Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 nâng cao khả năng viết đúng chính tả

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 nâng cao khả năng viết đúng chính tả

Tiếng Việt được xem là môn học công cụ chủ lực trong chương trình dạy học Tiểu học, là phương tiện quan trọng nhất để học sinh tiếp cận các môn học khác. Điều này được thể hiện qua việc sử dụng các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt để tiếp nhận, xử lí và phản hồi thông tin trong sách giáo khoa trong các hoạt động học tập của học sinh. Từ đó, học sinh sẽ được hình thành các tri thức được truyền tải qua sách giáo khoa và rộng hơn nữa là từ thầy cô, bạn bè và những người xung quanh. Học sinh học tốt Tiếng Việt thì cũng sẽ dễ dàng học tốt các môn học khác.

Một học sinh học tốt Tiếng Việt sẽ được phản ánh qua các mặt như : nghe – hiểu một cách đầy đủ các thông tin mình tiếp nhận được bằng ngôn ngữ Việt và biết cách xử lí các thông tin đó; sử dụng đúng từ ngữ trong từng hoàn cảnh của các hoạt động giao tiếp; viết đúng chính tả các từ ngữ trong vốn từ tiếng Việt của chính em đó (được hình thành phần lớn trong quá trình học tập). Trong các kĩ năng trên, kĩ năng viết là quan trọng nhất – Điều này đã được các nhà giáo dục khẳng định. Học sinh học tốt môn Tiếng Việt, (đặc biết đối với phân môn chính tả) là một đòi hỏi cấp thiết trong chương trình giáo dục ở tiểu học, là yêu cầu của cả xã hội.

 

doc 12 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1162Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 nâng cao khả năng viết đúng chính tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
 Phần mở đầu trang 2
I. Bối cảnh của đề tài 	 trang 2
II. Lý do chọn đề tài 	 trang 2
III. Phạm vi nghiên cứu	 	 trang 3
IV. Những điểm mới trong kết quả nghiên cứu trang 3
 Phần nội dung trang 3
I. Cơ sở lí luận trang 3
II. Thực trạng của vấn đề trang 4
III. Các biện pháp tiến hành giải quyết trang 5
IV. hiệu quả của sáng kiến kinh nghiêm trang 10
 Phần kết luận trang 10
I. Những bài học kinh nghiệm trang 10
II. ý nghĩa của sáng kiến trang 11
III. Khả năng triển khai ứng dụng trang 11
IV. Những đề xuất kiến nghị trang 12
PHẦN MỞ ĐẦU 
I. Bối cảnh của đề tài :
	Tiếng Việt được xem là môn học công cụ chủ lực trong chương trình dạy học Tiểu học, là phương tiện quan trọng nhất để học sinh tiếp cận các môn học khác. Điều này được thể hiện qua việc sử dụng các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt để tiếp nhận, xử lí và phản hồi thông tin trong sách giáo khoa trong các hoạt động học tập của học sinh. Từ đó, học sinh sẽ được hình thành các tri thức được truyền tải qua sách giáo khoa và rộng hơn nữa là từ thầy cô, bạn bè và những người xung quanh. Học sinh học tốt Tiếng Việt thì cũng sẽ dễ dàng học tốt các môn học khác. 
Một học sinh học tốt Tiếng Việt sẽ được phản ánh qua các mặt như : nghe – hiểu một cách đầy đủ các thông tin mình tiếp nhận được bằng ngôn ngữ Việt và biết cách xử lí các thông tin đó; sử dụng đúng từ ngữ trong từng hoàn cảnh của các hoạt động giao tiếp; viết đúng chính tả các từ ngữ trong vốn từ tiếng Việt của chính em đó (được hình thành phần lớn trong quá trình học tập). Trong các kĩ năng trên, kĩ năng viết là quan trọng nhất – Điều này đã được các nhà giáo dục khẳng định. Học sinh học tốt môn Tiếng Việt, (đặc biết đối với phân môn chính tả) là một đòi hỏi cấp thiết trong chương trình giáo dục ở tiểu học, là yêu cầu của cả xã hội.
