; bài 2/ trang 76.
II/ Các hoạt động dạy học:
1) Hướng dẫn HS làm bài tập, rồi chữa bài:
*Bài 1/ tr.76:
*Bài 2/ tr.76:
*Bài 3/ tr.76:
*Bài 1: Tính theo mẫu: 
a) 27% + 38%
b) 30% - 16%
c) 14,2% × 4
d) 216% : 8
Mẫu: 6% + 15% = 21% 112,5% - 13% = 99,5%
 14,2% × 3 = 42,6% 60% : 5 = 12%
*Bài 2: a) Theo kế hoạch cả năm, đến hết tháng 9 thôn Hoà An đã thực hiện được là: 
18 : 20 = 0,9
0,9 = 90%
b) đến hết năm, thôn Hoà An đã thực hiện được kế hoạch là:
23,5 : 20 = 1,175
1,175 = 117,5%
Thôn Hoà An đã vượt mức kế hoạch là:
117,5 -100% = 17,5%
 Đáp số: a) 90%; b) thực hiện: 117,5% ; vượt 17,5%
*Bài 3: Tóm tắt: Bài giải:
Tiền vốn: 42 000 đồng
Tiền bán: 52 500 đồng
a) Tỉ số phần trăm của số tiền bán rau và số tiền vốn là:
52500 : 42000 = 1,25 = 125%
b)Tỉ số phần trăm của tiền lãi là: 
125 - 100 = 25%
 Đáp số: 25%
2) Nhận xét, dặn dò:
Đạo đức:
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
-Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.
-Biết được hợp tác với mọi người trong cơng việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả cơng việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bĩ giữa người với người.
-Cĩ kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp của trường.
-Cĩ thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cơ giáo và mọi người trong cơng việc của lớp của trường của gia đình, của cộng đồng.
*LGGDMT: Biết hợp tác với bạn bè và mọi người để BVMT gia đình , nhà trường, lớp học và địa phương.
*GDKNS: 
+Kĩ năng hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong cơng việc chung.
+Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm hồn tất một nhiệm vụ khi hợp tác với bạn bè.
+Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán những quan niệm sai, các hành vi thiếu tinh thần hợp tác).
+Kĩ năng ra quyết định (biết ra quyết định đúng để hợp tác hợp tác cĩ hiệu quả trong các tình huống). 
II/ Tài liệu và phương tiện: Thẻ màu cho hoạt động 3.
III/ Các hoạt động dạy học:
1) Hoạt động1: Tìm hiểu tranh tình huống (trang 25, SGK)
*Mục tiêu: Biết một biểu hiện cụ thể của việc hợp tác với những người xung quanh.
1. Yêu cầu các nhóm quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
2. Các nhóm thảo luận.
3. Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
4. GV kết luận:
-Các bạn ở tổ 2 biết cùng nhau làm công việc chung; người thì giữ cây, người lấp đất, người rào cây, ... Cần phải biết phối hợp nhau. Đó là biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh.
2) Hoạt động 2: Làm bài tập 1 trang 26, SGK
*Mục tiêu: HS nhận biết được một số việc làm thể hiện sự hợp tác.
1. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS.
2. Các nhóm thảo luận.
3. Đại diện các nhóm lên trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.
4. GV kết luận:
Để hợp tác tốt với những người xung quanh, các em càn phải biết phân công nhiệm vụ cho nhau; bàn bạc công việc với nhau; hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc chung, ...; tránh các hiện tượng việc của ai người ấy biết hoặc để người khác làm còn mình thì chơi, ...
3) Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 2 trang 26, SGK)
*Mục tiêu: Biết phân biệt ý kiến đúng, sai liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
1. GV lần lượt nêu từng ý kiến.
2. HS dùng thẻ màu đẻ bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành đối với từng ý kiến.
3. Một số em giải thích lí do.
4. GV kết luận: từng nội dung:
 (a); (d): tán thành.
 (b); (c): không tán thành.
5.GV yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ trong GSK
4) Hoạt động tiếp nối: HS thực hành theo từng nội dung trang 27, SGK.
*LGGDMT: Biết hợp tác với bạn bè và mọi người để BVMT gia đình , nhà trường, lớp học và địa phương.
5) Nhận xét, dặn dò:
Thể dục:
BÀI 31
BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC”
Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010
Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
Đề bài: 
Kể chuyện về một buổi sinh hoạt đầm ấm trong gia đình.
I/ Mục đích yêu cầu:
Kể được một buổi sinh hoạt đầm ấm trong gia đình theo gợi ý SGK. 
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Một số tranh, ảnh về cảnh sum họp gia đình ...
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: HS kể lại một câu chuyện về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
B. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2) Hướng dẫn HS kể chuyện:
a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài:
-GV kiểm tra HS đã chuẩn bị như thế nào.
