Một số biện pháp hướng dẫn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5

Một số biện pháp hướng dẫn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5

I.Phần mở đầu:

 A. Cơ sở lí luận :

 1/Mục tiêu môn Tiếng Viêt lớp 5 :

 - Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.

 - Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt

 - Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN

 2/Mục tiêu phân môn Chính tả :

 Phân môn Chính tả rèn các kĩ năng viêt, nghe và đọc. Nhiệm vụ của HS là làm các bài tập Chính tả đoạn, bài (nghe-viết hoặc nhớ-viết một đoạn văn hay bài văn ngắn), chính tả âm, vần (rèn cách viét đúng các âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

 

doc 3 trang Người đăng huong21 Lượt xem 825Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp hướng dẫn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5
I.Phần mở đầu:
 A. Cơ sở lí luận :
 1/Mục tiêu môn Tiếng Viêt lớp 5 :
	- Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
	- Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt
	- Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN
 2/Mục tiêu phân môn Chính tả :
	Phân môn Chính tả rèn các kĩ năng viêt, nghe và đọc. Nhiệm vụ của HS là làm các bài tập Chính tả đoạn, bài (nghe-viết hoặc nhớ-viết một đoạn văn hay bài văn ngắn), chính tả âm, vần (rèn cách viét đúng các âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
 B. Thực trạng vấn đề :
 1/ Tình trạng viết sai lỗi chính tả hiện nay rất phổ biến. Thông thường trong mỗi lớp, số lượng học sinh viết dúng chính tả hoàn toàn đếm không hết trên đầu ngón tay. Thậm chí với một bài viết khoảng 100 chữ, có em đã viêt sai khoảng 10-15 lỗi. Các lỗi phổ biến thuộc về vần, thanh, phụ âm đầu 
 2/ Tình trạng học sinh mắc lỗi chính tả thường do một số nguyên nhân sau :
	- Do học sinh, và ngay cả một số giáo viên, còn phụ thuộc vào cách phát âm theo phương ngữ
- Do học sinh chưa nắm vững ngữ nghĩa của từ đang viết.
 C. Ý kiến của bản thân về một trong những biện pháp hiện nay (Lí do chọn đè tài) :
	Hiện nay, theo quan niệm của mốt số thầy cô giáo, để học sinh viết đúng chính tả, giáo viên cần đọc đúng chuẩn (chuẩn ngữ âm). Theo tôi, quan niệm này ít hợp lí, khó khả thi và chưa chắc thể hiện được tính khoa học. Bởi lẽ :
	* Nếu bảo ràng phải phát âm theo chuẩn thì ta nên chon cách phát âm của địa phương nào? Cần lưu ý rằng theo đánh giá của các nhà ngôn ngữ học thì cách phát âm của người Hà Nôi bản địa chỉ đạt độ chuẩn chính xác khoảng 90 %. Chuẩn chính xác còn lại nằm rải rác ở một số địa phương khác
* Trong khi cố gắng đọc theo chuẩn, một số giáo viên đã lâm vào những tình huống gây hiểu lầm cho học sinh như sau :
- Các tiếng có mang thanh hỏi/ngã : Theo cách phát âm, thanh ngã phải đọc nâng lên gần giống thanh sắc (DỄ đọc gần giống như DẾ), thanh hỏi phải đọc hạ xuống gần giống thanh nặng (THỞ đọc gần giống như THỢ). Ví dụ : nếu không khéo léo thì câu không khí thât dễ thở thành không khí thật dế thợ.
- Khó hợp chuẩn ở các tiếng có vần um/uôm, im/iêm, op/ơp/ôp, ip/iêp. 
