Một số kiến thức Tiếng việt cần ghi nhớ

Một số kiến thức Tiếng việt cần ghi nhớ

PHẦN 1: TỪ LOẠI

1.Danh từ:

-Khái niệm: DT là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)

*Khả năng kết hợp:

+ Về phía trước: DT có thể kết hợp với số từ, với phó từ chỉ lượng, với đại từ chỉ tổng lượng.

+ Về phía sau: DT có thể kết hợp với một nhóm từ một từ, một cụm C-V.

*Chức vụ ngữ pháp:Chức vụ chính của DT là làm chủ ngữ, ngoài ra DT còn có thể làm vị ngữ gián tiếp, làm bổ ngữ, định ngữ.

*Phân loại: DT chia làm hai loại: DT chung và DT riêng, trong DT chung lại được chia làm hai loại: DT tổng hợp và DT không tổng hợp.

 

doc 25 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1479Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kiến thức Tiếng việt cần ghi nhớ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MộT Số KIếN THứC TIếNG VIệT CầN GHI NHớ
PHầN 1: Từ LOạI
1.Danh từ:
-Khái niệm: DT là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)
*Khả năng kết hợp:
+ Về phía trước: DT có thể kết hợp với số từ, với phó từ chỉ lượng, với đại từ chỉ tổng lượng.
+ Về phía sau: DT có thể kết hợp với một nhóm từ một từ, một cụm C-V.
*Chức vụ ngữ pháp:Chức vụ chính của DT là làm chủ ngữ, ngoài ra DT còn có thể làm vị ngữ gián tiếp, làm bổ ngữ, định ngữ.
*Phân loại: DT chia làm hai loại: DT chung và DT riêng, trong DT chung lại được chia làm hai loại: DT tổng hợp và DT không tổng hợp.
+ DT tổng hợp chỉ sự vật, thực thể mang ý nghĩa khái quát, tổng hợp: Giấy bút, quê hương, trời biển, nhà cửa, tre ....
+ DT không tổng hợp gồm: 
- DT chỉ chất liệu: gạo, cát, đất, nước, rượu......
- DT chỉ đơn vị: chiếc, con, thằng, buộc, bó....
- DT chỉ đơn vị tổ chức địa lí: Tỉnh, xã, phương...
- DT chỉ đơn vị mang ý nghĩa tập hợp: căp, bầy, đàn, khóm.....
- DT chỉ đơn vị tính toán quy ước: mét, tấn, kilôgam, lít,miếng...
- DT chỉ đơn vị chỉ phạm vi khoảng thời gian, không gian: Vùng,miền, khoảnh, nơi, chỗ, trên, dưới.....
- DT chỉ đơn vị có ý nghĩa chỉ số liền của hoạt động, sự việc: lần,
lượt, cuộc, cơn, trận, đợt, giai đoạn...
- DT chỉ khái niệm: Là nhứng DT mang ý nghĩa khái quát,trừu
tượng sống mà người ta nhận thức được nhưng không thể (cảm nhận) tri giác được bằng các giác quan.
VD: Cách mạng, tinh thần, ý nghĩ....
*Một số điểm cần lưu ý: 
- Các DT chỉ sự vật và động từ có thể chuyển thành DT chỉ đơn vị.
- Các DT chỉ không gian chỉ là DT khi nó chỉ điểm chính.
2.Động từ: 
- Khái niệm: ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- Khả năng kết hợp:
+ Về phía trước: động từ có khả năng kết hợp với các phó từ: đã, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ, không, chưa, chả, cũng điều, cùng....
+ Về phía sau: ĐT có thể kết hợp với 1 từ, một nhóm từ, 1 cụm C-V.
- Chức vụ ngữ pháp: + Chức vụ chính của động từ là làm vị ngữ nhưng có khi động từ còn làm chủ ngữ (Thi đua là yêu nước) hoặc động từ còn làm bổ ngữ, định ngữ.
- Phân loại: Dựa vào bản chất ý nghĩa – ngữ pháp của động từ người ta phân động từ làm hai loại: Những động từ độc lập và những động từ không độc lập.
a. Những động từ độc lập: 
