Lịch soạn giảng tuần thứ hai năm học 2012 - 2013

Lịch soạn giảng tuần thứ hai năm học 2012 - 2013

 I. Mục tiêu

- Biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.

- Đọc diễn cảm toàn bài thể hiện tình cảm chân trọng tự hào

- Hiểu các từ : văn hiến, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, tiến sĩ, chứng tích.

- Hiểu nội dung bài: Nước VN có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời .

- Giáo dục HS trân trọng và tự hào nền văn hiến nước nhà .

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

GDKNS: Lắng nghe tích cực;hợp tác;xác định giá trị

II. Đồ dùng dạy- học

 - Tranh minh hoạ trang 16 SGK

 - Bảng phụ viết sẵn: Triều đại/ Lý/ Số khoa thi/ 6/ Số tiến sĩ11/ số trạng nguyên/ o/

III. Các hoạt động dạy- học

 

docx 36 trang Người đăng huong21 Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lịch soạn giảng tuần thứ hai năm học 2012 - 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SOẠN GIẢNG TUẦN THỨ HAI
NĂM HỌC 2012-2013
Từ ngày 3/9 đến ngày 7/9 năm 2012
Thứ ngày
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Thứ 2
3-9-2012
2
3
6
2
3
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Đạo đức
Khoa học
Tuần 2
Nghìn năm văn hiến
Luyện tập
Em là học sinh lớp năm(tt)
Nam hay nữ(tt)
Thứ 3
4-9-2012
7
3
2
Toán
LT &C
Chính tả
Ôn tập: Phép cộng và phép trừ hai phân số
Mở rộng vốn từ: Tổ Quốc
Lương Ngọc Quyến(nghe –viết)
Thứ 4
5-9-2012
4
8
4
3
Tập đọc
Toán
Khoa học
TLV
Sắc màu em yêu
Ôn tập: Phép nhân và phép chia hai phân số
Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
Luyện tập tả cảnh
Thứ 5
6-9-2012
4
9
2
2
LT&C
Toán
Địa lý
Kĩ thuật
Luyện tập về từ đồng nghĩa
Hỗn số
Địa hình và khoáng sản
Đính khuy hai lỗ
Thứ 6
7-9-2012
10
2
4
2
2
Toán
Kể chuyện
TLV
Lịch sử
Sinh hoạt
Hỗn số(tt)
Kể chuyện đã nghe,đã đọc
Luyện tập làm báo cáo thống kê
Nguyễn Trường Tộ muốn canh tân đất nước
Tuần 2
Thứ hai ,ngày 3 tháng 9 năm 2012
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 3	 Bài:NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
 Nguyễn Hoàng
 I. Mục tiêu
- Biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
- Đọc diễn cảm toàn bài thể hiện tình cảm chân trọng tự hào
- Hiểu các từ : văn hiến, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, tiến sĩ, chứng tích...
- Hiểu nội dung bài: Nước VN có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời .
- Giáo dục HS trân trọng và tự hào nền văn hiến nước nhà .
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
GDKNS: Lắng nghe tích cực;hợp tác;xác định giá trị
II. Đồ dùng dạy- học
 - Tranh minh hoạ trang 16 SGK
 - Bảng phụ viết sẵn: Triều đại/ Lý/ Số khoa thi/ 6/ Số tiến sĩ11/ số trạng nguyên/ o/
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: Nề nếp lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới
HĐ1. Giới thiệu bài 
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ 
 H: Tranh vẽ cảnh ở đâu?
 Em biết gì về di tích lịch sử này?
GV: đây là ảnh chụp Khuê Văn Các trong Văn Miếu- Quốc tử Giám- Một di tích lịch sử nổi tiếng ở HN Đây là trường đại học đầu tiên của VN một chứng tích về nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta. chúng ta cùng tìm hiểu nền văn hiến của đất nước qua bài tập đọc Nghìn năm văn hiến
HĐ2 luyện đọc
- GV đọc mẫu bài (Giọng đọc rõ ràng, rành mạch, tuần tự từng mục của bảng thống kê, thể hiện sự trân trọng, tự hào về những chứng tích văn hiến của dân tộc)
- Gọi HS chia đoạn: bài chia 3 đoạn
+ Đoạn1: từ đầu ....cụ thể như sau.
+ Đoạn2; bảng thống kê.
+ đoạn 3 còn lại
 - Gọi3 HS nối tiếp đọc bài
- GV sửa lỗi cho HS 
- GV ghi từ khó đọc 
 - Gọi 3 HS đọc nối tiếp lần hai 
- GV sửa lỗi ngắt giọng cho HS 
* Ngắt giọng trình tự cột hàng ngang :
