Kế hoạch giảng dạy khối 5 (buổi 1) - Tuần: 3

Kế hoạch giảng dạy khối 5 (buổi 1) - Tuần: 3

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Biết đọc đúng một văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc,cứu cán bộ cách mạng.

* HS khá: biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 21 trang Người đăng huong21 Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy khối 5 (buổi 1) - Tuần: 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY KHỐI 5 ( BUỔI 1) 
TUẦN : 3
( Từ ngày 09 tháng 9 đến ngày 13 tháng 9 năm 2013)
Thứ
Môn học
Tiết PPCT
Tên bài dạy
Hai
09/9/2013
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Lịch sử
3
5
11
3
Lòng dân
Luyện tập
Cuộc phản công kinh thành Huế
Ba
10/9/2013
Chính tả
Toán
Th ể d ục
LT & câu
3
12
5
5
Tuần 3
Luyện tập chung
Bài 5
Mở rộng vốn từ: Nhân dân
Tư
11/9/2013
Tập đọc
Toán
Kể chuyện
Khoa học
6
13
3
5
Lòng dân (tiếp theo)
Luyện tập chung
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham
CÇn lµm g× ®Ó c¶ mÑ vµ em bÐ ®Òu khoÎ
Năm
12/9/2013
Tập làm văn
Toán
Tiếng anh
LT & câu
5
14
6
3
Luyện tập tả cảnh
Luyện tập chung
	Tuần 3
Luyện tập về từ đồng nghĩa
Sáu
13/9/2013
Tập Làm văn
Toán
Khoa học
Sinh hoạt
6
15
6
3
Luyện tập tả cảnh
Ôn tập về giải toán
Tõ lóc míi lín ®Õn tuæi dËy th×
BGH duyệt	 Tổ trưởng
 Đỗ Thị Thanh
Thứ hai ngày 09 tháng 9 năm 20132
Tập đọc
LÒNG DÂN
 (Phần 1)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết đọc đúng một văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch. 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc,cứu cán bộ cách mạng.
* HS khá: biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
-HS đọc thuộc lòng bài thơ Sắc màu em yêu, trả lời câu hỏi 2 - 3 trong SGK.
 2. Dạy bài mới:
2. 1. Giới thiệu bài:
Ở lớp 4, các em đã được làm quen với trích đoạn vở kịch ở vương quốc Tương Lai. Hôm nay, các em sẽ học phần đầu của trích đoạn kịch Lòng dân.
2. 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài 	
 a) Luyện đọc
- Một HS (K,G) đọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí, Thời gian, tình huống diễn ra vở kịch.
- GV đọc diễn cảm trích đoạn kịch.
- HS quan sát Tranh minh hoạ những nhân vật trong màn kịch.
- HS (mỗi tốp 3 em) tiếp nối nhau đọc từng đoạn của màn kịch (đọc 3 lượt bài). Chia màn kịch thành các đoạn như sau để luyện đọc:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến lời dì Năm (Chồng tui, Thằng này là con)
+ Đoạn 2: Từ lời cai (Chồng chị à?) đến lời lính (Ngồi xuống!Rục rịch tao bắn) + Đoạn 3: Phần còn lại
- Khi HS đọc, GV kết hợp:
+ Lượt 1: đọc đúng các từ địa phương: hổng thấy, tui, lẹ,
+ Lượt 2: Ngắt nghỉ đúng câu: Để coi (Quay sang lính)//Trói nó lại cho tao// (chỉ dì Năm). Cứ trói đi. Tao ra lịnh mà// (lính trói dì Năm lại).
+ Lượt 3: Giúp HS hiểu các từ được chú giải trong bài: cai, hổng thấy, quẹo vô, lẹ, ráng giải nghĩa thêm từ : tức thời (trong câu Mới tức thời đây - đồng nghĩa với vừa xong)
- HS luyện đọc theo cặp. GV giúp HS ( TB,Y ) luyện đọc
- Một HS ( K, G ) đọc lại đoạn kịch
 b) Tìm hiểu bài
- GV tổ chức cho HS đọc, trao đổi, thảo luận (nhóm đôi) tìm hiểu nội dung phần đầu màn kịch theo 3 câu hỏi trong SGK. HS phát biểu. GV chốt lại ý kiến đúng.