Là những động từ tự thân chúng đã có ý nghĩa, chúng có thể dùng độc lập, không cần một động từ khác đi kèm và chúng có thể giữ chức vụ làm thành phần chính của câu.
ĐT độc lập có thể có các tiểu loại động từ sau:
 1a. ĐT tác động: cắt, gặt, cuốc, chặt, ăn, bắt, gánh, xách, giết, đọc, đóng....
 2a. ĐT mang ý nghĩa trao nhận: tặng, cho, biếu, cấp, phát, trả, nộp, vay, mượn, đòi, chiếm...
 3a. ĐT gây khiến: sai bảo, đề nghị, yêu cầu, cho phép, khiến, khuyên, cấm....
 4a. ĐT cảm nghĩ nói năng (động từ chỉ trạng thái, tâm lý): hiểu, biết, nghe, thấy, nhớ, mong, yêu, ghét...
 5a. ĐT chỉ vận động di chuyển: ra, vào, đi, chạy, lên, xuống, về, đến......
ĐT vận độngddi chuyển có đặc điểm riêng biệt là sau động từ bắt buộc phải có thành tố phụ chỉ nơi chốn (bổ ngữ chỉ địa điểm).
 6a. ĐT tồn tại; có, còn, nảy sinh nở, mọc, lặn, nổi, sống, chết, tàn, tắt, tan tác.....
b. Những động từ không độc lập (động từ tình thái): được chia làm hai tiểu loại:
 1a. ĐT chỉ quan hệ: 
- ĐT chỉ quan hệ đồng nhất
- ĐT chỉ quan hệ quá trình biến hoá: trở nên, trở thành.
- ĐT chỉ quan hệ đối chiếu, so sánh: như, giống, khác, tựa...
 2b. ĐT chỉ tình thái: 
- ĐT tình thái chỉ sự cần thiết và khả năng: nếu, cần, phải, cần phải, có thể, không thể,...
- ĐT tình thái chỉ ý chí, ý muốn: định, toan, nỡ, mong......
- ĐT tình thái chỉ sự chịu đựng, chỉ sự tiếp thu: bị, phải, được....
*Lưu ý: Một số động từ thường bị chuyển loại.
Tôi vào nhà. 	Tôi đi vào nhà 
 ĐT ĐT P.từ
 Hoa như người bạn tốt. Cô ấy đẹp như tiên
 ĐT Quan hệ từ
 Tôi gặp Hà ở cổng trường. Nhà tôi ở gần trường
 Quan hệ từ ĐT
3. Tính từ:
- Khái niệm: TT là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái....
- Khả năng kết hợp: TT có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ: rất, hơi, quá, lắm, cực kỳ, tương đối (đặc biệt là từ “rất”)
- Chức vụ ngữ pháp: chức vụ chính của TT là làm vị ngữ trực tiếp, làm định ngữ ngoài ra TT còn làm chủ ngữ, làm bổ ngữ.
- Phân loại: 
+ TT chỉ đặc trưng, tính chất tuyệt đối không được đánh giá theo thang độ (mức độ): trắng toát, đỏ au, xanh lè, dày cộp, sâu hoắm, công, chung, tư, riêng, chính, phụ,....
+ TT chỉ đặc trưng thuộc về phẩm chất được đánh giá theo thang độ (mức độ): Xanh, đỏ, chua, cay, ngọt, thơm, cứng, mềm, chắc, bền, nhão, nát, càng, dịu hiền, thông minh, ngay thẳng...
Các TT này có thể tạo nên những cấu trúc so sánh.
VD: 	Đỏ như son, Xanh như tàu lá 
4. Đại từ
- Khái niệm: Đại từ là lớp từ chuyên được dùng để xưng hô hay để thay thế cho DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm động từ, cụm TT) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy. 
- Khả năng kết hợp: Đại từ có khả năng đứng làm trung tâm của một nhóm từ.
 	VD: Hai chúng tôi, cũng vậy.
- Chức vụ ngữ pháp: Đại từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, bổ ngữ (đại từ thay thế loại từ nào thì có thể mang một nét đặc trưng của loại từ đó).
Phân loại: 
 4.1 - Đại từ xưng hô: là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay người khác khi giao tiếp.
- Đại từ xưng hô gốc, đích thực có 3 ngôi:
+ Ngôi 1: Chỉ người nói: tôI, tao, tớ, chúng tôI, chúng tao, chúng tớ...
+ Ngôi 2: Chỉ người nghe; mày, cậu, mi, chúng mày, chúng bay....
