Rèn kỹ năng viết chữ đẹp cho học sinh Tiểu học

Rèn kỹ năng viết chữ đẹp cho học sinh Tiểu học

A – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG :

I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

1. Cơ sở lý luận :

Xuất phát từ yêu cầu, quan điểm về chữ viết trong từng giai đoạn cải cách giáo dục mà giáo dục học sinh rèn chữ viết quan niệm về cuộc cải cách giáo dục 1982 – 1984, quan niệm chữ viết chỉ là một hệ thống tín hiệu nên chữ viết không liền nhau chỉ là những nét ngắt quảng. Nhưng qua cuộc cải cách giáo dục người ta quan niệm về chữ viết theo lối truyền thống, coi trọng nét chữ đúng như là của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng “Nét chữ, nết người”. Bản thân học sinh là khách thể của quá trình giáo dục và nó trở thành chủ thể của quá trình nhận thức về rèn chữ viết.

Khi bản thân chủ thể có nhu cầu rèn luyện thì bản thân từng học sinh xuất hiện nhu cầu tự rèn viết chữ theo mẫu sẵn của người giáo viên hướng dẫn. Vậy việc rèn chữ viết cho học sinh được thể hiện ở hoạt động của các em tức là kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, vấn đề đặt ra là giáo viên rèn cho học sinh luyện viết gồm các phần : Chính tả, tập viết, tập chép.

Như vậy, muốn có phong trào viết chữ đẹp, giữ vở sạch toàn trường đạt kết quả cao. Người giáo viên phải khơi dậy ý thức tự rèn luyện viết chữ. Làm thế nào để làm cho bản thân các em có hoạt động tích cực tự rèn thường xuyên đó là vấn đề lớn của giáo viên dạy Tiểu học cần phải quan tâm đúng mực, vì sự nghiệp trồng người mà Đảng giao phó.

 

