Kế hoạch dạy học lớp 5 - Tuần 16

Kế hoạch dạy học lớp 5 - Tuần 16

I/ Mục tiêu.

1- Yêu cầu cần đạt:

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi.

- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.( Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).

* KNS: Kính trọng và biết ơn người tài giỏi, giáo dục lòng nhân ái

II/ Đồ dùng dạy học.

- Bảng phụ, tranh minh họa sgk,

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1394Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học lớp 5 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Ngày soạn: 9 / 12/ 2011
Ngày dạy: Thứ hai, ngày 12 tháng 12 năm 2011.
Chào cờ
Tập đọc
THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
I/ Mục tiêu. 
1- Yêu cầu cần đạt: 
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi. 
- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.( Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).
* KNS: Kính trọng và biết ơn người tài giỏi, giáo dục lòng nhân ái
II/ Đồ dùng dạy học. 
- Bảng phụ, tranh minh họa sgk,
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Kiểm tra.(1-3p)
- Gọi Hs đọc thuộc lòng bài “ Về ngôi nhà đang xây”, nêu nội dung bài.
2/ Bài mới.(33-34p_)
a) Giới thiệu bài – ghi đề:
b) HD học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc.
- Gọi 1 Hs khá, giỏi đọc bài
- HD chia 3 đoạn
+ Đoạn 1: (... cho thêm gạo củi ). 
+ Đoạn 2: (Tiếp ...càng hối hận).
+ Đoạn 3: (còn lại)
- Gọi Hs đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp hỏi phần chú giải.
- Theo dõi, sửa, ghi lỗi phát âm và tiếng, từ Hs đọc sai lên bảng.
- Gọi Hs đọc tiếng, từ đã đọc sai.
- Gọi1 Hs đọc cả bài.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài.
- Cho học sinh đọc thầm từng đoạn, GV nêu câu hỏi và hướng dẫn trả lời.
+Tìm chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?
+Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?
+Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?
+Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài ntn ?
+ Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng(mục 1), ghi bảng. Gọi Hs đọc.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Gọi Hs đọc bài.
- GV đọc diễn cảm đoạn 3 và HD đọc diễn cảm.
- Cho Hs luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Tổ chức cho Hs thi đọc diễn cảm.
- HD cả lớp nhận xét và bình chọn Hs đọc hay nhất.
- Đánh giá, cho điểm.
d) Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
Qua bài này chúng ta rút ra điều gì?
- Nhắc chuẩn bị giờ sau “Thầy cúng đi bệnh viện”.
- 2 Hs đọc bài.
- 1 Hs đọc toàn bài
- Theo dõi, đánh dấu vào sách.
.
- Đọc nối tiếp theo đoạn( mỗi em đọc một đoạn ) kết hợp tìm hiểu chú giải.
- Hs đọc tiếng, từ đã đọc sai.
- Một em đọc cả bài.
- Chú ý theo dõi.
* Đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. 
- Hải Thượng Lãn Ông tự đến thăm người bệnh, không lấy tiền...
- Ông tự buộc tội về cái chết của người bệnh mà không phải do ông gây ra...
- Ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng đã khéo chối từ.
 - Lãn Ông là người không màng danh lợi, chăm chỉ làm việc nghĩa...
- Hs nêu.
- 2-3 Hs đọc.
* 3 Hs nối tiếp đọc bài.
- Lớp theo dõi.
- Luyện đọc theo cặp.
- 2-3 em thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
*Chúng ta cần có lòng nhân hậu giúp đỡ mọi người, không cần người khác phải trả ơn đó mới là người tốt.
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1- Yêu cầu cần đạt: - HS biết tính tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán. 
- Làm được các bài tập 1, 2; 
2- Yêu cầu phát triển: HS khá, giỏi làm được tất cả các bài tập.
II. Đồ dùng: Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy - học 
1, Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS tìm tỉ số phần trăm của 25 và 75.
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
 - GV hướng dẫn HS mẫu.
 ( 6% + 15 % = 21 % ).
- GV nhận xét sửa sai.
Bài 2:
- GV HD HS làm bài.
 - GV nhận xét sửa sai.