+ Ngôi 3: Chỉ người, vật được nói tới: hắn, thị, y, gã, họ, chúng nó, bọn nó,....
+ Đại từ dùng ở cả 2 ngôi chỉ cả người nói và người nghe; ta, mình, chúng ta, chúng mình.
- Đại từ xưng hô lâm thời: là các DT chỉ người khi xưng hô lâm thời trở thành đại từ: cô, chú, bác, ông, bà, anh, chị....
 4.2 - Đại từ chỉ định:
- Đại từ chỉ nơi chốn, thời gian: này, kia, nọ, ấy, đó.....
 4.3 - Đại từ dùng để hỏi: ai? gì? chi? Sao? Thế nào? sao sao?bao giờ? Bao nhiêu?
 4.4 - Đại từ phiếm chỉ: ai, người ta, bao nhiêu, bấy nhiêu.
 4.5 - Đại từ chỉ khối lượng: Tổng thể, cả, tất cả, tất thảy, hết thảy.
 4.6 - Đại từ thay thế: thế, vậy.
5. Quan hệ từ:
- Khái niệm: Quan hệ từ là lớp từ chuêyn dùng để nối từ, nối nhóm từ, nối câu, nối đoạn văn.
- Quan hệ từ không tham gia thành phần câu
- Một số quan hệ từ thường dùng:
+ Của: chỉ quan hệ sở hữu
+ Mà: chỉ quan hệ đặc trưng hoặc quan hệ mục đíchcũng có khi chỉ quan hệ đối lập (Trời mưa mà đường không lầy lội)
+ ở : Chỉ quan hệ định vị(địa điểm, đối tượng)
+ Bởi, tại, do, vì: Chỉ quan hệ về nguyên nhân.
+ Để, cho: chỉ quan hệ hướng tới mục đích kết quả cần đạt, hướng tới đối tượng.
+ Những quan hệ từ biểu thị quan hệ liên hợp: và, với, cùng, hay, hoặc, cũng như, cùng với......
- Một số cặp quan hệ từ thường gặp:
+ Vì, nên, do....nên, nhờ....mà (biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả)
+ Nếu ....thì, hễ ... thì...(biểu thị quan hệ điều kiện giả thiết – kết quả)
+ Tuy......nhưng, mặc dù......nhưng, (biểu thị quan hệ tương phản)
+ Không những.......mà còn, không chỉ.......mà còn., (biểu thị quan hệ tăng tiến
6. Sự chuyển loại của từ: 
Chuyển loại là một hiện tượng chuyển nghĩa, một phương thức tạo từ mới. Từ mới được tạo ra theo phương thức chuyển loại có các đặc điểm sau:
- Giữ nguyên vỏ âm thanh của từ xuất phát.
- Mang ý nghĩa mới có quan hệ nhất định với nghĩa của từ xuất phát.
- Mang những đặc điểm ngữ pháp mới (khả năng kết hợp thay đổi, khả năng làm thành phần câu thay đổi). 
- Tiếng việt thường diễn ra những hiện tượng chuyển loại như sau: 
 a. Chuyển thực từ thành hư từ.
VD:	 -Trên bảo, dưới không nghe. 
DT DT
 	-ý kiến ấy chẳng dựa trên cơ sở nào.
 QHT
 b. Chuyển DT thành động từ và ngược lại.
VD: 
- DT chỉ công cụ chuyển thành động từ chỉ hoạt động sử dụng công cụ ấy:
Cái cày/ cày ruộng; cái cuốc/cuốc đất; cái bơm/bơm xe...
- DT trừu tượng (2 âm tiết) chuyển thành động từ: Những nhận thức mới/ nhận thức lại vấn đề; phát triển tư duy/ đang tư duy.
- ĐT chỉ cảm nghĩ nói năng (2 âm tiết) chuyển thành DT: đang suy nghĩ/ những suy nghĩ ấy; đang tính toán/ những tính toán ấy ...
- ĐT chỉ hoạt động chuyển thành DT đơn vị: đang bó rau/hai bó rau; đang gánh nước/ ba gánh nước...
 c. Chuyển DT thành TT và ngược lại.
VD: - Lý tưởng của tôi/ rất lý tưởng; sử dụng sắt đá/ sắt đá lắm... 
- Gian khổ lắm/ những gian khổ ấy; rất khó khăn/ khó khăn ấy...
d. Chuyển DT thành đại từ xưng hô.
VD: - Chị tôi đi chợ. 
 DT
 - Chị tên là gì?
 Đại Từ
Phần 3: câu
V.Các dấu câu:
1. Dấu chấm:
Dấu chấm đặt ở cuối câu kể để kết thúc câu kể nhưng cũng có khi dấu chấm được đặt ở cuối câu khiến.
2. Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu hỏi để kết thúc câu hỏi.
3. Dấu chấm than: đặt ở cuối câu cảm hoặc câu khiến để kết thúc câu cảm hoặc câu khiến.
VD: Chà, cậu giỏi thât! (câu cảm)
Em hãy tự giặt quần áo đi! (Câu khiến)
4. Dấu phẩy: Dấu phẩy có 3 tác dụng:
- Dùng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu:
VD: Mai, Lan, Hồng cùng đi chơi.
- Dùng để ngăn cách trạng ngữ với CN và VN 
- Dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép
VD: Mùa xuân đến, cây cối đâm chồi, nảy lộc.
5. Dấu hai chấm:
Dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước 
VD: Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
6. Dấu ngoặc kép: 
Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiép của nhân vật hoặc của người được câu văn nhắc tới. Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta thường phải thêm dấu hai chấm.
- Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
Vd: Có chú Tắc kè hoa
Xây “lầu” trên cây đa
7. Dấu gạch ngang: 
Dấu gạch ngang dùng để:
- Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại 
- Dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu
- Dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
Phần 4: Các biện pháp nghệ thuật trong tiếng việt
1-	So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Mô hình cấu tạo đấy đủ của một phép so sánh gồm:
+ Vế A( nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)
+ Vế B ( nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A)
+ Từ ngữ chỉ phương diện so sánh
+ Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh)
- Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều:
+ Các  ... ời nết na hơn người có nhan sắc.
Chữ như gà bới: ( Chữ như cua bò sàng): Chữ viết quá xấu, không thành chữ.
Đẹp người đẹp nết: Người bề ngoài đẹp, tính nết cũng tốt.
Mặt hoa da phấn: người phụ nữ đẹp như hoa và trắng trẻo như thoa phấn.
Mặt ngọc da ngà: người phụ nữ đẹp và trắng trẻo.
Mặt tươi như hoa: Khen người luôn tươi tỉnh và đẹp.
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu. Ca tụng những người ăn nói thanh nhã, lịch sự. 
Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo cỗ lòng mới ngon. Nhìn bề ngoài cũng biết được tính nết như thế nào.
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Sơn là vẻ bề ngoài. Nước sơn tốt mà gỗ xấu thì đồ vật cũng chóng hỏng. Con người tâm tính tốt còn hơn chỉ đẹp mã bề ngoài.
Xấu người đẹp nết: Người bề ngoài xấu nhưng tâm tính tốt.
Người ta là hoa đất
Học rộng tài cao:
Học một biết mười: Khen người thông minh, từ điều học được suy rộng ra biết nhiều hơn.
Học hay cày giỏi: Khen người học giỏi lại lao động giỏi.
Người ta là hoa đất: Giá trị cao quý của con người.
Tài cao chí cả:
X. Lạc quan – Yêu đời
Cầu được ước thấy: Mong gì được nấy, ý nói thỏa mãn.
Kiến tha lâu cũng đầy tổ: Con kiến nhỏ bé tha được ít mồi nhưng tha lâu cũng đầy tổ. Nhiều cái nhỏ góp lại cũng thành cái lớn, kiên trì và nhẫn nại sẽ thành công.
Sông có khúc, người có lúc: Dòng sông có khúc thẳng, khúc cong, con người có lúc sướng lúc khổ. Gặp khó khăn là chuyện thường tình, không nên buồn phiền nản chí.
Tổ quốc
