Kế hoạch giảng dạy khối 5 - Tuần 10

Kế hoạch giảng dạy khối 5 - Tuần 10

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- HS đọc trôi chảy,lưu loát các bài tập đọc đã học; tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK.

+ Hs có kĩ năng lập bảng thống kê, hợp tác, tìm kiếm thông tin để hoàn thành bảng thống kê, thuyết trình có kết quả và tự tin.

*HS(K,G) đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy khối 5 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY KHỐI 5
TUẦN : 10
 ( Từ ngày 28 tháng 10 đến ngày 01 tháng 11 năm 2013)
Thứ ngày
Môn học
PPCT
Tên bài dạy
Hai
28/10/2013
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Lịch sử
 Đạo đức
10
19
46
10
10
Ôn tập và kiểm tra giữa HK1
Luyện tập chung
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập
Tình bạn 
Ba
29/10/2013
Chính tả
Toán
LT & câu
Khoa học
Địa lý 
10
47
19
19
10
Ôn tập và kiểm tra giữa HKI
Kiểm tra giữa HKI
Ôn tập và kiểm tra giữa HKI
Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ Nông nghiệp
Tư
30/10/2013
Tập đọc
Thể Dục
Toán
Kể chuyện
Mỹ thuật
20
19
48
10
10
Ôn tập và kiểm tra giữa HKI
Bài 19
Cộng hai số thập phân
Ôn tập và kiểm tra giữa HKI
Bài 10
Năm
31/10/2013
Tập làm văn
Toán
LT & câu
Khoa học
Kỹ Thuật
19
49
20
10
10
Ôn tập và kiểm tra giữa HKI
Luyện tập
Ôn tập và kiểm tra giữa HKI
Ôn tập: Con người và sức khoẻ
Bày, dọn bữa ăn trong gia đình.
Sáu
01/11/2013
Thể dục
Hát nhạc
Toán
Tập làm văn
Sinh hoạt 
20
10
50
20
20
Bài 20
Bài 10
Luyện tập
Ôn tập và kiểm tra giữa HKI
 Thứ hai ngày 28 tháng 10 năm 2013
 Tiêng việt
ÔN TẬP GIỮA KÌ I
(Tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- HS đọc trôi chảy,lưu loát các bài tập đọc đã học; tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. 
- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK.
+ Hs có kĩ năng lập bảng thống kê, hợp tác, tìm kiếm thông tin để hoàn thành bảng thống kê, thuyết trình có kết quả và tự tin. 
*HS(K,G) đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần học sách Tiếng Việt 5, tập một 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Giới thiệu bài: 
 - GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 10: Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học tập môn Tiếng Việt của HS trong 9 tuần đầu học kì I.
 - GV nêu MĐ, YC của tiết 1.
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng(khoảng 1/4 số HS trong lớp) 
 - GV căn cứ vào số HS trong lớp, phân phối thời gian hợp lí để mỗi HS đều có điểm. Cách kiểm tra như sau:
 - Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1-2 phút)
 - HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
 - GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừađọc, HS trả lời. HS(K,G) nêu một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài vừa đọc.
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
Bài tập 2: Lập bảng thống kê các bài thơ đã học từ tuần 1 đến tuần 9
 - HS làm việc theo nhóm 
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. Mời HS (yếu) nhìn bảng, đọc lại kết quả:
Chủ điểm
Tên bài
Tác giả
Nội dung
Việt Nam– Tổ quốc em
Sắc màu em yêu
Phạm Đình Ân
Em yêu tất cả những sắc màu gắn với cảnh vật, con người trên đất nước Việt Nam.
Cánh chim hoà bình
Bài ca về trái đất
Định Hải
Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn trái đất bình yên, không có chiến tranh
Ê-mi-li, con
Tố Hữu
Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu trước Bộ Quốc Phòng Mĩ để phản đối cuộc chến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam.