Bài 3: Hướng dẫn HS khá, giỏi làm thêm.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- HS làm bảng con, bảng lớp.
- 3 HS tiếp nối nhau nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- HS theo dõi.
- 4 Hs làm bảng lớp.
- Hs dưới lớp làm vào vở.
a, 27,5% + 38% = 65,5%
b, 30% - 16% =14%. 
c, 14,2% 4 = 56,8%
d, 216% : 8 = 27%. 
- 1 HS đọc bài toán.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS dưới lớp làm vào vở.
 Bài giải
a, Đến hết tháng 9, thôn Hoà An đã thực hiện được số phần trăm kế hoạch là:
 18 : 20 = 0,9 
 0,9 = 90%.
b, Đến hết năm, thôn Hoà An đã thực hiện được số phần trăm kế hoạch là:
 23,5 : 20 = 1,175 
 1,175 = 117,5%.
* Thôn Hoà An đã vượt mức kế hoạch là:
 117,5% - 100% = 17,5%.
 Đáp số : a, 90%. 
 b, 117,5% 
 Vượt mức:17,5%.
 Bài giải.
a, Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là:
 52500 : 42000 =1,25 
 1,25 = 125%
b, Số phần trăm tiền lãi là:
 125% - 100% = 25%.
Cách 2:
 Người đó thu được lãi số tiền là:
 52 500 - 42 000 = 10 500 (đồng)
 Tiền lãi chiếm số phần trăm là:
 10 500 : 42 000 = 0,25
 0,25 = 25%
 Đáp số : a, 125% ; b, 25% 
Khoa học
CHẤT DẺO
I/ Mục tiêu. 
1- Yêu cầu cần đạt: 
 - HS có khả năng : Nêu tính chất , công dụng và cách bảo quản đồ dùng bằng chất dẻo.
* KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. Kĩ năng lựa chọn, bình luận về việc sử dụng vật liệu
* GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: chất dẻo cần được sử dụng và tái chế một cách hợp lí để phòng tránh làm ô nhiễm môi trường
II. Đồ dùng dậy học.
 - Hình trong sgk trang sgk.
- Một vài đồ dùng bằng nhựa ...
III. Các hoạt động dạy học
A. Giới thiệu bài (10’)
1. ổn định tổ chức (2)
2. Kiểm tra bài cũ(3)
- Cao su có tính chất gì? Hãy nêu công dụng của cao su?
3. Giới thiệu bài . GV nêu yêu cầu của tiết học.
B. Phát triển bài (25’)
* Hoạt động 1. Quan sát.
+ Mục tiêu : Giúp HS nói được về hình dạng , độ cứng của một số sản phẩm được làm từ chất dẻo.
* Cách tiến hành:
B1: - GV cho hs quan sát một số đồ dùng bằng nhựa.., và quan sát tranh trong sách .
B2. Đại diện từng nhóm trình bày kết quả quan sát.
* GV kết luận 
+ Hình 1: Các ống nhựa cứng, chịu được sức nén; các máng luồn dây điện không được cứng lắm, không thấm nước.
+ Hình 2: Các loại ống nhựa có máu trắng hoặc đen, mềm, đàn hồi có thể cuộn lại được, không thấm nước.
+ Hình 3:áo mưa mỏng ,mềm ,không thấm nước.
+ Hình 4 . Chậu , xô nhựa đều không thấm nước.
* Hoạt động 2. Xử lí thông tin và liên hệ thực tế.
+ Mục tiêu:
HS nêu được tính chất.
+ Tiến hành.
- GV yêu cầu HS được thông tin và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV gọi từng HS trả lời câu hỏi .
- GV kết luận :
+ Chất dẻo không có sẵn trong tự nhiên, nó được làm ra từ than đá và dầu mỏ .
+ Chất dẻo có tính chất cách điện , cách nhiệt ,nhẹ ,bền, khó vỡ , Các đồ dùng bằng chất dẻo như: bát ,đĩa, xô, chậu ,bàn nghế,...dùng xong cần được rửa sạch, hoặc lau chùi như những đồ dùng khác cho hợp vệ sinh . Nhìn chung chúng rất bền và không đòi hỏi cách bảo quản đặc biệt.
