Kế hoạch dạy học lớp 1 - Tuần 21

Kế hoạch dạy học lớp 1 - Tuần 21

a. mục tiêu:

- thực hiện phép trừ ( không nhớ) trong phạm vi 20, trừ nhẩm trong phạm vi 20. viết được phép tính thích hợp.

b. các hoạt động dạy học:

 

doc 7 trang Người đăng huong21 Lượt xem 984Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học lớp 1 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 2010
Toán
Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Thực hiện phép trừ ( không nhớ) trong phạm vi 20, trừ nhẩm trong phạm vi 20. Viết được phép tính thích hợp.
B. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập:
Bài 1. Đặt tính rồi tính.
* Rèn kĩ năng thực hiện tính cộng, trừ theo cột dọc.
- Nêu yêu cầu?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV chấm bài nhận xét.
Bài 2: Tính 
* Rèn HS kĩ năng thực hiện tính cộng, trừ trong phạm vi 20.
- Đặt tính rồi tính 
- HS làm bài vào vở.
 10 10
- Cho học sinh nêu yêu cầu của bài và giao việc.
- Tính 
- HS làm bài sau đó nêu miệng kết quả tính nhẩm
- Giáo viên nhận xét chữa cho HS.
11 + 2 - 3 = 10 12 + 3 - 5 = 10
14 + 5 - 3 = 16 10 + 7 - 4 = 13 
Bài 3: 
- GVHD: Để điền dấu đúng ta phải làm gì?
- Điền dấu thích hợp vào ô trống (>, > =)
- Trừ nhẩm các phép tính so sánh kết quả rồi điền dấu thích hợp vào
VD: 16 - 6 12
- Các bước thực hiện
Trừ nhẩm: 16 - 6 bằng 10.
So sánh 2 số: 10 bé hơn 12.
Điền dấu: 16 - 6 < 12.
- Học sinh làm bài sau đó 3 HS lên bảng.
+ Chữa bài: Gọi HS NX bài trên bảng.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài 5: Viết phép tính thích hợp.
* Rèn kĩ năng nêu bài toán và viết phép tính thích hợp.
- Bài yêu cầu gì?
- Viết phép tính thích hợp.
- Phân tích bài toán theo cặp.
- Bài cho biết gì?
- HS nêu bài toán.
- HS phân tích bài toán theo cặp.
- Có 13 cái kẹo đã ăn 2 cái kẹo
- Bài hỏi gì?
- Còn bao nhiêu cái keo?
- Giáo viên ghi bảng phần tóm tắt.
- Muốn biết còn bao nhiêu cái kẹo ta phải làm tính gì?
- Phép trừ.
- Ai có thể nêu phép tính.
 13 - 2 = 
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng nhóm
- HS làm bài.
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa.
3. Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu HS tính nhẩm nhanh các phép tính giáo viên đưa ra.
- HS thực hiện.
- Giáo viên nhận xét giờ học trao bài về nhà.
- HS nghe ghi nhớ.
Tiếng Việt
Tiết 2, 3: Vần en, et.
.
Thứ tư ngày 13 tháng 1 năm 2010.
Tiếng Việt
Tiết 1: ên, êt, in, it
Toán
Luyện tập chung
A. Mục tiêu:
Giúp HS: 	
- Biết tìm số liền trước, số liền sau.
- Rèn kỹ năng cộng trừ (không nhớ) trong phạm vi 20.
- Rèn luyện kỹ năng tính nhẩm.
B. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập.
Bài 1: Viết số thích hợp theo thứ tự từ bé đến lớn vào ô trống.
 - Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- Viết số thích hợp theo thứ tự từ bé đến lớn vào ô trống.
- HS làm trong sách, 2 HS lên bảng.
- GV nhận xét cho điểm.
- HS dưới lớp nhận xét kết quả.
Bài 2, 3: Viết ( theo mẫu)
* HS nắm được số liền trước, số liền sau. 
- Cho HS nêu yêu cầu.
 Viết ( theo mẫu). 
HD: 
- Muốn tìm số liền sau của một số ta làm như thế nào?