Triều đại/ Lý/ Số khoa thi/ 6/ số tiến sĩ/ 11/ số trạng nguyên/ 0/
Tổng cộng/ số khoa thi/ 185/ số tiến sĩ/ 2896/ số trạng nguyên/ 46/.
- Gọi HS đọc chú giải SGK 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 3(3p) 
- 3 HS đọc toàn bài 
HĐ 3. Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
H: Đến thăm văn miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?
H: đoạn 1 cho ta niết điều gì?
GV Tiểu kết ý đoạn 1: VN có truyền thống khoa cử lâu đời
- Yêu cầu đọc bảng thống kê để tìm xem:
+ Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
+ triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?
GV: văn miếu vừa là nơi thờ khổng tử và các bậc hiền triết nổi tiếng về đạo nho của Trung Quốc, là nơi dạy các thái tử học. đến năm 1075 đời vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám . Năm 1076 là mốc khởi đầu của GD đại học chính quy của nước ta...
- Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hoá VN?
- Đoạn còn lại của bài văn cho em biết điều gì?
- GV TK ý 2 : Chứng tích về một nền văn hiến kâu đời
H: bài văn nói lên điều gì?
- GV ghi bảng nội dung chính của bài.
- Gọi 3 em nhắc lại ý nghĩa.
HĐ 4. Đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp bài
H: 3 bạn đọc đã phù hợp với nội dung bài dạy chưa?
- Treo bảng phụ có nội dung đoạn chọn hướng dẫn đọc ( đoạn 2 Bảng thống kê)
- GV đọc mẫu.
- HS luyện đọc theo nhóm 6(3p)
- HS thi đọc
4. Củng cố- dặn dò
- Nhận xét tiét học
- chuẩn bị bài sau
- Báo cáo sĩ số+ Hát
- 3 HS đọc mỗi em đọc 1 đoạn, trả lời câu hỏi SGK
- HS quan sát
- Tranh vẽ khuê văn Các ở Quốc Tử Giám
- Văn miếu là di tích lịch sử nổi tiếng ở thủ đô HN . Đây là trường đại học đầu tiên của VN ...
- cả lớp đọc thầm bài
-3 HS đọc nối tiếp ( đọc 2 lượt)
- HS đọc: Tiến sĩ, Thiên Quang,cổ kính, Quốc Tử Giám, lấy đỗ,
- HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe
- 3 HS đọc thành tiếng
- 2 HS đọc 
- HS luyện đọc theo nhóm 3 ( 3 phút )
- HS đọc thầm bài và đọc to câu hỏi
- Khách nước ngoài ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075 nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua VN đã tổ chức được 185 khoa thi lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ
- VN có truyền thống khoa thi cử lâu đời
- HS đọc
- Triều đại Lê tổ chức nhiều khoa thi nhất: 104 khoa
- Triều đại Lê có nhiều tiến sĩ nhất 1780
- VN là một nước có nền văn hiến lâu đời...
- Chứng tích về 1 nền văn hiến lâu đời
* ý nghĩa : VN có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời của nước ta 
- 3 HS đọc nối bài.
- HS đọc và bình chọn bạn đọc hay nhất
- Lắng nghe,thực hiện.
=======***=======
Môn: TOÁN
Tiết 6	Bài:LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu Giúp HS :
- Biết đọc, viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số.
- Chuyển một phân số thành phân số thập phân.
- Giải bài toán về tìm giá trị của một phân số của một số cho trước.
- Giáo dục HS yêu thích môn học .
GDKNS: Hợp tác;đảm nhận trách nhiệm;giải quyết vấn đề
II. Đồ dùng dạy-học :
Bảng phụ .
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: Chuyển tiết
2.Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới
* HĐ 1.Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài : Trong giờ học này các em sẽ cùng làm các bài toán về phân số thập phân và tìm giá trị phân số thập phân của một số cho trước.
HĐ 2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1(cá nhân)
- GV vẽ tia số lên bảng, gọi 1 HS lên bảng làm bài, yêu cầu các HS khác vẽ tia số vào vở và điền vào các phân số thập phân.
- GV nhận xét bài của HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu HS đọc các phân số thập phân trên tia số.
Bài 2(cặp)
- GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- hát
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
* Chuyển phân số thành phân số thập phân :
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS làm bài.
- Theo dõi bài chữa của GV để tự kiểm tra bài của mình, sau đó đọc các phân số thập phân.
- HS : Bài tập yêu cầu chúng ta viết các phân số đã cho thành phân số thập phân.
 = = 
 = = 
 = 
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3 (nhóm bàn)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài sau đó hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- HS : Bài tập yêu cầu viết các phân số đã cho thành các phân số thập phân có mẫu số là 100.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
= = 
 = = 
 = = 
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét bài của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
-Lắng nghe,thực hiện.
======***======
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 2	Bài: EM LÀ HỌC SINH LỚP NĂM ( TIẾT 2)
I. Mục tiêu :
- Biết HS lớp 5 là HS lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học tập, rèn luyện. 
- Vui và tự hào khi là học sinh lớp 5. 
GDKNS:Tự nhận thức;xác định giá trị;ra quyết định
Phương pháp:Thảo luận nhóm;động não;xử lý tình huống
II. Đồ dùng dạy học :
Phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức: Chuyển tiết
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Để xứng đáng là HS lớp 5, mỗi một HS cần phải làm gì ? 
- Trong tuần vừa qua, em đã làm gì để xứng đáng là một HS gương mẫu ? 
GV nhận xét ;ghi điểm.
3.Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài
HĐ 2. Thảo luận về kế hoạch phấn đấu 
- GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bản kế hoạch 
- GV theo dõi 
- Kết luận : Để xứng đáng là HS lớp 5 các em cần quyết tâm, phấn đấu, rèn luyện có kế hoạch
HĐ 3. Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu. 
* Em học tập được gì từ tấm gương đó ?
- Kết luận :Các em cần học tập theo các tấm gương tốt để mau tiến bộ.
HĐ 4. Hát, múa, đọc thơ, giới thiệu tranh
- GV yêu cầu HS treo tranh đã về lên bảng theo nhóm
- Thi múa hát, đọc thơ về chủ đề “Trường em” 
- GV nhận xét, tuyên dương các tổ xuất sắc 
- Kết luận: Chúng ta rất vui và tự hào khi là HS lớp 5. Các em hãy cố gắng học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng là lớp đàn anh, đàn chị trong trường để HS các lớp dưới noi theo.
* Hoạt động tiếp nối: Thực hiện tốt các nội quy của trường 
4. Củng cố-dặn dò:
- Dặn dò : Chuẩn bị bài 2
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- Một số HS đọc bản kế hoạch trước lớp. 
- HS cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- HS kể về các HS lớp 5 gương mẫu 
- HS trả lời
- HS giới thiệu tranh vẽ của nhóm mình với cả lớp
- Mỗi tổ trình bày một tiết mục đã chuẩn bị 
- HS theo dõi và nhận xét
Lắng nghe,thực hiện
=======***=======
Môn: KHOA HỌC
BÀI 3: NAM HAY NỮ? (TT)
I. Mục tiêu: 
- 	Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ
GDKNS:phân tích đối chiếu các đặc điểm ,đặc trưng của nam và nữ;trình bày suy nghĩ của mình về quan niệm nam nữ trong xã hội;tự nhận thức và xác định giá trị bản thân
( phương pháp dạy học: làm việc nhóm;hỏi đáp với chuyên gia)
II. Đồ dùng dạy –học: 
- 	GV: Hình vẽ trong sách giáo khoa, các tấm phiếu 
- 	HS: Sách giáo khoa 
III-Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: Chuyển tiết
2. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài:
HĐ 2 .Thảo luận một số quan niệm xã hội về nam và nữ
Ÿ Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV yêu cầu các nhóm thảo luận
Bạn có đồng ý với những câu dưới đây không ? Hãy giải thích tại sao ?
Công việc nội trợ là của phụ nữ.
Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình 
Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật .
Trong gia đình, những yêu cầu hay cư xử của cha mẹ với con trai và con gái có khác nhau không và khác nhau như thế nào? Như vậy có hợp lí không ?
Liên hệ trong lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa HS nam và HS n ...  hiến đã giúp các em biết đọc bảng thống kê số liệu. Bảng thống kê số liệu có tác dụng gì, cách lập bảng như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó ( ghi bảng)
HĐ 2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:(SGK- 23) Nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Tổ chức HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn:
+ Đọc lại bảng thống kê
+ Trả lời từng câu hỏi
- GV cho lớp trưởng điều khiển
H: Số khoa thi, số tiến sĩ của nước ta từ năm 1075- 1919?
H: Số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng triều đại?
- Hát
- 3 HS đọc đoạn văn của mình
- Cho ta biết VN có truyền thống khoa cử lâu đời
- Dựa vào bảng thống kê số liệu các khoa thi cử của từng triều đại
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận nhóm 4 ghi câu trả lời ra giấy nháp
- 1 HS hỏi HS nhóm khác trả lời, nhóm khác bổ xung
- Từ năm 1075 đến 1919 số khoa thi: 185 số tiến sĩ: 2896
- 6 HS nối tiếp đọc lại bảng thống kê
Triều đại
Số khoa thi
Số tiến sĩ
Số trạng nguyên
Lí
6
11
0
Trần
14
51
9
Hồ
2
12
0
Lê
104
1780
27
Mạc
21
484
10
Nguyễn
38
558
0
H: Số bia và số tién sĩ có khắc tên trên bia còn lại đến ngày nay?
H: Các số liệu khắc trên được trình bày dưới những hính thức nào?
H: các số liệu thống kê trên có tác dụng gì?
KL: Các số liêu được trình bày dưới 2 hình thức đó là nêu số liệu và trình bày bảng số liệu
Bài 2: ( SGK- 23)cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài tập
- Gọi HS trình bày kết quả của tổ mình
- nhận xét bài 
- Số bia: 82, số tiến sĩ có tên khắc trên bia: 1006
- được trình bày trên bảng số liệu, nêu số liệu.
- Giúp người đọc tìm thông tin dễ dàng, dễ so sánh số liệu giữa các triều đại.
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS tự làm bài vào vở
- HS các tổ lần lượt lên điền trên bảng lớp.
- HS nhận xét bài trên bảng
 VD: Bảng thống kê số liệu của từng tổ lớp 5A
Tổ
Số HS
Nữ
Nam
Khá, giỏi
Tổ 1
10
4
6
5
Tổ 2
10
4
6
2
Tổ 3
10
2
8
3
Tổng số HS trong lớp
30
10
18
10
H: Nhìn vào bảng thống kê em biết được điều gì?
H: Tổ nào có nhiều HS khá giỏi nhất?
H: Tổ nào có nhiều HS nữ nhất?
H: Bảng thống kê có tác dụng gì?
- Nhận xét câu trả lời của HS
4. Củng cố- dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn hS về nhà lập bảng thống kê 5 gia đình ở gần nơi em ở về; số người, số con là nam, số con là nữ
- Số tổ trong lớp, số HS trong từng tổ, số HS nam, nữ, số HS khá giỏi trong từng tổ
- Tổ 1
- Tổ 1;2
- Bảng thống kê giúp ta biết được những số liệu chính xác, tìm số liệu nhanh chóng dễ dàng so sánh các số liệu
========***========
Môn : LỊCH SỬ
Tiết 2 	Bài: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC 
I.Mục tiêu:
- Nắm được một vài đề nghị chính ve cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh:
+ Đề nghị mở rộng quan hệ ngoại giao với nhieu nước.
+ Thông thương với thế giới, thuê ngừi nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguon lợi ve biển, rừng, đất đai, khoáng sản.
+ Mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc.
- Hs khá, giỏi: Biết những lí do khiến cho những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ không được vua quan nhà Nguyen nghe theo và thực hiện: Vua quan nhà Nguyễn không biết tình hình các nước trên thế giới và cũng không muốn có những thay đổi trong nước.
GDKNS: Lắng nghe tích cực;hợp tác;xác định giá trị
II. Đồ dùng;