+ Ngày nay, các sản phẩm bằng chất dẻo có thể thay thế cho các sản phẩm làm bằng gỗ,da,thuỷ tinh,vải và kim loại vì chúng rất rẻ, bền, nhẹ ,sạch,nhiều màu sắc.
- GV gọi HS đọc mục bạn cần biết trong SGK.
* Hoạt động 3: Kết luận (5)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
-Hát 
- 2 HS 
- HS lắng nghe.
- HS quan sát trong sgk. và tìm hiểu về tính chất của đồ dùng làm bằng chất dẻo..
- HS lắng nghe.
- HS nêu được tính chấtcủa chất dẻo.
- HS lắng nghe.
- HS đọc mục bạn cần biết trong SGK.
Đạo đức
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNH QUANH (Tiết 1)
I/ Mục tiêu. 
1- Yêu cầu cần đạt: Học xong bài này, HS biết:
 - Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi. 
 - Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.
 - Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trương.
 - Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong việc BVMT, trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.
* GDBVMT: mức độ tích hợp liên hệ: Biết hợp tác với bạn bè và mọi người trong việc BVMT ở gia đình, của lớp, của trường, 
2- Yêu cầu phát triển: * Hs khá giỏi : + Biết thế nào là hợp tác với những người xung quanh.
 + Không đồng tình với những thái độ hành vi thiếu hợp tác với bạn bè trong công việc chung của lớp, của trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
- Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về sự đoàn kết hợp tác làm việc.
- Thẻ màu (Hđ3)
. Chuẩn bị
- Thẻ màu dùng cho hoạt động dạy học.
III. Các hoạt động dạy - học 
1, Kiểm tra bài cũ 
+ Vì sao cần phải biết tôn trọng phụ nữ?
- GV nhận xét.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Các hoạt động
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu tranh tình huống (trang 25- SGK)
* Mục tiêu: HS biết được một số biểu hiện cụ thể của việc hợp tác với những người xung quanh.
* Cách tiến hành:
- GV y/c HS quan sát 2 tranh ở trang 25 và thảo luận các câu hỏi được nêu ở dưới tranh.
- GV kết luận: Các bạn ở tổ 2 đã biết cùng nhau làm công việc chung: người thì giữ cây, người lấp đất, người rào cây,... Để cây được trồng ngay ngắn, thẳng hàng, cần phải biết phối hợp với nhau. Đó là biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh.
+ Biết hợp tác với những người xung quanh thì công việc sẽ thế nào?
- GV Kết luận : Các bạn ở tổ 2 đã biết cùng nhau làm công việc chung : người thì giữ cây, người lấp đất, người rào cây  Để cây được trồng ngay ngắn, thẳng hàng. Cần phải biết phối hợp với nhau . Đó là một biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh 
- Cho hs đọc ghi nhớ SGK
b. Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK.
* Mục tiêu: - HS nhận biết được một số việc làm thể hiện sự hợp tác.
* Cách tiến hành:
- Y/c HS làm việc cặp đôi, thảo luận trả lời bài tập số 1 SGK.
- Y/c đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của mình.
- Gv kết luận: Để hợp tác tốt với những người xung quanh, các em cần phải biết phân công nhiệm vụ cho nhau; bàn bạc công việc với nhau; hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc chung,...; tránh các hiện tượng việc của ai người nấy biết hoặc để người khác làm còn mình thì chơi.
c, Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 2, SGK)
* Mục tiêu: HS biết phân biệt những ý kiến đúng hoặc sai liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
* Cách tiến hành:
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2.
- Mời một số HS giải thích lí do.
- GV kết luận từng nội dung:
a- Tán thành
b- Không tán thành
c- Không tán thành
d- Tán thành
* Hoạt động tiếp nối
- Hằng ngày thực hiện việc hợp tác với mọi người ở nhà, ở trường, ở khu dân cư,...
Dặn hs học bài, chuẩn bị bài:
Hợp tác với những người xung quanh (tiết 2).
- 3 HS tiếp nối nhau trình bày.
- HS thảo luận theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp; các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Công việc sẽ thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn.
-3,4 HS tiếp nối nhau đọc ghi nhớ.
- HS làm việc cặp đôi, thả ... t buổi sum họp đầm ấm trong gia đình theo gợi ý của SGK. 
