Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Tuần 9 năm 2013

Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Tuần 9 năm 2013

I. Mục tiêu:

 - Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân

 - GD Yêu thích học toán

II. Đồ dùng dạy học: HS : SGK GV: Bảng nhóm

III. Các hoạt động dạy hoc:

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Tuần 9 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
	Thứ hai, ngày 14 tháng 10 năm 2013
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân
 - GD Yêu thích học toán
II. Đồ dùng dạy học: HS : SGK GV: Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Bài cũ: 4'
2. Dạy bài mới: 28'
Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1: HS tự làm 
Bài 2: GV nêu bài mẫu
315cm = .. m
Bài 3: HS tự làm và thống nhất kết quả
Bài 4: HS thảo luận cách làm phần a,c
* GV gợi ý cách làm phần b
3. Củng cố dặn dò : 3'
Nhận xét tiết học
- HS viết vài số đo độ dài dưới dạng TP
-HS tự làm bài rồi chữa bài
 a) 35m 23cm = 35m = 35,23m
b) 51dm 3cm = 51dm = 51,3dm
c) 14m 7cm = 14m = 14,07m
- HS thảo luận phân tích: 315cm lớn hơn 300cm , mà 300cm = 3 m
Có thể viết 
315cm = 300cm + 15cm = 3m 15cm
= 3m = 3,15m
- HS tự làm bài
a) 3km 245m = 3km = 3,245km
b) 5km 34m = 5km = 5,034km
c) 307m = km = 0,307km
- HS thảo luận cách làm
a) 12,44m = 12m = 12m 44cm
*HS khá giỏi làm thêm câu b) 7,4dm = 7dm = 7dm 4cm
Bổ sung : 
Đạo đức 	TÌNH BẠN (Tiết 1)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
* Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử ko phù hợp với bạn bè.). Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với bạn bè.
II. Tài liệu và phương tiện
- Bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết
- Đồ dùng hoá trang để đóng vai theo truyện Đôi bạn trong SGK
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. Giới thiệu bài: Nêu tên bài và hát bài lớp chúng mình.
 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện Đôi bạn
- HS hoạt động cả lớp
GV: Khi đã là bạn bè chúng ta cần yêu thương đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cùng nhau vượt qua khó khăn.
3. Hoạt động 2: Trò chơi sắm vai
- Gọi vài HS lên sắm vai theo nội dung câu chuyện
- GV cùng cả lớp nhận xét
4. Hoạt động 3: Làm bài tập 2, SGK
- Gọi 1 số HS trình bày cách ứng sử trong mỗi tình huống và giải thích lí do
- GV nhận xét và kết luận về cách ứng sử trong mỗi tình huống 
Tình huống a: Chúc mừng bạn.
Tình huống (b): An ủi động viên, giúp đỡ bạn.
tình huống (c): Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn.
tình huống (d): Khuyên ngăn bạn không nên sa vào những việc làm không tốt.
Tình huống (đ): Hiểu ý tốt của bạn, không tự ái, nhận khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm.
tình huống (e): Nhờ bạn bè, thầy cô hoặc người lớn khuyên ngăn bạn
5. Hoạt động 4: Củng cố
- GV yêu cầu mỗi HS biểu hiện của tình bạn đẹp
- GV ghi các ý kiến lên bảng.
- GVKL: các biểu hiện đẹp là tôn trọng, chân thành, biết quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết chia sẻ vui buồn cùng nhau...
- HS liên hệ những tình bạn đẹp trong lớp, trường mà em biết.
- HS đọc ghi nhớ.
Dặn dò: về sưu tầm truyện thơ, ca dao, tục ngữ... về chủ đề tình bạn
- Đối xử tốt với bạn bè xung quanh.
- 2 HS đọc câu chuyện trong SGK
- Vài HS lên sắm vai
- Lớp nhận xét
- 3 HS đọc ghi nhớ
- Lớp làm bài tập 2 và trao đổi bài với bạn bên cạnh
- HS nêu các biểu hiện của tình bạn đẹp
- HS trả lời
- 2 HS đọc ghi nhớ
TẬP ĐỌC: CÁI GÌ QUÝ NHẤT ?
