Kiểm tra cuối kì II - Môn: Tiếng Việt (đọc)

Kiểm tra cuối kì II - Môn: Tiếng Việt (đọc)

PHẦN I/ KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

A- Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi bài tập đọc: (5đ)

B- Đọc thầm và làm bài tập: (5đ)

- HS đọc thầm bài “Những cánh buồm” SGK Tiếng Việt 5- tập 2, trang 140-141. Sau đó, dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi, bài tập dưới đây:

Câu 1 (0,5 điểm): Ai là tác giả bài thơ “Những cánh buồm”?

 a. Tố Hữu. b. Hoàng Trung Thông. c. Phạm Đình Ân.

Câu 2 (0,5 điểm): Cụm từ nào tả bóng người cha in trên cát?

 a. Cao lồng lộng? b. Tròn chắc nịch. c. Dài lênh khênh.

Câu 3 (0,5 điểm): Cụm từ nào tả bóng đứa con in trên cát?

 a. Thấp đậm đà. b. Tròn chắc nịch. c. Cao lồng lộng.

Câu 4 (0,5 điểm): Câu hỏi của đứa con nhỏ gợi cho người cha nhớ lại điều gì?

 a. Nhớ lại những ước mơ của mình khi còn nhỏ.

 b. Nhớ lại thời trai trẻ.

 c. Nhớ lại những năm thámg gắn bó với biển.

 