*Gợi ý trả lời các câu hỏi:
- Chú bị bọn giặc rượt đuổi bắt, chạy vào nhà dì Năm
- Dì vội đưa cho chú một chiếc áo khoác để thay, cho bọn giặc không nhận ra; rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng dì
- Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao?
- HS có thể thích những chi tiết khác nhau. GV tôn trọng ý kiến của mỗi em, đồng thời có thể nêu ý kiến của mình: VD: chi tiết kết thúc phần một của vở kịch là hấp dẫn nhất vì đầy mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm - thắt nút.
- HS (K, G) đọc toàn bài nêu ý chính của bài. GV chốt: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc,cứu cán bộ cách mạng.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
-GV hướng dẫn một tốp HS đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai: 5 HS đọc theo 5 vai (dì Năm, An, chú cán bộ, lính, cai), HS thứ 6 làm người dẫn chuyện sẽ đọc phần mở đầu - nhân vật, Cảnh trí, Thời gian
- GV tổ chức cho từng tốp HS đọc phân vai toàn bộ đoạn kịch. HS thi đọc diễn cảm.
3. Cũng cố _ dặn dò	 
- GV nhận xét tiết học. Khuyến khích các nhóm về nhà phân vai tập dựng lại đoạn kịch trên; đọc trước phần hai của vở kịch Lòng dân.
Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
 Biết cộng, trừ, nhân chia hỗn số và biết so sánh phân số.
*HS khá, giỏi hoàn chỉnh cả BT1, BT2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV và HS: Vở BT, sách SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ : 
- 1HS nêu cách chuyển hỗn số thành phân số.
- 1 HS chuyển hỗn số 8 thành phân số.
2. Hướng dẫn thực hành :
 Bài 1 (2 ý đầu): Chuyển hỗn số thành phân số 
- 1 HS nêu yêu cầu BT . Cả lớp làm bài cá nhân, *HS khá, giỏi làm cả bài.
- 4 HS chữa bài trên bảng kết hợp nêu cách chuyển hỗn số thành phân số.
 Cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng :
 Bài 2 (a, d): So sánh hỗn số
- HS nêu yêu cầu BT. 1 HS khá nêu cách làm. 
- HS làm bài cá nhân, *HS khá, giỏi làm cả bài . 
- 4 HS chữa bài trên bảng. HS dưới lớp đổi chéo vở chữa bài cho nhau. Cả lớp nhận xét, chốt kết quả. 1HS TB nhắc lại cách làm.
 VD (câu c) :
 và 
 ; Mà nên 
 Bài 3 : Chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính
- HS nêu yêu cầu của đề bài . 
- HS trao đổi và làm bài theo cặp.
- 1 số HS lên bảng chữa bài. 1số HS nêu miệng kết quả. Lớp nhận xét GVchốt lại cách làm và kết quả .
 Chẳng hạn (câu d) : 
3. Cũng cố - dặn dò :
 - 1 HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số .
 - Dặn HS làm BT trong VBT. 
Lịch sử
 CUỘC PHẢN CÔNG KINH THÀNH HUẾ
I . MỤC TIÊU: 
-Tường thuật được lược đồ cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức.
- Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa của phong trào cần vương : Pham Bành : Đinh Công Tráng : ( Khởi nghĩa Ba đình ) Nguyễn Thiên Thuật : ( Bải Sậy ) Phan Đình Phùng ( Hương Khê ) 
- Nêu tên Một số đường phố Trường học , Liên đội thiếu niên tiền phong... ở địa phương mang tên những nhân vật nỗi tiếng .
+ Trong nội bộ triều đình Huế có hai phái: chủ hòa và chủ chiến( đại diện là Tôn Thất Thuyết)
+ Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5 – 7- 1885, phái chủ chiến dưới dự chỉ huy của Tôn Thất Thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế.
+ Trước thế mạnh của giặc, nghĩa quân phải rút lui lên vùng núi Quảng Trị.
+ Tại vùng căn cứ vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp.
