Luyện đề Tiếng Việt lớp 5

Luyện đề Tiếng Việt lớp 5

Luyện đề Tiếng Việt.

Đề 1

1. Cho đoạn thơ: Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút

 Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng

 Rễ dừa vẫn bám sâu vào lòng đất.

 Như dân làng bám chặt quê hương.

 ( Dừa ơi- Lê Anh Xuân)

a/ Đoạn thơ trên sử dụng rộng rãi biện pháp nghệ thuật nào? Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều đó.

b/ Qua hình ảnh cây dừa, em hiểu gì về phẩm chất và tâm hồn của người dân miền Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.

2.Cho các từ ngữ sau:

Dân tộc, công an, yêu nước,đồn biên phòng, cảnh giác, nhân đạo, chiến sĩ an ninh, đoàn kết, anh hùng, bất khuất, tự cường, trinh sát, cần cù, nhân ái, cơ quan an ninh, yêu nước thương nòi.

Hãy sắp xếp các từ trên thành hai nhóm, tương ứng với hai chủ đề dã học.

3. Lựa chọn từ láy ( hoặc tiếng tạo từ láy) điền vào chỗ chấm:

 “ Mặt trăng tròn .,. nhô lên sau luỹ tre. Bầu trời điểm xuyết một vài ngôi sao . như những con đóm nhỏ. Không gian mới yên tĩnh làm sao! Chỉ còn tiếng sương đêm rơi . lên lá cây và tiếng côn trùng. trong đất ẩm. Chị Gió chuyên cần .bay làm.mấy ngọn xà cừ trồng ven đường.

Đâu đây mùi hoa thiên lí .lan toả’’

(trịa, nhanh nhanh,lung linh, lốp đốp, rì rầm, nhẹ nhàng, rung rung, nồng nàn, hăng hắc,vành vạnh, nhanh nhẹn, lấp lánh, lộp bộp, rỉ rả, ào ào, run run, nồng nặc, sực nức, trĩnh, từ từ, lóng lánh, rào rào, ra rả, vi vu, run rẩy, thoang thoảng, dịu dàng, tròn, lừ đừ, lập loè, nhè nhẹ, ầm ầm, lồng lộng, lay lay, bay bay, ngan ngát)