Con người với thiên nhiên
Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
Quang Huy
Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp.
Trước cổng trời
Nguyễn Đình ảnh
Vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của một vùng cao.
3. Cũng cố - Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học. Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Toán
Tiết 46: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU :
 Hs biết: - Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
- So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
- Giải toán có liên quan đến “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV và HS: Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên chữa BT3, BT4 trong VBT
2. Dạy bài mới :
2.1. Viết phân số thập phân thành số thập phân
Bài 1 : Chuyển phân số thập phân thành số thập phân, rồi đọc các số thập phân đó
- HS nêu YC của BT . Sau đó,HS tự làm rồi lên chữa.
- GV chốt kết quả đúng :a)= 12,7 ; b) = 0,65 ; c) = 2,005 ; c) = 0,008
- GV gọi HS(K,G) nêu lại cách chuyển phân số thập phân thành số thập phân . VD :
 = 12,7 ( vì = 12,7)
2.2. Viết số đo độ dài, diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau
Bài 2:Trong ccác số đo độ dài dưới đây, những số nào bằng 11,02km 
- GV giúp HS nắm vững YC của đề
- HS thảo luận nhóm đôi để làm bài. Gọi HS nêu kết quả- HS(K,G) giải thích vì sao ?
- Cả lớp, GV chốt lại kết quả đúng : b) 11,020km (vì 11,020km = 11,02km)
 c)11km20m (vì 11km20m = 11km = 11,02km)
Bài 3:Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm 
- HS tự làm rồi lên chữa 
- GVchốt lại kết quả đúng : a) 4m85cm = 4,85m b) 72ha = 0,72km2
2.3. Vận dụng giải toán
Bài 4 : GV cho HS đề bài. HS thảo luận nhóm đôi thống nhất cách giải bài toán : Rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số
- HS tự làm rồi chữa - khuyến khích HS (K,G) giải cả 2 cách
Bài giải
Cách 1  Cách 2
 Giá tiền mua 1 hộp bút là 36 hộp bút so với 12 hộp bút số lần là
 180 000 : 12 = 15 000(đồng) 36 : 12 = 3 (lần)
 Số tiền mua 36 hộp bút là Số tiền mua 36 hộp bút là
 15 000 x 36 = 540 000(đồng) 180 000 x 3 = 540 000 (đồng)
 Đáp số : 540 000đồng Đáp số : 540 000đồng
3. Cũng cố - Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS làm bài tập toán ở nhà 
Lịch sử
BÀI 10: BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU:
- Nêu một số nét về cuộc mít tinh ngày 2-9 1945 tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội).
 Ngày 2- 9-1945 nhân dân Hà Nội tập trung tại Quảng trường Ba Đình, tại buổi lễ Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà. Tiếp đó là lễ ra mắt và tuyên thệ của các thành viên Chính phủ lâm thời. Đến chiều buổi lễ kết thúc.
- Ghi nhớ: đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- HS: Hình trong SGK.
- GV: ảnh tư liệu khác, Phiếu học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
* Hoạt động 1: làm việc cả lớp
- GV dùng ảnh tư liệu để dẫn dắt đến sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Nêu một số nét về cuộc mít tinh ngày 2-9 1945 tại quảng trường Ba Đình(Hà Nội)? 
+ Trình bày những nội dung của Tuyên ngôn độc lập được trích trong SGK.
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 2-9-1945.
* Hoạt động 2: làm việc cá nhân 
- GV tổ chức cho HS nêu một số nét về cuộc mít tinh ngày 2-9 1945 tại quảng trường Ba Đình(Hà Nội). 
 	+ GV cho HS đọc SGK, đoạn: “Ngày 2-9-1945 bản Tuyên ngôn độc lập”
- GV yêu cầu HS tìm hiểu hai nội dung chính đoạn trích Tuyên ngôn độc lập trong SGK.