I. Mục tiêu:
 - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ và đọc trôi chảy diễn cảm toàn bài với giọng phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật
 - Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận : Người lao động là đáng quý nhất. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3)
 - GD biết yêu lao động.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV - Tranh minh họa SGK HS : SGK
III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 5’
Trước cổng trời
B. Dạy bài mới : 27'
 1. Giới thiệu bài’
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc
- Kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS
- GV đọc diễn cảm toàn bài bài 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Tổ chức cho HS đọc thầm, đọc lướt từng phần trao đổi bạn cùng bàn trả lời lần lượt các câu hỏi SGK
+ Nêu nội dung bài học?
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm và HTL
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm theo cách phân vai
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3 bạn tranh luận
3. Củng cố dặn dò : 3'
Nhận xét tiết học
HS lên đoc thuộc lòng trả lời câu hỏi
- HS khá giỏi đọc toàn bài 
- HS đọc nối tiếp : 2,3 lượt
- HS đọc phần chú giải 
- HS luyện đọc theo cặp
- 1,2 HS đọc toàn bài
- HS đọc thầm , đọc lướt trao đổi bạn cùng bàn lần lượt trình bày ý kiến trả lời các câu hỏi SGK
- HS nêu nội dung bài
- 5 HS đọc theo cách phân vai
- HS luyện đọc theo nhóm 3 bạn 3 vai
- Thi đọc trước lớp
 Bổ sung : ....
	Thứ ba, ngày 15 tháng 10 năm 2013
TOÁN: VIẾT CÁC SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN 
I. Mục tiêu:
 - Biết viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân 
 - GD Yêu thích học toán
II. Đồ dùng dạy học: 
 - HS : SGK - GV: Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Bài cũ : 5'
2. Dạy bài mới: 25'
Hoạt động 1: Ôn lại các đơn vị đo khối lượng
Hoạt động 2: Ví dụ
GV nêu: 5tấn 123kg = . tấn
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: HS tự làm 
Bài 2: Tiến hành tương tự
Bài 3:
3. Củng cố dặn dò : 5'
Nhận xét tiết học
- Vài HS nhắc lại bảng đơn vị đo khối lượng
- Nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề
-HS nêu cách làm 
5tấn 123kg = 5tấn = 5,123tấn
Vậy 5tấn 123kg = 5,123 tấn
5tấn 32kg = 5tấn = 5,032tấn
4tấn 562kg = 4tấn = 4,562tấn
3tấn 14kg = 3tấn = 3,14tấn
12tấn 6kg = 12tấn = 12,006tấn
 500 kg = tấn = 0,5 tấn
- HS tự làm bài rồi chữa bài
- HS đọc đề bài thảo luận các bước rồi làm bài
 9 x 6 = 54 (kg)
 54 x 30 = 1620 (kg)
 1620 kg = 1,620 tấn
Bổ sung : ....
CHÍNH TẢ: Nhớ- viết: TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I. Mục tiêu:
 - Nghe-viết đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài trình bày đúng hình thức các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do
 - Làm được bài BT2 a / b hoặc BT3 a / b
 - GD tính cẩn thận khi viết.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV bút dạ, bảng nhóm HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 5’
B. Dạy bài mới: 25’
 1. Giới thiệu bài
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn nhớ viết
- GV đọc mẫu
- GV nhắc HS quan sát hình thức trình bày chú ý những từ dễ viết sai 
Chấm bài : 5-7 em 
Hoạt động 2: Làm bài tập chính tả
Bài 2b: Lựa chọn
Nhắc h/s cách làm bài
Bài 3b: Tiến hành tương tự
3. Củng cố dặn dò : 5’
Nhận xét tiết học 
- HS thi viết tiếp sức trên bảng lớp các tiếng chứa vần uyên, uyêt
- HS theo dõi quan sát bài chính tả
- HS nhớ và viết bài
- HS tự dò bài
- Từng cặp HS đổi vở sửa lỗi
- Đọc yêu cầu bài tập
- HS sinh làm bài vào vở bài tập tìm từ láy có âm cuối ng
- HS tự làm bài rồi nối tiếp nhau chữa bài.
