Kế hoạch dạy học lớp 5 - Tuần 15, 16

Kế hoạch dạy học lớp 5 - Tuần 15, 16

I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:

- Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần tôn trọng phụ nữ .

- Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái.

- Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày.

* KNS

- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với phụ nữ

- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới phụ nữ.

- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bà mẹ, chị em gái,cô giáo, các bạn gái và những người phụ nữ khác ngoài xã hội.

II.Chuẩn bị:

- Giáo viên:Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam.

- Học sinh: SGK, Vở.

III. Các hoạt động dạy-học:

 

doc 50 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1094Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học lớp 5 - Tuần 15, 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15
Thứ
Ngày, tháng
Môn học
Tên bài học
Thứ 2
Ngày 28/11/11
Buổi sáng 
Đạo đức
Tôn trọng phụ nữ (tiết 2)
Tập đọc
Buôn Chư lênh đón cô giáo
Toán
Luyện tập
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe đã đọc
Buổi chiều
Ôn Tiếng Việt
Ôn tập 
Khoa học
Thuỷ tinh.
Kĩ thuật
Lợi ích của việc nuôi gà
Thứ 3
Ngày 29/11/11
Buổi sáng 
Tin học
Toán
Luyện tập chung
Chính tả
Nghe viết: Buôn Chư lênh đón cô giáo
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ hạnh phúc
Buổi chiều
Khoa học
Cao su
Ôn Toán
Ôn tập 
Địa lí
Thương mại và du lịch
Thứ 4
Ngày 30/11/11
Buổi sáng
Ngoại ngữ
Mĩ thuật
Toán 
Luyện tập chung
Tập đọc
Về ngôi nhà mới xây
Tập làm văn
Luyện tập tả người (tả hoạt động)
Buổi chiều: Nghỉ
Thứ 5
Ngày 01/12/11
Buổi sáng
Toán
Tỉ số phần trăm
Tin học
Thể dục
Luyện từ và câu
Tổng kết vốn từ
Buổi chiều
Âm nhạc
Ôn Tiếng Việt
Ôn tập 
Lịch sử
Chiến thắng biên giới thu đông 1950
Thứ 6
Ngày 02/12/11
Buổi sáng
Thể dục
Ngoại ngữ
Tập làm văn
Luyện tập tả người (tả ngoại hình)
Toán
Giải toán về tỉ số phần trăm
 GDNGLL
Tiếp bước cha, anh
Buổi chiều: Nghỉ
Thứ 2: Ngày 28 tháng 11 năm 2011
Buổi sáng:
ĐẠO ĐỨC: TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (tiết 2)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: 
Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần tôn trọng phụ nữ . 
Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái. 
Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày. 
* KNS
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với phụ nữ
- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới phụ nữ.
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bà mẹ, chị em gái,cô giáo, các bạn gái và những người phụ nữ khác ngoài xã hội.
II.Chuẩn bị: 
- Giáo viên:Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam.
- Học sinh: SGK, Vở. 
III. Các hoạt động dạy-học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: (4’) 02 HS 
- HS làm lại bài tập 1. 
- HS làm lại bài tập 2. 
- GV nhận xét. 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:1’ GV ghi đề
b. Các hoạt động;. 
*Hoạt động 1: 14’ Xử lí tình huống (bài tập 3, SGK)
* Mục tiêu: Hình thành kĩ năng xử lí tình huống. 
* Cách tiến hành: 
- GV chia 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các tình huống. 
- GV mời đại diện từng nhóm lên trình bày. 
- GV kết luận. 
- HS nhắc lại đề. 
- HS thảo luận 4 phút . 
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến. 
* Hoạt động 2:8’ Làm bài tập 4, SGK. 
* Mục tiêu: HS biết những ngày và tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ ; biết đó là biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ và bình đẳng giới trong xã hội. 
* Cách tiến hành: 
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS. 
- GV mời đại diện từng nhóm lên trình bày. 
- GV kết luận. 
- HS thảo luận 4 phút . 
- Lớp nhận xét, bổ sung 
* Hoạt động 3: 8’ 
 Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam (BT 5). 
* Mục tiêu: HS củng cố bài học. 
* Cách tiến hành: 
- GV tổ chức cho HS hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng dưới hình thức thi giữa các nhóm hoặc đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn. 
3. Củng cố - dặn dò:4’
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK. 
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài học sau. 
- HS hát, múa. . . theo sự chuẩn bị ở nhà. 
- 2 HS
TẬP ĐỌC: BUÔN CHƯ-LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.