- HS đọc SGK và ghi kết quả vào Phiếu học tập. HS báo cáo kết quả thảo luận 
- GV kết luận: Bản Tuyên ngôn độc lập đã:
 + Khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
 + Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
* Hoạt động 3: làm việc cả lớp 
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu ý nghĩa của sự kiện 2-9-1945
- HS(K,G) làm rõ sự kiện 2-9-1945 có tác động như thế nào tới lịch sử nước ta?
+ Khẳng định quyền độc lập dân tộc, khai sinh chế độ mới
+ Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà.
- Nêu cảm nghĩ của mình về hình ảnh Bác Hồ trong lễ tuyên bố độc lập.
3. Cũng cố - Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS làm BT lịch sử ở nhà 
Đạo đức
Bài 5: TÌNH BẠN
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU :
- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là khi khó khăn hoạn nạn. 
- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
- Giáo dục HS đối xử tốt với bạn xung quanh.
+ Hs có kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với bạn bè. Biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với bạn bè. 
*HS(K,G) biết ý nghĩa của tình bạn
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV và HS: Sưu tầm các bài hát, thơ, ca dao, tục ngữ nói về tình bạn
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Để có một tình bạn tốt Chúng ta cần làm gì?
2. Dạy bài mới
 Hoạt động 1: Đóng vai (Bài tập 1, SGK)
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận đóng vai các tình huống của bài tập (Lưu ý HS việc sai trái mà bạn làm trong tình huống có thể là: vứt rác không đúng nơi quy định, quay cóp trong giờ kiểm tra, làm việc riêng trong giờ học,)
1. Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai
2. Các nhóm lên đóng vai.
3.Thảo luận cả lớp:
 - Vì sao em lại ứng sử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi em khuyên ngăn bạn không?
 - Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận, có trách bạn không?
 - Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm? Cách ứng xử nào là phù hợp (hoặc chưa phù hợp)? Vì sao?
- GV kết luận: Cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ như thế mới là người bạn tốt.
 Hoạt động 2: Tự liên hệ
GV yêu cầu HS tự liên hệ
HS làm việc cá nhân.
HS trao đổi trong nhóm hoặc với bạn ngồi bên cạnh.
GV yêu cầu một số HS trình bày trước lớp.
GV khen HS và kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp, giữ gìn.
Hoạt động 3: HS hát, kể chuyện, đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề Tình bạn (bài tập 3, SGK)
 - HS tự xung phong theo sự chuẩn bị trước của các em. GV cần chuẩn bị trước một số câu chyện, bài thơ, bài hát, về chủ đề Tình bạn để giới thiệu thêm cho HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS làm bài tập đạo đức ở nhà 
Thứ ba ngày 29 tháng 10 năm 2013
Tiếng việt
ÔN TẬP GIỮA KÌ I
(Tiết 2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- HS đọc trôi chảy,lưu loát các bài tập đọc đã học; tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. 
- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK.
*HS(K,G) đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
- Nghe- viết đúng bài chính tả, tốc độ khoảng 95 chữ trong 1 phút, không mắc quá 5 lỗi.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc lên án những người  ...  ông uống
bê(chén nước) bảo ông
Chén nước nhẹ, không cần bê. Cháu bảo ông là thiếu lễ độ
bưng, mời
ông vò đầu Hoàng
Vò(đầu)
Vò là chà đi xát lại, làm cho rối, nhàu nát hoặc làm cho sạch; không thể hiện đúng hành động của ông vuốt tay nhẹ nhàng trên tóc cháu.
xoa
“Cháu vừa thực hành xong bài tập rồi ông ạ!”
Thực hành 
(xong bài tập )
Thực hành là từ chỉ chung việc áp dụng lí thuyết vào thực tế; không hợp với việc giải quyết một nhiệm vụ cụ thể như bài tập.
làm
Bài tập 2: Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống
- Gv giúp HS nắm vững yêu cầu của đề
- HS cả lớp (chọn 3 trong 5 mục a, b, c, d, e); HS(K,G) thực hiện được toàn bộ BT2.