-Một HS đọc đề bài và gợi ý.
-Cả lớp đọc thầm gợi ý và dàn ý kể chuyện.
-Một số HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
-HS KC theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Thi kể trước lớp; đối thoại về nội dung, ý nghĩa.
-HS kể xong, tự nói suy nghĩ của mình về không khí đầm ấm của gia đình, có thể trả lời thêm các câu hỏi của các bạn.
-Cả lớp và GV n/xét; bình chọn chuyện hay nhất, có ý nghĩa nhất, người kể chuyện hấp dẫn nhất.
3) Nhận xét, dặn dò:
Toán:
GIẢI BÀI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (tt)
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết cách tính một số phần trăm của một số.
-Vận dụng được để giải bài tốn đơn giản về tìm giá trị phần trăm của một số.
-Bài tập cần làm: bài 1; bài 2/ trang 77.
II/ Các hoạt động dạy học:
1) Hướng dẫn HS giải bài toán về tỉ số phần trăm:
-GV đọc VD, ghi tóm tắt đề lên bảng:
Số HS toàn trường: 800HS
Số nữ chiếm : 52,5%
Số HS nữ : ... HS?
a) Giới thiệu cách tính 52,5% của số 800
-Hướng dẫn HS ghi các bước thực hiện:
 100% số HS toàn trường là 800 HS
 1% số HS toàn rường là ...HS?
 52,2% số HS toàn trường là ... HS?
-Từ đó HS đi đến cách tính:
800 : 100 × 52,5 = 420
 hoặc 800 × 52,5 : 100 = 420
-Cho HS phát biểu quy tắc rồi nhắc lại:
Muốn tìm 52,5% của 800 ta có thể lấy 800 chia cho 100 rồi nhân với 52,5 hoặc lấy 800 nhân với 52,5 rồi chia cho 100.
2) Hướng dẫn HS làm bài tập rồi chữa bài:
*Bài 1/ tr.77:
*Bài 2/ tr.77:
*Bài 3/ tr.77:
*Bài 1: Hướng dẫn:
-Tìm 75% của 32 HS (số HS 10 tuổi).
-Tìm số HS 11 tuổi
Số HS 10 tuổi là:
32 × 75 : 100 = 24 (HS)
Số HS 11 tuổi là:
32 - 24 = 8 (HS)
 Đáp số: 8 học sinh
*Bài 2:
 Hướng dẫn:
-Tìm 0,5% của 5000000 đồng.
-Tính tổng số tiền gửi và tiền lãi.
Số tiền lãi gửi tiết kiệm sau một tháng: 
5000000 : 100 × 0,5 = 25000 (đồng)
Tổng số tiền gửi và tiền lãi sau 1 tháng:
5000000 + 25000 = 5025000 (đồng)
 Đáp số: 5 025 000 đồng
*Bài 3:
 Hướng dẫn:
-Tìm số vải may quần
-Tìm số vải may áo
Số vải may quần làø:
345 × 40 : 100 = 138 (m)
Số vải may áo là:
345 - 138 = 207 (m)
 Đáp số: 207m
3)Nhận xét, dặn dò:
Luyện từ & câu:
TỔNG KẾT VỐN TỪ
I/ Mục đích, yêu cầu:
-Tìm được một số từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù (BT1).
-Tìm được từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn Cơ chấm (BT2).
II/ Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ để HS làm BT1/ trang 156 theo nhóm. 
-Từ điển Tiếng Việt (nếu có)
-Vở BT Tiếng Việt 5, tập một.
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Làm lại BT 2, 4/ trang 147.
B. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài 1/ tr.156:
*Bài 2/ ... h bày bài.
-HS viết bài chính tả.
-HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
-HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
3) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
*Bài 2c/ tr.155:
*Bài 3/ tr.155:
*Bài 2: GV chọn cho HS làm bài tập 2c.
-GV nhắc HS chỉ tìm những tiếng có nghĩa.
-HS làm việc theo nhóm, tr/bày theo hình thức thi tiếp sức.
*Lời giải:
chiêm bao, lúa chiêm
thanh liêm, liêm khiết
chim gáy
tủ lim, lòng lim dạ đá
rau diếp
số kiếp, kiếp người
dao díp, díp mắt
kíp nổ, cần kíp
*Bài 3: HS đọc yêu cầu BT3. GV nhắc HS ghi nhớ: ô đánh số 1 chứa tiếng bắt đầu bằng r hoặc d; ô đánh số 2 chứa tiếng bắt đầu bằng v hoặc d. 
-HS làm việc theo nhóm, trình bày theo hình thức thi tiếp sức.
-Một HS đọc lại câu chuyện sau khi đã điền đầy đủ.
