Luyện tập Tiếng Việt 5 - Tuần 1 đến tuần 18

Luyện tập Tiếng Việt 5 - Tuần 1 đến tuần 18

Tuần 1 LUYỆN TẬP ĐỌC

 Quang cảnh làng mạc ngày mùa (Tô Hoài)

I/Mục tiêu: HS đọc diễn cảm bài văn Quang cảnh làng mạc ngày mùa và hiểu được nội dung bài văn.

II/Các hoạt động dạy và học:

TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

5’

30’

5’ 1/ Kiểm tra:

2/ Bài mới:

- Cho 1 HS giỏi đọc toàn bài.

- GV cho HS nêu cách đọc diễn cảm toàn bài.

- Cần nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả như: vàng xuộm, vàng hoe, .

- Cho HS đọc diễn cảm theo nhóm, đọc cá nhân, thi đọc.

- Cho HS nêu nội dung của bài văn.

- GV nhận xét, dặn dò

3/ Củng cố, dặn dò:

Tiết sau viết chính tả bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa đoạn “ Mùa đông treo lơ lửng”

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS nêu cách đọc diễn cảm từng đoạn của bài.

- HS đọc từ ngữ vàng xuộm, vàng hoe, .

- HS đọc diễn cảm theo nhóm, đọc cá nhân, thi đọc.

- 1 HS nêu.

 

