Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Tịnh Đông - Tuần 9

Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Tịnh Đông - Tuần 9

I/ Mục đích, yêu cầu:

-Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

-Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được câu hỏi 1; 2; 3).

II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III/ Các hoạt động dạy học:

A. Bài cũ: Trước cổng trời (2HS đọc thuộc những câu thơ em thích - TLCH).

B. Dạy bài mới:

1) Giới thiệu bài:

 

doc 25 trang Người đăng huong21 Lượt xem 903Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Tịnh Đông - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Tập đọc:
CÁI GÌ QUÝ NHẤT?
 (Trịnh Mạnh)
I/ Mục đích, yêu cầu:
-Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
-Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được câu hỏi 1; 2; 3).
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Trước cổng trời (2HS đọc thuộc những câu thơ em thích - TLCH).
B. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc: 
-1 HS đọc toàn bài.
-3 HS đọc tiếp nối 3 phần của bài: +Phần 1: “Một hôm ... sống được không?”.
 +Phần 2: “Quý và Nam ... phân giải”.
 +Phần 3: Phần còn lại.
-HS luyện đọc theo cặp. Một HS đọc cả bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài:
-?Theo Hùng, Quý, Nam, cái gì quý nhất trên đời?
-?Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
-?Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
-?Chọn tên gọi khác cho bài và nêu lí do vì sao chọn tên gọi đó.
-Hùng: lúa gạo; Quý: vàng; Nam: thì giờ.
+Hùng: lúa gạo nuôi sống con người.
+Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
+Nam: có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
+Khẳng định cái đúng của ba HS: Lúa gạo, vàng, thì giờ đều rất quý, nhưng chưa phải là quý nhất.
+Nêu ra ý kiến mới sâu sắc hơn: Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. Vì vậy, người lao động là đáng quý nhất.
-“Cuộc tranh luận thú vị” vì bài văn thuật lại cuộc tranh luận thú vị giữa ba bạn nhỏ...
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
-5 HS đọc lại bài theo cách phân vai, thể hiện đúng giọng của từng nhân vật.
-GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn: “Hùng nói ...vàng bạc!”.
+5 HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo vai.
+Một số HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
3) Nhận xét, dặn dò:
Toán:
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
-Bài tập cần làm: bài 1; 2; 3; 4a,c/ trang 45.
II/ Các hoạt động dạy học:
1) Hướng dẫn HS làm bài tập rồi chữa bài: 
*Bài 1/ tr.45:
*Bài 2/ tr.45:
*Bài 3/ tr.45:
*Bài 4/ tr.45:
*Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 
 a) 35m 23cm = 35,23m ;
 b) 51dm 3cm = 51,3m ;
 c) 14m 7cm = 14,07m.
*Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
(Hướng dẫn HS thực hiện như SGK
 315cm = 300cm + 15cm = 3m 15cm = 3,15m)
 315cm = 3,15m ; 234cm = 2,34m ;
 506cm = 5,06m ; 34dm = 3,4m.
*Bài 3: Viết các số đo sau dưới dạng số có đơn vị đo là ki-lô-mét:
 a) 3km 245m = 3,245km ; 
 b) 5km 34m = 5,034km ; 
 c) 307m = 0,307km.
*Bài 4:Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 a) 12,44m = 12m 44cm ; b) 7,4dm = 7dm 4cm ;
 c) 3,54km = 3540m ; d) 34,3km = 34300m.
2) Nhận xét, dặn dò:
Đạo đức:
TÌNH BẠN
I/ Mục tiêu: Sau khi học bài này, HS biết:
-Biết được bạn bè cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
-Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
-Biết được ý nghĩa của tình bạn.
*GDKNS:
+Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán những quan niệm sai, những hành vi ứng xử khơng phù hợp với bạn bè).
+Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống cĩ liên quan tới bạn bè.
+Kĩ năng giao tiếp ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và cuộc sống.
+Kĩ năng thể hiện sự cảm thơng, chia sẻ với bạn bè.
II/ Tài liệu và phương tiện:
-Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời: Mộng Lân.
-Đồ dùng hoá trang để đóng vai theo truyện Đôi bạn.
III/ Các hoạt động dạy học:
1) Hoạt động1: Thảo luận cả lớp
*Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của tình bạn và quyền được kết giao bạn bè của trẻ em.
1. Cả lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết.
2. HS thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau: 
-? Bài hát nói lên điều gì?
-? Lớp chúng ta có vui như vậy không?
-? Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh ta không có bạn bè?
-?Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu?
3. GV kết luận: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè.
2) Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung truyện Đôi bạn
*Mục tiêu: HS hiểu được bạn bè cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn.
1. GV đọc một lần truyện Đôi bạn.
2. GV mời một số HS lên đóng vai theo nội dung truyện.
3. Cả lớp thảo luận theo các câu hỏi trang 17:
-? Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong truyện?
-? Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì về cách đối xử với bạn bè? 
4. GV kết luận: Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn.
3) Hoạt động 3: Làm bài tập 2/ trang 18
*Mục tiêu: HS biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến b/ bè.
1. HS làm bài tập 2/ tr.18 (làm việc cá nhân).
2. HS trao đổi bài làm với bạn ngồi cạnh.
3. Một số HS trình bày cách ứng xử và giải thích lí do.
*Chú ý: Sau mỗi tình huống, yêu cầu HS tự liên hệ.
4. GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử phù hợp:
a) Chúc mừng bạn.
b) An ủi, động viên, giúp đỡ bạn.
c) Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn.
d) Khuyên ngăn bạn không nên sa vào những việc không tốt.
đ) Hiểu ý tốt của bạn, không tự ái, nhận khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm.
e) Nhờ bạn bè, thầy cô giáo, người lớn khuyên ngăn bạn. 
4) Hoạt động 4: Củng cố
*Mục tiêu: Giúp HS biết được các biểu hiện của tình bạn đẹp.
1. GV yêu cầu mỗi HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp.
2. GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng.
3. GV kết luận: Các biểu hiện của tình bạn đẹp là: tôn trọng, chân thành, biết quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết chia sẻ vui buồn cùng nhau, ...
4. HS liên hệ những tình bạn đẹp trong lớp, trong trường.
5. Một vài HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
5) Hoạt động tiếp nối:
-Sưu tầm truyện, ca dao, tục ngữ, bài hát, bài thơ,...về chủ đề Tình bạn.
-Đối xử tốt với bạn bè xung quanh.
Thể dục:
BÀI 17
ĐỘNG TÁC CHÂN - TRÒ CHƠI “DẪN BÓNG”
Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010
Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Kể lại được một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương mình hoặc ở nơi khác; kể rõ địa điểm, diễn biến của câu chuyện.
-Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
*Tích hợp TTĐĐHCM: Giáo dục tình cảm yêu kính Bác.
*ĐCND: Khơng dạy
II. CHUẨN BỊ: -Tranh, ảnh về một số cảnh đẹp ở địa phương. -Bảng lớp viết đề bài. 
-Bảng phụ viết vắn tắt gợi ý 2:
+Giới thiệu chung về chuyến đi.
+Chuẩn bị và lên đường; dọc đường đi.
+Cảnh nổi bật ở nơi đến; sự việc làm em thích thú.
+Kết thúc cuộc đi thăm; suy nghĩ và cảm xúc.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1. 
Bài 1/91: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. 
- GV giao việc, tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4. 
- Gọi đại diện nhóm trình bày. 
- GV và cả lớp nhận xét. GV chốt lại lời giải đúng. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2. 
Bài 2/91: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
-GV giao việc, yêu cầu các nhóm chọn vai, trao đổi, thảo luận ghi vắn tắt ra giấy ý kiến thống nhất của nhóm. Gọi các nhóm tham gia thi hùng biện. 
- GV và cả lớp nhận xét. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập 3. 