* Ghi chú: Học sinh khá giỏi: Phân biệt sự khác nhau giữa phái chủ hoà và phái chủ chiến: Phaùi chuû hoøa chuû tröông hoøa vôùi Phaùp ; phaùi chuû chieán chñ trương chống Pháp
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Lược đồ kinh thành Huế năm 1885
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Hình trong SGK; - Phiếu học tập của HS
III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
* Hoạt động 1: ( làm việc cả lớp )
- GV trình bày một số nét chính về triều đình nước ta sau khi triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Pa - tơ - nốt (1884), công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn đất nước ta. tuy triều đình đầu hàng nhưng nhân dân ta không chịu khuất phục. Lúc này các quan lại trí thức nhà Nguyễn đã phân hoá thành 2 phái: phái chủ chiến và phái chủ hoà
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái chủ chiến và phái chủ hoà trong triều đình nhà Nguyễn
+ Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chống thực dân Pháp?
+ Tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế
+ ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế
* Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm)
- GV tổ chức cho HS thảo luận về các nhiệm vụ học tập - Gợi ý trả lời
+ Phái chủ hoà chủ trương với Pháp; phái chủ chiến chủ trương chống Pháp
+ Tôn Thất Thuyết lập căn cứ kháng chiến
+ Tường thuật lại cuộc diễn biến theo các ý: thời gian, hành động của Pháp, tinh thần quyết tâm chống Pháp của phái chủ chiến
+ Điều này thể hiện lòng yêu nước của một bộ phận quan lại trong triều đình Nguyễn, khích lệ nhân dân đấu tranh chông Pháp
* Hoạt động 3: (làm việc cả lớp)
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- GV nhấn mạnh thêm:
+ Tôn Thất Thuyết quyết địng đưa Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị (trong xã hội phong kiến, việc đưa vua và đoµn tuỳ tùng ra khỏi kinh thành là một sự kiện hết sức quan trọng).
+ Tại căn cứ kháng chiến, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi thảo chiếu “Cần Vương”, kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua đánh Pháp
+ Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu; giới thiệu hình ảnh một số nhân vật lịch sử ( kết hợp sử dụng bản đồ )
* Hoạt động 4: ( làm việc cả lớp )
- GV nhấn mạnh những kiến thức cơ bản của bài	
* Học sinh khá giỏi: Phân biệt sự khác nhau giữa phái chủ hoà và phái chủ chiÕn: Phái chủ hòa chủ trương hòa với Pháp ; phái chủ chiến chủ trương chống Pháp
- GV đặt câu hỏi: Em biết gì thêm về phong trào Cần Vương?
Hoặc: Em biết ở đâu có đường phố, trường học,... mang tên lãnh tụ của phong trào Cần Vương?
* Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
 Thứ ba ngày 10 tháng 9 năm 2013
Chính tả
TUẦN 3
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Viết lại đúng chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. Tốc độ viết đạt khoảng 95 chữ /15 phút.Bài viết thanh trong tiếng. không mắc quá 5 lỗi.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
- Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần(BT2), biết cách đặt dấu thanh ở âm chính.
* HS khá, giỏi nêu được cách đánh dấu
- HS: VBT Tiếng Việt 5, tập một ;
- GV: Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 1. kiểm tra bài cũ:
- HS chép vần của các tiếng : mùa, thu, hương, nắng, ấm- vào mô hình cấu tạo vần.
2. Dạy bài mới
 2.1. Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. 2. Hướng dẫn học sinh nhớ -viết 	 
- Hai HS đọc thuộc lòng đoạn thư cần nhớ - viết trong bài "Thư gửi các học sinh" của Bác Hồ. Cả lớp theo dõi trong SGK
- GV nhắc các em chú ý những chữ dễ viết sai (khai trường, tựu trường;hết thảy) những chữ cần viết hoa, cách viết chữ số (80 năm)
- HS gấp SGK, nhớ lại đoạn thư, tự viết bài. Hết Thời gian quy định, GV yêu cầu HS soát lại bài.
- GV chấm chữa bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau và sửa lỗi.
- GV nêu nhận xét chung.
 2.3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. 	
 Bài tập 2: Chép vần từng tiếng vào mô hìnhcấu tạo vần
- Một HS đọc yêu cầu của BT. Cả lớp theo dõi SGK. HS thảo luận nhóm đôi làm bài
- HS tiếp nối nhau lên bảng điền vần và dấu thanh vào mô hình. Cả lớp và GV nhận xét kết quả làm bài của từng nhóm, chọn ra nhóm thắng cuộc.