doc 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Luyện tập Tiếng Việt 5 - Tuần 1 đến tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 LUYỆN TẬP ĐỌC
 Quang cảnh làng mạc ngày mùa (Tô Hoài)
I/Mục tiêu: HS đọc diễn cảm bài văn Quang cảnh làng mạc ngày mùa và hiểu được nội dung bài văn.
II/Các hoạt động dạy và học: 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Kiểm tra: 
2/ Bài mới: 
- Cho 1 HS giỏi đọc toàn bài.
- GV cho HS nêu cách đọc diễn cảm toàn bài.
- Cần nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả như: vàng xuộm, vàng hoe, ...
- Cho HS đọc diễn cảm theo nhóm, đọc cá nhân, thi đọc.
- Cho HS nêu nội dung của bài văn.
- GV nhận xét, dặn dò
3/ Củng cố, dặn dò:
Tiết sau viết chính tả bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa đoạn “ Mùa đôngtreo lơ lửng”
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS nêu cách đọc diễn cảm từng đoạn của bài.
- HS đọc từ ngữ vàng xuộm, vàng hoe, ...
- HS đọc diễn cảm theo nhóm, đọc cá nhân, thi đọc.
- 1 HS nêu.
 LUYỆN CHÍNH TẢ
 Quang cảnh làng mạc ngày mùa (Tô Hoài)
I/Mục tiêu: HS nghe viết đúng chính tả đoạn “Mùa đông..............treo lơ lửng” trong bài Quang cảnh làng mạc ngay mùa.
II/Các hoạt động dạy và học: 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Kiểm tra bài cũ: Đọc bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa
2/ Bài mới: 
- GV đọc mẫu đoạn viết.
-GV hướng dẫn HS viết bảng con số từ ngữ khó.
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV hướng dẫn HS chấm chữa bài.
- GV chấm lớp nhận xét.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GVdặn dò cho tuần sau: Từ đồng nghĩa.
- 3 HS
- 2 HS đọc đoạn viết.
- HS viết bảng con : sương sa, vàng xuộm, vàng hoe, lắc lư, xoan, cuống, chuỗi,...
- HS viết bài.
- HS chấm bài theo cặp.
- GV chấm lớp.
Tuần 2 LUYỆN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Từ đồng nghĩa
I/Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về từ đồng nghĩa.
II/Các hoạt động dạy và học: 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ.
2/ Bài mới: 
-GV cho HS nhắc lại khái niệm từ đồng nghĩa.
Bài 1: Điền vào chỗ trống 2 từ đồng nghĩa với mỗi từ sau:
a/ mênh mông:.................................................
b/ chót vót:......................................................
c/ lấp lánh:......................................................
d/ vắng vẻ:.......................................................
Bài 2: Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với những từ còn lại? Chọn câu trả lời đúng nhất.
 a/cầm b/nắm c/cõng d/xách
-GV nhận xét, dặn dò.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: Tả cảnh
- 2 HS
- HS làm vào vở
- bát ngát, bao la,
- vòi vọi, vời vợi,
- long lanh, lóng lánh,
- hiu quạnh, vắng teo,
- HS trao đổi nhóm đôi, nêu miệng.
 Đáp án:c
LUYỆN TẬP LÀM VĂN
Tả cảnh
I/Mục tiêu: HS lập được dàn ý tả cảnh đồng lúa chín vào buổi sáng.
II/Các hoạt động dạy và học: 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Kiểm tra bài cũ: 
Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép chỉ màu trắng.
2/ Bài mới: 
- GV ghi đề bài ở bảng.
-GV cho HS nhắc lại dàn bài chung của bài văn tả cảnh.
-GV cho HS dựa vào dàn bài, lập dàn ý đề văn trên.
-GV cho HS nêu miệng dàn ý vừa lập.
-GV nhận xét, dặn dò.
3/ Củng cố, dặn dò:
Chuẩn bị bài sau: Luyện đọc bài Lòng dân
- 2 HS
- HS đọc lại đề 
Em hãy lập dàn ý tả cảnh đồng lúa chín vào buổi sáng.
- 2 HS nêu dàn bài chung của bài văn tả cảnh.
- HS dựa vào dàn bài, lập dàn ý đề văn trên.
- HS nêu miệng dàn ý vừa lập.
Tuân 3 LUYỆN TẬP ĐỌC