II. Lí do chọn đề tài :
Kĩ năng viết được xem là tốt khi học sinh viết đúng chính tả các từ ngữ mình nghe được. Đồng thời còn phản ánh qua việc hiểu nghĩa của từ ngữ được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ viết và viết được một văn bản có đầy đủ ý nghĩa bằng chính vốn từ của mình. Do đó, một khi học sinh viết sai chính tả nghĩa là học sinh đã không hiểu hết nghĩa của từ. Nguyên nhân là do quên và không nhận dạng được từ đã học, dẫn đến việc sử dụng ngôn ngữ bị trở ngạị, gây ra cách hiểu sai cho cả người nói và người nghe. Quan trọng hơn, học sinh sẽ gặp khó khăn trong quá trình tiếp thu tri thức từ các hoạt động học của mình. Điều tất yếu sẽ xảy ra chính là bản thân em học sinh đó sẽ học không tốt, học yếu hoặc nếu có học được đi chăng nữa thì thời gian để các em tiếp thu kiến thức sẽ kéo dài, không đạt hiệu quả cao so với học sinh viết đúng chính tả hơn.
Từ những những lí do trên mà phân môn Chính tả rất được quan tâm trong xuyên suốt chương trình học ở Tiểu học. Điều này mang một ý nghĩa cấp thiết đối với học sinh lớp 5 - Đối tượng học sinh cuối cấp I vừa kế thừa vốn kiến thức về từ vựng tiếng Việt ở các lớp dưới, đồng thời được mở rộng thêm, hệ thống hóa, làm phong phú vốn từ nhằm trang bị một cách tương đối hành trang kiến thức cơ bản nhất về từ để học sinh tiếp tục học được ở các cấp học tiếp theo. Chính vì thế, việc nâng cao khả năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5 được lựa chọn làm vấn đề nghiên cứu cho đề tài. 
III. Phạm vi nghiên cứu :
- Học sinh lớp 5 yếu chính tả và giỏi chính tả trong các năm gần đây thuộc Chương trình thay sách giái khoa.
- Phương pháp dạy học chính tả của một số đồng nghiệp.
- Kênh chữ trong các loại sách giáo khoa của học sinh lớp 5.
	IV. Những điểm mới trong kết quả nghiên cứu :
	- Vận dụng linh hoạt, các phương pháp dạy học đặc trưng của phân môn Chính tả.
	- Tích hợp dạy Chính tả với một số môn học khác.
	- Kích thích sự hứng thú khi học Chính tả của học sinh, tính ham tìm hiểu để biết nghĩa từ ngữ của các em qua một số cách làm phù hợp với tình hình lớp học. 
PHẦN NỘI DUNG
	I. Cơ sở lí luận :
	 1. Cơ sở ngữ âm :
 Chữ viết tiếng Việt là chữ viết ghi âm. Vì thế, muốn viết đúng, học sinh phải đọc đúng. Đặc biệt với cách phát âm vùng miền có sự khác nhau trên cả nước thì việc dạy chính tả càng phải theo sát nguyên tắc này – lấy phát âm để điều chỉnh chữ viết.
 2. Cơ sở hiểu nghĩa của từ: 
Trên cơ sở hiểu nghĩa của từ, học sinh sẽ dễ dàng nhận diện từ đã học khi được nghe, nói đến và sẽ có sự tư duy, suy nghĩ về từ mình chuẩn bị viết. Do đó, các em sẽ tránh được lối viết tùy tiện theo quán tính. Từ đó giúp học sinh viết đúng từ, ngữ mà em nghe được.
Cũng trên cơ sở hiểu nghĩa của từ, học sinh sẽ có được kĩ năng phân biệt nghĩa của những từ có cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau để đối chiếu và có sự chọn lựa đúng để viết.
 Ví dụ : Học sinh có thể phân biệt được nghĩa của 2 từ bổng và bỗng thì khi nghe đọc, nghe nói, các em sẽ căn cứ vào ngữ nghĩa của câu văn, cụm từ ngữ mà có sự chọn lựa từ đúng với nghĩa của câu văn, cụm từ ngữ ấy để viết. Cụ thể, khi các em hiểu nghĩa của các từ :
 bổng : Sự vật,, hiện tượng nào đó có sự thay đổi vị trí từ thấp lên cao.
 bỗng : Diễn tả sự xuất hiện, sự thay đổi đột ngột của sự vật, hiện tượng.
 bỏng : Bị tổn thương do tiếp xúc với vật có nhiệt độ cao (rất nóng) gây ra.
 bõng : (Rất ít xuất hiện trong ngữ cảnh)
Và các em nghe từ bay bổng, các em sẽ chọn từ bổng để viết.