Cáo chết ba năm quay đầu về núi: Những người đi xa quê hương luôn luôn nhớ về nơi chôn rau cắt rốn của mình.
2. Lá rụng về cội: Nhắc nhở con người phải biết nhớ đến nguồn gốc, đến cha ông của mình.
3. Nơi chôn rau cắt rốn: 
Non xanh nước biếc: Tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp. 
Non sông gấm vóc: 
Quê cha đất tổ: ( Quê hương bản quán): Quê hương, Tổ quốc mình.
Rừng vàng biển bạc: Sự giàu có của đất nước, với những sản phẩm của rừng, của biển.
8. Trâu bảy năm còn nhớ chuồng: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.
Yêu nước thương nòi: 
Nhân dân
Bán mặt cho đất bán lưng cho trời: Làm việc vất vả ở giữa trời.
Cày sâu cuốc bẫm: Chăm chỉ, cần cù làm việc trên ruộng đồng. 
Chân lấm tay bùn: Chỉ sự lao động vất vả, cực nhọc ở nông thôn.
Chịu thương chịu khó: Cần cù chăm chỉ, không ngại khó, ngại khổ.
Dám nghĩ dám làm: Mạnh dạn, táo bạo, có nhiều sáng kiến và dám thực hiện sáng kiến.
Đông như kiến: Chỉ số lượng đông đúc.
Hai sương một nắng: Cảnh làm ăn vất vả từ sáng sớm đến chiều tối mịt.
Muôn người như một: Đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động.
Mùa hè cá sông, mùa đông cá biển: Mùa hè ăn cá sống ở sông thì ngon, mùa đông ăn cá sống ở biển thì ngon.
Trọng nghĩa kinh tài: Coi trọng đạo lí và tình cảm, coi nhẹ tiền của.
Thức khuya dậy sớm: Khen người chăm chỉ lao động.
Trăng mờ còn tỏ hơn sao
Dẫu rằng núi lở con cao hơn đồi.
Trăng dù mờ còn sáng hơn sao. Núi có lở vẫn cao hơn đồi. Người có địa vị cao, giỏi giang haygiàu có dù sa sút thế nào cũng còn hơn người khác.
Uống nước nhớ nguồn: Biết ơn người đã đem lại những điều tốt đẹp cho mình, sống có nghĩa có tình, thủy chung.
 Hữu nghị - hợp tác
Bốn biển một nhà: Người ở khắp nơi đoàn kết như người trong một nhà; thống nhất về một mối.
Chung lưng đấu sức:( Chung lưng đấu cật):Đoàn kết với nhau, chung sức làm một việc gì khó khăn có tác dụng lớn.
Kề vai sát cánh: Sự đồng tâm hiệp lực, cùng chia sẻ gian nan giữa những người cùng chung sức gánh vác một công việc quan trọng.
XIV. Thiên nhiên
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối: ý nói về mùa hề thì ngày dài đêm ngắn, về mùa rét thì ngày ngắn đêm dài.
Đất lành chim đậu: Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, con người tìm đến làm ăn sinh sống.
Góp gió thành bão: Tích nhiều cái nhỏ sẽ thành cái lớn.
Khoai đất lạ, mạ đất quen: Khoai phải trồng ở đất lạ, mạ phải trồng ở đất quen thì mới tốt.
Lên thác xuống ghềnh: Gặp nhiều gian lao, vất vả trong cuộc sống.
Nước chảy đá mòn: Kiên trì, bền bỉ thì việc lớn cũng làm xong.
Nắng tháng tám, rám trái bưởi: 
Non xanh nước biếc:
Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa: Nắng thì dưa phát triển tốt, còn mưa thì lúa phát triển tốt.
Nắng chóng trưa, mưa chóng tối: Trời nắng có cảm giác chóng đến trưa, trời mưa có cảm giác tối đến nhanh.
Rừng vàng biển bạc:
Sớm nắng chiều mưa: chỉ sự thất thường của thời tiết ( hoặc của ai đó).
Hạnh phúc
Cầu được ước thấy: Đạt được đúng điều mình mong mỏi, ao ước.
Con có cha như nhà có nóc: Vai trò quan trọng của người cha trong gia đình.
Con hơn cha là nhà có phúc: Ca ngợi những gia đình có con cái giỏi giang hơn cha mẹ.