Lòng dân (Nguyễn Văn Xe)
I/Mục tiêu: HS đọc diễn cảm vở kịch, hiểu ý nghĩa vở kịch.
II/Các hoạt động dạy và học: 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Kiểm tra bài cũ: Đọc dàn ý đã lập ở tiết Tập làm văn trước.
2/ Bài mới: 
- Cho 1 HS giỏi đọc toàn bài.
- GV cho HS nêu cách đọc diễn cảm đoạn kịch, nêu cách đọc lời của từng nhân vật.
- GV cho HS đọc phân vai theo nhóm, sau đó thi đọc.
- GV hỏi: +Đoạn kịch có mấy nhân vật?
 +Theo em, dì Năm là người có đức tích gì? Chọn câu trả lời đúng nhất.
a/nhanh trí b/dũng cảm c/yêu nước d/cả 3 đức tính nêu trên
 -GV nhận xét, dặn dò 
3/ Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị chính tả bài: Sắc màu em yêu
- HS giỏi đọc toàn bài.
- HS nêu cách đọc diễn cảm đoạn kịch, nêu cách đọc lời của từng nhân vật.
- HS đọc phân vai theo nhóm, sau đó thi đọc.
 Đáp án: d
LUYỆN CHÍNH TẢ
Sắc màu em yêu (Phạm Đình Ân)
I/Mục tiêu: HS nghe viết đúng 4 khổ thơ đầu của bài “Sắc màu em yêu”.
II/Các hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Kiểm tra bài cũ: Cho HS đọc phân vai bài Lòng dân
2/ Bài mới: 
-GV đọc 4 khổ thơ đầu.
-GV hướng dẫn HS viết bảng con số từ ngữ khó.
-GV nhắc nhở cách trình bày các khổ thơ.
-GV đọc cho HS viết bài.
-GV đọc cho HS soát lại bài, hướng dẫn HS chấm chữa bài.
- GV chấm khoảng 10 bài, nhận xét.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài: 
Luyện tập về từ đồng nghĩa
- 2 HS đọc lại 4 khổ thơ đầu
- HS viết bảng con số từ ngữ khó: khăn quàng, cao vợi, rực rỡ, hoa sim,...
- HS viết bài.
- HS chấm chữa bài theo nhóm đôi.
Tuần 4 LUYỆN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Luyện tập về từ đồng nghĩa
I/Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về từ đồng nghĩa.
II/Các hoạt động dạy và học: 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Kiểm tra bài cũ: HS viết lại số từ viết sai chính tả của tiết trước.
2/ Bài mới: 
-Cho HS nhắc lại khái niệm về từ đồng nghĩa. 
Bài 1: 
a/Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép chỉ màu trắng. b/Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép chỉ màu xanh.
Bài 2: Từ nào dưới đây dùng để tả màu sắc của hoa? Chọn câu trả lời đúng.
 a/trắng toát b/trắng bệch 
 c/trắng lốp d/trắng muốt
Bài 3: Từ nào dưới đây không dùng để tả màu của quả? Chọn câu trả lời đúng.
 a/đỏ ối b/đỏ mọng 
 c/đỏ au d/đỏ ửng 
-GV nhận xét, dặn dò.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập tả cảnh
- HS nêu.
- HS nêu miệng
- HS làm vào vở
 Đáp án: d
- HS trao đổi nhóm đôi
 Đáp án: c
 LUYỆN TẬP LÀM VĂN
 Tả cảnh
I/Mục tiêu: HS viết được bài văn tả cảnh hoàn chỉnh.
II/Các hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị làm bài viết của HS.
2/ Bài mới: 
-GV cho HS nhắc lại dàn bài chung của bài văn tả cảnh.
-GV cho HS chọn 1 trong 3 đề ở phần kiểm tra viết để làm.
+Chú ý: Không làm lại đề đã làm ở tiết kiểm tra viết( Tiết TLV trước)
-GV thu bài về chấm, dặn dò tuần sau.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: 
- HS đọc 3 đề bài:
1/ Tả cảnh một buổi sáng( hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây ( hay trong công viên, trên cánh đồng,)
2/ Tả một cơn mươa.
3/ Tả ngôi nhà của em.
- HS chọn 1 trong bài đề trên để làm.
Tuần 5 
LUYỆN TẬP ĐỌC : Một chuyên gia máy xúc (Hồng Thuỷ)
I/Mục tiêu: HS đọc diễn cảm bài Một chuyên gia máy xúc, hiểu nội dung bài.
II/Các hoạt động dạy và học: 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Kiểm tra bài cũ: Nhận xét bài TLV trước
2/ Bài mới:
-GV cho HS đọc diễn cảm bài Một chuyên gia máy xúc.
-GV cho HS làm số câu hỏi sau.
Câu 1: Tìm những từ ngữ tả hình dáng của A-lếch-xây điền vào chỗ trống.