Bổ sung : ....
LUYỆN VIẾT :	BÀI 8	 
KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
I.Mục tiêu:
- Kể câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Biết trao đổi về trách nhiệm của con người với thiên nhiên, biết nghe bạn kể và nhận xét lời kể của bạn.
* HS khá giỏi kể được câu chuyện ngoài sgk; nêu được trách nhiệm giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp.
- GD HS biết giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV- HS: Một số truyện nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên
III.Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ: 5’
 B. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài 28’
2. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề bài
- GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng
- Nhắc HS cần kể những chuyện ngoài SGK
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện 
- GV đến từng nhóm nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý.
3. Củng cố dặn dò 2’
Nhận xét tiết học
1,2 HS kể lại câu chuyện
 “Cây cỏ nước Nam”
- HS đọc đề bài
- HS đọc gợi ý 1,2,3 SGK
- Một số HS nêu câu chuyện mình sẽ kể
- HS kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- Thi kể chuyện trước lớp và nêu ý nghĩa câu chuyện.
* Riêng HS khá giỏi kể được câu chuyện ngoài sgk; nêu được trách nhiệm giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp.
- Nhận xét cách kể của bạn
- Bình chọn bạn kể chuyện tự nhiên nhất.
Bổ sung : ....
	Thứ tư, ngày 16 tháng 10 năm 2013
TOÁN: VIẾT CÁC SỐ ĐO DIỆN TÍCH DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN 
I. Mục tiêu:
 - Biết viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân. 
 - GD Yêu thích học Toán, cẩn thận khi chuyển đổi.
 II. Đồ dùng dạy học: 
 - HS : SGK - GV: Bảng nhóm
 III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ : 5'
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Ôn lại hệ thống đơn vị đo diện tích
Hoạt động 2: Ví dụ
GV nêu: 3m2 5dm2 = m2
 42dm2 = m2
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: HS tự làm 
Bài 2: Thảo luận phần b
* Bài 3:
3. Củng cố dặn dò : 5'
Nhận xét tiết học
Làm bt tiết trước
- HS nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé
- Nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề
- HS phân tích và nêu cách làm 
3m2 5dm2 = 3m2 = 3,05m2
 42m2 = m2 = 0,42m2
- HS tự làm sau đó nêu kết quả
- HS tự làm phần b
* HS khá giỏi tự làm bài 3 và thống nhất kết quả
5,34km2 = 5km2 = 5km2 34ha
 = 534 ha
16,5m2 = 16m2 = 16m2 50 dm2
 = 1650 dm2
6,5km2 = 6km2 = 6km2 50ha
 = 650 ha
Bổ sung : ....
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu:
 - Tìm được các từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hoá trong mẫu chuyện Bầu trời mùa thu (BT1, BT2)
 -Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương, biết dung từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hoá khi miêu tả.
 - Có ý thức chọn lọc từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi viết một đoạn văn một cảnh đẹp thiên nhiên. Yêu, bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV : Bảng nhóm, bảng phụ viết sẵn các từ ngữ tả bầu trời ở BT1 
 HS : SGK
III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ: 5’
 B. Dạy bài mới: 27’
 1. Giới thiệu bài
2. Dạy học bài mới: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1:
Bài tập 2: Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập
GV chốt lời giải đúng:
Bài tập 3: GV giúp HS hiểu đúng nội dung bài tập
- Nhắc HS chú ý sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm
 GV nhận xé
3. Củng cố dặn dò : 3’
- Nhận xét tiết học
- HS làm lại bài tập 3a tiết LTVC trước
- 1số HS nối tiếp nhau đọc bài “Bầu trời mùa thu”
- Cả lớp đọc thầm theo
- HS làm việc theo nhóm trao đổi và ghi vào bảng nhóm
- Đại diện một số nhóm trình bày
- Lớp nhận xét bổ sung
- HS viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) miêu tả 1 cảnh đẹp ở địa phương em
- HS đọc đoạn văn
- Cả lớp bình chọn đoạn văn hay nhất
Bổ sung : ....