II/ Đồ dùng dạy học. Nội dung bài, bảng phụ, sách, vở, báo chí.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Kiểm tra.
- Gọi Hs kể chuyện về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
- Nhận xét, đánh giá.
B/ Bài mới.
a) Giới thiệu bài.
b) HD học sinh kể chuyện.
* HD học sinh hiểu yêu cầu của đề bài.
- Gọi HS đọc đề và HD xác định đề.
- HD học sinh tìm chuyện ngoài sgk.
- Ktra sự chuẩn bị ở nhà cho tiết học này.
* HD kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HD kể chuyện trong nhóm
- Cho học sinh kể theo cặp để trao đổi ý nghĩa chuyện
- Tổ chức thi kể chuyện trước lớp
- Hướng dẫn học sinh nhận xét : nội dung chuyện có hay có mới không ? Cách kể, giọng điệu, cử chỉ ? 
- G viên nhận xét và hdẫn các em bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, kể tự nhiên hấp dẫn nhất, bạn đặt câu hỏi thú vị nhất.
c) Củng cố - dặn dò.- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc Hs chuẩn bị bài giờ sau.
- 1-2 em kể chuyện.
- Nhận xét.
* Đọc đề và tìm hiểu trọng tâm của đề.
- Học sinh phân tích đề và gạch chân dưới những từ quan trọng :Kể một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình .
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc ba gợi ý
- Tìm hiểu và thực hiện theo gợi ý.
- Một số em nối tiếp nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể, nói rõ đó là truyện nói về việc làm tốt nào.
* Học sinh kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa.
- Học sinh xung phong lên kể. Mỗi em kể một chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện đó.
- Học sinh nhận xét 
- Bình chọn bạn có câu chuyện hay, kể hấp dẫn tự nhiên...
Thể dục:
( GV chuyên dạy)
Toán
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (Tiếp)
I.MỤC TIÊU
- Biết cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản có liên quan.
-Hs đại trà làm được các bài tâp1,2, hs khá giỏi làm được hết các bài trong sgk.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ: Tìm 24% của 250 kg 30,5% của 510 m
2. Bài mới: 
a. Ví dụ:
- 52,5%số h/s toàn trường : 420 h/s
- Toàn trường : ? h/s
 HD: Số h/s toàn trường là bao nhiêu %?
* Chốt lại: - 1% số h/s toàn trường
 - 100% - - - - - - - - - - - - 
* Kết luận : theo SGK - 78
b. Bài toán: Chế tạo : 1590 ô tô
 Đạt 120 % kế hoạch
 Kế hoạch dự định : ? ô tô
Nêu y/c và phân tích đề.
HS nêu à Cách giải
Làm bài vào vở nháp 
Nêu cách tìm một số biết một số phần trăm của nó.
Làm bài vào vở nháp – 1HS lên bảng 
3. Thực hành
Bài 1:Số h/s khá 552 h/s: 92% số h/s toàn trường. 
- Trường có ? h/s
*Chốt:Tìm một số biết 92% của nó là 552
Bài 2:( Tiến hành tương tự BT 1)
*Chốt:Tìm một số biết 91,5% của nó là 732
Bài 3: (dành cho HS khá, giỏi)
 Kho có 5 tấn gạo nếp
 Tổng số gạo trong kho : ?
 Nếu gạo nếp chiếm : a, 10%; b, 25%
* Củng cố: Cách nhẩm: 
 à a/ 5 x 10 b/ 5 x 4
4.Củng cố: 
- Nêu cách tìm một số biết một số phần trăm của số đó.
- GV nhấn mạnh cách phân biệt với 2 dạng toán phần trăm trước đó.
Đọc đề bài và phân tích đề
Làm bài vào vở nháp 
1 học sinh lên bảng 
- Tính nhẩm và báo cáo kết quả
- Tìm các cách làm khác nhau và rút ra cách làm nhanh.
Luyện từ và câu
TỔNG KẾT VỐN TỪ
I/ Mục tiêu. 
1- Yêu cầu cần đạt: 
- Biết kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho (BT 1).