a/Vóc người:...........................................
b/Mái tóc:...............................................
c/Trang phục:.........................................
d/Thân hình:..........................................
Câu 2: Vì sao anh Thuỷ chú ý đến A-lếch-xây? Chọn câu trả lời đúng nhất.
a/Vì thấy A-lếch-xây có hình dáng đẹp.
b/Vì thấy A-lếch-xây có vẻ giản dị, thân mật của một người lao động.
c/Vì thấy A-lếch-xây xuất hiện đột ngột.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài chính tả Một chuyên gia máy xúc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS nêu cách đọc diễn cảm từng đoạn của bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc diễn cảm theo nhóm, đọc cá nhân, thi đọc.
- 1 HS nêu.
 Đáp án: b
LUYỆN CHÍNH TẢ
Một chuyên gia máy xúc
I/Mục tiêu: 
-HS nghe viết đúng đoạn văn trong bài Một chuyên gia máy xúc.
-Nắm được quy tắc đánh dấu thanh các tiếng có chứa uô/ua
II/Các hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc bài Một chuyên gia máy xúc.
2/ Bài mới:
-GV đọc đoạn viết từ “A-lếch-xây nhìn tôi.....................A-lếch-xây”
-GV hướng dẫn HS viết bảng con số từ ngữ khó -GV đọc HS viết bài.
-GV hướng dẫn HS chấm bài.
-GV chấm khoảng 10 bài, nhận xét.
Bài tập: Nêu quy tắc đánh dấu thanh các tiếng sau đây: buồn, của
-GV chấm số bài tập, nhận xét. 
3/ Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: Từ đông âm
- 2 HS đọc đoạn viết.
- HS viết bảng con : A-lếch-xây, máy xúc, lắc mạnh, thắm thiết,...
- HS viết bài.
- HS chấm bài theo cặp.
- HS làm vở.
Tuần 6 LUYỆN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Từ đồng âm
I/Mục tiêu: 
- HS hiểu thế nào là từ đồng âm, nhận diện được từ đồng âm.
- Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm.
II/Các hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Kiểm tra bài cũ: 
2/ Bài mới: 
-GVcho HS nhắc lại thế nào là từ đồng âm. Cho ví dụ.
Bài 1: Tìm từ đồng âm trong đoạn thơ sau:
 Bà già đi chợ cầu Đông
 Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng?
 Thầy bói xem quẻ nói rằng:
 Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
Bài 2: Đặt câu để phân biệt nghĩa của 2 từ đồng âm giá, vải
-GV chấm số bài, nhận xét.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: TLV Tả cảnh
- HS nêu miệng từ đồng âm: lợi- lợi
- HS làm bài vào vở:
- Tôi để sách vở trên giá.
- Giá của quyển này là 2500 đồng.
- Mẹ tôi đi chợ mua vải về ăn.
- Mẹ tôi mua vải về may đồ.
LUYỆN TẬP LÀM VĂN
Tả cảnh
I/Mục tiêu: HS viết được bài văn Tả cảnh hoàn chỉnh.
II/Các hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Kiểm tra bài cũ: 
2/ Bài mới: 
-GV cho HS chọn 1 trong 3 đề kiểm tra viết ở STV-Tập 1
+Chú ý: Không chọn đề đã làm rồi.
-HS làm bài, GV thu bài về chấm.
-GV nhận xét, dặn dò
3/ Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: 
1/ Tả cảnh một buổi sáng( hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây ( hay trong công viên, trên cánh đồng,)
2/ Tả một cơn mươa.
3/ Tả ngôi nhà của em.
- HS chọn 1 trong bài đề trên để làm.
 Không chọn đề đã làm rồi.
Tuần 7 
LUYỆN TẬP ĐỌC: Những người bạn tốt (Lưu Anh)
I/Mục tiêu: HS đọc diễn cảm bài Những người bạn tốt, hiểu nội dung bài văn.
II/Các hoạt động dạy và học: 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Kiểm tra bài cũ: 
2/ Bài mới: 
-GV cho HS đọc diễn cảm bài văn.
-GV cho HS làm số câu hỏi sau:
Bài 1: Vì sao A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? Chọn câu trả lời đúng nhất.
a/ Vì ông không muốn bọn cướp giết hại.
b/ Vì ông biết đã có đàn cá heo cướp mình.