*Lời giải: rồi, vẽ, rồi, rồi, vẽ, vẽ, rồi, dị.
-GV giúp HS hiểu tính khôi hài của câu chuyện.
4) Nhận xét, dặn dò:
Âm nhạc:
HỌC BÀI HÁT DO ĐỊA PHƯƠNG TỰ CHỌN
BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT.
Lịch sử:
HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
-Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh:
+Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
+Nhân dân dẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận.
+Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến.
+Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5-1952 để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Ảnh các anh hùng tại Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc (5-1952)
-Ảnh tư liệu về hậu phương ta sau chiến thắng Biên giới.
-Phiếu học tập cho HS.
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Chiến thắng Biên giới thu-đông 1950.
B. Dạy bài mới:
1) Hoạt động 1: 
* Làm việc cả lớp
2) Hoạt động 2: 
* Làm việc cả lớp
3) Hoạt động 3: 
* Làm việc cả lớp
* Làm việc cả lớp
-GV tóm lược tình hình địch sau thất bại trong chiến dịch Biên giới: quân Pháp đề ra kế hoạch nhằm xoay chuyển tình thế bằng cách tăng cường đánh phá hậu phương ta, đẩy mạnh tiến công quân sự. Cho HS thấy rằng, việc xây dựng hậu phương vững mạnh cũng là đẩy mạnh kháng chiến.
-GV nêu nhiệm vụ bài học:
+Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng nước ta?
+Tác dụng của Đ.hội ch.sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.
+Tinh thần thi đua kh.chiến của nhân dân ta được thể hiện ra sao?
+Tình hình hậu phương trong những năm 1951-1952 có tác động gì đến cuộc kháng chiến? 
* Làm việc theo nhóm và cả lớp
-Chia thành 3 nhóm.
a)Nhóm 1: Tìm hiểu về Đ.hội đ biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.
+Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra vào thời gian nào?
+Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng VN? Điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ ấy là gì?
b)Nhóm 2: Tìm hiểu về Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc. 
+Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc diễn ra trong bối cảnh nào?
+Việc tuyên dương những tập thể và cá nhân tiêu biểu trong Đại hội có tác dụng như thế nào đối với phong trào thi đua yêu nước phục vụ kháng chiến?
+Lấy dẫn chứng về 1 trong 7 tấm gương anh hùng được bầu.
c)Nhóm 3: Tinh thần thi đua kháng chiến của đồng bào ta được thể hiện qua các mặt?
+Kinh tế (thi đua sản xuất lương thực, thực phẩm phục vụ k.chiến).
+Văn hoá, giáo dục (thi đua học tập, nghiên cứu khoa học để phục vụ kháng chiến).
+Nhận xét về tinh thần thi đua học tập và tăng gia sản xuất của hậu phương trong những năm sau chiến dịch Biên giới.
+Bước tiến mới của hậu phương có tác động n.t.n tới tiền tuyến?
* Làm việc cả lớp
-GVKL về vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (làm tăng thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến).
-HS kể về một anh hùng được tuyên dương trong Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc (5-1952) mà em biết và nêu cảm nghĩ về người anh hùng đó.
4) Nhận xét, dặn dò:
Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2010
Tập làm văn:
LÀM BIÊN BẢN MỘT VỤ VIỆC
I/ Mục đích yêu cầu:
-Nhận biết được sự giống nhau, khác nhau giữa biên bản cuộc họp với biên bản vụ việc.
-Biết làm biên bản về việc cụ Ún trốn viện (BT2).
*GDKNS: 
+Ra quyết định/ giải quyết vấn đề.
+Hợp tác làm việc nhĩm, hồn thành biên bản vụ việc.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập một.
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: HS đọc đoạn văn miêu tả hoạt động của một em bé đã viết lại. 
B. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài 1/ tr.161:
*Bài 2/ tr.163:
*Bài 1: GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
-HS đọc lại biên bản Mèo vằn ăn hối lộ của nhà chuột.
-HS thảo luận nhóm và cho biết những điểm giống và khác nhau với biên bản cuộc họp.
-đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung.
Giống nhau
Ghi lại d/biến để làm bằng chứng
Phần mở đầu: có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản.
Phần chính: thời gian, địa điểm, th/phần có mặt, diễn biến sự việc.
Phần kết: ghi tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
Khác nhau
-Nội dung của biên bản cuộc họp có báo cáo, phát biểu, ...
-Nội dung của biên bản Mèo vằn ăn hối lộ của nhà chuột có lời khai của những người có mặt.
*Bài 2: GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
-Cho HS làm bài vào vở. 
-HS đọc bài làm, lớp nhận xét.
Dựa và mẫu biên bản đã có, viết đúng nội dung yêu cầu.
-GV chấm điểm một số biên bản viết tốt.