Con khôn nở mặt cha mẹ: Cha mẹ nào cũng vui lòng khi thấy con cái mình khôn ngoan, giỏi giang.
Công dân
- Công dân: Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.
Công : Có nghĩa là : “ Của nhà nước, của chung”: công cộng, công chúng, 
- Công : Có nghĩa là : “Không thiên vị”: công bằng, công lí,
- Công : Có nghĩa là : “thợ” hoặc “ khéo tay”: công nhân , công nghiệp, 
Nghĩa vụ công dân: Điều mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc người dân phải làm đối với đất nước, đối với người khác.
Quyền công dân: Điều pháp luật hoặc xã hội công nhận cho người dân được hưởng, được làm, được đòi hỏi.
ý thức công dân: Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của người dân đối với đất nước.
 XVII.Trật tự - An ninh
Trật tự: Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.
An ninh: Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội.
Truyền thống
- Truyền thống: Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
A, Yêu nước
Con dòng cháu giống: Con nhà có truyền thống giỏi giang.
Con Hồng cháu Lạc: ( Hồng Bàng và Lạc Long Quân , Tổ tiên của dân tộc ta) Nói lên sự tự hào về một dân tộc có truyền thống lịch sử lâu đời. 
Con ơi con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành con voi
 Muốn lên lên núi mà coi
Coi bà Triệu ẩu cưỡi voi đánh cồng. Nhân dân đóng góp công sức cho cuộc khởi nghĩa của bà Triệu Thị Trinh.
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh: Phụ nữ dũng cảm, anh hùng, có lòng yêu nước.
Nhong, nhong, nhong, ngựa Ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa Ông ăn. Nhân dân đóng góp công sức cho cuộc khởi nghĩa của vua Lê Lợi.
Yêu nước thương nòi:
 B, Lao động cần cù
Cày sâu cuốc bẫm: Cần cù chăm chỉ làm ăn.
Làm ruộng tháng năm, coi chăm tháng mười: Sau khi gặt lúa mùa về tháng mười, phải chăm lo chuẩn bị ngay cho vụ chiêm về tháng năm.
Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ: Có làm thì mới có ăn, không làm không có cái ăn miệng trề ra trễ xuống .
Tấc đất tấc vàng: Khuyên tận dụng đất đai để trồng trọt.
C, Uống nước nhớ nguồn
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. Người có tình nghĩa, tỏ lòng biết ơn người đã làm ơn cho mình.
Ăn cây nào, rào cây ấy: Người có tình nghĩa, luôn tỏ lòng biết ơn người đã làm ơn cho mình.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
Ăn gạo nhớ kẻ đâm, xay, giần, sàng.
Khi được hưởng thành quả phải nhớ người đã có công gây dựng nên.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
Ca ngợi truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta là thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn. – Khuyên răn mọi người dù đi đâu làm việc gì cũng không quên ngày giỗ Tổ, không quên cội nguồn.
 XIX. Nam và nữ
- Anh hùng: có tài năng, khí phách, làm nên những việc phi thường.
- Bất khuất: không chịu khuất phục trước kẻ thù.
- Trung hậu : trung thành và tốt bụng với mọi người
- Đảm đang: biết lo toan gánh vác mọi việc.
1. Chân yếu tay mềm: Yếu ớt. Chỉ người yếu đuối. ( thường nói về người phụ nữ thời xưa)
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn: Tình yêu thương con bao la, sự hi sinh vô bờ của người mẹ. Mẹ luôn dành cho con những gì tốt đẹp nhất.