- Muốn tìm một số liền trước ta làm như thế nào?
- Đếm thêm (cộng thêm 1)
- Bớt đi (trừ đi 1)
GV: Các em có thể dùng cách thuận tiện nhất để tìm số liền trước, liền sau như các bạn vừa nói, các em có thể dựa vào tia số của bài tập 1 để trả lời tranh.
VD: Số liền sau của 0 là mấy? (là 1).
Thế còn số liền trước của 8 là mấy?
- HS làm bài rồi nêu miệng kết quả.
- GV nhận xét cho điểm.
- HS khác nhận xét.
Bài 4: Tính
* HS biết thực hiện phép tính.
- Nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài, nêu cách thực hiên.
- GV nhận xét, đánh giá.
-Tính
- HS làm bài vào vở, 2 HS làm bài.
10 + 5 = 15 12 + 4 = 16
15 - 5 = 10 16 - 4 = 12 	
Bài 5. Nối( theo mẫu)
- Bài yêu cầu gì?
- Nối( theo mẫu)
- Cho HS nêu cách làm?
- Ta thực hiện nhẩm phép cộng, trừ được kết quả nối với số tương ứng.
- HS làm và lên bảng chữa.
- GV nhận xét kết quả và chữa bài.
4. Củng cố dặn dò.
- Yêu cầu HS tìm số liền trước.
- Yêu cầu HS nhẩm nhanh phép tính.
- Nhận xét chung giờ học.
Hoạt động tập thể
Múa , hát, đọc truyên.
..
Thứ năm ngày 14 tháng 1 năm 2010
Thủ công
Ôn tập chương II - Kỹ thuật gấp hình
A. Mục tiêu:
- Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp giấy.
- Gấp được ít nhất một hình gấp đơn giản. Các nếp gấp tương đối phẳng.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Mẫu gấp của các bài 13, 14, 15 để HS xem lại.
2. Học sinh: Chuẩn bị giấy thủ công.
C. Các hoạt động chủ yếu:
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Nêu nhận xét sau kiểm tra.
II. Ôn tập:
- GV cho HS xem lại mẫu gấp cái quạt, cá ví, mũ ca nô.
- HS quan sát và nói lên từng mẫu.
- Yêu cầu HS nêu lại cách gấp từng mẫu.
* Gấp quạt.
- Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều.
- Bước 2: Gấp đôi hình để lấy đường đấu giữa, buộc len vào phần giữa, phết hồ gián lên nếp gấp ngoài cùng.
- Bước 3: Gấp đôi dùng tay ép chặt để hai phần đã phết hồ dính sát vào nhau, mở ra được chiếc quạt.
* Gấp ví:
Bước 1: Lấy đường dấu giữa.
Bước 2: Gấp 2 mép ví.
Bước 3: Gấp ví.
* Gấp mũ ca nô:
- Gấp đôi hình vuông theo đường dấu.
- Gấp từ góc giấy bên phải phía trên 
xuống, góc giấy bên phải phía dưới.
- Gấp đôi tờ giấy để lấy đườn dấu giữa, sau đó gấp một phần cạnh bên phải vào.
- Lật ra mặt sau gấp tương tự.
- Lấy một lớp của phần trên gấp lộn vào 
trong.
- Lật ra mặt sau gấp tương tự ta được mũ ca nô.
- Mỗi mẫu gọi 1 HS lên thực hiện thao tác gấp và nêu quy trình.
III. Thực hành:
- Cho HS thực hành lần lượt từng mẫu.
- GV theo dõi giúp đỡ những học sinh lúng túng.
IV: Nhận xét - Dặn dò:
- GV nhận xét thái độ học tập của, sự chuẩn bị và kỹ năng gấp của HS.
- Dặn dò ôn tập thêm ở nhà.
- HS nghe và ghi nhớ.
Tiếng Việt
Luyện tập: oen. oet, uên, uêt
..
Tự nhiên xã hội
Ôn tập Xã hội
A. Mục tiêu:
Giúp HS biết:
	- Kể với bạn bè về gia đình, lớp học và cuộc sống xung quanh.
	- Yêu quý gia đình bạn bè và nơi các em đang sinh sống.
	- Có ý thức giữ cho nhà ở lớp học và nơi các em sống sạch đẹp.
B. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu bài
2 Ôn tập:
- Tổ chức cho học sinh thi hái hoa dân chủ.