doc 12 trang Người đăng hang30 Lượt xem 472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối kì II - Môn: Tiếng Việt (đọc)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC .. KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC : 2011 – 2012
Họ và tên HS : ..	 Môn : Tiếng Việt (đọc)
Lớp 5: .. Thời gian làm bài: 40 phút 
 Ngày kiểm tra : .. / 5 / 2012
Điểm Tiếng Việt (đọc)
Lời phê của thầy (cô) giáo
A. Điểm đọc thành tiếng: B. Điểm đọc thầm:
PHẦN I/ KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
A- Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi bài tập đọc: (5đ) 
B- Đọc thầm và làm bài tập: (5đ)
- HS đọc thầm bài “Những cánh buồm” SGK Tiếng Việt 5- tập 2, trang 140-141. Sau đó, dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi, bài tập dưới đây:
Câu 1 (0,5 điểm): Ai là tác giả bài thơ “Những cánh buồm”?
	a. Tố Hữu.	 	b. Hoàng Trung Thông.	c. Phạm Đình Ân.
Câu 2 (0,5 điểm): Cụm từ nào tả bóng người cha in trên cát?
	 a. Cao lồng lộng?	b. Tròn chắc nịch.	c. Dài lênh khênh.
Câu 3 (0,5 điểm): Cụm từ nào tả bóng đứa con in trên cát?
	a. Thấp đậm đà.	b. Tròn chắc nịch.	c. Cao lồng lộng.
Câu 4 (0,5 điểm): Câu hỏi của đứa con nhỏ gợi cho người cha nhớ lại điều gì?
	a. Nhớ lại những ước mơ của mình khi còn nhỏ.
	b. Nhớ lại thời trai trẻ.
	c. Nhớ lại những năm thámg gắn bó với biển.
Câu 5 (0,5 điểm): Bạn nhỏ trong bài, nhờ cha mượn cho cánh buồm trắng để làm gì? 
	 a. Để xem nó to như thế nào. 
	 b. Để đi tìm cái mới, cái lạ nơi xa kia.	
	c. Để nhờ cánh buồm đưa bạn đi chơi.
Câu 6 (0,5 điểm): Khoanh vào chữ cái của dòng, có những từ viết đúng chính tả:
Thầm thì, thỉnh thoản, chạy như bai.
Ồn ào, Náo nhiệt, Tưng bừng.
Sáng rựt, Sương mù, Không giang.
.
Câu 7 (0,5 điểm): Trong câu: “tiếng sóng thầm thì”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? 
So sánh
Điệp ngữ.
Nhân hóa.
Câu 8 (0,5 điểm): Dấu hai chấm trong câu văn sau có tác dụng gì?
 “Những cảnh đẹp của đất nước hiện ra : cánh đồng với những đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi”
	a. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau giải thích cho bộ phận câu đứng trước.
	b. Dẫn lời nói trực tiếp.
	c. Ngăn cách bộ phận trạng ngữ trong câu.
Câu 9 (0,5 điểm): Đề văn nào sau đây yêu cầu tả con vật?
	a. Em hãy tả một con suối vào mùa xuân.
	b. Em hãy tả một con đê mà em biết.
	c. Em hãy tả một con gà trống đang tập gáy.
Câu 10 (0,5 điểm): Trong câu: “Cát càng mịn, biển càng trong”, có chủ ngữ là:
 a. Cát.
 b. Cát, biển.
 c. Mịn, trong.
TRƯỜNG TIỂU HỌC .. KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC : 2011 – 2012
Họ và tên HS : ..	 Môn : Tiếng Việt (viết)
Lớp 5: .. Thời gian làm bài: 60 phút 
 Ngày kiểm tra : .. / 5 / 2012
Điểm Tiếng Việt (viết)
Lời phê của thầy (cô) giáo
 A. Điểm bài Chính tả: B. Điểm bài Tập làm văn:
.
PHẦN II/ KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
A- Chính tả (nghe-viết): (thời gian viết: 20 phút) (5 điểm) 
Bài viết : Trong lời mẹ hát 
B- Tập làm văn: (thời gian viết: 40 phút) (5 điểm).
Đề bài: Em hãy miêu tả thầy giáo (hoặc cô giáo) của em
 trong một giờ học mà em nhớ nhất.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 5
CUỐI HỌC KÌ 2 ; NĂM HỌC : 2011 - 2012
PHẦN I/ KIỂM TRA ĐỌC: (10đ)
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi ( 5 đ)
* GV cho HS bốc thăm: 1 trong các bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 34. Yêu cầu: Mỗi HS đọc một đoạn khoảng 100 à 120 tiếng và đặt câu hỏi phù hợp nội dung đoạn vừa đọc cho HS trả lời. 
	+ Đọc đúng tiếng, từ : 1 điểm
(Đọc sai 2-4 tiếng: 0.5đ ; đọc sai quá 5 tiếng: 0đ)
	+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm.
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ: 0.5đ ; ngắt nghỉ không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0đ).
	+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm : 1 điểm
(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0.5đ ; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0đ).
	+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút) : 1 điểm
(Đọc quá 1-2 phút: 0.5đ ; đọc quá 2 phút: 0đ)
	+ Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm
(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ: 0.5đ; trả lời sai: 0đ)