- HS chữa bài trong VBT.
 Bài tập 3: Dựa vào BT2 nêu quy tắc đánh dấu thanh
- GV giúp HS nắm được yêu cầu của BT
- HS ( K,G ) dựa vào mô hình cấu tạo và phát biểu ý kiến. GV Kết luận ... kết quả quan sát một cơn mưa
- Dựa trên kết quả quan sát, mỗi HS tự lập dàn ý vào VBT. 2 HS ( K, G ) làm trên bảng lớp
- Một số HS (dựa vào dàn ý đã viết) tiếp nối nhau trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, 
- HS;GV nhận xét bổ sung, bài trên bảng lớp để HS cả lớp tham khảo.
- Sau khi nghe các bạn trình bày, đóng góp ý kiến cho dàn ý của bạn, mỗi HS tự sửa lại dàn ý của mình.
3. Cũng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học; yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả cơn mưa, chọn trước một phần trong dàn ý để chuẩn bị chuyển thành một đoạn văn trong tiết học tới.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
 HS biết: 
- Nhân, chia hai phân số. 
- Chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo là hỗn số với một tên đơn vị đo. 
*HS khá, giỏi làm thêm BT4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV và HS: Vở BT, sách SGK .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ : 
2 HS lên bảng làm bài và nêu cách thực hiện 
 2. Bài mới : 
 1. Giới thiệu bài : Gv nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 2. Hướng dẫn luyện tập: 
Bài tập 1 : Tính 
- HS nêu yêu cầu BT và làm bài cá nhân.
- 4 HS chữa bài trên bảng. Cả lớp cùng nhận xét chốt kết quả.
 VD: 
 - 1 HS nhắc lại cách nhân chia phân số.
Bài tập 2 : Tìm x
- HS nêu yêu cầu BT và làm bài cá nhân.
- 4 HS lên chữa bài, đồng thời giải thích cách làm. Cả lớp nhận xét, chốt kết quả.
 VD : x - x : 
 x = x = 
 x = x = 
Bài tập 3 : Viết các số đo độ dài theo mẫu 
- 1HS đọc yêu cầu BT và mẫu 
- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu : 2m 15cm = 2m + m =2m
HS làm bài vào vở theo mẫu.
-1 số HS nêu miệng kết quả, giải thích cách làm.
* Bài tập 4 ( HS khá giỏi ): Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng 
-HS trao đổi để chọn phương án đúng.
-1số HS nêu kết quả, 1HS lên khoanh vào phương án mình đã chọn.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng: Khoanh vào B.
3. Cũng cố - dặn dò
- Về làm bài tập trong Vở BT
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Biết sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp(BT1); hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ(BT2).
- Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết một đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1,2 từ đồng nghĩa(BT3).
*HS khá, giỏi biết dùng nhiều từ đồng nghĩa trong đoạn văn viết BT3.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
VBT Tiếng Việt 5, tập một
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 - 3 HS làm lại BT 3, 4, 4c trong tiết TLVC trước
2.. dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 	
Bài tập 1:Tìm từ trong ngoặc đơn thích hợp điền vào chỗ trống
- GV nêu yêu cầu của Bài tập; HS cả lớp đọc thầm nội dung BT, quan sát tranh minh hoạ trong SGK, làm bài vào VBT- GV giúp HS ( TB, Y ) làm bài
-Gọi HS lên bảng làm bài. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền từ thích hợp vào những ô trống: Lệ đeo ba lô, Thư xách túi đàn, Tuấn vác thùng giấy, Tân và Hưng khiêng lều trại, Phượng kẹp báo.
 Bài tập 2:Chọn ý thích hợp để giải thích nghĩa chung cho các câu tục ngữ 
- HS đọc nội dung BT 2.
- GV giải nghĩa từ cuội (gốc ) trong câu tục ngữ Lá rụng về cội. Lưu ý HS: 3 câu tục ngữ đã cho cùng nhóm nghĩa (có chung ý nghĩa). Nhiệm vụ của em là phải chọn 1 ý (trong 3 ý đã cho) để giải thích đúng ý nghĩa chung của cả 3 câu tục ngữ đó.