 3. Cơ sở phân tích, so sánh từ ngữ (ngữ liệu):
Học sinh sử dụng kĩ năng phân tích, so sánh về mặt âm, vần, thanh điệu của các từ ngữ trong vốn từ của mình để viết đúng chính tả. Kĩ năng này còn được thể hiện qua sự đối chiếu, so sánh ngữ nghĩa của từ và sử dụng các mẹo, luật chính tả để viết đúng. 
Ví dụ : Khi phân biệt nghĩa các từ bổng/bỗng, các em sẽ sử dụng kĩ năng trên để tìm thêm được các từ ngữ có chứa các tiếng đó. Chẳng hạn:
 	 bổng bỗng
 nhấc bổng bay bổng bỗng nhiên bỗng (xuất hiện)
II. Thực trạng của vấn đề :
Trong những năm qua, tình trạng học sinh viết sai chính tả đã và đang tồn tại một cách khách quan không mong muốn của các thầy, cô giáo cũng như những người làm công tác giáo dục. Điều này xuất hiện ở hầu hết mọi cấp học và cả trong xã hội. Đối với học sinh tiểu học, tình trạng viết sai chính tả còn xảy ra ngay cả khi các em nhìn bảng hoặc nhìn sách giáo khoa để ghi bài vào vở của mình.
Bên cạnh đó, việc các em đã làm quen, đã được học mặt chữ và tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ ở các lớp dưới rồi thì lên tới lớp 5, các em lại quên thậm chí là hoàn toàn xa lạ với các từ ngữ đã học ấy. Điều này càng làm trầm trọng hơn mức độ viết sai chính tả của các em, kéo theo chất lượng học các môn khác không tốt. Đặc biệt là đối với phân môn Tập làm văn trong chương trình học môn Tiếng Việt. 
Hậu quả của việc viết sai chính tả là rất lớn mà bản thân học sinh là thiệt thòi nhất. Nguyên nhân, biện pháp khắc phục tình trạng trên mặc dù từ lâu đã được các nhà khoa học giáo dục, các nhà giáo tâm huyết giàu kinh nghiệm đề ra nhưng hiệu quả khắc phục lại còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan mà người giáo viên tiểu học trực tiếp đứng lớp dạy đóng một vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh viết đúng chính tả. Giả thiết đặt ra là người giáo viên đứng lớp dạy đúng và đủ các tiết chính tả thì học sinh sẽ viết đúng chính tả. Tuy nhiên, tại sao thực tế đa số học sinh vẫn mắc lỗi chính tả? Như vậy sẽ bổ sung những gì trong nội dung dạy, điều chỉnh ở những mặt nào trong phương pháp dạy học chính tả? Một số giáo viên khi dạy chính tả đã bỏ qua (hoặc xem nhẹ) một số bước quan trọng như: chưa luyện viết từ khó, chưa giúp học sinh giải nghĩa từ khó và liên hệ, so sánh với một số từ ngữ khác dễ nhầm lẫn với nhau. Như vậy, liệu đã đảm bảo rằng sau khi học xong bài chính tả đó thì khả năng viết đúng các từ ngữ có trong bài chính tả đó cho học sinh sau này?
III. Các biện pháp tiến hành giải quyết :
 1. Tích cực sửa lỗi phát âm cho học sinh :
Thực tế cho thấy, đa số học sinh giỏi chính tả thường phát âm rất đúng so với học sinh yếu chính tả và kết quả học tập cũng cao hơn các em viết sai nhiều lỗi chính tả. Do đó, lỗi phát âm cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng học sinh học yếu, viết sai chữ.
Người giáo viên khi đứng lớp, cần phải sửa lỗi phát âm sai cho học sinh trong lúc các em đọc bài, phát biểu ý kiến và ngay cả khi các em giao tiếp với bạn bè. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần phải gương mẫu phát âm đúng, nhất là những nơi có học sinh. Có như vậy thì học sinh mới ý thức được vấn đề phát âm của bản thân mình và tự rèn luyện cách phát âm đúng. 