c/ Vì ông có khả năng vượt mọi hiểm nguy trên biển cả.
Bài 2: Đàn cá heo đã làm gì để cứu A-ri-ôn?  ... ’
30’
5’
1/ Kiểm tra bài cũ: 
2/ Bài mới: 
-Cho HS nhắc lại khái niệm quan hệ từ. Cho ví dụ.
-Nêu vai trò của các cặp quan hệ từ “nếu....thì”, “tuy....nhưng”, “vì....nên”.
Bài 1: Xác định quan hệ từ ở mỗi câu sau và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì?
a/Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát.
b/Tuy Hùng đau chân nhưng Hùng vẫn cố gắng đi học.
c/Nhờ thời tiết quanh năm thuận hoà mà các loại cây nông nghiệp quê em luôn cho năng suất cao.
Bài 2: Đặt câu có sử dụng quan hệ từ: mà, thì, bằng.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: 
- HS nhắc lại khái niệm quan hệ từ. Cho ví dụ.
Bài 1: HS nêu miệng
a/ vì- nên : nguyên nhân- kết quả
b/ tuy –nhưng: tương phản
Bài 2: HS làm vào vở
LUYỆN TẬP LÀM VĂN
Tả người (ngoại hình)
I/Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tả người.
-HS lập được dàn ý bài văn tả ông(bà) em.
II/Các hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Kiểm tra bài cũ: 
2/ Bài mới: 
- GV cho HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người.
- Tả ngoại hình cần tả những đặc điểm nổi bật nào?
- Tả tính tình, hoạt động cần tả những ý nào?
- Cho HS lập dàn ý chi tiết tả ngoại hình của ông(bà) em.
-HS trình bày dàn ý, GV nhận xét.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: 
- HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người.
- dáng người, khuôn mặt, mái tóc, làn da,
- cử chỉ, thói quen
- HS lập dàn ý chi tiết tả ngoại hình của ông(bà) em.
Tuần 13 LUYỆN TẬP ĐỌC
Người gác rừng tí hon (Nguyễn Thị Cẩm Châu)
I/Mục tiêu: 
-HS đọc trôi chảy, diễn cảm bài “Người gác rừng tí hon”.
-Hiểu nội dung bài văn.
II/Các hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Kiểm tra bài cũ: 
2/ Bài mới: 
- GV cho HS đọc diễn cảm bài văn.
- Cho HS làm các bài tập.
Câu 1: Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt trộm gỗ?
a/Vì bạn yêu mến rừng.
b/Vì bạn hiểu cây rừng là tài sản chung cần được bảo vệ.
c/Vì bạn hiểu bảo vệ cây rừng là tránh nhiệm của mỗi người.
d/Tất cả các lí do trên.
-GV cho HS nêu nội dung bài văn.
-GV nhận xét, dặn dò.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: 
- HS đọc diễn cảm bài văn.
- HS làm các bài tập.
- HS nêu miệng
 Đáp án: d
LUYỆN CHÍNH TẢ
Người gác rừng tí hon
I/Mục tiêu:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn “Từ đầu..... đánh xe ra bìa rừng chưa?”.
-Ôn lại cách viết từ ngữ có chứa âm đầu s/x.
II/Các hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Kiểm tra bài cũ: 
2/ Bài mới: 
- GV đọc mẫu đoạn viết.
- GV hướng dẫn HS viết bảng con số từ ngữ khó
- GV đọc bài cho HS viết.
- GV hướng dẫn HS chấm chữa bài, GV chấm khoảng 10 bài.
Bài tập: Tìm các từ ngữ có chứa tiếng sâm/xâm; sương/xương; sưa/xưa; siêu/xiêu.
-GV nhận xét, dặn dò.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: 
HS đọc đoạn viết.
HS viết bảng con số từ ngữ khó: loanh quanh, hằn, thắc mắc, bàn bạc, Sáu Bơ
HS viết bài.
Tuần 14 LUYỆN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ôn tập về từ loại
I/Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức về ôn tập từ loại.
II/Các hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Kiểm tra bài cũ: 
2/ Bài mới: 
-GV cho HS làm các bài tập.
Bài 1: Đọc câu văn sau rồi điền từ vào chỗ trống theo yêu cầu
 Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý, và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này,cái gì quý nhất.
a/Các từ là danh từ chung trong câu:......................