- Biết đặt câu theo yêu cầu của BT 2, BT 3.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Bảng phụ viết kết quả BT3.
1, Kiểm tra bài cũ 
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Hướng dẫn Hs làm bài tập
Bài 1:
- Y/c HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng.
- Gv ghi cách tính điểm lên bảng:
+ Bài 1a: mỗi nhóm từ đồng nghĩa đúng cho 1 điểm.
+ Bài 1b: mỗi tiếng điền đúng cho 1 điểm.
- Yêu cầu Hs trao đổi bài chấm chéo. Sau đó nộp lại cho GV.
- GV nhận xét về khả năng sử dụng từ, tìm từ của HS.
- GV kết luận lời giải đúng.
Bài 2:
- Y/c HS đọc đoạn văn.
+ Trong văn miêu tả người ta hay so sánh. Em hãy đọc ví dụ về nhận định này trong đoạn văn?
+ So sánh thường kèm theo nhân hoá. Người ta có thể so sánh, nhân hoá để tả bên ngoài, để tả tâm trạng. Em hãy lấy ví dụ về nhận định này?
+ Trong quan sát để miêu tả, người ta phải tìm ra cái mới, cái riêng. Không có cái mới, cái riêng thì không có văn học. Phải có cái mới, cái riêng bắt đầu từ sự quan sát. Rồi mới đến cái riêng trong tình cảm, trong tư tưởng. Em hãy lấy ví dụ về nhận định này?
Bài 3: 
- Y/c HS Làm bài theo nhóm.
- Nhận xét – bổ sung.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Yêu cầu HS ôn lại: từ đơn, từ phức, từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
- 4 HS nêu lại các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào phiếu.
- 1 HS lên bảng làm bài.
a. đỏ - điều - son
 trắng - bạch
 xanh - biếc - lục
 hồng - đào
b. Bảng màu đen gọi là bảng đen.
 Mắt màu đen gọi là mắt huyền.
 Ngựa màu đen gọi là ngựa ô.
 Mèo màu đen gọi là mèo mun.
 Chó màu đen gọi là chó mực
 Quần màu đen gọi là quần thâm.
- HS chấm bài cho nhau.
3 HS tiếp nối nhau đọc 
+ Trông anh ta như một con gấu.
+ Trái đất đi như một giọt nước mắt giữa không trung.
+ Con lợn béo như một quả sim chín.
+ Con gà trống bước đi như một ông tướng.
+ Dòng sông chảy lặng lờ như đang mải nhớ về một con đò năm xưa
+ Huy - gô thấy bầu trời đầy sao giống như cánh đồng lúa chín, ở đó người gặt đã bỏ quên lại một cái liềm con là vành trăng non.
+ Mai- a- cốp- xki lại thấy những ngôi sao như những giọt nước mắt của những người da đen.
+ Ga- ga- rin thì lại thấy những vì sao là những hạt giống mới mà loài người vừa gieo vào vũ trụ.
- 1 HS đọc đề.
- HS làm bài theo nhóm 4, mỗi nhóm đặt 3 câu. Một nhóm làm vào giấy khổ to lên đính bảng.
+ Dòng sông hồng như một dải lụa đào vắt ngang thành phố.
+ Đôi mắt bé Nga lúc nào cũng long lanh như có nước.
+ Nó lê từng bước chậm chạp như một kẻ mất hồn.
Địa lí:
ÔN TẬP.
I.Mục tiêu: 
1- Yêu cầu cần đạt: - Biết một số đặc điểm về địa lí tự nhiên, dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
- Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta.
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản : đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
II. Đồ dung: Các loại bản đồ: một độ dân số, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải. - Bản đồ (Trống) VN.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Thương mại và du lịch”.
Nêu các hoạt động thương mại của nước ta?
Nước ta có những điều kiện gì để phát triển du lịch?
3. Giới thiệu bài mới: “Ôn tập”.
4. Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Tìm hiểu về các dân tộc và sự phân bố.
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+ Dân tộc nào có số dân đông nhất?
+ Họ sống chủ yếu ở đâu?
+ Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
vHoạt động 2:Các hoạt động kinh tế
 Hãy thảo luận nhóm theo phiếu:	
 Chỉ có khoảng 1/4 dân số nước ta sống ở nông thôn, vì đa số dân cư làm công nghiệp.
