Lịch báo giảng tuần 18 (buổi chiều)

Lịch báo giảng tuần 18 (buổi chiều)

I. Mục tiêu

Giúp học sinh:

- Rèn kĩ năng tính diện tích hình tam giác.

- Giới thiệu cách tính diện tích hình tam giác vuông (biết độ dài 2 cạnh góc vuông của hình tam giác vuông)

II. Đồ dùng dạy học

- Vở bài tập Toán 5.

III. Các hoạt động dạy- học

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1023Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Lịch báo giảng tuần 18 (buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 18 (Buổi chiều)
Ngày
 Môn 
 Tên bài dạy 
THỨ HAI
02/01/2012
Tiếng Việt (ôn)
Toán (ôn) 
Âm nhạc
Ôn tập
Luyện tập 
THỨ BA
03/01/2012
Đạo đức 
Toán (ôn)
Tiếng Việt (ôn)
Thực hành cuối học kì I
Luyện tập
Ôn tập 
THỨNĂM
05/01/2012
Toán (ôn)
Thể dục
Kĩ thuật
Luyện tập 
Thức ăn nuôi gà (tiết 2)
THỨ SÁU
06/01/2012
Toán (ôn)
Mĩ thuật
SHTT
Luyện tập 
Tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ
Toán (Ôn)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Rèn kĩ năng tính diện tích hình tam giác.
- Giới thiệu cách tính diện tích hình tam giác vuông (biết độ dài 2 cạnh góc vuông của hình tam giác vuông)
II. Đồ dùng dạy học
- Vở bài tập Toán 5.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm lại bài 2 giờ trước.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Hoạt động 1: Lên bảng
- Gọi 4 học sinh lên bảng làm.
- Nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 2: Làm vở.
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình tam giác vuông chỉ ra đáy và đường cao tương ứng.
* Hoạt động 3: Làm vở.
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình chữ nhật MNPQ. 
+ Gọi độ dài QP là độ dài đáy thì độ dài MH là chiều cao tương ứng.
+ Diện tích tam giác MPQ bằng độ dài đáy x chiều cao rồi chia 2.
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm. Lớp làm vào vở.
- Nhận xét cho điểm.
4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài và nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
- Hát
- HS lên bảng làm bài.
Bài 1: Đọc yêu cầu bài.
a) 13 x 7 = 45,5 cm2
b) 32 x 40 = 640 dm2
c) 4,7 x 3,2 = 7,52 m2 
d) x = 0,25 m2
Bài 2: 
a) Diện tích hình tam giác vuông là.
(4 x 3 ) : 2 = 6 (cm2)
b) Diện tích tam giác vuông DEG là.
(5 x 4) : 2 = 10 (cm2)
Bài 3: 
Nhận xét: Muốn tính diện tích hình tam giác vuông, ta lấy tích độ dài 2 cạnh góc vuông rồi chia cho 2.
a) Diện tích hình tam giác vuông MNP là:
 5 x 3 : 2 = 7,5 (cm2)
b) Diện tích hình tam giác vuông MPQ là:
 5 x 3 : 2 = 7,5 (cm2)
 Đáp số: a) 7,5 cm2
 b) 7,5 cm2
Toán (Ôn)
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu
Giúp học sinh ôn tập, củng cố về:
- Các hàng của số thập phân: cộng trừ, nhân, chia số thập phân, viết đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
- Tính diện tích hình tam giác.
II. Đồ dùng dạy- học
Vở bài tập toán 5, bảng nhóm làm phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS chữa bài tập hôm trước.
- Nhận xét, cho điểm
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Nội dung:
Phần 1: 
Hãy khoanh vào trước những câu trả lời đúng.
Bài 1: Cho học sinh tự làm.
Giáo viên gọi học sinh trả lời miệng.
Bài 2: Cho học sinh tự làm
Bài 3: Giáo viên cho học sinh tự làm
Phần 2:
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng chữa và nêu cách tính.
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
- Lớp làm bảng con 
 78,24 : 1,2 = 65,2
Bài 2: 
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng chữa.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3: 
- Giáo viên gọi học sinh trình bày kết quả.
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài 4: 
- Giáo viên gọi học sinh nêu miệng kết quả.
- Nhận xét chữa bài.
+ Bài 4: Tìm hai giá trị số của x sao cho : 8,3 < x < 9,1 