Tùy từng vùng miền mà học sinh có lối phát âm sai theo phương ngữ của địa phương mình, giáo viên cần nghiên cứu, sửa sai cho phù hợp.
Một số cách sửa lỗi phát âm :
 * Đối với học sinh dễ sửa : Khi học sinh phát âm sai, giáo viên đọc đúng rồi cho em học sinh ấy đọc lại.
 * Đối với những em học sinh khó sửa, giáo viên cần tìm hiểu xem tại sao như vậy. Học sinh phát âm sai là do bị tật hay do thói quen phát âm sai lâu dài? Cũng có trường hợp học sinh phát âm sai là do bắt chước bạn do thấy ngộ, thấy lạ
 + Trường hợp học sinh phát âm sai lâu dần thành thói quen, giáo viên cần giúp học sinh phân biệt lại cách đọc đúng những chữ dễ nhầm lẫn. Khi sửa, giáo viên vừa hướng dẫn, vừa làm động tác mô phạm cho học sinh nghe, thấy.
Ví dụ : 
 - Học sinh đọc sai giữa x và s :
x : khi đọc, chúng ta phải “xì hơi” ra.
s : khi đọc, chúng ta khẽ cong lưỡi lên 1 chút.
 - Học sinh đọc sai, đồng nhất cách đọc giữa những tiếng có chứa âm đệm và không có âm đệm. Chắng hạn như toàn và tòn, thoảng và thỏn : Giáo viên nhấn mạnh cách đọc : Những tiếng có chứa âm đệm, khi đọc miệng ta phải hơi tròn một chút, “bẻ miệng” theo chiều kim đồng hồ chạy.
 - Học sinh đọc sai giữa ă và â trong tiếng, chẳng hạn như bặt và bật, giáo viên có thể hướng dẫn như sau :
bặt : khi đọc, môi ta khép kín lại -> phát âm ra, miệng mở theo chiều ngang.
bật : khi đọc, môi ta khép kín lại -> phát âm ra, miệng mở theo chiều thẳng đứng.
 - Học sinh đọc sai các tiếng có âm cuối là n và ng, giáo viên có thể hướng dẫn cách đọc : Tiếng có âm cuối n thì đọc ngắn giọng, tiếng có chứa âm cuối ng thì kéo dài giọng một chút.
 - Học sinh đọc sai những tiếng có âm cuối là t và n, giáo viên có thể hướng dẫn các em phân biệt cách đọc những tiếng có âm cuối là t bằng cách “chuốt” giọng
 + Trường hợp học sinh phát âm sai cá biệt như âm th (thưa thầy đọc thành hưa hầy) và “lây lan” cho các học sinh khác, giáo viên hướng dẫn tỉ mỉ : Trước khi đọc, đầu lưỡi ta khẽ cắm xuống ngạc răng dưới (phía trong răng), mặt lưỡi đẩy lên chạm ngạc răng trên rồi bật âm ra. Sửa từng em một (sẽ có ... cho lớp mình.
 Ví dụ : Dạy tiết 7 – nghe-viết bài Dòng kinh quê hương
Ngoài việc cùng học sinh đưa ra từ khó viết, dễ sai để giải nghĩa chúng và luyện viết vào bảng con, giáo viên nên phân biệt nghĩa các từ có cách đọc gần giống, dễ gây nhầm lẫn với nhau nếu rơi vào trường hợp học sinh nêu lên từ có phương cách như thế. Còn nếu học sinh không nêu được thì giáo viên (đã dự kiến trước) nêu ra và tiến hành giải nghĩa, phân biệt từ. Chẳng hạn : Tiếng giã trong cụm từ tiếng giã bàng là động từ (có thể hỏi học sinh khá, giỏi), mặc dù cả cụm từ này là cụm danh từ. Nó có nghĩa là : dùng một vật cứng (chày) đập xuống những vật khác cho vỡ ra. Cũng có khi nó trở thành tính từ (giục giã). Nó khác nghĩa với giả : không thật.
Sau đó tiến hành phân biệt bằng cách yêu cầu học sinh tìm thêm các từ có chứa tiếng giã/giả :
 Giã giả
 giã gạo giục giã giả dối giả dạng
Bên cạnh việc giải nghĩa từ, khi học sinh nêu từ “khó”, dễ viết sai thì giáo viên cũng cần hỏi rõ tại sao khó (nhằm để biết học sinh không hiểu nghĩa từ) hoặc dễ bị viết sai chỗ nào. 