Bài 3/91: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. 
- GV giao việc, yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4. 
- Gọi đại diện nhóm trình bày. 
- GV và HS nhận xét. 
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài. 
- HS làm việc theo nhóm. 
- Đại diện nhóm trình bày. 
- Lắng nghe và nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS làm việc theo nhóm. 
- Thi hùng biện
- Lắng nghe và nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS làm việc theo nhóm 4. 
- Đại diện nhóm trình bày. 
- Lắng nghe và nhận xét 
* TTĐĐHCM: Bác Hồ là người hi sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp Giải phĩng dân tộc; đem lại độc lập tự do cho đất nước. Vì vậy chúng ta cần phải yêu kính Bác Hồ. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, khen những HS, những nhóm làm bài tốt. Về nhà làm bài tập 3 vào vở. 
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
 A. Bài cũ: HS kể lại câu chuyện đã kể ở tuần 8.
B. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài
-GV mở bảng phụ viết gợi ý 2b.
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-Cho 1 HS đọc rõ, to 2 đề bài. GV phân tích đề và gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài.
-Cho HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1- 2 (SGK).
-GV: Gợi ý SGK mở rộng khả năng cho các em tìm được chuyện.
-GV hỏi HS đã chuẩn bị như thế nào về câu chuyện đã tìm.
-GV mời vài em nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình chọn kể.
-Yêu cầu HS lập nhanh dàn ý câu chuyện.
3) Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
*Tích hợp TTĐĐHCM: Bổ sung ý trong ngoặc đơn ở BT1: Lăng Bác Hồ.
a) Kể chuyện theo nhĩm:
-Từng cặp HS dựa vào dàn ý đã lập kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
-Mỗi HS kể xong có thể trả lời câu hỏi của bạn về chuyến đi.
- GV bao quát, giúp đỡ HS.
b) Thi kể chuyện trước lớp:
-Sau khi HS kể chuyện trong nhĩm xong GV gọi đại diện một số em trình bày trước lớp. Mỗi em kể xong sẽ cùng các bạn đối thoại về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
-GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn bạn cĩ câu chuyện hay nhất, ý nghĩa nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện sâu sắc  ... àn nhớ, kết quả:
+Tháng 8 - 1945 nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền và lần lượt giành chính quyền ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn.
+Ngày 18 - 9 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám ở nước ta.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Ảnh tư liệu về Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội và tư liệu lịch sử về ngày khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương.
-Phiếu học tập của HS.
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Xô viết Nghệ - Tĩnh
B. Dạy bài mới:
1) Hoạt động 1: *Làm việc cả lớp
-GV giới thiệu bài.
-GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+Nêu được diễn biến tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa ngày 19 - 8 - 1945 ở Hà Nội. Biết ngày nổ ra khởi nghĩa ở Huế, Sài Gòn.
+Nêu ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
+Liên hệ với các cuộc nổi dậy khởi nghĩa ở địa phương.
2) Hoạt động 2: *Làm việc theo nhóm
-?Việc vùng lên giành chính quyền ở Hà Nội diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao?
-?Trình bày ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
-GV giới thiệu nét cơ bản về cuộc khởi nghĩa ở Huế (23 - 8) và Sài Gòn (25 - 8).
-?Em biết gì về khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 ở Quảng Ngãi?
3) Hoạt động 3: *Làm việc cả lớp
-?Khí thế của Cách mạng tháng Tám thể hiện điều gì?
-?Cuộc vùng lên của nhân dân đã đạt được kết quả gì? Kết quả đó sẽ mang lại tương lai gì cho nước nhà?
+Không khí khởi nghĩa ở Hà Nội.
+Khí thế của đoàn quân khởi nghĩa và thái độ của lực lượng phản cách mạng.