4. Củng cố- dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Giao bài về nhà.
- Hát
- HS chữa bài tập.
- Học sinh làm bài rồi chữa có thể trình bày miệng chữ số 3 trọng số thập phân 72, 364 có giá trị là: 
 C 
- Học sinh làm bà rồi trả lời miệng.
Tỉ số % của cá chép và cá trong bể là:
 D 0,5%
- Học sinh làm bài rồi trả lời miệng 2800g bằng: 
 C. 4,2 km.
- Học sinh tự đặt tính rồi tính kết quả.
a) b) c)
356,37 416,3 25,14
 + - 
542,81 252,17 3,6
899,18 164,13 15084
7542
90,504
- Học sinh làm bài rồi chữa.
a) 5 m 5 cm = 5,05 m
b) m2 5 dm2 = 5,05 m2
- Học sinh làm bài rồi chữa.
Giải
Cách 1: Diện tích hình bình hành AMCN là.
 (10 + 4) 8 = 112 (m2) 
Cách 2: Diện tích hình tam giác AND là.
4 8 : 2 = 16 (cm2)
 Diện tích hình tam giác BMC là. 
4 8 : 2 = 16 (cm2)
Diện tích hình chữ nhật ABCD là. 
10 8 = 80 (cm2)
Diện tích hình bình hành AMCN là.
16 + 16 + 80 = 112 (cm2)
- HS lên bảng làm bài.
- Lớp làm bảng con. 
x = 8,4, , 9,09. x = 9.
Ngày soạn: 25/12/2011
Ngày dạy: 02/12/2011
Tiếng Việt
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
- Củng cố cho học sinh những kiến thức về danh từ, động từ, tính từ mà các em đã được học; củng cố về âm đầu r/d/gi.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. Chuẩn bị 
 Nội dung ôn tập.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Điền vào chỗ trống d/r/gi trong đoạn thơ sau:
 òng sông qua trước cửa
 Nước ì ầm ngày đêm
 ó từ òng sông lên
 Qua vườn em ..ào ạt.
Bài tập 2: Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau:
 Buổi sáng, biển rất đẹp. Nắng sớm tràn trên mặt biển. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Những cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên như đàn bướm trắng lượn giữa trời xanh.
Bài tập 3:Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a) Cô nắng xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng.
b) Những lẵng hoa hồng tươi tắn được đặt trên bàn. 
Bài tập 4:Hình ảnh “Cô nắng xinh tươi” là hình ảnh so sánh, ẩn dụ hay nhân hóa? Hãy đặt 1 câu có dạng bài 3 phần a?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Hát
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
Dòng sông qua trước cửa
Nước rì rầm ngày đêm
Gió từ dòng sông lên
Qua vườn em dào dạt.
Lời giải: Buổi sáng, biển rất đẹp. 
 DT DT TT
Nắng sớm tràn trên mặt biển.
 DT TT ĐT DT
Mặt biển sáng trong như tấm thảm 
 DT TT DT 
khổng lồ bằng ngọc thạch Những
 TT DT 
cánh buồm trắng trên biển được nắng 
 DT TT DT ĐT DT sớm chiếu vào sáng rực lên như 
TT ĐT TT
đàn bướm trắng lượn giữa trời xanh
 DT TT ĐT DT TT
Lời giải:
a) Cô nắng xinh tươi / đang lướt nhẹ trên cánh đồng.
b) Những lẵng hoa hồng tươi tắn / được đặt trên bàn. 
Lời giải:
Hình ảnh “Cô nắng xinh tươi” là hình ảnh nhân hóa.
- Anh gà trống láu lỉnh / đang tán lũ gà mái.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Ngày soạn: 25/12/2011
Ngày dạy: 05/12/2011
Toán (Ôn)
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu
- Củng cố cách tính hình tam giác.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng
- Hệ thống bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Hoạt động 1 :Ôn cách tính diện tích hình tam giác
- Cho HS nêu cách tính diện tích hình tam giác.
- Cho HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình tam giác.
Hoạt động 2 : Thực hành.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài 1: Tam giác ABC có diện tích là 27cm2, chiều cao AH bằng 4,5cm. Tính cạnh đáy của hình tam giác.
Bài tập2: 
 Hình tam giác có diện tích bằng diện tích hình vuông cạnh 12cm. Tính cạnh đáy hình tam giác biết chiều cao 16cm.
Bài tập3: (HSKG)
 Hình chữ nhật ABCD có:
AB = 36cm; AD = 20cm	
BM = MC; DN = NC . Tính diện tích tam giác AMN?	
 36cm
 A	 B	
20cm M 
 D C
 N
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Hát
- HS trình bày.