b/Các từ là danh từ riêng trong câu:.......................
Bài 2: Gạch dưới đại từ xưng hô trong các câu văn sau
a/Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”
Bài 3: Đặt 1 câu theo kiểu Ai là gì? Có danh từ làm chủ ngữ, gạch dưới danh từ đó.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: 
a/ hôm; đường; đời
b/ Hùng; Quý ; Nam
a/ tớ; cậu
Bạn Quỳnh là lớp trưởng lớp 5A.
LUYỆN TẬP LÀM VĂN
Luyện tập làm biên bản cuộc họp
I/Mục tiêu: 
-Củng cố kiến thức, kĩ năng làm biên bản cuộc họp.
-HS thực hành viết biên bản Đại hội chi đội của lớp mình.
II/Các hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Kiểm tra bài cũ: 
2/ Bài mới:
-GV cho HS đọc lại biên bản Đại hội chi đội.
-Biên bản gồm có mấy phần?
-GV cho HS thực hành lập biên bản Đại hội chi đội.
-GV chấm một số bài, nhận xét.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: 
- HS đọc lại biên bản Đại hội chi đội.
- HS nêu:
+Thời gian, địa điểm
+Thành phần tham dự
+Đoàn chủ tịch, ban thư kí
+Nội dung đại hội
- HS thực hành lập biên bản Đại hội chi đội.
Tuần 15 LUYỆN TẬP ĐỌC
Buôn Chư Lênh đón cô giáo (Theo Hà Đình Cẩn)
I/Mục tiêu: 
-HS đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn.
-Hiểu và cảm thụ bài văn.
II/Các hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Kiểm tra bài cũ: 
2/ Bài mới: 
- GV cho HS đọc nối tiếp toàn bài, sau đó cho HS nêu cách đọc diễn cảm bài văn.
- Cho HS đọc diễn cảm theo nhóm, sau đó thi đọc.
- Cho HS làm các bài tập.
Câu 1: Cô Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì? Chọn câu trả lời đúng nhất.
a/Để dạy học
b/Để mở trường dạy học.
c/Để viết chữ cho dân trong buôn xem.
- GV cho HS nêu nội dung bài.
- GV nhận xét, dặn dò.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: 
- HS đọc nối tiếp toàn bài, sau đó cho HS nêu cách đọc diễn cảm bài văn.
- HS đọc diễn cảm theo nhóm, sau đó thi đọc.
- HS nêu miệng:
 Đáp án: b
LUYỆN CHÍNH TẢ
Buôn Chư Lênh đón cô giáo
I/Mục tiêu: 
-Nghe viết đúng chính tả đoạn “ Y Hoa đến bên già RoK........cô giáo ạ!”.
-HS làm được các bài tập điền các tiếng có âm đầu là ch hoặc tr vào đoạn văn cho sẵn.
II/Các hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Kiểm tra bài cũ: 
2/ Bài mới: 
- GV đọc đoạn viết.
- GV hướng dẫn số từ ngữ khó
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV hướng dẫn HS chấm chữa bài, GV chấm khoảng 10 bài.
- GV nhận xét, dặn dò.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: 
HS đọc lại đoạn viết.
HS viết bảng con số từ ngữ khó: Y Hoa, già RoK, cột nóc, buôn, nhát dao.
HS viết bài.
Tuần 16 LUYỆN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ôn tập
I/Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về đại từ, quan hệ từ.
II/Các hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Kiểm tra bài cũ: 
2/ Bài mới: 
1/Đại từ:
- GV cho HS nhắc lại khái niệm đại từ.
- HS xác định đại từ trong ví dụ sau: Một con quạ khát nước. Nó tìm thấy một cái lọ có nước.
- Em hãy đặt câu có đại từ làm chủ ngữ.
2/Quan hệ từ:
- Cho HS nhắc lại khái niệm quan hệ từ.
- Xác định quan hệ từ trong ví dụ sau: 
 Tôi học bài và làm bài.
 Nếu thời tiết tốt thì lớp tôi sẽ đi cắm trại.
 Lan học bài còn Hà chơi nhảy dây.
 Không những Hà học giỏi mà Hà còn hát hay.
- Cho HS đặt câu có cặp quan hệ từ Vì......
 nên”, “Tuy.....nhưng”.
-GV nhận xét, dặn dò. 
3/ Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: 
- HS nhắc lại khái niệm đại từ.
 Nó
- HS làm vào vở:
 Tớ đang học bài.
- HS nhắc lại khái niệm quan hệ từ.
- HS làm vào vở:
và; nếu thì; còn; không những
 mà còn
- HS nêu miệng.
LUYỆN TẬP LÀM VĂN