TẬP ĐỌC: ĐẤT CÀ MAU
I. Mục tiêu:
 - Bi ... i SGK
- HS khá giỏi đọc toàn bài 
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn: 2,3 lượt
- HS đọc phần chú giải 
- HS luyện đọc theo cặp
- 1,2 HS đọc toàn bài
- HS đọc thầm, đọc lướt từng đoạn trao đổi suy nghĩ trả lời lần lượt các câu hỏi SGK
- HS nêu nội dung bài
- 3 HS nối tiếp đọc diễn cảm 3 đoạn văn
- HS luyện đọc theo cặp
- Thi đọc trước lớp
- Bình chọn em đọc hay
Bổ sung : ....
	Thứ năm, ngày 17 tháng 10 năm 2013
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 - Biết viết số đo độ dài, diện tích và khối lượng dưới dạng số thập phân 
 - GD yêu thích học Toán, cẩn thận khi chuyển đổi.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - HS : SGK 
 - GV: Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ: 5'
1. Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới: 25’
Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:Viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau
 Bài 2: Viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là ki-lô-gam
Bài 3:Viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông
3. Củng cố dặn dò : 5'
Nhận xét tiết học
Làm bt tiết trước
- HS làm vở, 1 em lên bảng
42m 34cm = 42,34m
6m 2cm = 6,02m
56m 29cm = 56, 29m
4352m = 4,352km
- 1 em lên bảng cả lớp làm vở
500g = 0,5kg
347g = 0,347kg
1,5 tấn = 1500kg
- 1 em lên bảng cả lớp làm vở
7km2 = 7000000 m2 
4 ha = 40000 m2 ; 8,5ha = 85000 m2 
 36dm2 = 0,3m2 ; 30 dm2 = 0,3m2 
300 dm2 = 3 m2 ; 515dm2 = 5,15 m2 
Bổ sung : ....
TOÁN (*): 	LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Củng cố về cách viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
- Giải toán có liên quan đến đổi đơn vị đo 
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1: Viết số đo khối lượng sau dưới dạng kg :
a) 17kg 28dag =kg;	 1206g =kg;
 5 yến = tấn; 46 hg = kg;	 
b) 3kg 84 g = kg; 277hg = kg; 
 43kg = .tạ;	 56,92hg = kg.
Bài 2: Điền dấu >, < hoặc = vào .
 a) 5kg 28g . 5280 g
 b) 4 tấn 21 kg . 420 yến 
Bài 3: (HSG)
Một ô tô chở 80 bao gạo, mỗi bao cân nặng 50 kg. 
a) Hỏi ô tô chở được bao nhiêu tấn gạo?
b) Nếu ô tô đó đã bán bớt đi số gạo đó thì còn lại bao nhiêu tạ gạo ?
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
Đáp án :
a) 17,28kg ; 1,206kg ; 
 0,05 tấn ; 4,6kg
b) 3,084kg ; 27,7kg
 0,43kg ; 5,692kg
Lời giải :
 a) 5kg 28g < 5280 g
 (5028 g)
 b) 4 tấn 21 kg > 402 yến 
 (4021 kg) (4020 kg)
Lời giải :
 Ô tô chở được số tấn gạo là :
 50 x 80 = 4000 (kg) = 4 tấn.
 Số gạo đã bán nặng số kg là :
 4000 : 5 x 2 = 1600 (kg)
 Số gạo còn lại nặng số tạ là :
4000 – 1600 = 2400 (kg) = 24 tạ.
 Đáp số : 24 tạ
- HS lắng nghe và thực hiện.
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
I. Mục tiêu:
 - Nêu được lí lẽ, dẫn chứng và bước đầu biết diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản .
 - Ham thích tranh luận, tranh luận đúng lí lẽ.