- HS nêu cách tính diện tích hình tam giác.
- HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình tam giác.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
 Cạnh đáy của hình tam giác.
 27 x 2 : 4,5 = 12 (cm)
 Đáp số: 12 cm.
Lời giải:
Diện tích hình vuông hay diện tích hình tam giác là:
 12 x 12 = 144 (cm2)
 Cạnh đáy hình tam giác là:
 144 x 2 : 16 = 18 (cm)
 Đáp số: 18 cm.
Lời giải: 
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
 36 x 20 = 720 (cm2).
 Cạnh BM hay cạnh MC là:
 20 : 2 = 10 (cm)
Cạnh ND hay cạnh NC là:
 36 : 2 = 18 (cm)
Diện tích hình tam giác ABM là:
 36 x 10 : 2 = 180 (cm2)
Diện tích hình tam giác MNC là:
 18 x 10 : 2 = 90 (cm2)
Diện tích hình tam giác ADN là:
 20 x 18 : 2 = 180 (cm2)
Diện tích hình tam giác AMNlà:
 720 – ( 180 + 90 + 180) = 270 (cm2)
 Đáp số: 270 cm2
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiếng Việt (Ôn)
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS những kiến thức về từ và cấu tạo từ mà các em đã được học.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị 
- Nội dung ôn tập.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm từng bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Viết một đoạn văn trong đó có ít nhất một câu hỏi, một câu kể, một câu cảm, một câu khiến.
Bài tập 2: Tìm một đoạn văn hoặc một truyện ngắn trong đó có ít nhất một câu hỏi, một câu kể, một câu cảm, một câu khiến.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Tuyên dương những học sinh có bài làm hay và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Hát
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Ví dụ: : 
Vừa thấy mẹ về, Mai reo lên :
 - A mẹ đã về! (câu cảm)
Vừa chạy ra đón mẹ, Mai vừa hỏi :
 - Mẹ có mua cho con cây viết chì không? (câu hỏi)
Mẹ nhẹ nhàng nói :
 - Mẹ đã mua cho con rồi. (câu kể)
Vừa đi vào nhà, mẹ vừa dặn Mai :
 - Con nhớ giữ cẩn thận, đừng đánh mất. (câu khiến)
Mai ngoan ngoãn trả lời.
 - Dạ, vâng ạ!
*Ví dụ: Một hôm trên đường đi học về, Lan và Tâm nhặt được một ví tiền. Khi mở ra thấy rất nhiều tiền, Tâm reo to :
 - Ôi! Nhiều tiền quá.
Lan nói rằng :
 - Chúng mình sẽ làm gì với số tiền lớn như thế này?
Tâm vừa đi, vừa thủng thẳng nói :
 - Chúng mình sẽ mang số tiền này đi nộp cho các chú công an!
Lan đồng ý với Tâm và cả hai cùng đi đến đồn công an. 
 Vừa về đến nhà Lan đã khoe ngay với mẹ:
 - Mẹ ơi, hôm nay con với bạn Tâm nhặt được ví tiền và mang ngay đến đồn công an rồi.
 Mẹ khen em ngoan, nhặt được của rơi biết đem trả người mất.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Ngày soạn: 25/12/2011
Ngày dạy: 06/12/2011
Toán (Ôn)
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu
- Củng cố cách tính hình tam giác.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng
- Hệ thống bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài 1: Xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn
4,03 ; 4,3 ; 4,299 ; 4,31 ; 4,013
Bài tập2: Tính
a) 1,5678 : 2,34 x 50 - 65
b) 25,76 - (43 - 400 x 0,1 - 300 x 0.01)
Bài tập3: Tính nhanh 
 6,778 x 99 + 6,778.
Bài tập4: (HSKG) 
Một đám đất hình chữ nhật có chiều dài 60m, chiều rộng bằng 65% chiều dài. Trên đó người ta cấy lúa. Theo năm ngoái, cứ mỗi 100m2 thu hoạch được 60kg thóc. Năm nay năng suất tăng 5% so với năm ngoái. Hỏi năm nay trên đó người ta thu hoạch được ? tấn thóc
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Hát
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải: Các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn là: 
 4,013 < 4,03 < 4,299 < 4, 3 < 4,31.
Lời giải
 a) 1,5678 : 2,34 x 50 - 6,25
 = 0,67 x 50 - 6,25
 = 33,5 - 6,25
 = 27,25. 
b) 25,76 - (43 - 400 x 0,1 - 300 x 0.01)
 = 25,76 – ( 43 - 40 - 3 )
 = 25,76 - 0
 = 25,76.
Lời giải:
 6,778 x 99 + 6,778
 = 6,788 x 99 + 6,788 x 1