	Vì có khí hậu nhiệt đới nên nước ta trồng nhiều cây xứ nóng, lúa gạo là cây được trồng nhiều nhất.
	Nước ta trâu bò dê được nuôi nhiều ở miền núi và trung du, lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng.
	Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
	Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa và hành khách ở nước ta.
	Hàng nhập khẩu chủ yếu ở nước ta là khoáng sản, hàng thủ công nghiệp, nông sản và thủy sản.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Kể một số sản phẩm của ngành công nghiệp và thủ công nghiệp?
4. Tổng kết - dặn dò: 
Dặn dò: Ôn bài.
Nhận xét tiết học. 
+ Hát 
- 2 HS	
Hoạt động lớp, cá nhân.
+ 54 dân tộc.
+ Kinh
+ Đồng bằng.
+ Miền núi và cao nguyên.
- Hoạt động nhóm 4, trình bày
+ Đánh S
+ Đánh S
+ Đánh Đ
+ Đánh Đ
+ Đánh S
+ Đánh S
Hoạt động lớp.
- Hai dãy thi đua
Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2011
Tập làm văn
Luyện tập tả người
I/ Mục tiêu
Rèn kĩ năng viết đoạn văn tả hoạt động của một người.
II/ Chuẩn bị 
	Bảng nhóm
III/ Nội dung và phương pháp
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài
-GV viết đề : Viết một đoạn văn tả hoạt động của một người mà em quý mến.
-Nhắc lại cấu tạo một đoạn văn
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS ( Quan sát và ghi lại kết quả quan sát hoạt động của một người mà em quý mến) 
- Yêu cầu HS tự viết bài
-Chữa bài trên bảng
- Gv nhận xét bổ sung 
- Gọi một số HS khác đọc bài viết của mình
- GV nhân xét , tổng kết chung
3. Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chẩn bị bài tiết sau
- Viết đề bài ra vở
- Một câu mở đoạn + một số câu phát triển đoạn + câu kết đoạn
- HS viết đoạn văn theo yêu cầu của đề.Hai HS viết bài trên bảng lớp.
- 2 HS đọc bài viết của mình
- Lớp nhận xét bài viết của bạn
 + Cách trình bày
 + Cánh diễn đạt, dùng từ đặt câu...
- Một số HS đọc bài viết của mình, HS khác nhận xét.
Mĩ thuật
( GV chuyên dạy)
Mĩ thuật
( GV chuyên dạy)
Sinh hoạt
KIỂM ĐIỂM Ý THỨC ĐẠO ĐỨC, HỌC TẬP ...TRONG TUẦN 16
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh thấy được ưu và nhược điểm của mình trong tuần qua.
	- Từ đó sửa khuyết điểm, phát huy những ưu điểm, nắm được phương hướng tuần sau.
	- Giáo dục học sinh thi đua học tập.
1. Ổn định tổ chức.
2. Lớp trưởng nhận xét.
- Hs ngồi theo tổ
- Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp loại các thành viên trong lớp.
- Tổ viên có ý kiến
- Các tổ thảo luận, tự xếp loai tổ mình,chọn một thành viên tiến bộ tiêu biểu nhất.
* Lớp trưởng nhận xét đánh giá tình hình lớp tuần qua
 -> xếp loại các tổ
3. GV nhận xét chung:
* Ưu điểm:
- Nề nếp học tập :.........................................................................................................................
- Về lao động:
- Về các hoạt động khác:
- Có tiến bộ rõ về học tập trong tuần qua : ..................................................................................
* Nhược điểm:
- Một số em vi phạm nội qui nề nếp:...........................................................................................
* - Chọn một thành viên xuất sắc nhất để nhà trường khen thưởng.
4. Phương hướng tuần17:
- Nhắc nhở HS phát huy các nề nếp tốt; hạn chế , khắc phục nhược điểm.
- Phổ biến công việc chính của tuần 16.
- Tiếp tục phong trào thi đua Học tập theo tấm gương anh bộ đội Cụ Hồ
- Thực hiện tốt công việc của tuần 17

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 5 tuan 16 CKN BVMT KNS.doc