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh: Phụ nữ dũng cảm, anh hùng, có lòng yêu nước. Đất nước có giặc, phụ nữ cũng tham gia diệt giặc.
Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô
( Một trai đã là có, mười gái cũng bằng không): Chỉ có một con trai đã xem là có con nhưng đến mười con gái vẫn xem như chưa có con.
Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi: Phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà.
Nam thanh nữ tú: Trai gái trẻ đẹp thanh lịch.
Nam phụ lão ấu: Tất cả mọi người bao gồm trai, gái, già, trẻ. 
Nam thực như hổ, nữ thực như miêu: Con trai ăn nhanh và khỏe, con gái ăn uống nhỏ nhẹ.
Trai tài gái đảm: Trai gái đều giỏi giang( Trai tài giỏi, gái đảm đang)
Trai thanh gái lịch: Trai gái thanh nhã, lịch sự.
Trai mà chi, gái mà chi
Sinh con có nghĩa có nghì vẫn hơn.
Con trai, con gái đều quý, miễn có tình nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ.
11. Tài tử giai nhân: Trai tài gái đẹp tương xứng nhau.
12. Yếu trâu còn hơn khỏe bò: Nam giới dù yếu còn hơn phụ nữ khỏe.
Trẻ em
Tre non dễ uốn:dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ hơn.
Tre già măng mọc: Thế hệ sau kế tiếp thế hệ trước lớp già đi trước có lớp sau thay thế.
Trẻ lên ba cả nhà học nói: trẻ em lên ba đang học nói, khiến cả nhà vui vẻ nói theo.
Trẻ người non dạ: còn ngây thơ, dại dột, chưa biết suy nghĩ chín chắn.
Trẻ cậy cha, già cậy con: Lúc nhỏ, con cái phải trông cậy vào sự nuôi dậy của cha mẹ. Lúc cha mẹ già yếu lại phải nhờ cậy con cái phụng dưỡng.
Yêu trẻ , trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho: Yêu quý trẻ em thì trẻ em hay đến nhà chơi, nhà lúc nào cũng vui vẻ; kính trọng người già thì mình cũng được thọ như họ
Ước mơ
Cầu được ước thấy: Mong gì được nấy, ý thỏa mãn.
Đứng núi này trông núi nọ: Chê người không yên tâm trong công việc của mình, chỉ muốn chuyển từ nơi này sang nơi khác tưởng có lợi hơn.
Ước sao được vậy: Mong gì được nấy, ý thỏa mãn.
Ước của trái mùa: Giễu người mong ước những điều không thể hợp với mình
Ăn ít ngon nhiều: Ăn ngon có chất lượng tốt còn hơn ăn nhiều mà không ngon.
Chậm như rùa: Quá chậm chạp
Chơi với lửa: Làm một việc nguy hiểm.
Chơi dao có ngày đứt tay: Liều lĩnh ắt gặp tai họa.
Chơi diều đứt dây: Mất trắng tay.
Ngọt như mía lùi: ( Ngọt như đường phèn) : Có nghĩa rất ngọt. 
Ngọt lọt đến xương: khi giao tiếp, nói càng mềm mỏng thì người nghe càng thấm.
Ngang như cua: Tính tình gàn dở, khó nói chuyện, khó thống nhất ý kiến.
Mua dây buộc mình: Chê những người tự mình sinh chuyện rồi chuốc lấy vạ.
Thuốc hay tay đảm: 
Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng: Phương pháp phê bình mạnh mẽ nhằm sửa chữa khuyết điểm cho một ai đó nhưng cũng dễ làm cho họ không bằng lòng.
Khỏe như voi ( trâu, hùm):
Nhanh như cắt( gió, chớp, điện, sóc): 
Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn, không ngủ mất tiền thêm lo: Ăn ngủ đượccó sức khỏe tốt, sung sướng chẳng kém gì tiên.
Chuông có đánh mới kêu. 
 Đèn có khêu mới tỏ.

Tài liệu đính kèm:

  • docDAY HSGTV5 VE TU DON GHEP LAY.doc