 = 6,788 x ( 99 + 1)
 = 6,788 x 100
 = 678,8.
Lời giải: 
Chiều rộng đám đất hình chữ nhật là:
 60 : 100 x 65 = 39 (m)
Diện tích đám đất hình chữ nhật là:
 60 x 39 = 2340 (m2) 
 5% có số kg thóc là:
 60 : 100 x 5 = 3 (kg)
 Năng xuất lúa năm nay đạt là:
 60 + 3 = 63 (kg)
 Năm nay trên đó người ta thu hoạch được số kg thóc là:
 63 x (2340 : 100) = 1474,2 (kg)
 = 1,4742 tấn.
 Đáp số: 1,4742 tấn.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Kĩ thuật
THỨC ĂN NUÔI GÀ (Tiết 2)
I. Mục tiêu 
- Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của một số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh ảnh minh hoạ một số thức ăn chủ yếu nuôi gà.
- Một số mẫu thức ăn nuôi gà (lúa, ngô, tấm ,cám, thức ăn hỗn hợp).
- Phiếu học tập và phiếu đánh giá kết quả học tập của học sinh 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định .
2. Kiểm tra bài cũ 
- Nêu tác dụng các loại thức ăn nuôi gà? 
- Gv nhận xét .
3. Bài mới .
- Giới thiệu bài : Nêu MT bài.
- Hoạt động nhóm 4: 
*Trình bày tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoán vi-ta-min
- Lần lượt đại diện các nhóm còn lại lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- GV nêu tác dụng, cách sử dụng từng loại thức ăn theo nội dung trong SGK.
- GV kết luận: Khi nuôi gà cần sử dụng nhiều loại thức ăn nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho gà.
- Học sinh trả lời .
- Học sinh lặp lại tựa bài .
- Làm việc nhóm 4 theo yêu cầu
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- HS trong lớp theo dõi nhận xét.
Hoạt động 5: * Đánh giá kết quả học tập 
- GV dựa vào câu hỏi cuối bài kết hợp với sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nhận xét.
- HS làm bài tập
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
4. Củng cố 
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của các nhóm và cá nhân học sinh.
- Lắng nghe
5.Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau “ Phân loại thức ăn nuôi gà”.
- Lắng nghe
Ngày soạn: 25/12/2011
Ngày dạy: 03/12/2011
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH CUỐI HỌC KÌ I
I. Mục tiêu 
Sau tiết học, HS biết:
- Củng cố các kĩ năng thực hành, các hành vi đạo đức qua các bài đã học.
- Học sinh có kĩ năng nhận thức và thực hiện quyết định của mình. Biết biểu hiện sự tôn trọng lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ, tôn trọng phụ nữ, có ý thức hợp tác với những người xung quanh trong học tập và lao động.
- Biết phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Thẻ màu dùng cho các bài tập thực hành bày tỏ ý kiến.
- Sử dụng tranh trong SGK. Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định
2. Kiểm tra
- Từ tuần 12 đến tuần 17 các em được học bài nào?
3. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài:
 HĐ1: HĐ cả lớp
- Vì sao kính trọng người già và thương yêu em nhỏ?
 + Tại sao phụ nữ là những người đáng được tôn trọng?
+ Biết hợp tác với những người xung quanh sẽ có lợi gì?
HĐ2: Rèn luyện kĩ năng phân biệt hành vi 
- GV phát phiếu học tập
Yêu cầu: Khoanh vào những ý em cho là đúng.
- Trực quan: Dán 1 tờ phiếu lớn lên bảng
a, Chào hỏi, xưng hô lễ phép với người già.
b, Dùng 2 tay đưa vật gì đó cho người già.
c, Nhường đường, nhường chỗ cho người già.
d, Bắt nạt em nhỏ 
đ, Đọc chuyện cho em nhỏ nghe
e, Không nhường đồ chơi cho em nhỏ.
- Thu phiếu – sửa bài - Nhận xét.
HĐ3: Bày tỏ thái độ trước các hành vi 
- GV phát thẻ màu.
Qui định: Màu đỏ: tán thành
 Màu vàng: không tán thành.
- GV nêu từng ý kiến :
Con gái không được làm lớp trưởng.
Bạn gái cũng học giỏi và thông minh như bạn trai.
Phụ nữ cũng làm rất tốt ở những chức vụ cao trong xã hội.
Bạn trai không nên làm công việc nhà.
- Gv và cả lớp nhận xét.
HĐ4: Sắm vai – xử lí tình huống 