Tranh minh hoạ SGK. Chân dung Nguyễn Trường Tộ. Phiếu học tập cho hs.
III. Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: Chuyển tiết
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu băn khoăn và suy nghĩ của trương Định khi nhận được lệnh vua.
Cho biết tình cảm của nhân dân ta với Trương Định.
Nêu cảm nghĩ của em về Trương Định.
GV nhận xét ;ghi điểm
B. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài :Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, một số người yêu nước đứng lên chống giặc như: Trương Định. Cũng có một số người yêu nước chọn con đường canh tân đất nước để nước tự lực tự cường . Trong đó có Nguyễn Trường Tộ.
HĐ 2. Tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ
Cho HS đọc nội dung SGK và thảo luận nhóm về : 
Quê quán của Nguyễn Trường Tộ , năm sinh và mất.
HĐ 3. Tình hình đất nước ta trước sự xâm lược của thực dân Pháp.
Ông đã đi đâu và tìm hiểu những gì?
Ông có suy nghĩ gì để cứu nước cứu dân?
Cho các nhóm báo cáo.
Nghe và nhận xét.
Cho HS đọc và thảo luận theo nhóm.
Tại sao thực dân Pháp dễ dàng xâm lược nước ta? Điều đó cho thấy tình hình nước ta lúc đó như thế nào?
Gọi các nhóm nêu ý kiến:
Kết luận:
Triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ thực dân Pháp.
Kinh tế đất nước nghèo nàn lạc hậu. đất nước không đủ sức tự lực tự cường.
Trước tình hình như trên đã đặt ra yêu cầu gì để đất nước khỏi bị lạc hậu.
HĐ 4.Những đề nghị đổi mới đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
Cần đổi mới để đủ sức tự lực tự cường. Chính vì vậy Nguyễn Trường Tộ đã nhiều lần gửi lên vua và triều đình nhiều bản điều trần đề nghị canh tân đất nước .
Cho HS đọc sách giáo khoa và trả lời: Nguyễn Trường Tộ đưa ra những đề nghị gì? 
Nghe và kết luận
Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với các nước.
Thuê chuyên gia nước ngoài giúp ta phát triển kinh tế.
Xây dựng quân đội hùng mạnh.
Mở trường dạy cách sử dụng máy móc: đóng tàu, đúc súng......
Nhà vua và triều đình có thái độ như thế nào?Vì sao?
Không thực hiện, vì vua bảo thủ, lạc hậu cho rằng những phương pháp cũ cũng đủ điều khiển quốc gia rồi.
Việc vua quan nhà Nguyễn phản đối đề nghị canh tân đất nước cho thấy họ là người như thế nào?
Bảo thủ, lạc hậu không hiểu gì về thế giới.
Cho HS lấy ví dụ minh hoạ.
Chính những điều đó đã làm cho đất nước ta suy yếu , chịu sự đô hộ của thực dân Pháp.
4. Củng cố dặn dò
Nhân dân ta đánh giá thế nào về Nguyễn Trường Tộ?
Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ.
Hát
3 HS trả lời.
Nghe.
Thực hiện theo yêu cầu.
Nghe và nhận xét , bổ sung.
Thảo luận và nêu ý kiến.
Nghe và bổ sung.
Đọc SGK.
Làm việc cá nhân và nếu ý kiến.
Nghe và bổ sung..
Trả lời .
Nghe và bổ sung.
Nêu nội dung bài
========***=======
Môn: KỂ CHUYỆN
Bài: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
 I. Mục tiêu
 - Chọn được một chuyện viết về anh hùng, danh nhân của nước ta và kể lại được rõ ràng, đủ ý.
 - Hiểu nội dung chính và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 - Nghe và biết nhận xét, đánh giá, đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi,... về câu truyên mà các bạn kể.
 - Rèn luyện thói quen ham đọc sách, báo cho HS.
GDKNS: Hợp tác;đảm nhận trách nhiệm;quản lý thời gian
II. Đồ dùng dạy học
 - HS và GV sưu tầm 1 số sách báo nói về các anh hùng, danh nhân của đất nước.
- Bảng lớp viết sẵn đề bài có mục gợi ý 3 trang 19.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: Chuyển tiết
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau kể lại truyện Lí Tự Trọng
+H: câu truyện ca ngợi ai, về diều gì?
- GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài.
HĐ 2. Hướng dẫn kể truyện:
a) Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV gạch chân các từ: đã nghe, đã đọc, anh hùng, danh nhân.