II. Đọc thầm và làm bài tập ( 5đ) 
Câu
Ý đúng
Điểm
Câu
Ý đúng
Điểm
Câu 1
b
0,5 điểm
Câu 6
b
0,5 điểm
Câu 2
c
0,5 điểm
Câu 7
c
0,5 điểm
Câu 3
b
0,5 điểm
Câu 8
a
0,5 điểm
Câu 4
a
0,5 điểm
Câu 9
c
0,5 điểm
Câu 5
b
0,5 điểm
Câu 10
b
0,5 điểm
PHẦN II/ KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
I. Chính tả: (nghe - viết) (5 điểm)
	- Giáo viên đọc, học sinh	nghe – viết 
	- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.
	- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu, hoặc vần, thanh không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
	- Chữ viết hoa không rõ ràng, trình bày bẩn: trừ 0,5 điểm.
II. Tập làm văn: (5 điểm) 
* YÊU CẦU :
- Viết được bài văn tả người đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên. Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không sai lỗi chính tả. Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ (5 điểm).
* Dàn bài gợi ý
- Mở bài: Giới thiệu người định tả (1 điểm). 
- Thân bài: 
a) Tả hình dáng (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, cách ăn mặc,.) (1,5 điểm).
b) Tả tính tình, hoạt động (Lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác,...) (1,5 điểm).
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả (1 điểm).
 * Chữ viết dơ bẩn, không rõ ràng, sai chính tả nhiều, .: trừ 1 điểm toàn bài.
TRƯỜNG TIỂU HỌC ... KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC : 2011 – 2012
Họ và tên HS : ..	 Môn : Toán
Lớp 5: .. Thời gian làm bài: 40 phút 
 Ngày kiểm tra : .. / 5 / 2012
Điểm
Lời phê của thầy (cô) giáo
Bài 1. Đọc số thập phân 
a) Số 113,05 đọc là: ........................................................... 
b) Số 10,12 đọc là : ...........................................................
Bài 2. Viết số thập phân 
a) Mười hai phẩy bảy trăm ba mươi lăm viết là: ................................ 
b) Một trăm lẻ hai phẩy không bảy viết là: ..........................................
Bài 3. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. Chữ số 5 trong số 124,352 có giá trị là: 
 A. 5 B. C. 
b. 2m385dm3 =  m3. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: 
 A. 2,85 B. 2,085 C. 285 
Bài 4. Điền vào ô trống 
 a. Một đội bóng rổ đã thi đấu 20 trận, thắng 12 trận. Như thế tỉ số phần trăm các trận thắng của đội bóng đó là: ....................... %
 b. Số được viết dưới dạng số thập phân của phân số là: .....................
Bài 5. Tính:
a/ 2 giờ 43 phút + 3 giờ 26 phút = .................................................. 
b/ 3 giờ 12 phút – 2 giờ 30 phút = ..................................................
Bài 6. Tính:
 a/ 3256,34 + 428,57 = ............................; b/ 576,40 – 59,28 = ..............................
Bài 7. Đặt tính rồi tính:
 a/ 625,04 x 6,5	 b/ 125,76 : 1,6
Bài 8. Tìm X
 a) 702 x X = 3159 	 b) 136,5 – X = 5,4 
Bài 9. Một hình tam giác có cạnh đáy 6 cm; chiều cao 4 cm. Tìm diện tích hình tam giác này?
 Bài giải:
Bài 10. Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài là 24 m. Chiều rộng kém chiều dài 6 m. Tính diện tích mảnh vườn đó?
Bài giải:
Bài 11. Bạn Minh làm một cái hộp hình lập phương bằng giấy bìa, có cạnh 10,5 cm. Tính thể tích cái hộp đó?
Bài giải:
Bài 12. Một ô tô đi từ tỉnh A lúc 6 giờ và đến tỉnh B lúc 10 giờ 30 phút. Giữa đường, người ấy có dừng lại 30 phút để ăn sáng. Tính độ dài quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B? Biết vận tốc ô tô là 48 km/giờ.
Bài giải:
HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP ÁN MÔN TOÁN LỚP 5 
(CUỐI HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC : 2011 – 2012)
Bài 1. (0,5 điểm) Đọc số thập phân: - Đúng mỗi số cho 0,25 điểm
a) Số 113,05 đọc là: Một trăm mười ba phẩy không năm.
b) Số 10,12 đọc là : Mười phẩy mười hai.
Bài 2. (0,5 điểm) Viết số thập phân - Đúng mỗi số cho 0,25 điểm
a) Mười hai phẩy bảy trăm ba mươi lăm viết là: 12,735
b) Một trăm lẻ hai phẩy không bảy viết là: 102,07
Bài 3. (0,5 điểm) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng - Đúng mỗi ý cho 0,25 điểm
a. Khoanh vào C ; b. Khoanh vào B 
Bài 4. (0,5 điểm) Điền vào ô trống - Đúng mỗi ý cho 0,25 điểm 
 a. 60 % b. 17,52
Bài 5. (1 điểm) Tính: (Đúng một bài cho 0,5 điểm)