- Giáo viên để 1 cây hoa có các câu hỏi và 1 cây hoa treo các phần thưởng.
- Gọi HS lên hái hoa.
- HS xung phong lên hái hoa.
- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi ở trong hoa mà mình hái được.
- HS hái hoa trước được trả lời trứơc.
- HD HS đến hết câu hỏi.
- HS thực hiện theo HD.
- Xen lẫn các tiết mục văn nghệ.
- Nội dung các câu hỏi như sau:
H: Gia đình em có mấy người? Hãy kể về sinh hoạt của gia đình em?
- HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ đan 
xen vào chương trình hái hoa.
- HS trả lời lưu loát được cả lớp vỗ tay sẽ được hái 1 phần thưởng.
- Em đang sống ở đâu? Hãy kể về nơi em đang sống?
H: Hãy kể về những công việc hàng ngày em làm giúp bố mẹ?
H: Em thích nhất giờ học nào? Hãy kể cho các bạn nghe?
H:Trên đường đi học em phải chú ý gì?
H: Hãy kể về những gì bạn thấy trên đường đến trường?
H: Kể về một ngày của bạn?
III- Củng cố - dặn dò:
- Tuyên dương những học sinh được hái phần thưởng.
- Nhắc nhở những em chưa cố gắng.
- HS nghe và ghi nhớ.
Thứ sáu ngày 15 tháng 1 năm 2010
Tin học
GV tin học dạy
Toán
Luyện tập: Bài toán có lời văn
A. Mục tiêu.
- Bước đầu nhận thức về bài toán có lời văn cho HS, bài toán có lời văn thường có:
+ Các số (điều đã biết).
+ Các câu hỏi (điều cần tìm).
- Điền đúng số, đúng câu hỏi của bài toán theo hình vẽ.
B. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu bài.
2. Giới thiệu bài toán có lời văn.
Bài 1: HS viết được số thích hợp vào chỗ chấm.
- Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Viết một số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán.
- GV HD học sinh quan sát tranh và hỏi.
+ Có mấy con ngựa đang ăn cỏ?
- Có 3 con ngựa
+Có thêm mấy con ngựa?
- 2 con ngựa
+ Hỏi có tất cả bao nhiêu con ngựa?
- Có 5 con ngựa
+ Như vậy các em có thể viết số thích hợp vào chỗ trống để có bài toán chưa.
- HS làm bài.
- Một HS lên bảng viết.
- GV đi quan sát và giúp đỡ HS.
- GV nhận xét và sửa sai trên bảng.
Bài 2: HS viết được câu hỏi của bài toán.
- Bài yêu cầu gì?
- Viết tiếp câu hỏi để có bài toán.
HD: 
+ Các em quan sát và đọc bài toán cho cô.
- Bài toán này còn thiếu gì?
- 1- 2 em đọc.
- Thiếu 1 câu hỏi.
- Hãy nêu câu hỏi của bài toán?
- 1 vài em nêu.
- Giáo viên hướng dẫn HS:
+ Các câu hỏi phải có:
- Từ hỏi ở đầu câu.
- Trong câu hỏi của bài toán này nên có từ " tất cả".
- Viết dấu (?) ở cuối câu.
- HS viết câu hỏi vào sách.
- Cho HS đọc lại bài toán.
- 1 vài em đọc lại.
Bài 4: HS viết được câu hỏi của bài toán.
- Bài yêu cầu gì?
- Nhìn tranh vẽ tiếp vào chỗ trống để có bài toán.
HDHS: Quan sát kỹ bài toán, tranh vẽ và đọc thầm bài toán cho gì. Từ đó mà ta viết vào chỗ chấm cho chính xác.
- HS làm bài
+ Chữa bài:
- 1 HS nêu đề toán.
- Gọi HS đọc bài toán và nhận xét.
- 1 HS nhận xét.
- Giáo viên nhận xét và chỉnh sửa.
- Bài toán thường có những gì?
- Bài toán thường có số và các câu hỏi.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét chung giờ học.
- Ôn lại bài vừa học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS ghi nhớ.
Hoạt động tập thể
Múa, hát, đọc truện

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21 Ha.doc