 Ví dụ : Học sinh nêu lên từ giọng hò, chính em học sinh đó hoặc các em khác sẽ nêu chỗ “khó” viết là hay bị nhầm lẫn giữa âm d và gi. Sau đó cho các em viết vào bảng con, chọn bảng viết đúng của 1 em dán lên bảng. Yêu cầu em học sinh ấy quan sát xem có bạn nào viết sai thì gọi tên cho bạn sửa. Giáo viên kết hợp quan sát và kết thúc bằng hiệu lệnh gõ thước, cả lớp nhìn bảng đồng thanh đọc từ vừa viết.
 Ảnh minh họa phần trình bày bảng khi kết thúc hoạt động 1 của tiết chính tả
Giải nghĩa từ không chỉ diễn ra ở môn Tiếng Việt mà cũng cần thiết phải thực hiện trong các môn học khác. Tùy từng hoàn cảnh, nội dung bài học mà giáo viên chọn từ ngữ cần giải nghĩa cho học sinh mình. Động viên, khuyến khích học sinh thắc mắc những từ các em không hiểu và các em khá, giỏi giải nghĩa từ theo cách hiểu của em ấy. Khai thác, sử dụng triệt để kênh chữ trong các loại sách giáo khoa nhằm tạo điều kiện cho học sinh càng “quen” mặt chữ nhiều càng tốt.
 3. Theo dõi, kiểm tra việc ghi bài tại lớp:
Việc ghi bài vào vở của học sinh cũng là 1 hình thức rèn luyện cho học sinh viết đúng. Những ngày đầu năm học, giáo viên nên cho học sinh ghi bài tại lớp để kiểm tra, đánh giá tình hình viết chữ của các em.
Tình trạng học sinh nhìn bảng, nhìn sách giáo khoa để viết bài vào vở mà cũng bị sai lỗi chính tả là thực tế đã và đang xảy ra. Đây là lối viết cảm tính, viết tùy tiện gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng học tập. Giáo viên cần thường xuyên theo dõi, nhắc nhở các em viết như thế và khen ngợi những em viết cẩn thận, sạch đẹp để tuyên dương trước lớp. Bên cạnh đó, việc làm này cũng là điều kiện để giáo viên nhắc nhở, điều chỉnh chữ viết, cách trình bày vở của học sinh cho đúng, dễ nhìn. Học sinh viết bài cẩn thận, vở sạch sẽ cũng góp phần nâng cao chất lượng học tập của các em.
Khi viết bảng, giáo viên cũng cần viết chữ cẩn thận, trình bày sạch đẹp, có thứ tự để học sinh bắt chước làm theo.
 4. Một số việc làm nhỏ có thể giúp học sinh nâng cao khả năng viết đúng chính tả :
 a/ Sổ tay chính tả : là quyển sổ ghi lại các từ dễ bị nhầm lẫn, dễ viết sai trong các bài học chính tả xuyên suốt năm học của học sinh, ghi lại các mẹo, luật và quy tắc chính tả.
-Tiến hành ngay từ đầu năm học. Giáo viên nêu lợi ích của việc sử dụng sổ tay chính tả - phòng khi viết, các em quên, phân vân giữa các từ dễ nhầm lẫn.
- Khen ngợi và cho các em xem một vài cuốn sổ tay chính tả (nhiều hình dạng như : quả, con vật, hình quả tim,) của các anh chị năm trước và gợi ra rằng : Lớp ta, mỗi em cũng sẽ làm 1 cuốn sổ như thế. Giấy để làm là những trang giấy còn thừa lại trong những cuốn vở của các em từ những năm học trước đó. 
- Dặn các em chuẩn bị vật liệu và tiến hành làm sổ vào thời gian trái buổi học, hướng dẫn các em cách ghi chép sổ.
Việc làm này chẳng những rèn cho các em ý thức viết chữ đúng mà còn góp phần giáo dục tính tiết kiệm, thói quen làm việc cẩn thận, có suy nghĩ. Khi tiến hành thực hiện, học sinh rất thích thú. Từ đó, giúp các em có được tình cảm tốt với phân môn Chính tả.
 b/ Trang bị một góc thư viện mini :
- Thư viện mini của lớp nhất thiết phải có các quyển Tự điển chính tả và các loại sách, truyện thiếu nhi khác.