- Hiểu nội dung bài: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3; HS khá, giỏi trả lời được tất cả các câu hỏi).
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tranh SGK phóng to. Bảng viết đoạn 1 cần rèn đọc.
- Học sinh: SGK,VởBài soạn.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:4’ Hạt gạo làng ta .
- Giáo viên bốc thăm số hiệu học sinh trả bài.
Giáo viên nhận xét.
2. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài mới: 1’
b. Phát triển các hoạt động: 30’
*Hoạt động 1:7’ Hướng dẫn học sinh đọc đúng văn bản.
Luyện đọc.
Bài này chia làm mấy đoạn: Giáo viên giới thiệu chủ điểm.
Giáo viên ghi bảng những từ khó phát âm: cái chữ – cây nóc.
* Hoạt động 2:10’ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận.
+ Câu 1 : Cô giáo Y Hoa đến buôn làng để làm gì ?
+ Câu 2 : Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào ?
+ Câu 3 : Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ” ?
+ Câu 4 : Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì ?
- Giáo viên chốt ý: Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ thể hiện suy nghĩ rất tiến bộ của người Tây Nguyên
Họ mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.
* Hoạt động 3:10’ Rèn cho học sinh đọc diễn cảm. 
Giáo viên đọc diễn cảm.
- Cho học sinh đọc diễn cảm.
* Hoạt động 4: 3’Củng cố.
Giáo viên cho học sinh thi đua đọc diễn cảm.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
3. Tổng kết - dặn dò:1’ 
Chuẩn bị: “Về ngôi nhà đang xây”.
Nhận xét tiết học 
Học sinh lần lượt đọc bài.
HS tự đặt câu hỏi và yêu cầu các bạn trả lời.
1 học sinh khá giỏi đọc.
Lần lượt học sinh đọc nối tiếp theo đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến khách quý.
+ Đoạn 2: Từ “Y Hoa nhát dao”
+ Đoạn 3: Từ “Già Rok cái chữ nào”
+ Đoạn 4: Còn lại.
Hs nêu những từ phát âm sai của bạn.
Học sinh đọc phần chú giải.
Học sinh đọc đoạn 1 và 2.
Các nhóm thảo luận.
Thư kí ghi vào phiếu ý kiến của bạn.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét.
1 học sinh đọc câu hỏi.
Dự kiến :  để mở trường dạy học .
Dự kiến: Mọi người đến rất đông, ăn mặc quần áo như đi hội – Họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thanh tới cửa bếp giữa sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung – họ dẫn cô giáo bước lên lối đi lông thú – Trưởng buôn người trong buôn.
Học sinh nêu ý 1: Tình cảm của mọi người đối với cô giáo.
Dự kiến: Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo .
Học sinh nêu ý 2: Tình cảm của cô giáo đối với dân làng.
Dự kiến: Người Tây Nguyên rất ham học , ham hiểu biết 
Học sinh nêu ý 3: Thái độ của dân làng.
- Lần lượt từng nhóm thi đọc diễn cảm.
Từng cặp học sinh thi đua đọc diễn cảm.
Học sinh thi đua 2 dãy.
- Lớp nhận xét.
Nêu đại ý.
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Chia một số thập phân cho một số thập phân. 
- Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn.
- Làm được bài tập 1(a,b,c); bài 2(a), bài 3. HS khá, giỏi làm được tất cả các bài tập.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ.
- Học sinh: Vở bài tập, SGK, bảng con.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 4’
Học sinh sửa bài nhà . 
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2.Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài mới: Luyện tập.
b. Phát triển các hoạt động:30’ 
* Hoạt động 1:15’Hướng dẫn học sinh củng cố và thực hành thành thạo phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
	* Bài 1 (a,b,c) Học sinh nhắc lại phương pháp chia.
Giáo viên theo dõi từng bài – sửa chữa cho học sinh.
* Bài 2 (a):
 Học sinh nhắc lại quy tắc tìm thành phần chưa biết.
Giáo viên chốt lại dạng bài tìm thành phần chưa biết của phép tính.
 * Bài 3:
Giáo viên có thể chia nhóm đôi.
Giáo viên yêu cầu học sinh.
Đọc đề.
Tóm tắt đề.
Phân tích đề.
Tìm cách giải.
* Hoạt động 2:15’ Củng cố.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại phương pháp chia một số thập phân cho một số thập phân.
3. Tổng kết - dặn dò:1’ 
Học sinh làm bài 2 , 4 / 72.
Chuẩn bị: “Luyện tập chung”.
Nhận xét tiết học 
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Học sinh nêu lại cách làm.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Học sinh nêu lại cách làm.
Học sinh đọc đề 3 – Phân tích đề – Tóm tắt 
 5,2 lít : 3,952 kg
 ? lít : 5,32 kg
Học sinh làm bài – Học sinh lên bảng làm bài.
Học sinh sửa bài.
Cả lớp nhận xét.
- Tìm x biết :