- Một HS đọc lại 3 ý đã cho (làm người phải thuỷ chung; gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên; loài vật thường nhớ nơi ở cũ)
- HS thảo luận nhóm đôi phát biểu ý kiến. GV chốt lời giải đúng: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.
- HS đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ
* HS(khá, giỏi) GV yêu cầu các em đặt câu (hoặc nêu hoàn cảnh) sử dụng 1 trong 3 câu tục ngữ trên
 Bài tập 3: Viết đoạn văn
- HS đọc yêu cầu của BT 3, suy nghĩ, chọn 1 khổ thơ trong bài sắc màu em yêu để viết thành một đoạn văn miêu tả (không chọn khổ thơ cuối)
- Bốn, năm HS phát biểu dự định chọn khổ thơ nào.
- GV nhắc HS, có thể viết về mầu sắc của những sự vật có trong bài thơ và cả những sự vật không có trong bài: chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa.
- GV mời 1 HS (khá, giỏi) nói một vài câu làm mẫu.
- HS làm bài vào VBT .
- HS tiếp nối nhau đọc bài viết của mình. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người viết được đoạn văn miêu tả màu sắc hay nhất, sử dụng được nhiều từ đồng nghĩa.
3. Cũng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Dặn những HS viết đoạn văn ở BT3 chưa đạt về nhà viết lại đoạn văn
Khoa học
TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ
I. MỤC TIÊU: 
 - Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
 - Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: 3 bảng phụ để HS chơi trò chơi ; hình trang 14, 15 SGK.
- HS: Sưu tầm ảnh chụp bản thân lúc còn nhỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ : 
HS trả lời câu hỏi : Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai ?
2. Bài mới :
 2.1. Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
 - HS đem ảnh của mình hồi nhỏ lên giới thiệu trước lớp theo yêu cầu:
 Em mấy tuổi và đã biết làm gì ?
 Gợi ý: Đây là ảnh của tôi, lúc tôi mới 2 tuổi, tôi đã biết nói và nhận ra người thân, biết múa, hát 
 2.2.Hoạt động 2: Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng ”
 Bước 1: GV phổ biến cách chơi và luật chơi. 
 Bước 2: Làm việc theo nhóm
 HS làm việc vào bảng phụ theo hướng dẫn của GV.
 Bước 3: Làm việc cả lớp
 - Đại diện các nhóm treo bảng đã ghi kết quả lên bảnglớp. Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng : 1- b , 2- a , 3- c .
 - GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.
 2.3. Hoạt động 3: Thực hành 
 - HS làm việc cá nhân: Đọc các thông tin trang 15 SGK, trả lời câu hỏi SGK và: 
 + Nêu các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
 + Nêu một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
 - 1 số HS trả lời trước lớp, cả lớp nhận xét, rút ra kết luận.
Kết luận: Tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người, vì đây là thời kì cơ thể có nhiều thay đổi nhất.
3. Cũng cố - dặn dò
-1 HS đọc mục “Bạn cần biết” SGK.
- Dặn HS làm các BT tự đánh giá. 
 Thứ sáu ngày 13 tháng 9 năm 2013
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ VĂN CẢNH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Nắm được ý chính của 4 đoạn văn và chọn một đoạn để hoàn chỉnh theo yêu cầu của BT1.
- Dựa vào dàn ý bài văn tả cơn mưa đã lập trong tiết trước, viết một đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lí(BT2).
-* HS khá, giỏi biết hoàn chỉnh các đoạn văn ở BT1 và chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn miêu tả khá sinh động.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- HS: VBT Tiếng Việt 5, tập một; Dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa của từng HS trong lớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 1. kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra, chấm điểm dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa của 2 - 3 HS (đã hoàn chỉnh sau tiết học trước)
2.Dạy bài mới:
 2. 1. Giới thiệu bài:
GV nêu MĐ, YC của tiết học
 2.2. Hướng dẫn học sinh luyện tập	 
Bài tập 1: Viết thêm vào chỗ có dấu()để hoàn chỉnh nội dung đoạn văn
- Một HS đọc nội dung BT 1. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV nhắc HS chú ý yêu cầu của đề bài: Tả quang cảnh sau cơn mưa
- Cả lớp đọc thầm lại 4 đoạn văn xác định nội dung chính của mỗi đoạn. HS phát biểu ý kiến. GV chốt lại nội dung chính của 4 đoạn văn:
Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào - ào ạt tới rồi tạnh ngay
Đoạn 2: ánh trăng và các con vật sau cơn mưa
Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa
Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa
- GV yêu cầu mỗi HS chọn hoàn chỉnh 1 đoạn bằng cách viết thêm vào những chỗ có dấu (). Nhắc các em chú ý viết dựa trên nội dung chính của từng đoạn. VD: đoạn 3 có nội dung chính là tả Cây cối sau cơn mưa thì phần viết thêm chỉ viết về cây cối.