- Vận động các em giới thiệu, đổi sách, truyện hay với nhau và nên để lại thư viện mini (cho mượn) góp phần làm phong phú thêm nguồn sách.
- Nêu tác dụng của việc đọc thêm nhiều sách báo : vừa làm tăng thêm kiến thức, vừa góp phần giúp cho các em viết đúng chính tả hơn.
- Khuyến khích các em đọc sách, truyện, thậm chí yêu cầu những em yếu chính tả mỗi ngày phải đọc 1 cuốn sách trong thư viện rồi ngày hôm sau nêu lại 1 số nội dung của truyện đó cho giáo viên hoặc lớp trưởng, lớp phó.
Qua việc tổ chức thực hiện Thư viện mini, các em đã có thói quen đọc sách, nhiều em còn đọc trong giờ chơi. Những quyển Tự điển dành cho học sinh cũng khá đẹp nên cũng thấy các em thường lấy cùng nhau đọc.
 c. Sửa sai vào vở học sinh phải đặt chữ sai vào trong từ ngữ, cụm từ có nghĩa rõ ràng.
Việc sửa sai này sẽ hạn chế cách sửa sai máy móc, không mang ý nghĩa thiết thực là sai chữ nào thì viết lại 1 hàng chữ ấy vào vở, hơn nữa còn giúp học sinh khắc sâu từ được sửa đúng.
Ví dụ : Khi viết bài Dòng kinh quê hương, học sinh bị sai chữ giọng trong từ giọng hò thì khi chấm bài và sửa lỗi, giáo viên ghi vào vở học sinh cả từ giọng hò và có thể viết thêm một số từ ngữ khác có chứa chữ giọng như : giọng nói, giọng hát, Mỗi từ như thế là 1 hàng để các em viết lại.
 d. Nhấn mạnh và lưu ý các em những từ chú giải trong sách giáo khoa.
Các từ chú giải trong sách giáo khoa thường là các từ mới mẻ hoặc khó đối với học sinh. Giáo viên cần cho các em đọc chú giải, căn dặn các em chú ý, biến những từ ngữ mới này trở thành vốn từ của mình.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
- Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm đã từng bước giúp học sinh cải thiện trình trạng viết sai chính tả. Các từ mà các em được luyện viêt, được phân biệt nghĩa và ghi vào sổ tay chính tả của mình thì các em nhớ lâu và viết đúng. 
- Hình thành được ở học sinh thói quen viết chữ có tư duy, suy nghĩ và biết phân biệt nghĩa từ để sử dụng trong giao tiếp và trong viết văn bản.
- Tạo được hứng thú khi học Chính tả, góp phần nâng cao chất lượng học tập.
PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm :
- Khi học sinh đọc bài, giáo viên theo dõi để sửa sai ngay lỗi phát âm; hạn chế tối đa tình trạng đọc sai âm, sai vần của học sinh.
- Giáo viên cần tìm tòi, nghiên cứu cách phát âm sao cho đúng để sửa sai cho các em có hiệu quả, không được mắc cỡ, ngại khi mô phạm cho học sinh thấy để các em bắt chước sửa lỗi.
- Kiên trì sửa lỗi phát âm cho các em với thái độ động viên, hi vọng chờ đợi các em sửa đúng. Gần gũi, nhẹ nhàng khi sửa lỗi.
- Giáo viên phải gương mẫu khi nói - đọc đúng âm, đúng vần cho học sinh nghe, cần nghiên cứu trước bài dạy để khi đọc thì ngắt nghỉ hơi rõ nghĩa của câu, của văn cảnh để học sinh hiểu. Khi dạy phân môn tập đọc cũng như các môn học khác thì cần phải đọc thật diễn cảm để lôi cuốn học sinh, nhằm bồi dưỡng tình cảm yêu mến từ vựng Tiếng Việt cho các em.
- Khi dạy phân môn chính tả, cần nghiên cứu trước Tự điển những chữ “khó” đối với học sinh và với cả giáo viên để dạy cho học sinh. Chuẩn bị trước các trường hợp cần mở rộng, so sánh để phân biệt nghĩa của các từ dễ nhầm lẫn để rèn luyện, đắp khoảng bị “hỏng” về từ vựng cho các em.