doc 8 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 305Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Rèn kỹ năng viết chữ đẹp cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rèn kỹ năng viết
 chữ đẹp cho học sinh Tiểu học
A – Những vấn đề chung : 
I – Lý do chọn đề tài :
1. Cơ sở lý luận :
Xuất phát từ yêu cầu, quan điểm về chữ viết trong từng giai đoạn cải cách giáo dục mà giáo dục học sinh rèn chữ viết quan niệm về cuộc cải cách giáo dục 1982 – 1984, quan niệm chữ viết chỉ là một hệ thống tín hiệu nên chữ viết không liền nhau chỉ là những nét ngắt quảng. Nhưng qua cuộc cải cách giáo dục người ta quan niệm về chữ viết theo lối truyền thống, coi trọng nét chữ đúng như là của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng “Nét chữ, nết người”. Bản thân học sinh là khách thể của quá trình giáo dục và nó trở thành chủ thể của quá trình nhận thức về rèn chữ viết.
Khi bản thân chủ thể có nhu cầu rèn luyện thì bản thân từng học sinh xuất hiện nhu cầu tự rèn viết chữ theo mẫu sẵn của người giáo viên hướng dẫn. Vậy việc rèn chữ viết cho học sinh được thể hiện ở hoạt động của các em tức là kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, vấn đề đặt ra là giáo viên rèn cho học sinh luyện viết gồm các phần : Chính tả, tập viết, tập chép...
Như vậy, muốn có phong trào viết chữ đẹp, giữ vở sạch toàn trường đạt kết quả cao. Người giáo viên phải khơi dậy ý thức tự rèn luyện viết chữ. Làm thế nào để làm cho bản thân các em có hoạt động tích cực tự rèn thường xuyên đó là vấn đề lớn của giáo viên dạy Tiểu học cần phải quan tâm đúng mực, vì sự nghiệp trồng người mà Đảng giao phó.
2. Cơ sở thực tiễn : 
Ngày nay khoa học công nghệ phát triển, việc soạn thảo văn bản hoàn toàn có thể thực hiện in ấn bằng máy móc hiện đại, song không phải các văn bản thoát ly khỏi chữ viết con người. Về quan điểm của Đảng ta coi sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của cách mạng, Đảng coi trọng yếu tố con người, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Đảng ta coi trọng phương pháp dạy học lấy học sinh là nhân vật trọng tâm. Trong dạy học nhiệm vụ của người giáo viên không những truyền thụ về tri thức, kỹ năng tính toán mà cần rèn luyện cho các em kỹ năng viết chữ đẹp, trình bày văn bản khoa học lô gích...
Đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học các em nhận thức về vấn đề này rất mơ hồ qua quýt, các em có nhiều điều kiện yếu tố tác động đến các em về khách quan như : Môi trường xung quanh các em còn có nhiều em chữ viết xấu, các em ít quan tâm tự rèn luyện viết cho xong bài, hoặc giáo viên chưa động viên khích lệ kịp thời, các em tự ti không rèn luyện. Vì thế để thực hiện được yêu cầu nhiệm vụ này người giáo viên cần phải tìm tòi nghiên cứu, có phương pháp để hướng học sinh định hướng cho các em theo tính tích cực có hiệu quả nhất.
Qua nhiều năm xem xét chấm xếp loại vở sạch chữ đẹp của học sinh, tôi thấy tỷ lệ học sinh đạt yêu cầu vở sạch chữ đẹp còn rất ít. Nên tôi muốn nghiên cứu tìm ra một số biện pháp giúp học sinh có thành tích cao hơn.
II- Mục đích nghiên cứu :
Nghiên cứu để tìm ra một số nguyên nhân cơ bản, cách khắc phục, hướng giải quyết để nâng cao tỷ lệ học sinh viết chữ đẹp góp phần tạo nguồn nhân tài cho đất nước. Rèn luyện ý thức cẩn thận, ngăn nắp cho học sinh.
III – Khách thể và đối tượng nghiên cứu
1. Khách thể nghiên cứu :
Hoạt động học tập rèn chữ viết của học sinh Tiểu học Phú Gia
Đối tượng nghiên cứu :
Phương pháp rèn chữ viết cho học sinh
IV – Giá thiết về khoa học :
Nếu trong quá trình học tập, người giáo viên thường xuyên có biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp mình phụ trách thì kết quả học tập của các em sẽ được nâng cao một cách rõ rệt, không những các môn về Tiếng Việt mà kể cả môn Toán và các môn khác. Các em sẽ có khả năng bổ cục trình bày một văn bản hay hơn, đẹp hơn nâng cao tỷ lệ học sinh giỏi của trường, nhất là các môn Tiếng Việt.
V – Nhiệm vụ nghiên cứu : 
1. Nghiên cứu đề tài về lý luận :
2. Nghiên cứu về thực trạng rèn chữ viết của học sinh Tiểu học Phú Gia.