Tả người
I/Mục tiêu: HS viết được bài văn tả người hoàn chỉnh.
II/Các hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Kiểm tra bài cũ: 
2/ Bài mới:
-GV ghi đề bài lên bảng: Tả người thân của em.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
+ Chú ý bố cục.
+ Người thân của em có thể là ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em,...
+ Chú ý cách viết câu.
+ Vận dụng biện pháp so sánh, nhân hoá khi làm bài.
- GV thu vở chấm.
- GV nhận xét, dặn dò.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: 
- HS đọc đề bài 
- HS làm bài vào vở
Tuần 17 LUYỆN TẬP ĐỌC
Ôn tập cuối kì 1
I/Mục tiêu:
- HS đọc trôi chảy, diễn cảm bài Cái gì quý nhất?.
- Hiểu và cảm thụ bài tập đọc Cái gì quý nhất?.
II/Các hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Kiểm tra bài cũ: 
2/ Bài mới: 
GV cho HS đọc diễn cảm bài Cái gì quý nhất? sau đó trả lời các câu hỏi sau:
1/ Theo Hùng, cái quý nhất trên đời là gì?
a/ Vàng b/ Lúa gạo c/ Thì giờ
2/ Theo Nam, cái quý nhất trên đời là gì?
a/ Thì giờ b/ Vàng c/ Lúa gạo 
3/ Theo thầy giáo, điều quý nhất trên đời là gì?
a/ Vàng b/ Thì giờ c/ Người lao động
4/ Từ “ tớ” trong câu Theo tớ, quý nhất là lúa gạo là:
a/ Đại từ dùng để xưng hô.
b/ Đại từ dùng để thay thế.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: Ngu Công xã Trịnh Tường ( Chính tả)
- HS đọc diễn cảm bài văn.
- HS trả lời miệng:
1/ Ý b
2/ Ý a
3/ Ý c
4/ Ý a
LUYỆN CHÍNH TẢ
Ngu Công xã Trịnh Tường
I/Mục tiêu: 
- HS viết đúng chính tả đoạn 1 của bài Ngu Công xã Trịnh Tường.
- HS tìm được số từ ngữ chứa tiếng có vần uyu, uynh.
II/Các hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Kiểm tra bài cũ: 
2/ Bài mới: 
-GV đọc đoạn viết.
-GV hướng dẫn HS viết bảng con số từ ngữ khó.
-GV đọc HS viết bài.
-GV hướng dẫn HS chấm chữa bài, GV thu 10 bài chấm.
Bài tập:
a/ Tìm 2 từ ngữ chứa tiếng có vần uyu.
b/ Tìm 2 từ ngữ chứa tiếng có vần uynh.
-GV nhận xét, dặn dò.
3/ Củng cố, dặn dò: Chuẩn bị thi GK1
- 1 HS đọc đoạn viết.
- HS viết bảng con số từ ngữ khó: Trịnh Tường, Bát Xát, Lào cai, ngỡ ngàng, ngoằn ngoèo, Phàn Phù Lìn,...
- HS viết bài.
- HS chấm theo cặp.
- HS làm vào vở.
Tuần 18 LUYỆN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ôn tập
I/Mục tiêu:
 Củng cố kiến thức về quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, danh từ, động từ, tính từ.
II/Các hoạt động dạy và học: 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
1/ Kiểm tra bài cũ: 
2/ Bài mới: 
- Thế nào là quan hệ từ? Đặt câu có cặp quan hệ từ.
- Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ.
- Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ.
Bài 1: Tìm 2 từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: mơ ước, chót vót, đông vui.
Bài 2: Tìm 2 từ trái nghĩa với mỗi từ sau: chăm, thông minh, hiền lành.
Bài 3: Đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa gầy-béo.
-GV cho HS nêu khái niệm về danh từ, động từ, tính từ.
Bài 4: Tìm 5 động từ, 5 danh từ, 5 tính từ.
-GV chấm số bài, nhận xét.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: 
- HS nêu miệng.
- HS làm bài vào vở:
- mơ ước, mong ước, ước ao
- lênh khênh, ngất ngưởng
- nhộn nhịp, đông đúc
- lười, biếng
- ngu, dốt
- độc ác, đanh đá
- Em tôi mới ốm dậy nên còn gầy lắm.
- Dạo này chị ấy béo ra nhiều so với trước đây.
- HS nêu khái niệm về danh từ, động từ, tính từ.
- đi, đứng, chạy múa,
- ông, bà, bác sĩ, kĩ sư,
- đẹp, xấu, thông minh, cần cù,
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Chữa bài thi cuối kì 1

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN TIENG VIET TUAN 1 18.doc