- Giao tình huống cho các nhóm chuẩn bị sắm vai.
1) Để chuẩn bị tham gia hội diễn văn nghệ của trường, mỗi lớp phải có 4 tiết mục dự thi. Là thành viên của lớp em sẽ thực hiện như thế nào?
2) Chuẩn bị phong trào trồng cây nhớ ơn Bác, cô giao nhiệm vụ cho mỗi tổ trồng 2 cây. Là thành viên của tổ em sẽ làm gì?
- Bình chọn nhóm sắm vai tự nhiên thể hiện đúng vai
- Nhận xét – kết luận
HĐ5: Liên hệ 
H : Em hãy nêu những việc em đã làm để thể hiện sự kính trọng đối với người già và yêu thương em nhỏ.
H : Những việc em làm để thể hiện em biết hợp tác với người xung quanh.
- GV + cả lớp nhận xét.
4.Củng cố – dặn dò
- Tổ chức: Thi kể chuyện - hát – đọc thơtheo chủ đề trên.
- GV - cả lớp nhận xét.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
=>Kính già yêu trẻ
- Tôn trọng phụ nữ
- Hợp tác với những người xung quanh.
- Nhắc lại tựa
=>Người già và trẻ em là..truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
=>Phụ nữ có vai trò quan trọng..tôn trọng.
=>..Công việc sẽ thuận lợi hơn và đạt kết quả tốt hơn.
- Hs làm việc cá nhân 
- 1 em lên bảng làm
- Hs lựa chọn ý đúng a, b, c, d. đ
- Hs suy nghĩ – bày tỏ thái độ. Giải thích vì sao em tán thành hoặc không tán thành.
- Ý kiến tán thành: b;c
- Các nhóm phân vai trao đổi trong nhóm
- Sắm vai trước lớp. 
=>Tập hợp phân công những bạn hát hay múa dẻo. 
- Bạn không biết hát- múa thì giúp đỡ chuẩn bị trang phục 
- Phân công mỗi bạn một việc cụ thể chuẩn bị cây- đào hố – lắp đất – tưới cây- rào cây
- HS tự bình chọn.
- Hs tự liên hệ 
- Hs xung phong hát – đọc thơ kể chuyện về mẹ- hoặc về cô giáo – về nữ anh hùng
Sinh hoạt tập thể
TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG, BÁC HỒ
I. Mục tiêu
- Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn Đảng và tình yêu quê hương đất nước.
- Động viên tinh thần học tập, rèn luyện và tạo thêm điều kiện để các em hiểu biết lẫn nhau, gắn bó với tập thể lớp và nhà trường.
- Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp.
*GDTTHCM: GD cho HS nhớ ơn Đảng và Bác Hồ đã có công lao to lớn với đất nước, với dân tộc
II. Đồ dùng dạy học
- Những bài hát, bài thơ câu chuyện... ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước và mùa xuân.
- Những sáng tác tự biên tự diễn của học sinh theo chủ đề hoạt động.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định
2. Bài mới
- GVCN làm việc với tập thể lớp:
+ Nêu chủ đề hoạt động, nội dung và hình thức tiến hành, đề nghị mỗi học sinh trong lớp cùng chuẩn bị và sẵn sàng tham gia.
+ Thành lập hai đội để giao lưu thi đấu, mỗi đội cử ra một đội trưởng đặt tên cho hai đội 
- Giáo viên hội ý với lực lượng cán sự lớp và hai đội trưởng để thống nhất các yêu cầu và phân công chuẩn bị hoạt động như:
+ Phân công người dẫn chương trình, xây dựng chương trình.
+ Chọn cử BGK, phân công trang trí 
3. Tiến hành hoạt động
a) Khởi động 
- Bắt bài hát tập thể
- Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, nêu nội dung và hình thức giao lưu, giới thiệu BGK và mới hai đội lên tham dự.
b) Giao lưu
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố, thành viên hai đội lần lượt thực hiện theo yêu cầu.
- Trong qua trình giao lưu cần giao lưu với cổ động viên qua một số câu hỏi.
* Kết thúc hoạt động
	Người dẫn chương trình công bố kết quả của hai đội và nhận xét ý thức tham gia vui chơi của hai đội và tập thể lớp.
4. Củng cố - dặn dò
- GD cho HS nhớ ơn Đảng và Bác Hồ đã có công lao to lớn với đất nước, với dân tộc
- Chuẩn bị tiết sau
- Hát
- Nghe GV phổ biến nội dung sinh hoạt.
- HS tập trung trong lớp.
- Thống nhất các yêu cầu và phân công chuẩn bị hoạt động
- HS phân công theo hướng dẫn của GV
- HS hát
+ Cả lớp theo dõi.
- HS nhận nhiệm vụ..
- Các tổ cùng chơi.
- HS chú ý lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 18 chieu.doc