	(x + 3,86) × 6 = 24,36.
KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE HOẶC ĐÃ ĐỌC 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý của SGK; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- HS khá, giỏi kể được một câu chuyện ngoài SGK. 
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Bộ tranh phóng to trong SGK.
- Học sinh: sưu tầm chuyện về những người đã góp sức của mình chống lại đói nghèo, lạc hậu.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: (4 – 5’)
- 2 học sinh lần lượt kể lại các đoạn trong câu chuyện “Pa-xtơ và em bé”.
- Giáo viên nhận xét – cho điểm 
 2. Dạy bài mới: 
 a. Giới thiệu bài : Kể chuyện đã nghe, đã đọc. 
 b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: (3-5’) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề.
- Yêu cầu HS đọc và phân tích đề 1.
- GV gạch dưới những từ cần chú ý.
- Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện định kể.
* Hoạt động 2: (25 – 27’) Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Yêu cầu HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
-Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- GV nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò: (2 – 3’)
- chuẩn bị:“Kể chuyện được chứng kiến, tham gia”.
- Nhận xét tiết học.
2 HS kể.
 Cả lớptheo dõi, nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm. 
- HS phân tích đề bài, xác định yêu cầu của đề.
- HS lần lượt nêu câu chuyện đã chọn.
- 2 HS ngồi cạnh nhau tập kể cho nhau nghe về câu chuyện mình đã chọn.
- Các nhóm xung phong hoặc cử người lên kể chuyện và nói ý nghĩa câu chuyện của mình.
- lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, câu chuyện hay nhất.
Buổi chiều
TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP 
I. Mục đích, yêu cầu:
- học sinh biết làm biên bản cuộc họp.
- Biết đọc diễn cảm, lưu loát toàn bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo và nắm nội dung bài. 
II. Chuẩn bị:
- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 4’
Giáo viên kiểm tra vở của học sinh.
2. Bài mới : 30’
- Giới thiệu bài : On tập
* Hoạt động 1: Tập làm văn.
- Yêu cầu học sinh làm biên bản cuộc họp vào vở bài tập
- Giáo viên kiểm tra biên bản của học sinh
- Yêu cầu học sinh viết biên bản đại hội liên đội 
- Giáo viên nhận xét.
* Hoạt động 2: Tập đọc
- Giáo viên cho học sinh luyện đọc theo nhóm
- Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm.
- Giáo viên nhận xét chung.
3. Tổng  ... ài “Tổng kết vốn từ (tt)”.
b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: (8 – 10’) Hướng dẫn HS tự kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho.
	 Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Câu a: Đỏ – điều – son; trắng – bạch; xanh – biếc – lục; hồng – đào.
Câu b: bảng đen, mắt huyền, ngựa ô, mèo mun, chó mực, quần thâm.
* Hoạt động 2: (8 – 10’)Hướng dẫn HS tự kiểm tra khả năng dùng từ của mình.
 Bài 2: Gọi HS đọc bài văn.
- Giúp HS nhắc lại những nhận định quan trọng của Phạm Hổ:
 + Trong miêu tả người ta hay so sánh.
- Yêu cầu HS tìm hình ảnh so sánh.
 + So sánh thường kèm theo nhân hoá. Người ta có thể so sánh, nhân hoá để tả bên ngoài, để tả tâm trạng.
- Yêu cầu HS tìm hình ảnh so sánh, nhân hoá trong đoạn 2.
 + Trong quan sát để miêu tả, người ta tìm ra cái mới, cái riêng. Từ đó mới có cái mới cái riêng trong tình cảm, tư tưởng. 
- Yêu cầu HS nhắc lại VD về một câu văn có cái mới, cái riêng.
 Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự đặt câu và đọc câu đã đặt.
- GV lưu ý HS : chỉ cần đặt được 1 câu.
+ Miêu tả sông, suối , kênh
+ Miêu tả đôi mắt em bé.
+ Miêu tả dáng đi của người.
- GV nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố – dặn dò (1 – 2’)
- Dặn HS làm bài vào vở bài 1, 2, 3.
- Chuẩn bị: “Ôn tập về từ và cấu tạo từ”.
- Nhận xét tiết học. 
2 HS sửa bài.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm.
Các nhóm làm bài vào bảng nhóm rồi trình bày kết quả làm bài lên bảng. Các nhóm khác nhận xét.
- 1 HS đọc bài văn “Chữ nghĩa trong văn miêu tả “. Cả lớp đọc thầm.
- HS tìm hình ảnh so sánh trong đoạn 1.
- HS tìm hình ảnh nhân hoá trong đoạn 2.
- HS nhắc lại VD về một câu văn có cái mới, cái riêng.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm.
- HS đặt câu theo yêu cầu của bài và đọc.
+ Dòng sông Hồng như một dải lụa đào duyên dáng .
+ Đôi mắt em tròn xoe và sáng long lanh như hai hòn bi ve.