- Cần kết hợp kiểm tra việc ghi chép vào vở của học sinh để rèn luyện tính cẩn thận khi viết nhằm hình thành lối viết có tư duy, suy nghĩ.
- Lựa chọn các bài tập chính tả trong sách giáo khoa phù hợp với học sinh của lớp và phù hợp với tình hình chung về phương ngữ dễ sai của địa phương.
- Vận động các em học sinh năm trước tặng lại bảng con cho lớp để các em năm sau sẽ có đủ và dư bảng con để luyện viết từ khó vào bảng con (Vì khi dán bảng con lên bảng lớp, học sinh sẽ còn thêm 1 bảng con nữa để luyện viết tiêp).
- Chuẩn bị các loại tài liệu phục vụ cho việc tìm hiểu thêm về nghĩa của từ ngữ như các loại tự điển, sách, báo tham khảo.
- Kết hợp kiểm tra, nhắc nhở về việc ghi chép của học sinh vào vở. Qua đó giáo dục học sinh giữ gìn sách vở sạch sẽ, viết chữ ngay ngắn, đúng, đẹp.
- Khi sửa sai lỗi chính tả cho học sinh, cần ghi lỗi gắn với tiếng tạo thành từ hoặc cụm từ rõ nghĩa cho học sinh vừa thấy sai lỗi, vừa nhớ nghĩa và khắc sâu từ đúng.
- Kiên trì sửa lỗi cho học sinh; gần gũi, động viên các em sửa lỗi. Đối với các em học sinh mắc lỗi phát âm cá biệt như đã nêu ở trên thì càng kiên nhẫn sửa sai cho các em.
II. Ý nghĩa của sáng kiến:
- Sáng kiến giúp học sinh khắc phục được lỗi phát âm sai dẫn đến viết sai chính tả, giúp học sinh nắm vững cách phát âm để có thể tự điều chỉnh lỗi sai khi nghe đọc.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, so sánh ngữ nghĩa của từ; làm phong phú thêm vốn từ cho các em.
- Góp phần giáo dục tính cẩn thận, bồi dưỡng lối viết có tư duy, suy nghĩ.
- Góp phần giáo dục tính thẫm mĩ, tính tiết kiệm.
- Nâng cao khả năng viết đúng chính tả, góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
III. Khả năng ứng dụng triển khai:
Sáng kiến gần gũi, sát với thực tế không tách khỏi phạm vi của chương trình dạy chính tả lớp 5, các biện pháp phù hợp với tâm lí và năng lực tiếp nhận của học sinh tiểu học. Do đó, khả năng triển khai nhanh. Chẳng những các đồng nghiệp dạy lớp 5 có thể ứng dụng mà các đồng nghiệp các khối lớp 3, 4 nếu vận dụng linh hoạt, sáng tạo có sửa chữa, bổ sung thì cũng tin rằng đạt được thành công nhất định
IV. Những kiến nghị, đề xuất:
 1/ Với lãnh đạo nhà trường :
- Cần thống nhất cách phát âm chữ, tiếng, từ cho giáo viên toàn trường. Có thể tổ chức một buổi chuyên đề về lỗi phát âm sai phổ biến và hướng điều chỉnh. Từ đó, có sự thống nhất, liên tục từ giáo viên lớp 1 đến giáo viên lớp 5 về cách phát âm, đọc chữ để dạy cho học sinh trong toàn trường.
- Vận động kinh phí để tạo điều kiện cho mỗi lớp (đặc biệt là các lớp 4, 5) được trang bị 1 góc thư viện mini có các loại Tự điển giúp việc tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ, thành ngữ, ca dao, tục ngữ của học sinh được thuận tiện.
 2/ Với anh, chị, em đồng nghiệp :
- Cần trau dồi, rèn luyện cách phát âm đúng, không ngại ngùng khi đọc đúng, đọc diễn cảm khi dạy học sinh.
- Nghiên cứu thêm các loại sách tham khảo, các loại từ điển để có thể hướng dẫn, giải nghĩa từ cho học sinh khi học sinh có thắc mắc hỏi.
– HẾT —
Tà Đảnh, ngày 24, tháng 11 năm 2011
 Người viết
 Đặng Quang Vinh

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN2011.doc