3) Nhận xét, dặn dò:
Thể dục:
BÀI 32
BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI “NHẢY LƯỚT SÓNG”
Toán:
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết làm ba dạng bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm:
+Tính tỉ số phần trăm của hai số.
+Tìm giá trị một số phần trăm của một số.
+Tìm một số biết giá trị một số phần trăm của số đĩ.
-Bài tập cần làm: bài 1b; bài 2b; bài 3a/ trang 79.
II/ Các hoạt động dạy học: 
1) Hướng dẫn HS làm bài tập rồi chữa bài:
*Bài 1/ tr.79:
*Bài 2/ tr.79:
*Bài 3/ tr.79:
*Bài 1: a) Tìm tỉ số phần trăm của hai số 37 và 42
37 : 42 = 0,8809 ... = 88,09%)
 b) Tỉ số phần trăm của anh Ba và số sản phẩm của tổ là:
126 : 1200 = 0,105 
0,105 = 10,5%
 Đáp số : 10,5%.
*Bài 2:
a) 97 × 30 : 100 = 29,1 ; hoặc 97 : 100 × 30 = 29,1.
b) Số tiền lãi là:
6 000 000 : 100 × 15 = 900 000 (đồng)
 Đáp số: 900 000 đồng.
*Bài 3:
a) 72 × 100 : 30 = 240 ; hoặc 72 : 30 × 100 = 240
b) Số gạo của cửa hàng trước khi bán là:
420 × 100 : 10,5 = 4 000 (kg)
4 000 kg = 4 tấn.
 Đáp số: 4 tấn.
2) Nhận xét dặn dò:
Khoa học:
TƠ SỢI
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
-Nhận biết một số tính chất của tơ sợi.
-Nêu một số cơng dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi.
-Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
*LGGDMT: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng với môi trường xung quanh. Nhất là việc khai thác cạn kiệt tài nguyên khoáng sản. 
*GDKNS: 
+Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
+Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát. 
+Kĩ năng giải quyết vấn đề. 
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Hình và thông tin trang 66 SGK.
-Một số loại tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo hoặc sản phẩm dệt sẵn.
III/ Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: Chất dẻo.
B. Dạy bài mới:
1) Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu: Kể tên được một số loại tơ sợi.
(Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát). 
*Bước 1: Làm việc theo nhóm
-Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát và trả lời câu hỏi trang 66 SGK.
*Bước 2: Làm việc cả lớp.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
-Câu hỏi liên hệ thực tế:
+Các sợi có ng.gốc từ thực vật: Sợi bông, sợi đay, sợi lanh, sợi gai. 
+Các sợi có nguồn gốc từ động vật: tơ tằm.
*GV: 
+Tơ sợi có nguồn gốc từ thực vật, hoặc từ động vật được gọi là tơ sợi tự nhiên.
+Tơ sợi được làm ra từ chất dẻo như các loại sợi ni lông được gọi là tơ sợi nhân tạo.
2) Hoạt động 2: Thực hành
*Mục tiêu: 
-HS làm thực hành để biết tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
(Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm).
*Bước 1: Làm việc theo nhóm
-Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thực hành theo chỉ dẫn ở mục Thực hành trang 67 SGK. Thư kí ghi kết quả quan sát được khi làm thực hành.
*Bước 2: Làm việc cả lớp.
-Đại diện trình bày kết quả của nhóm mình.
*Kết luận:
+Tơ sợi tự nhiên: khi cháy tạo thành tàn tro.
+Tơ sợi nhân tạo: khi cháy thì vón cục lại.
3) Hoạt động 3: Làm việc với phiếu học tập
*Mục tiêu: 
Nêu được đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.
(Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát). 
*Bước 1: Làm việc cá nhân
-Đọc kĩ thông tin và trả lời vào phiếu trang 67 SGK.
*Bước 2: Làm việc cả lớp.
-Đại diện trình bày kết quả của nhóm mình. Lớp bổ sung.
Loại tơ sợi
Đặc diểm chính
1.Tơ sợi tự nhiên:
-Sợi bông
-Sợi tằm
-Vải sợi bông có thể rất mỏng, nhẹ hoặc cũng có thể rất dày. Quàn áo may bằng vải sợi bông thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông.
-Vải lụa tơ thuộc hàng cao cấp, óng ả, nhẹ, giữ ấm khi trời lạnh và mát khi trời nóng.
2.Sợi tơ nhân tạo: Sợi ni lông
Vải ni lông khô nhanh, không thấm nước, dai, bền và không nhàu.
*LGGDMT: Giáo dục ý thức BVMT, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh. Nhất là việc khai thác cạn kiệt tài nguyên khoáng sản.
4) Nhận xét, dặn dò: 

Tài liệu đính kèm:

  • docH 16.doc