+ Chú bé vừa đi vừa nhảy như một con chim sáo .
Buổi chiều:
TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Kể được câu chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình
- kiểm tra được vốn từ của mìnhtheo các nhóm đồng nghĩa đã cho. 
II. Chuẩn bị:
- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 4’
Giáo viên kiểm tra vở của học sinh.
2. Bài mới : 30’
- Giới thiệu bài : On tập
* Hoạt động 1: Kể chuyện
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của đề
- Gọi học sinh kể chuyện theo đề bài
* Hoạt động 2: Luyện từ và câu
- Yêu cầu học sinh làm các bài tập trong vở
- Giáo viên nêu:Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống
- Giáo viên chữa bài
3. Tổng kết - dặn dò: 1’
Nhận xét tiết học .
- Học sinh đọc
- Học sinh nối tiếp nhau kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình
- Học sinh làm bài
+ các nhóm đồng nghĩa
+ chữ nghĩa trong văn miêu tả: so sánh, nhân hoá
- Học sinh điền
a) tờ giấy cũ vàng khè
b) lúa chín vàng xuộm
c) nong kén tằm vàng rộm
d) nắng sớm vàng hoe
LỊCH SỬ: HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI 
I. Mục tiêu:
- Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh:
 + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
 + Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận.
 + Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến.
 + Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5/ 1952 để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước. 
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Bản đồ hành chính Việt Nam. 
- Học sinh: Ảnh các anh hùng tại Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc (tháng 5/1952).
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra Bài cũ: (4 – 5’) Chiến thắng biên giới Thu Đông 1950.
- Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích gì?
- Ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950? 
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới.
 b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: (22 – 25’) Hậu phương ta vào những năm sau chiến dịch biên giới.
- GV nêu tóm lược tình hình địch sau thất bại ở biên giới:
 quân Pháp đề ra kế hoạch nhằm xoay chuyển tình thế bằng cách tăng cường đánh phá hậu phương của ta, đẩy mạnh tiến công quân sự. Điều này cho thấy việc xây dựng hậu phương vững mạnh cũng là đẩy mạnh kháng chiến.
- Chia lớp thành 3 nhóm lớn, phát phiếu giao việc, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn, nội dung sau (2 nhóm nhỏ thảo luận 1 nội dung):
Nhóm 1: Tìm hiểu về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.
Nhóm 2: Tìm hiểu về Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.
Nhóm 3: Tinh thần thi đua kháng chiến của đồng bào ta được thể hiện qua các mặt : kinh tế, văn hóa, giáo dục.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
* Hoạt động 2: (7 – 8’)
- GV kết luận về vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (làm tăng thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến).
- Yêu cầu HS kể về một trong bảy anh hùng được tuyên dương trong Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc (5 - 1952) mà em biết và nêu cảm nghĩ về người anh hùng đó.
3. Củng cố - dặn dò (1 – 2’)
- Dặn HS chuẩn bị bài: “Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954)”.
- Nhận xét tiết học. 
2 HS trả lời.
lớp theo dõi, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Học sinh thảo luận theo nhóm
Nhóm 1:Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra vào thời gian nào ?Đại hội đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam ? điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ ấy là gì?
Nhóm 2:Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc diễn ra trong bối cảnh nào ?
Nhóm 3: Kinh tế (thi đua sản xuất lương thực, thực phẩm phục vụ kháng chiến).
Văn hoá, giáo dục (thi đua học tập, nghiên cứu khoa học để phục vụ kháng chiến).
- Đại diện 3 nhóm nhỏ trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe .
- HS sung phong kể.
- HS nêu cảm nghĩ.
****************
Thứ 6: Ngày 09 tháng 12 năm 2011
Buổi sáng:
TẬP LÀM VĂN: LẬP BIÊN BẢN MỘT VỤ VIỆC 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhận ra sự giống và khác nhau giữa biên bản về một vụ việc với biên bản một cuộc họp.
- Biết làm biên bản vụ việc Cụ Ún trốn viện (BT2).
* KNS
- Ra quyết định/ giải quyết vấn đề 
- Hợp tác làm việc theo nhóm, hoàn thành biên bản vụ việc