GDKNS: KN thể hiện sự tự tin, KN lắng nghe tích cực, KN hợp tác
*Không làm BT 3
II. Đồ dùng dạy học:
 GV : Bút dạ, bảng nhóm, bảng phụ HS : SGK
III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ:5'
 B. Dạy bài mới: 27'
 1. Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1: Yêu cầu HS nêu y/c BT
- GV nhận xét chốt lời giải đúng
Bài tập 2:
- GV phân tích ví dụ, giúp HS hiểu thế nào là mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng
 - GV nhận xét chốt lời giải đúng
- GV nhận xét
3. Củng cố dặn dò : 3'
Nhận xét tiết học
Nhận xét chất lượng bài làm văn tiết trước.
- 1 HS đọc đoạn mở bài gián tiếp
- 1 HS khác đọc đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả con đường
- Thảo luận nhóm 4
- Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào bảng nhóm
a) Vấn đề tranh luận: Cái gì cũng quý nhất trên đời
b) Ý kiến về lí lẽ của mỗi bạn
c) Ý kiến và thái độ tranh luận của thầy giáo
- Nêu yêu cầu bài tập và gợi ý
- HS thảo luận nhóm 3 (đóng vai)
- Từng nhóm lên tranh luận
- Lớp nhận xét bổ sung
- Theo dõi
Bổ sung : ....
TẬP LÀM VĂN (*): ÔN VỀ CHỦ ĐỀ THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu:
- Củng cố, hệ thống hoá vốn từ ngữ thuộc chủ đề Thiên nhiên.
- Học sinh biết vận dụng những từ ngữ đã học để đặt câu viết thành một đoạn văn ngắn nói về chủ đề.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: 
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1 : 
H: Tìm các từ miêu tả không gian
a) Tả chiều rộng: 
b) Tả chiều dài (xa):
c) Tả chiều cao :
d) Tả chiều sâu : 
Bài tập 2 : 
H: Đặt câu với mỗi loại từ chọn tìm được ở bài tập 2.
a) Từ chọn : bát ngát.
b) Từ chọn : dài dằng dặc.
c) Từ chọn : vời vợi
d) Từ chọn : hun hút 
4. Củng cố dặn dò :
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau được tốt hơn.
- HS nêu.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
- HS làm các bài tập.
a) Tả chiều rộng : bao la, bát ngát, thênh thang, mênh mông
b) Tả chiều dài (xa) : xa tít, xa tít tắp, tít mù khơi, dài dằng dặc, lê thê
c) Tả chiều cao : chót vót, vòi vọi, vời vợi
d) Tả chiều sâu : thăm thẳm, hun hút, hoăm hoắm
- Đặt câu : Cánh dồng lúa quê em rộng mênh mông bát ngát.
- Đặt câu : Con đường từ nhà lên nương dài dằng dặc.
- Đặt câu: Bầu trời cao vời vợi.
- Đặt câu : Hang sâu hun hút.
 - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
	Thứ sáu, ngày 18 tháng 10 năm 2013
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 - Biết cách viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân 
 - GD yêu thích học Toán, cẩn thận khi tính toán và chuyển đổi.
*Không làm BT 2
 II. Đồ dùng dạy học: 
 - HS : SGK 
 - GV: Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài : 5'
2. Dạy bài mới: 25'
 Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1: Cho hS nêu yêu cầu bài tập
Bài 3: HS tự làm và thống nhất kết quả
Bài 4: 
3. Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học
2 HS làm BT 12, tiết trước
-HS tự làm bài rồi chữa bài
 a) 3m 6cm = 3,6m
b) 34m 5cm = 34,05m
c) 4dm = 0,4m
d) 345cm = 3,45m
- HS tự làm bài rồi chữa bài
a) 42dm 4cm = 3,245km
b) 5km 34m = 5km = 42,4dm
c) 56cm 9mm = 56,9cm
- HS làm bài rồi chữa bài
3kg 5g = 3,005 kg
30 g = 0,03 kg
1103 g = 1,103 kg
a) Túi cam cân nặng: 1kg 800g = 1,8 kg
b) 1kg 800g = 1800 g
Bổ sung : ....
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
I. Mục tiêu:
 - Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản.( bt1,2)
 - Ham thích tranh luận đúng lí lẽ.