- Dễ lẫn lộn ở các tiếng có vần ăn/anh, êt/êch, ên/ênh,
Do đó, bản thân tôi khi dạy Tập Đọc cũng như Chính tả, tôi chỉ đọc và hướng dẫn học sinh đọc, viết theo CHUẨN CHINH TẢ.
II. Một số biện pháp hướng dẫn :
 A. Những biện pháp chủ yếu để dạy học sinh viết chinh tả chính xác
 1. Đọc đúng theo chuẩn chinh tả (hợp vần của mỗi tiếng) :
	* Trong bước hướng dẫn viết đúng, giáo viên cần phân tích kĩ cấu tạo của phần vần, nhất là các vần có nguyên âm đôi và có âm đệm, bởi học sinh thường mắc những lỗi sau :
	- Bỏ mất âm đệm ở các vần oe, oet, uynh, uyt, uyêt,
	- Bỏ mất một bộ phận ở các vần iêm, iêp, uya,
	* Khắc phục tuyệt đối cách đọc sai theo phương ngữ trong các trường hợp sau :
	 - Cặp nguyên âm ơ/ê
 - Các cặp phụ âm đầu v/qu, s/x, p/b,
 	2. Hướng dẫn học sinh nắm rõ nghĩa của từ (có thể đặt vào văn cảnh, ngữ cảnh cụ thể) để phân biệt chính tả trong các trường hợp sau :
	* Các tiếng mang thanh hỏi/thanh ngã. Ví dụ 
	-Hai tiếng nghĩ /nghỉ (Trong bài Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà), Giải thích như sau : Nghĩ mang thanh ngã chỉ hành động diễn ra trong đầu (ngãm nghĩ, suy nghĩ, nghĩ ngợi). Nghỉ mang thanh hỏi chỉ trạng thái không làm gì cả (Nằm nghỉ, ngồi nghỉ, nghỉ ngơi)
	-Tiếng Ngũ (Trong bài Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ), giải thích như sau : Tiếng ngũ mang thanh ngã chỉ một tập thể được sắp xếp chỉnh tề, có tổ chức (hàng ngũ, đội ngũ) khác với ngủ mang thanh hỏi chỉ trang thái trái với thức (nằm ngủ, buồn ngủ)
	*Các tiếng có phụ âm cuối n/ng, c/t : chúng ta cũng tiến hành các biện pháp tương tự
 B. Một số biện pháp hỗ trợ :
 1. Luyện đọc và giải nghĩa từ thật kĩ trong phân môn TẬP ĐỌC, LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 2. Cung cấp cho học sinh một số mẹo viết đúng chính tả như sau :
	a/ Viết dấu hỏi hay ngã 
	- Dùng mẹo Mình Nên Nhớ Là Viết Dấu Ngã : Đối với từ Han-Việt, các tiếng có phụ âm đâu M, N, NG (NGH), NH, L, V, D thì viết dấu ngã
	- Dùng mẹo HUYỀN NGÃ NẶNG HỎI sao KHÔNG SẮC thuốc áp dụng cho từ láy
	b/ Viết phụ âm đầu D/GI
	- Viết D khi đứng trước các vần OA, OĂ, UÂ, UÊ, UY và các từ Hán-Việt mang thanh ngã hoặc nặng (Ví dụ DƯỠNG DỤC)
	- Viết GI nếu các từ Hán-Việt mang dấu hỏi hoặc sắc (Vd TÁC GIẢ, GIÁ)
	c/ Viết phụ âm đầu S/X
	 * Viết S trong các trường hợp :
	-Từ chỉ trạng thái tốt. VD : sáng, sạch, suôn sẻ,
	-Từ chỉ người, cây cối, động vật, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên. VD : sư. sứ, sáo, sim, sọt, sông, sấm,
	 * Viết X trong các trường hợp :
	-Tên thức ăn. VD : xôi, xúc xích,
	-Chỉ sự nhỏ đi, teo đi. VD : xì, xốp, nhỏ xíu
	d/ Viết vần ĂC/ĂT và ĂN/ĂNG
-Từ có vần ĂC thường có nghĩa chỉ sự lung lay, dao động. VD: lúc lắc, ngắc ngứ, lắc xắc, cà nhắc,
-Từ có vần ĂT thường có nghĩa là cắt nhỏ, tách rời, hoặc túm giữ lại. VD: cắt, chặt, hắt, ngắt, thắt, chắt lọc
-Từ có vần ĂNG thường có nghĩa thẳng ra. VD: băng, phăng, căng thẳng, phẳng
- Từ có vần ĂN thường có nghĩa chỉ sự cuộn tròn, không thẳng. VD: quăn, xoăn, nhăn nheo

Tài liệu đính kèm:

  • docHuong dan viet dung CT lop 5.doc