+Kết quả: Ta đã giành chính quyền ở Hà Nội.
-Cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc khởi nghĩa ở Huế, Sài Gòn.
-Ngày 19 - 8 là ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám của nước ta. 
-HS trả lời.
-Lòng yêu nước, tinh thần cách mạng.
-Giành độc lập, tự do cho nước nhà đưa nhân dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ.
4) Hoạt động 4: *Làm việc cả lớp
-GV củng cố cho HS những nội dung chính của bài.
5) Nhận xét, dặn dò:
Thứ sáu ngày 29 tháng 10 năm 2010
Thể dục:
BÀI 18
ÔN VƯƠN THỞ, TAY, CHÂN.
TRÒ CHƠI “AI NHANH VÀ KHÉO HƠN”
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN 
I/ Mục đích yêu cầu:
-Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT1; BT2).
*LGGDMT: Liên hệ về sự cần thiết và ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người qua BT1 nói về Đất, Nước, Không Khí và Ánh Sáng.
*GDKNS: 
+Thể hiện sự tự tin (nêu được lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục)
+Lắng nghe tích cực (lắng nghe, tơn trọng người cùng tranh luận)
+Hợp tác (hợp tác luyện tập thuyết trình, tranh luận).
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập một.
-Bảng phụ kẻ bảng hướng dẫn HS thực hiện BT1/ trang 93. 
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: HS làm lại BT3/ trang 91.
B. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài 1/ 93:
*LGGDMT: Liên hệ về sự cần thiết và ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người qua bài tập 1 nói về Đất, Nước, Không Khí và Ánh Sáng.
*Bài 2/ 94:
*Bài 1: HS cần nắm vững yêu cầu của bài.
-Trước khi mở rộng lí lẽ và dẫn chứng, cần tóm tắt ý kiến, lí lẽ và dẫn chững của mỗi nhân vật . HS thảo luận nhóm và trình bày. GV ghi tóm tắt lên bảng:
Nhân vật
Ý kiến
Lí lẽ, dẫn chứng
Đất
Cây cần đất nhất.
Đất có chất màu nuôi cây.
Nước
Cây cần nước nhất.
Nước vận chuyển chất màu. 
Không khí
Cây cần KK nhất.
Cây không thể sống thiếu KK.
Ánh sáng
Cây cần AS nhất.
Thiếu AS, cây xanh sẽ không còn màu xanh. 
-GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm: Mỗi HS đóng vai một nhân vật, dựa vào ý kiến của nhân vật, mở rộng, phát triển lí lẽ và dẫn chứng để bênh vực cho ý kiến ấy.
-GV nhắc HS chú ý:
+Khi tranh luận, mỗi em phải nhập vai nhân vật, xưng “tôi”.
+Để bảo vệ ý kiến của mình, các nhân vật có thể nêu tầm quan trọng của mình và phản bác ý kiến của nhân vật khác.
+Cuối cùng, nên đi đến thống nhất: Cây xanh cần cả đất, nước, không khí và ánh sáng để bảo tồn sự sống.
-GV mời các nhóm cử đại diện tranh luận trước lớp.
-GV có thể ghi tóm tắt những ý kiến hay vào bảng tổng hợp.
*Bài 2: HS cần nắm vững yêu cầu của bài.
-GV nhắc HS:
+Không cần nhập vai trăng-đèn mà cần tr/bày ý kiến của mình.
+Cần thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết cả trăng và đèn.
+Đèn trong bài ca dao là đèn dầu, không phải đèn điện.
-HS làm việc độc lập, tìm hiểu ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng của trăng và đèn trong bài ca dao.
-Một số HS phát biểu ý kiến của mình.
3) Nhận xét, dặn dò:
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập.
-Bài tập cần làm: bài 1; 2; 3; 4/ trang 48.
II/ Các hoạt động dạy học: 
1) Hướng dẫn HS làm bài tập rồi chữa bài:
*Bài 1/ tr.48:
*Bài 2/ tr.48:
*Bài 3/ tr.48:
*Bài 4 tr.48:
*Bài 5 tr.48:
*Bài 1: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là mét:
 a) 3m 6dm = 3,6m ; b) 4dm = 0,4m ;
 c) 34m 5cm = 34,05m ; b) 345cm = 3,45m.
* Bài 2: Viết các số đo thích hợp vào chỗ trống:
Đơn vị đo là tấn
Đơn vị đo là ki-lô-gam
3,2 tấn
3200kg
0,502 tấn
502kg
2,5 tấn
2,500kg
0,021 tấn
21kg
* Bài 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
 a) 42dm 4cm = 42,4dm ;
 b) 56cm 9mm = 56,9mm ; 
 c) 26m 2cm = 26,02m. 
* Bài 4: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
 a) 3kg 5g = 3,005kg ;
 b) 30g = 0,030kg (hoặc = 0,03kg) ; 
 c) 1103g = 1,103kg. 
* Bài 5: Túi cam cân nặng: 1kg 800g
 a) 1kg 800g = 1,800kg (hoặc = 1,8kg)