- HS lên thi làm bài.Thi đọc thuộc các câu tục ngữ sau khi đã điền đúng các từ trái nghĩa.
- HS và GVnhận xét. GV chốt lời giải đúng : no; chết; bại; đậu; đẹp.
- HS Thi đọc thuộc các câu tục ngữ sau khi đã điền đúng các từ trái nghĩa.
Bài tập 4: Đặt câu với những nghĩa đã cho của từ đánh.
- HS làm việc cá nhân.GV giúp HS (TB,Y) làm bài
- GV nhắc HS đặt câu đúng với những nghĩa đã cho của từ đánh.
- HS tiếp nối nhau đọc các câu văn; sau đó viết vào vở 3 câu, mỗi câu mang 1 nghĩa của từ đánh . GV công nhận câu đúng. VD:
a) Làm đau bằng cách dùng tay hoặc dùng roi, gậy,.. đập vào thân người.
b) Dùng tay làm cho phát ra tiếng nhạc hoặc âm thanh
c) Làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp ra bằng cách xát, xoa.
- Bố em không bao giờ đánh con
- Đánh bạn là không tốt.
- Lan đánh đàn rất hay.
- Hùng đánh trống rất cừ.
- Mẹ đánh xoong, nồi sạch bong.
- Em thường đánh ấm chén giúp mẹ.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị giấy bút cho 2 tiết kiểm tra viết giữa kì I.
Toán
Tiết 49: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 Biết: - Cộng các số thập phân.
- Tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
- Giải bài toán có ND hình học
*HS(K,G) làm toàn bộ BT2, BT4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi cách cộng 2 số thập phân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Kiểm tra bài cũ :
Gọi HS lên làm lại BT3 trong SGK
2. Dạy bài mới :
2.1. Ôn cách cộng 2 số thập phân.
- Cho HS nêu các bước cộng 2 số thập phân.
- HS khác nhận xét.Gv treo bảng phụ ghi cách cộng 2 số thập phân gọi HS nhắc lại
2.2. Thực hành.
Bài 1: Tính rồi so sánh giá trị của a + b và b + a 
-HS tự làm bài rồi chữa bài. GV giúp HS yếu làm bài
- Sau khi chữa bài, GV gọi vài HS(K,G) nêu lại tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân, GV ghi dưới dạng tổng quát: a + b = b + a.
Bài 2: Tính rồi thử lại bằng tính chất giao hoán
- HS cả lớp làm bài 2a, 2c ; HS(K,G) làm toàn bộ BT2.
- HS tự làm rồi chữa bài. Khi thử lại, HS phải viết phép cộng với sự đổi chỗ (viết theo cột dọc) của hai số hạng đã biết (như bài a).VD :
9,46 + 3,8 = 12,54 Thử lại : 3,8 + 9,46 = 12,54
Bài 3: Giải toán
- HS tự nêu tóm tắt bài toán.
- HS tự giải và chữa bài.Gv chốt lại kết quả đúng
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là
16,34 + 8,32 = 24,66(m)
Chu vi của hình chữ nhật là:
(16,34 + 24,66) x 2 = 82(m)
Đáp số: 82m
Bài 4: HS(K, G) tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài nên cho HS nêu lại cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
- HS có thể trình bày bài làm như sau:
Bài giải
Số mét vải cửa hàng đã bán trong hai tuần lễ là:
314,78 + 525,22 = 840(m)
Tổng số ngày trong hai tuần là:
7 x 2 = 14(ngày)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là:
840 : 14 = 60(m)
Đáp số: 60 m
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS làm bài tập trong VBT ở nhà 
Tiếng việt
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
Khoa học
Bài 20-21: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I. MỤC TIÊU :
 Ôn tập kiến thức về: 
- Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì 
- Giáo dục HS về vệ sinh, sức khoẻ tuổi dậy thì. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- các sơ đồ trang 42,43 SGK
- Giấy khổ to và bút dạ đủ dùng cho các nhóm
III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động 1: làm việc với SGK.