3. Phân tích kết quả nghiên cứu
4. Kết luận :
VI – Các phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp đàm thoại 
- Phương pháp nghiên cứu kết quả sản phẩm hoạt động học sinh
B – Nội dung nghiên cứu :
Chương I 
 Những vấn đề chung về lý luận
- Hoạt động rèn chữ viết của mỗi cá nhân học sinh được thúc đẩy với hứng thú học tập của các em. Vì hoạt động đó phụ thuộc vào đặc điểm môi trường lớp học, trường học. 
Ví dụ : Lớp học có nhiều em viết chữ đẹp, bản thân giáo viên viết chữ, trình bày mẫu mực thì có sự phản ứng giây chuyền trong lớp ngày càng có thêm số học sinh viết chữ đẹp. Các em được kích thích qua các lần chấm bài chính tả, xếp loại vở sạch chữ đẹp, qua các giờ nhận xét, cổ vũ của giáo viên.
- Rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học bao gồm luyện viết chính tả, tập chép, tập viết, làm văn. Về kết quả môn Chính tả giáo viên chúng ta đều thấy những em chữ viết xấu thì ít chú ý đến mẫu chữ viết, cách trình bày thì kéo theo môn Tập làm văn các em chỉ viết vài dòng sơ sài, ít quan tâm đến quy tắc viết hoa, ngữ pháp đó là tình trạng phổ biến ở học sinh Tiểu học ngày nay. Các em có nét chữ xấu đến giờ này đều thiếu hứng thú, lười viết thậm chí viết không kịp hoặc lấy sách giáo khoa tự chép qua loa, đối phó với sự kiểm tra của giáo viên.
Các em thấy thích học các môn toán hơn các môn Tiếng việt.
Giáo viên cần phải gần gủi các em để tìm ra nguyên nhân, giải pháp giúp các em vượt qua khó khăn trên, bằng các thủ thuật như : Động viên, khích lệ, thi đua tổ, bàn, cá nhân học sinh. Giáo viên khêu gợi lòng hiếu thắng, mong muốn của cha mẹ các em, sự khâm phục của bạn bè.
Mặt khác việc rèn chữ viết được tác động bởi mối quan hệ xã hội, khi thực hiện phương pháp này giáo viên ở mức độ nào đó cần phải áp dụng biện pháp cưỡng bức hành vi, thói quen của học sinh.
Trước hết giáo viên cần đá phá quan niệm bảo thủ ngày xưa “chữ đẹp thuộc về hoa tay” hay thiên định của từng người mà cần phải có lý luận biến chứng, đó là muốn chữ đẹp phải tự bản thân rèn luyện, khổ luyện thành tài. 
Nói như vậy không phải thầy phải luôn luôn dùng biện pháp áp đặt mà phải động viên uốn nắn các em thường xuyên, hình thành dần thói quen trong quá trình học tập, đi sâu chiếm lĩnh đối tượng học tập dưới sự tổ chức điều khiển, hướng dẫn của thầy. 
Nếu trong quá trình hình thành thói quen rèn luyện chữ viết thầy luôn động viên, theo dõi kịp thời uốn nắn chữ viết, kỹ năng viết, khích lệ các em thì trong bản thân các em hình thành sự hưng phấn thực hiện hành vi học tập tốt, tạo điều kiện để các em đạt kết quả theo sự mong muốn của thầy, cô giáo.
Chương II 
 Thực trạng và những vấn đề hiện nay ở trường học :
1. Đặc điểm tình hình địa phương :
Trường Tiểu học được đóng trên địa phận dân cư địa phương có truyền thống cần cù, hiếu học lâu đời. Từ năm học 1995 - 1996 trường không có đối tượng người mù chữ. Là địa phương có nhiều truyền thống văn hoá lịch sử. Xã có 1200 hộ với hơn 4800 người, chủ yếu người dân làm nông nghiệp độc canh ở vùng núi khó khăn. 
Xã chúng tôi có truyền thống cách mạng lâu đời, có nhiều vị tiền bối là Đảng viên tiền cách mạng. Tình hình an ninh ổn định, có Đảng bộ trong sạch vững mạnh, nhân dân đoàn kết, hiếu học.
- Về giáo dục : Truyền thống chính trị được thừa kế truyền thống yêu nước của dân tộc, xã có truyền thống quý báu về lòng yêu nước, cách mạng. Từ năm học 2000 xã được Nhà nước công nhận trường chuẩn quốc gia.
- Khó khăn : Đa số nhân dân sống về nghề nông, sản xuất độc canh nên điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt là đồng bào bản Phú Lâm đường giao thông đi lại cách trở, việc đi lại học tập của các em gặp nhiều khó khăn về địa lý; thu nhập bình quân đầu người còn thấp, chưa có đủ kinh phí đầu tư cho con em học tập.
2. Về đặc điểm của trường : 
Trường Tiểu học chúng tôi được trải dài trên 20km, phân bố theo 4 điểm trường. Học sinh phải đi lại xa, có nơi các em phải đi bộ 4km đến lớp. 