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Luyện đề Tiếng Việt lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện đề Tiếng Việt.
Đề 1
1. Cho đoạn thơ: Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
 Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
 Rễ dừa vẫn bám sâu vào lòng đất.
 Như dân làng bám chặt quê hương.
 ( Dừa ơi- Lê Anh Xuân)
a/ Đoạn thơ trên sử dụng rộng rãi biện pháp nghệ thuật nào? Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều đó.
b/ Qua hình ảnh cây dừa, em hiểu gì về phẩm chất và tâm hồn của người dân miền Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.
2.Cho các từ ngữ sau:
Dân tộc, công an, yêu nước,đồn biên phòng, cảnh giác, nhân đạo, chiến sĩ an ninh, đoàn kết, anh hùng, bất khuất, tự cường, trinh sát, cần cù, nhân ái, cơ quan an ninh, yêu nước thương nòi.
Hãy sắp xếp các từ trên thành hai nhóm, tương ứng với hai chủ đề dã học.
3. Lựa chọn từ láy ( hoặc tiếng tạo từ láy) điền vào chỗ chấm:
 “ Mặt trăng tròn ......,......... nhô lên sau luỹ tre. Bầu trời điểm xuyết một vài ngôi sao ......... như những con đóm nhỏ. Không gian mới yên tĩnh làm sao! Chỉ còn tiếng sương đêm rơi ..................... lên lá cây và tiếng côn trùng....................... trong đất ẩm. Chị Gió chuyên cần ..................bay làm................mấy ngọn xà cừ trồng ven đường.....................
Đâu đây mùi hoa thiên lí .......................lan toả’’
(trịa, nhanh nhanh,lung linh, lốp đốp, rì rầm, nhẹ nhàng, rung rung, nồng nàn, hăng hắc,vành vạnh, nhanh nhẹn, lấp lánh, lộp bộp, rỉ rả, ào ào, run run, nồng nặc, sực nức, trĩnh, từ từ, lóng lánh, rào rào, ra rả, vi vu, run rẩy, thoang thoảng, dịu dàng, tròn, lừ đừ, lập loè, nhè nhẹ, ầm ầm, lồng lộng, lay lay, bay bay, ngan ngát)
4.Điền từ ngữ vào phần chấm để có câu ghép hợp nghĩa, có cặp từ hô ứng sau:
a....................vừa....................vừa....................
b....................đâu....................đấy....................
c....................bao nhiêu.......................bấy nhiêu........................
5.
 Quê hương là chùm khế ngọt
 Cho con trèohái mỗi ngày
 Quê hương là đường đi học
 Con về rợp bướm vàng bay. 
	(Quê hương- Đỗ Trung Quân)
Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào? Hình ảnh quê hương hiện lên có gì gần gũi, thân thương/
6. Quê hương em có nhiều cảnh đẹp. Em hãy viết thư cho bạn ở xa miêu tả một cảnh đẹp của quê hương mình. 
7.Cho đoạn văn:
 Tuấn chăm chú ngắm nghía từng động tác của bố. Cái bào của bố lướt trên mặt tấm ván y như con tàu lướt trên mặt biển, vậy mà đám vỏ bào đùn lên cứ y như sóng biển cuộn trào. Cái con tàu hình khối vuông dài lao vút lên trước, rồi lùi lại sau. Những làn sóng lúc thì cong vồng , lúc thì loăn xoăn, đợt thì màu vàng, đợt thì màu nâu, màu hồng, ùn lên phía trước mũi tàu.
a/ Ý chính của đoạn văn trên là gì?
b/ Cái bào của bố Tuấn khi lướt trên mặt tấm ván được so sánh với hình ảnh nào?
c/ Cái hay của việc miêu tả nhửng vỏ bào đó là gì?
d/ Hình ảnh người bố khônhg được miêu tả trực tiếp, nhưng qua công việc, ta thấy bố Tuấn là người như thế nào?
e/ Em cảm nhận được thái độ của Tuấn khi quan sát những động tác của bố là gì?
g/ Từ châm chú có nghĩa là gì?
h/ Trong câu văn “ Cái con tàu hình khối vuông dài lao vút lên trước, rồi lùi lại sau.”, chủ ngữ là gì?
i/ Từ ‘rồi” trong câu“ Cái con tàu hình khối vuông dài lao vút lên trước, rồi lùi lại sau.”, là loại từ nào?
 Đề 2 .
Cho đoạn văn:
 Tuấn chăm chú ngắm nghía từng động tác của bố. Cái bào của bố lướt trên mặt tấm ván y như con tàu lướt trên mặt biển, vậy mà đám vỏ bào đùn lên cứ y như sóng biển cuộn trào. Cái con tàu hình khối vuông dài lao vút lên trước, rồi lùi lại sau. Những làn sóng lúc thì cong vồng , lúc thì loăn xoăn, đợt thì màu vàng, đợt thì màu nâu, màu hồng, ùn lên phía trước mũi tàu.
a/ Ý chính của đoạn văn trên là gì?
b/ Cái bào của bố Tuấn khi lướt trên mặt tấm ván được so sánh với hình ảnh nào?
c/ Cái hay của việc miêu tả nhửng vỏ bào đó là gì?
d/ Hình ảnh người bố khônhg được miêu tả trực tiếp, nhưng qua công việc, ta thấy bố Tuấn là người như thế nào?
e/ Em cảm nhận được thái độ của Tuấn khi quan sát những động tác của bố là gì?
g/ Từ châm chú có nghĩa là gì?
h/ Trong câu văn “ Cái con tàu hình khối vuông dài lao vút lên trước, rồi lùi lại sau.”, chủ ngữ là gì?
i/ Từ ‘rồi” trong câu“ Cái con tàu hình khối vuông dài lao vút lên trước, rồi lùi lại sau.”, là loại từ nào?
Tìm những tiếng có thể ghép với “Chăm” để tạo ra 3 từ ghép và 3 từ láy.
Đặt câu với mỗi từ trên.
Trong đoạn thơ, em thích nhất hình ảnh nào? Đoạn thơ sau gợi cho em những cảm xúc gì về mẹ thân yêu?
 Thời gian chạy qua tóc mẹ
 Một màu trắng đến nôn nao
 Lưng mẹ cứ còng dần xuống
 Cho con ngày một thêm cao.
 ( Trong lời mẹ hát- Trương Nam Hương)
4. Em hãy miêu tả một người thân của em khi đang làm công việc yêu thích của họ.
 Đề 3.
1.Cho bài ca dao sau:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ , canh gà Thọ Xương
Mịt mùng khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
a. Từ “ la đà ’’đã khắc hoạ hình ảnh cành trúc với vẻ đẹp như thế nào?
b.Hãy miêu tả bức tranh buổi sớm Tây Hồ mà bài ca dao đã gợi lên trong tâm trí em.
2.Xác đinh chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong những câu sau:
a. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.
b.Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn nhà ông Tuyên.
3.Một bạn đã chia các từ ghép với từ “giáo” như sau:
Em hãy kiểm tra xem có từ nào bạn xếp sai nhóm thì sửa lại cho đúng để có hai nhóm từ mỗi nhóm mang một nét nghĩa của từ “giáo”
 Nhóm 1: giáo chủ, giáo án, giáo hội, giáo hoàng, giáo dân.
 Nhóm 2: giáo dục, giáo khoa, giáo sinh, giáo sĩ, giáo giới.
4.Bồi hồi bước chân qua ngôi trường tiểu học, trong lòng em lại rộn lên bao cảm xúc Hãy ghi lại một kỉ niệm mà em nhớ mãi dưới mái trường này.
Đề 4. 
Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau
Mỗi bông hoa trong vườn mang một màu sắc riêng rực rỡ.
Con gà nhà anh Bốn Linh cất tiếng gáy.
Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí không bao giờ thay đổi.
Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.
Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ.
 Tuổi thơ chở đầy cổ tích
 Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
 Đưa con đi cùng đất nước
 Chòng chành nhịp võng ca dao
 ( Trong lời mẹ hát- Trương Nam Hương)
Tuổi thơ của con thật kì diệu và trong sáng bởi con được sống trong ăm ắp lời ru ngọt ngào của mẹ. Điều đó được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ trên.
Cho hai nhân vật: ong và bướm đang cùng nhau tranh luận về công việc của mình xem ai có ích hơn. Em hãy thử tưởng tượng và ghi lại nội dung câu chuyện ấy.

Tài liệu đính kèm:

  • doc4 de thi hoc sinh gioi tieng viet 5.doc