GDKNS: KN thể hiện sự tự tin, KN lắng nghe tích cực, KN hợp tác
II. Đồ dùng dạy học:
 GV : Bút dạ, bảng nhóm, bảng phụ kẻ bảng hướng dẫn thực hiện BT1 HS : SGK III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ: 5'
B. Dạy bài mới: 27'
 1. Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1: Yêu cầu HS nêu y/c BT
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và trình bày trước lớp. GV ghi tóm tắt lên bảng lớp vấn đề tranh luận của HS
- Bài tập 2:
- GV gợi 1 số câu hỏi 
+ Nếu chỉ có trăng thì điều gì sẽ xảy ra? Đèn đem lại lợi ích gì cho cuộc sống? Nếu chỉ có đèn thì chuyện gì sẽ xảy ra? 
- Chọn 1 số bạn lên thể hiện khả năng thuyết trình tranh luận tốt.
- GV cùng cả lớp nhận xét
3. Củng cố dặn dò : 3'
Nhận xét tiết học
- HS làm lại bài tập 3 tiết trước
- Thảo luận nhóm 4
- Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào bảng nhóm
Lí lẽ dẫn chứng
Đất có chất màu nuôi cây
- Các nhóm cùng nhau tranh luận
- Nêu yêu cầu bài tập 
- HS không cần nhập vai trăng, đèn để tranh luận mà trình bày ý kiến của mình
- HS làm việc độc lập
- 1 số HS trình bày trước lớp
Bổ sung : ....
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ĐẠI TỪ
I. Mục tiêu:
 - Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu để khỏi lặp (ND ghi nhớ).
 - Nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế (BT, BT2) ; bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần (BT3).
 - GD HS yêu thích học văn.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV : Bút dạ, bảng nhóm HS : SGK
III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ: 5’
.B. Dạy bài mới:25’
 1. Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Nhận xét
Bài tập 1:
- Giao việc cho học sinh
-GV nhận xét chốt lời giải đúng
Bài tập 2: Bài này yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV kết luận: Vậy, thế cũng là đại từ
Hoạt dộng 2: Ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1:
Bài 2:
- GV nhận xét chốt lời giải đúng
Bài tập 3: Hướng dẫn HS thực hiện
- GV nhận xét chốt lời giải đúng
3. Củng cố dặn dò : 5’
Nhận xét tiết học
- HS đọc đoạn văn tả 1 cảnh đẹp ở địa phương em
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm việc theo nhóm đôi trả lời:
+ Những từ tớ, cậu dùng để xưng hô
+ Nó dùng để xưng hô đồng thời thay thế cho danh từ chích bông.
- Từ vậy, thế dùng để thay thế cho từ chích và từ quý
- 2,3 HS nêu phần ghi nhớ
+ Những từ in đậm dùng để chỉ Bác Hồ nhằm biểu lộ sự tôn kính Bác
- Lời đối đáp giữa nhân vật tự xưng là “ông” vớí “cò”
- Các đại từ; mày, ông, tôi, nó
Bước 1: Phát hiện danh từ bị lặp
Bước 2: Thay thế đại từ
Bổ sung : ..
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu
 - HS thấy được ưu khuyết điểm trong tuần 9
 - Nắm phương hướng cho tuần 10
 - Giáo dục các em có ý thức phê và tự phê tốt
II. Nội dung sinh hoạt
Đánh giá tình hình các mặt hoạt động trong tuần (16’)
 - Lớp trưởng đánh giá tình hình các mặt hoạt động trong tuần
Cả lớp bổ sung , đánh giá
Giáo viên phát biểu ý kiến
Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc trong tuần : 
	+ Tổ : .
	+ Cá nhân : .
Nêu phương hướng hoạt động cho tuần sau (12’)
	+ Chuẩn bị đầy đủ sách vở, DDHT,..
+ Đi học chuyên cần
+ Học bài, làm bài đầy đủ
+ Thực hiện tốt nội quy của trường, lớp .....
Vui văn nghệ (7’)
Các em có thể biểu diễn các tiết mục văn nghệ em yêu thích nhất.
Bổ sung : ....

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 9- NH 13-14.doc