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Chuẩn bị giấy khổ to tập viết biên bản trên giấy.
- Học sinh: SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: (3 – 4’)
- Gọi HS đọc lại bài văn tả người đã viết lại.
- Giáo viên nhận xét.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: Lập biên bản một vụ việc 
b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: (10 – 12’)Hướng dẫn học sinh biết làm biên bản một vụ việc, phản ánh đầy đủ sự việc và trình bày theo đúng thể thức quy định của một biên bản.
 Bài 1:- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi của bài.
- Yêu cầu HS phát biểu.
- Giáo viên chốt lại sự giống và khác nhau về nội dung và cách trình bày giữa 2 biên bản: cuộc họp và vụ việc.
+ Giống : Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng 
Phần mở đầu : có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản Phần kết : ghi tên, chữ kí của người có trách nhiệm
+ Khác : - Cuộc họp : có báo cáo, phát biểu 
 - Vụ việc : có lời khai của những người có mặt .
* Hoạt động 2: (20 – 22’) Hướng dẫn HS thực hành viết biên bản một vụ việc.
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS dựa vào Biên bản về việc Mèo Vằn ăn hối lộ của nhà Chuột và phần gợi ý trong SGK để làm bài. 
- Gọi HS làm bài trên bảng phụ trình bày bài trên bảng, GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- GV nhận xét, cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
 3. Củng cố - dặn dò: (2 – 3’)
- Dặn những HS chưa làm bài xong, về nhà hoàn chỉnh vào vở biên bản trên.
- Chuẩn bị: “Ôn tập về viết đơn”.
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS đọc bài.
Cả lớp nhận xét.
- 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi.
- HS nối tiếp nhau phát biểu, bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
- HS làm bài vào vở. 1 HS làm bài voà bảng phụ.
- 1 HS báo cáo biên bản của mình, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- 3 HS đọc bài làm của mình. Lớp theo dõi nhận xét.
TOÁN: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
- Biết làm 3 dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm: 
+ Tính tỉ số phần trăm của 2 số. 
+ Tìm giá trị một số phần trăm của 1 số. 
+ Tìm 1 số khi biết giá trị 1 số phần trăm của số đó.
- Làm BT1 (b), BT2 (b), BT3 (a). 
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Phấn màu, SGK.
- Học sinh: Bài chuẩn bị ở nhà, SGK.
II. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: (4 – 5’)
Yêu cầu HS tìm số, biết: 15,4% của số đó là 385
 3,8% của số đó là 893
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2. Dạy bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: Luyện tập.
b . Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: (6 – 8’) Tính tỉ số phần trăm của 2 số
Bài 1(b): Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài rồi sửa.
- Lưu ý : 37 : 42 = 0,8809 = 88,09 %
- GV chốt lời giải đúng.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
* Hoạt động 2: (8 – 10’) Tính một số phần trăm của một số.
	Bài 2 (b):
 a) Yêu cầu HS làm bài rồi chữa.
- GV chốt dạng tính một số phần trăm của một số.
 b) yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chốt lời giải đúng.
* Hoạt động 3: (10 – 12’) Tính một số biết một số phần trăm của nó.
 Bài 3 (a):
 a) Yêu cầu HS làm bài rồi chữa.
- GV chốt dạng tính một số biết một số phần trăm của nó.
 b) Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chốt cách giải đúng.
3. Củng cố - dặn dò: (1 – 2’)
- Dặn HS chuẩn bị bài: “ Luyện tập chung”.
- Nhận xét tiết học. 
2 HS lên bảng tính.
lớp làm trên bảng con.
1 HS đọc đề, lớp theo dõi.
HS làm bài, 2 HS tính vào bảng phụ, cả lớp theo dõi sửa bài.
- 1 HS nhắc lại.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm trên bảng con. 
- HS làm bài vào vở, nêu kết quả.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm trên bảng con. 
 - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng trình bày lời giải, lớp nhận xét.
GDNGLL: TIẾP BƯỚC CHA ANH
I. Yêu cầu
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần.
II. Các hoạt động:
 1. Yêu cầu lớp trưởng điều khiển nhận xét tình hình tuần qua
 -Về học tập
 -Về nề nếp
2. Tổ chức cho học sinh thi đua đạt nhiều điểm 10
- kể cho học sinh nghe những câu chuyện của các anh bộ đội.
Buổi chiều: Nghỉ
********************

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 5 tuan 15 va 16 chuan.doc