a/ 2 giờ 43 phút + 3 giờ 26 phút = 5 giờ 69 phút = 6 giờ 09 phút
b/ 3 giờ 12 phút – 2 giờ 30 phút = 42 phút
Bài 6. (1 điểm) Tính: (Đúng một bài cho 0,5 điểm)
 a/ 3256,34 + 428,57 = 3684,91 ; b/ 576,40 – 59,28 = 517,12
Bài 7. (1 điểm) Đặt tính rồi tính: (Đúng một bài cho 0,5 điểm)
 a/ 625,04 x 6,5 = 4062,76	 b/ 125,76 : 1,6 = 78,6 
Bài 8. (1 điểm) Tìm X (Đúng một bài cho 0,5 điểm)
 a) 702 x X = 3159 (X = 4,5); b) 136,5 – X = 5,4 (X = 131,1)
Bài 9. (1 điểm) Một hình tam giác có cạnh đáy 6 cm; chiều cao 4 cm. Tìm diện tích hình tam giác này? Bài giải:
 Diện tích hình tam giác là: (0,25 đ)
 6 x 4 : 2 = 12 (cm2) (0,5 đ)
 Đáp số: 12 (cm2) (0,25 đ)
 Bài 10. (1 điểm) Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài là 24 m. Chiều rộng kém chiều dài 6 m. Tính diện tích mảnh vườn đó? Bài giải:
	 Chiểu rộng mảnh vườn là: (0,20 đ)
	24 – 6 = 18 (m) (0,20 đ)
 Diện tích mảnh vườn là: (0,20 đ)
 24 x 18 = 432 (m2) (0,20 đ)
 Đáp số: 432 (m2) (0,20 đ)
Bài 11. (1 điểm) Bạn Minh làm một cái hộp hình lập phương bằng giấy bìa, có cạnh 10,5 cm. Tính thể tích cái hộp đó? Bài giải:
 Thể tích cái hộp là: (0,25 đ)
 10,5 x 10,5 x 10,5 = 1157,625 (cm3) (0,5 đ)
 Đáp số: 1157,625 (cm3) (0,25 đ)
Bài 12. (1 điểm) Một ô tô đi từ tỉnh A lúc 6 giờ và đến tỉnh B lúc 10 giờ 30 phút. Giữa đường, người ấy có dừng lại 30 phút để ăn sáng. Tính độ dài quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B? Biết vận tốc ô tô là 48 km/giờ. Bài giải:
 Thời gian ô tô đi từ tỉnh A đến tỉnh B là: (0,15 đ)
 10 giờ 30 phút – 6 giờ = 4 giờ 30 phút (0,15 đ)
 Thời gian ô tô đi, không kể thời gian nghỉ là: (0,15 đ)
 4 giờ 30 phút – 30 phút = 4 (giờ) (0,15 đ)
 Độ dài quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B là: (0,15 đ)
 48 x 4 = 192 (km) (0,15 đ)
 Đáp số: 192 km. (0,10 đ)
TRƯỜNG TIỂU HỌC ... KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC : 2011 – 2012
Họ và tên HS : ..	 Môn : Khoa học
Lớp 5: .. Thời gian làm bài: 40 phút 
 Ngày kiểm tra : .. / 5 / 2012
Điểm
Lời phê của thầy (cô) giáo
ĐỀ: 
PHẦN I: (2 điểm) Khoanh tròn trước ý em cho là đúng nhất:	
Câu 1 : Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng ở động vật gọi là:
A : Sự thụ phấn	B : Sự thụ tinh	C : Cả 2 ý trên
Câu 2 : Loài vật nào dưới đây đẻ nhiều con nhất trong một lứa?
A : Mèo	B : Chó	C : Lợn	D : Trâu
Câu 3 : Tài nguyên trên trái đất là:
Vô tận, con người cứ việc sử dụng thoải mái
Có hạn chế nên con người phải biết sử dụng có kế hoạch và tiết kiệm.
Không được khai thác vì hiện nay tài nguyên đã hết.
Câu 4: Trong các nguồn năng lượng dưới đây, nguồn năng lượng nào không phải là năng lượng sạch?
A : Năng lượng mặt trời	B : Năng lượng gió
C : Năng lượng nước chảy	D : Năng lượng từ than đá, xăng, dầu, khí đốt, 
PHẦN 2: (8 điểm)
Câu 1: Hãy liệt kê những thứ mà môi trường cung cấp hoặc nhận lại từ các hoạt động sống và sản xuất của con người.
a) Môi trường cung cấp: 	
b) Môi trường nhận: 	
Câu 2: Để tránh lãng phí khi sử dụng điện, chúng ta cần phải làm gì?
Trả lời: 	
Câu 3: Việc phá rừng ồ ạt đã gây tác hại gì?
Trả lời: 	
Câu 4: Khi con người tìm cách tăng năng suất cây trồng, biện pháp nào đã gây ô nhiễm cho môi trường đất và nước?
Trả lời: 	
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN : KHOA HỌC LỚP 5
CUỐI HỌC KÌ 2 ; NĂM HỌC : 2011 - 2012
A - PHẦN 1: (2 điểm).
Câu hỏi
Ý đúng
Điểm
Câu 1
B
0,5 điểm
Câu 2
C
0,5 điểm
Câu 3
B
0,5 điểm
Câu 4
D
0,5 điểm
B - PHẦN 2: ( 8 điểm).
Câu 1: (2 điểm) Học sinh nêu được các ý sau:
+ Môi trường cho: Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi vui chơi giải trí, 
+ Môi trường nhận: Chất thải trong sinh hoạt, chất thải trong quá trình sản xuất, chất thải trong hoạt động khác của con người.
Chú ý: Học sinh có thể nêu những ý khác, nếu phù hợp vẫn được tính điểm. 
Câu 2: (2 điểm) Học sinh nêu được các ý sau:
+ Sử dụng điện một cách hợp lý tránh lãng phí.
+ Chỉ sử dụng điện khi cần thiết, ra khỏi nhà nhớ tắt đèn, quạt, ti vi.
+ Tiết kiệm khi đun nấu, sưởi, là (ủi) quần áo (vì những việc này cần nhiều năng lượng điện.)
* Chú ý: Học sinh có thể nêu những ý khác, nếu phù hợp vẫn được tính điểm. 
Câu 3: (2 điểm) Học sinh nêu được các ý sau:
+ Làm khí hậu thay đổi, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên; 
+ Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
+ Động vật và thực vật quí hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng vì một số loài hiện tại có nguy cơ tuyệt chủng.
Câu 4 (2 điểm). Học sinh nêu được:
- Biện pháp bón phân hoá học, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, 
TRƯỜNG TIỂU HỌC .. KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC : 2011 – 2012
Họ và tên HS : ..	 Môn : Lịch sử và Địa lý
Lớp 5: .. Thời gian làm bài: 40 phút 
 Ngày kiểm tra : .. / 5 / 2012
Điểm
Lời phê của thầy (cô) giáo
 ĐỀ:	 	PHẦN I: Lịch sử (5 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái, trước ý trả lời đúng nhất:
Câu 1: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc vào ngày, tháng, năm nào?
A. 13/03/1954	 B. 30/03/1954	 C. 01/05/1954	 D. 07/05/1954
Câu 2: Mục đích của việc mở đường Trường Sơn là:
Để mở đường thông thương sang Lào và Cam –pu –Chia. 
Để miền Bắc chi viện cho miền Nam, thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước.
Cả 2 ý trên.
Câu 3: Nối cột thời gian A với sự kiện lịch sử ở cột B sao cho phù hợp:
A
B
02-09-1945
Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
 03-02-1930
Quân ta giải phóng Sài Gòn. Kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
30-04-1975
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.
25-04-1976
Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc Hội chung được tổ chức trong cả nước.
Chiến thắng “Điện Biên Phủ” trên không.
Câu 4: Hãy nêu những quyết định của Quốc Hội khoá VI họp tại Hà Nội vào cuối tháng 6 – đầu tháng 7 - 1976?
Trả lời: 	
Câu 5: Hãy kể tên một số nhà máy thủy điện đã và đang xây dựng ở nước ta mà em biết?
Trả lời:	
PHẦN II: Địa Lí (5 điểm) 	Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng
Câu 1: Châu Á có những đới khí hậu nào?
A . Nhiệt đới 	B : Ôn đới 	 C : Hàn đới 	 D : Có cả ba đới khí hậu.
Câu 2: Trong các nước dưới đây, nước nào có biên giới không có biển?
A : Trung Quốc	B : Cam-pu-chia	C : Lào	 D : Thái Lan
Câu 3: Ghép tên nước ở cột A với tên thủ đô ở cột B sao cho đúng.
A. tên nước
B. Tên thủ đô
 Việt Nam
 Bắc Kinh
 Lào
 Hà Nội
 Cam-pu-chia
 Viêng Chăn
 Trung Quốc
 Ph-nôm-pênh
 Băng-Cốc
Câu 4: Em hãy nêu tên các đại dương trên trái đất. Trong đó đại dương nào có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất?
Trả lời: 	
Câu 5: Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
Trả lời: 	
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN : LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 5
CUỐI HỌC KÌ 2 ; NĂM HỌC : 2011 - 2012
PHẦN I: LỊCH SỬ (5 ĐIỂM).
Câu 1: D (0,5 điểm).	
Câu 2: B (0,5 điểm).	
Câu 3: (1 điểm).
A
B
02-09-1945
Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
 03-02-1930
Quân ta giải phóng Sài Gòn. Kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
30-04-1975
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.
25-04-1976
. Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc Hội chung được tổ chức trong cả nước.
Chiến thắng “Điện Biên Phủ” trên không.
Câu 4: (2 điểm) Học sinh nêu được các ý sau:
 Quốc hội quyết định: lấy tên nước là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; quyết định Quốc huy; Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng; Quốc ca là bài Tiến quân ca; Thủ đô là Hà Nội; thành phố Sài Gòn – Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 5: (1 điểm) HS nêu được ít nhất: tên hai nhà máy thủy điện.
	Ví dụ: Thác Bà, Hòa Bình, Y-a-ly, Sông Hinh, Trị An, 
PHẦN II: Địa Lí (5 điểm) 
Câu 1 : D (0,5 điểm).
Câu 2 : C (0,5 điểm).
Câu 3 : (1 điểm).
A. tên nước
B. Tên thủ đô
 Việt Nam
 Bắc Kinh
 Lào
 Hà Nội
 Cam-pu-chia
 Viêng Chăn
 Trung Quốc
 Ph-nôm-pênh
 Băng-Cốc
Câu 4 : Câu 1: (2 điểm) Học sinh trả lời được các ý sau:
- Các đại dương trên trái đất là: Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương
- Trong đó: Thái Bình Dương có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất.
Câu 5: (1 điểm) Học sinh trả lời được các ý sau:
- Vì có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ và có khí hậu gió mùa nóng ẩm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KIEM TRA CUOI KI II.DOC.doc