 b) 1kg 800g = 1800g.
4) Nhận xét dặn dò:
Khoa học:
PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
-Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại.
-Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại.
-Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.
*GDKNS: 
+Kĩ năng phân tích phán đốn các tình huống cĩ nguy cơ bị xâm hại.
+Kĩ năng ứng phĩ, ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống cĩ nguy cơ bị xâm hại.
+Kĩ năng sự giúp đỡ nếu bị xâm hại. 
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Hình trang 38, 39 SGK.
-Một số tình huống để đóng vai.
III/ Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS
B. Dạy bài mới:
Khởi động: Trò chơi “Chanh chua, cua cắp”
*Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
-GV cho cả lớp đứng thành vòng tròn, tay trái giơ lên gần ngang vai, bàn tay ngửa, xoè ra; ngón trỏ của tay phải để vào lòng bàn tay trái của người đứng liền bên cạnh, phía tay phải của mình.
-Khi người điều khiển hô: “chanh”, cả lớp hô: “chua”, tay của mọi người vẫn để yên. Khi người điều khiển hô: “cua”, cả lớp hô: “cắp” đồng thời bàn tay trái nắm lại để cắp người khác, còn ngón tay phải của mình rút nhanh ra để khỏi bị “cắp”. Người bị “cắp” là thua cuộc.
*Bước 2: Thực hiện chơi như đã hướng dẫn.
1) Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu: HS nêu được một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
*Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm 
-Quan sát các hình 1, 2, 3/tr.38 trao đổi về ND từng hình.
-Thảo luận các câu hỏi trong SGK: 
+Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại.
+Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại?
*Bước 2: Làm việc theo nhóm.
*Bước 3: Làm việc cả lớp 
-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả.
-GV kết luận:
+Một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại: Đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ; ở trong phòng kín một mình với người lạ; đi nhờ xe người lạ; nhận quà có giá trị đặc biệt hoặc sự chăm sóc đặc biệt của người khác mà không rõ lí do.
+Một số điểm cần lưu ý để ph/ tránh bị xâm hại (trang 39).
2) Hoạt động 2: Đóng vai “Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại”
*Mục tiêu: Giúp HS:
-Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
-Nêu được các qui tắc an toàn cá nhân.
*Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm tập ứng xử
+Nhóm 1: Phải làm gì khi có người lạ tặng quà cho mnìh?
+Nhóm 2: Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà?
+Nhóm 3: Phải làm gì khi có người trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối, khó chịu đối với bản thân,...?
*Bước 2: Làm việc cả lớp 
-Từng nhóm trình bày cách ứng xử.
-Cả lớp thảo luận: Trong trường hợp bị xâm hại, chúng ta cần phải làm gì?
-Kết luận: Trong trường hợp bị xâm hại, tuỳ trường hợp cụ thể các em cần lựa chọn các cách ứng xử phù hợp:
+Tìm cách tránh xa kẻ đó như đứng dậy hoặc lùi ra xa đủ để kẻ đó không với tay được đến với mình.
+Nhìn thẳng vào mặt kẻ đó và nói hoặc hét to: Không! hãy dừng lại, tôi sẽ nói cho mọi người biết.
+Bỏ đi ngay.
+Kể với người tin cậy để nhận được sự giúp đỡ.
3) Hoạt động 3: Vẽ bàn tay tin cậy
*Mục tiêu: HS liệt kê được danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại.
*Bước 1: GV hướng dẫn HS cả lớp làm việc cá nhân
-Mỗi em vẽ bàn tay của mình với các ngón xoè ra.
-Trên mỗi ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy, mình có thể nói với họ mọi điều thầm kín, đồng thời họ sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mình trong lúc khó khăn hoặc cho mình những lời khuyên đúng đắn.
*Bước 2: Làm việc theo cặp
HS trao đổi hình vẽ “bàn tay tin cậy” của mình với bạn.
*Bước 3: Làm việc cả lớp
-1 vài HS nói về “bàn tay tin cậy” của mình với cả lớp.
-GV kết luận như mục Bạn cần biết trang 39 SGK.
4) Nhận xét, dặn dò:

Tài liệu đính kèm:

  • docH 9.doc