Bước 1: Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân theo yêu cầu như bài tập 1, 2, 3 trang 42 SGK.
 Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV gọi một số HS lên chữa bài.Cả lớp, GV nhận xét chốt lại lời giải đúng
 Câu 1:
 - Tuổi vị thành niên: 10-19
 - Tuổi dậy thì ở nữ: 10-15
 - Tuổi dậy thì ở nam: 13- 17
Câu 2. d) Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất, tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội.
Câu 3. c) Mang thai và cho con bú.
Hoạt động 2: liên hệ
- GV hỏi: Khi đến tuổi dậy thì chúng ta cần ăn uống và giữ vệ sinh thân thể như thế nào?
- HS thảo luận theo nhóm: nhóm bạn trai và nhóm bạn gái.
- GV đi đến từng nhóm hỏi để HS trả lời; VG nhận xét bổ sung cho các em.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS làm bài tập ở nhà 
- GV dặn HS về nhà nói với bố mẹ những điều đã học.
Kĩ thuật
 BÀY, DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH
I - MỤC TIÊU:
- Biết cách bày, dọn bữa ăn ở gia đình.
- Biết liên hệ cách bày, dọn bữa ăn ở gia đình.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh một số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc trên bàn ở các gia đình thành phố và nông thôn.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1.Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
21.Hoạt động 1. Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn
- Hướng dẫn HS quan sát hình 1, đọc nội dung mục 1a (SGK)và đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- GV tóm tắt các ý trả lời của HS và giải thích, minh hoạ mục đích, tác dụng của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- Gợi ý để HS nêu cách sắp xếp các món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ở gia đình các em.
- Nhận xét và tóm tắt một số cách trình bày bàn ăn phổ biến ở nông thôn, thành phố, (nhiều gia đình sắp xếp món ăn, bát, đũa vào mâm và đặt mâm ăn lên bàn ăn, phản gỗ, chõng tre hoặc chiếu trải dưới đất. Cũng có nhiều gia đình sắp xếp món ăn, bát, đũa, thìa, dĩa trực tiếp lên bàn ăn). GV giới thiệu tranh, ảnh một số cách bày món ăn, dụng cụ ăn uống để minh hoạ.
- Nêu yêu cầu của việc bày dọn trước bữa ăn: Dụng cụ ăn uống và dụng cụ bày món ăn phải khô ráo, vệ sinh. Các món ăn được sắp xếp hợp lý, thuân tiện cho mọi người ăn uống.
- Đặt câu hỏi, yêu cầu HS nêu các công việc cần thực hiện khi bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn nhằm đảm bảo các yêu cầu trên.
- Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1: Bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn một cách hợp lý giúp mọi người ăn uống được thuận tiện, vệ sinh. Khi bày trước bữa ăn phải đảm bảo đầy đủ dụng cụ ăn uống cho mọi thành viên trong gia đình; dụng cụ ăn uống phải khô ráo, sạch sẽ.
2.2.Hoạt động 2. Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn
- HS trình bày cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình các em.
- HS nêu mục đích, cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình, liên hệ thực tế để so sánh cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình các em với cách thu dọn sau bữa ăn nêu trong SGK .
- Nhận xét và tóm tắt những ý HS vừa trình bày.
- Hướng dẫn cách thu dọn sau bữa ăn theo nội dung SGK.
*Lưu ý HS: Công việc thu dọn sau bữa ăn được thực hiện ngay sau khi mọi người trong gia đình đã ăn xong. Không thu dọn khi có người còn đang ăn hoặc cũng không để qua bữa quá lâu mới thu dọn 
- hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình bày, dọn bữa ăn.
ngoài ra, GV bổ sung cho HS biết khi cất thức ăn vào tủ lạnh, thức ăn phải được đậy kín hoặc cho vào hộp có nắp đậy.