Trường có thành tích là đơn vị nhiều năm liên tục đạt trường xuất sắc cấp huyện. Qua quá trình phấn đấu, xây dựng năm học 2000 trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia. Trường có đủ cơ sở phòng học, trang bị bàn ghế, thiết bị chiếu sáng, làm mát cho học sinh. Năm học 2004 – 2005 trường có 8 học sinh giỏi tỉnh, hơn 30 học sinh giỏi huyện.
- Quy mô của trường có 24 lớp, trong đó có 3 lớp ghép. Trường có 534 em học sinh; tỷ lệ huy động trẻ 100%.
- Trường duy trì sỹ số 100%.
- Trường có 21 phòng học, trong đó có 6 phòng học kiên cố, không có nhà tranh tre tạm bợ.
Năm học 2004 – 2005 trường được huyện công nhận là đơn vị phổ cập đúng độ tuổi; đạt chuẩn vững chắc. Đó là cơ sở để trường thực hiện nội dung đạt chuẩn giai đoạn 2. Đó là những điều kiện cơ bản để tạo điều kiện cho trường thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện, hoàn thành nhiệm vụ năm học 2005 – 2006 mà Phòng giáo dục giao phó.
II – Qua quá trình điều tra, theo dõi từ tháng 10/2005 đến tháng 3/2006 ở một lớp mang tính xác suất kết quả khảo sát lớp 4C tháng 9/2005.
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Vở sạch chữ đẹp
A
B
C
Học tập
8%
46%
41%
0
31%
19%
50%
Hạnh kiểm
80%
20%
0
0
Kết quả khảo sát tháng 3/2006 lớp 4C.
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Vở sạch chữ đẹp
A
B
C
Học tập
11%
48%
40%
1%
42%
50%
8%
Hạnh kiểm
91%
9%
0
0
Kết luận : Xác suất cho ta thấy ở những lớp giáo viên chú ý rèn chữ viết cho học sinh bản thân giáo viên trình bày bản mẫu mực thì kết quả rèn chữ viết ở các em được nâng cao một cách rõ rệt ở các lần tiếp theo, qua thời gian theo cấp số cộng.
Qua phóng vấn một số em : Phát phiếu điều tra cho các em kết quả : 
- Em tích cực rèn chữ viết vì : 
- Được cha mẹ khen : 	15%
- Vì phong trào của lớp : 	10%
- Vì được cô khen chữ đẹp : 50%
- Vì đạt điểm cao : 	25%
Như vậy yếu tố kích thích các em rèn chữ viết đẹp phụ thuộc cơ bản vào ý thức rèn chữ của từng giáo viên. Muốn có thành tích xây dựng lớp điển hình, hưởng ứng phong trào VSCĐ thì giáo viên đó cơ bản động lực phát triển đó là quan điểm, cái tâm của người giáo viên.
C – Kết luận và đề xuất kiến nghị 
Qua thời gian khảo sát, xếp loại VSCĐ ở trường trong 2 năm 2003 – 2004 và kỳ I năm 2005. Tôi thấy vấn đề rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học là rất quan trọng đó là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng học sinh, đó là mục tiêu của ngành giao phó cho đội ngũ giáo viên thay Đảng rèn người.
Mỗi một giáo viên đứng lớp dạy Tiểu học đều phải nhận trọng trách của mình coi đó là nhiệm vụ của người giáo viên trước nhà trường, trước Đảng và Nhà nước. Thực hiện mỗi giáo viên là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
+ Ban giám hiệu nhà trường cần lưu ý chọn những giáo viên dạy các lớp 1, 2, 3 phải là những giáo viên mẫu mực, có trình độ, cũng như chữ viết, trình bày bảng đẹp để làm tấm gương cho các em noi theo. Vì trẻ em chỉ là tờ giấy trắng, kết quả tốt hay không phụ thuộc vào người vẽ những trang đầu đời.
+ Trong mỗi phòng học Tiểu học phải có mẫu chữ viết đúng ở phía trên cho các em thường xuyên quan sát mẫu chữ và rèn luyện hàng ngày.
+ Ban giám hiệu trường học phải kiểm tra giáo viên rèn luyện chữ viết cho học sinh Tiểu học, việc trình bày vở. Đưa chỉ tiêu xếp loại vở sạch chữ đẹp vào tiêu chí xếp loại thi đua cuối tháng của từng thành viên.
Trên đây là một số ít về hoạt động công tác rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học, mong Hội đồng khoa học tham khảo góp ý cho bản thân chúng tôi nhằm củng cố một số biện pháp nâng cao phong trào giáo dục của xã nhà./.
Ngày 22 tháng 3 năm 2006
 Người viết 
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sáng kiến kinh nghiệm
Tên tề tài :
Rèn kỹ năng viết
 chữ đẹp cho học sinh Tiểu học
Năm học 2005 - 2006
Sở giáo dục - đào tạo Hà Tĩnh 
PHòng giáo dục - đào tạo Hương Khê 
---------------- 
Sáng kiến kinh nghiệm
Tên tề tài :
Rèn kỹ năng viết
 chữ đẹp cho học sinh Tiểu học
Họ và tên : Mai Văn Minh
Đơn vị : Trường Tiểu học Phú Gia

Tài liệu đính kèm:

  • docren_ky_nang_viet_chu_dep_cho_hoc_sinh_tieu_hoc.doc