+ H: Những người như thế nào thì được gọi là anh hùng, danh nhân?
- Gọi HS đọc phần gợi ý
- GV: Trong chương trình tiếng việt lớp 2,3,4 các em đã được học rất nhiều truyện về các anh hùng, danh nhân như: Hai Bà Trưng, Chàng trai làng Phù Đổng... Chúng ta còn đọc nhiều truyện danh nhân khác nữa. Hày nói tên câu chuyện sẽ kể về anh hùng, danh nhân, về chiến công của họ mà em định kể ngày hôm nay.
- Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3. GV ghi nhanh tiêu chí đánh giá lên bảng.
+ Nội dung câu chuyện đúng chủ đề: 4 điểm.
+ cách kể hay, có phối hợp với giọng điệu cử chỉ : 3 điểm.
+ Nêu đúng ý nghĩa câu truyên: 1 điểm
+ trả lời được câu hỏi của các bạn: 1 điểm.
 b) kể trong nhóm.
- Chia nhóm 3.
- GV giúp đỡ từng nhóm
 c) Thi kể và trao đổi về ý nghĩa câu truyện.
- Cho HS thi kể trước lớp.
- GV tổ chức bình chọn. 
+ bạn có câu chuyện hay nhất.
+ bạn kể truyện hấp dẫn nhất.
 4. Củng cố- dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- về kể lại chuyên cho người thân nghe
- Hát
- 3 HS kể nối tiếp.
- 1 HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét.
- HS đọc đề bài
- Danh nhân là người có danh tiếng, có công trạng với đất nước, tên tuổi được người đời ghi nhớ.
- Anh hùng là người lập công trạng đặc biệt, lớn lao đối với nhân dân, đất nước
- 4 HS nối tiếp đọc. 
- HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
- HS kể theo nhóm 3. 
- HS cùng kể , nhận xét cho nhau
- HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn
- HS nhận xét lời kể của bạn
=======***=======
Tiết 2	Sinh hoạt chủ nhiệm
I.Mục tiêu:
Học sinh năm được nội dung chủ đề tuần: Truyền thống nhà trường
Học sinh biết tự nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nội dung thi đua của bản thân, của tổ, của lớp.
Thông qua chủ đề tuần để giáo dục ý thức học tập và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
Học sinh ham thích và tự giác tham gia các hoạt động
GDKNS: Hợp tác;tư duy tích cực
II.Chuẩn bị:
Phiếu tự nhận xét cá nhân
Bảng thi đua các tổ
Bảng đăng kí thi đua
Ngôi sao
Một số hình ảnh về phong trào thi đua “Học tập chăm ngoan và làm việc tốt”
III.Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: hát tập thể
2. Nội dung:
HĐ 1: cá nhân “Nhận xét – đánh giá việc thực hiện nội dung thi đua trong tuần”
Phát phiếu tự nhận xét, đánh giá
Hướng dẫn học sinh thực hiện trên phiếu
Theo dõi học sinh thực hiện
Tổng kết, khen thưởng tổ xuất sắc và cá nhân điển hình
Trò chơi “Giải ô chữ”
HĐ 2:hoạt động tập thể
Tổ chức cho học sinh trình bày các nội dung mình đã thực hiện được trong phong trào “Thi đua học tập chăm ngoan và làm nhiều việc tốt”
Gv chốt, liên hệ thực tế
Giới thiệu một số hình ảnh về những việc tốt của các bạn trong trường và những bạn nhỏ ở các trường khác.
Giáo dục tư tưởng
Văn nghệ
HĐ 3.hoạt động nhóm
Phát động phong trào “Truyền thống nhà trường
Giữ kỉ luật tốt trong ngày khai giảng
Tìm hiểu về truyền thống của nhà trường
Thi đua học tập chăm ngoan và làm việc tốt
Giáo dục môi trường:
Giữ gìn trường, lớp sạch đẹp
Giữ lớp học luôn gọn gàng, ngăn nắp
Gv chốt
Chúc mừng sinh nhật các bạn trong tuần 2
4. Củng cố ;dặn dò:
-Dặn dò tiết sau
Lớp chúng mình
Cá nhân thực hiện trên phiếu
Tổ trưởng tóm tắt thành tích của tổ mình, chọn cá nhân điển hình
Lớp trưởng tổng hợp thành tích của cả lớp
Giải ô chữ “Chú bộ đội”
Mỗi HS lên trình bày những việc mình đã thực hiện được
HS xem hình ảnh
Liên hệ thực tế, nêu gương điển hình của lớp về học tập chăm ngoan và làm được nhiều việc tốt
Hát 
Các nhóm thảo luận và đăng kí thi đua
Các tổ đăng kí cho lớp trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docxTUAN 2 CKTKNKNS GIAM TAI RATVIP.docx