2.3Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập
-Dựa vào mục tiêu, nội dung chính của bài kết hợp với sử dụng câu hỏi cuối bài đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét ý thức và kết quả học tập của HS.
- Động viên HS tham gia giúp đỡ gia đình trong công việc nội trợ.
- Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài: “ Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống” và tìm hiểu cách rửa dụng cụ nấu ăn ở gia đình.
 Thứ sáu ngày 02 tháng 11 năm 2012
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
(Tiết 8)
Kiểm tra
 (Thời gian làm bài khoảng 40 phút)
 Thi theo lịch của phòng GD (đề in sẵn)
Yêu cầu cần đạt
 HS đọc trôi chảy,lưu loát các bài tập đọc đã học; tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. 
TOÁN
 TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU :
 Biết: -Tính tổng nhiều số thập phân.
- Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân. 
- Giải toán có ND hình học.
*HS(K,G) làm toàn bộ BT1, BT3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ ghi đề bài toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
 1.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng chữa BT2,BT3 trong VBT
2. Dạy bài mới :
1. Hướng dẫn HS tự tính tổng nhiều số thập phân. 
- GV nêu ví dụ (SGK).HS đưa ra phép tính ;Gv viết ở trên bảng một tổng các số thập phân: 27,5 + 36,75 + 14,5 = ? (l)
- Hướng dẫn HS:
- Tự đặt tính (viết lần lượt các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau).
Tự tính (cộng từ phải sang trái như cộng các số tự nhiên, viết dấu phẩy của tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng).
- GV( treo bảng phụ ghi đề bài toán) gọi HS nêu bài toán rồi tự giải và chữa bài (như SGK).
2. Thực hành. 
- GV Hướng dẫn HS tự làm các bài tập rồi chữa bài.
Bài 1: Tính
- HS cả lớp làm bài 1a, 1c; HS khá, giỏi làm cả bài
- HS tự làm bài rồi chữa bài. 
- Khi chữa bài, GV nên khuyến khích HS nêu cách tính tổng nhiều số thập phân
Bài 2:Tính rồi so sánh giá trị của ( a + b ) + c và a + ( b + c )
- Hướng dẫn HS tính ( a + b ) + c và a + ( b + c )
- So sánh và rút ra nhận xét. HS (K,G) Nêu tính chất kết hợp của phép cộng:(a + b) + c = a + ( b+ c).HS (TB,Y) nhắc lại
Bài 3: Sử dụng tính chất kết hợp và giao hoán để tính
- HS cả lớp làm bài 3a, 3c; HS khá, giỏi làm cả bài
- HS tự làm bài rồi chữa bài
-Sau khi chữa bài, GV gọi vài HS nêu cách làm : Đã sử dụng tính chất nào của phép cộng để làm ? (giao hoán , kết hợp).VD:
1a) 4,68 + 6,03 + 3,97 = 4,68 + (6,03 + 3,97)
 = 4,68 + 10 = 14,68( tính chất kết hợp)
1c)5,75 + 7,8 + 4,25 + 1,2 = (5,75 + 4,25) + ( 7,8 + 1,2) 
 = 10 + 9 = 19 (tính chất giao hoán và tính chất kết hợp)
3. Củng cố - Dặn dò : 
-Về làm bài tập trong VBT
SINH HOẠT LỚP TUẦN 10
 - GV gọi lần lượt các tổ trưởng nhận xét về nề nếp học tập trong tuần qua của tổ.
- GV đánh giá, nhận xét về nề nếp học tập,VS trường lớp,VS cá nhân.
- Bình xét, xếp loại các tổ trong tuần.
- Phổ biến nội dung tuần tới

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 5 TUAN 10.doc