- HS làm bài vào VBT. 
- HS cả lớp chỉ cần chọn hoàn chỉnh một đoạn; HS khá, giỏi hoàn chỉnh cả 4 đoạn.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài làm. Cả lớp và GV nhận xét. GV khen ngợi những HS biết hoàn chỉnh rất hợp lý, tự nhiên các đoạn văn.
 Bài tập 2:Chọn ý viết thành đoạn văn
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV: Dựa trên hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa của bạn HS, các em sẽ tập chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa (đã lập trong tiết TLV trước) thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên, sinh động.
- HS cả lớp viết bài
- Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết. Cả lớp và GV nhận xét, GV chấm điểm một số đoạn viết hay, thể hiện sự quan sát riêng, lời văn chân thực sinh động.
3. Cũng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả cơn mưa . Chuẩn bị TLV Luyện tập tả cảnh trường học, tuần 4.
Toán
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. MỤC TIÊU : 
-Hs làm được bài tập dạng “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó”).
* Cả lớp làm BT1, Hs K- G làm thêm BT2;3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vở BT, sách SGK .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 1.Kiểm tra bài cũ : Gọi HS lên bảng làm BT2,BT3 trong VBT
 2. Dạy bài mới :
 1. Ôn cách giải loại toán: Tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- Yêu cầu HS tự giải cả hai bài toán a, và b. Gọi HS lên bảng trình bày.
- GV nhận xét chốt lại cách làm đúng 
- Cho nhắc lại cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó”
- Lưu ý HS vẽ sơ đồ vào bài giải
 2. Thực hành
Bài 1: Giải toán
- Yêu cầu HS tự giải- GV giúp HS(TB,Y) làm bài
- Gọi hai HS lên bảng trình bày, mỗi em một bài. Cả lớp ,GVnhận xét chốt lại lời giải đúng : a)35 và 45 b) 44 và 99
 Bài 2: Giải toán( GV hướng dẫn HS K-G làm BT2)
-GV chốt lại cách làm đúng .
 Bài giải
 Hiệu số phần bằng nhau là
?
 3 - 1 = 2 (phần)
?
Loại 2
Loại 1
Số nước mắm loại 2 là
 12: 2 = 6 (lít)
 Số nước mắm loại 1 là:
 12+6 = 18 (lít)
Đáp số: 6 lít và 18 lít
 Bài 3: Giải toán ( GV hướng dẫn HS K-G làm BT3)
- HS đọc đề; GV giúp HS nắm vững yêu cầu của đề .GV nhấn mạnh: Muốn tính chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật ta đưa về dạng toán tìm hai số biết tổng và tỉ (ở bài này tổng là nửa chu vi 80m) và tỉ số của hai số đó (là ). Từ đó tính được diện tích hình chữ nhật và diện tích lối đi (bằng diện tích hình chữ nhật).-GV chốt lại lời giải đúng:
Bài giải
Rộng 
Dài
 80m
Nửa chu vi vườn hoa là: 160 : 2 = 80 (m)
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 2 + 3 = 5 (phần)
Chiều rộng vườn hoa là: 80 : 5 x 2 = 32 (m)
Chiều dài vườn hoa là: 80 - 32 = 48 (m)
Diện tích vườn hoa là: 32 x 48 = 1536 (m2)
Diện tích lối đi là: 1536 x = 64 (m2)
Đáp số: a. 32m; 48m b. 64m2
3. Cũng cố - dặn dò
Về làm bài tập trong VBT.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 5tuan3.doc