Sáng kiến kinh nghiệm Lỗi chính tả học sinh lớp 5 A1 - Trường TH Lý Tự Trọng, Ea Kuêh, Cưm gar, Đắk Lắk và biện pháp khắc phục

Sáng kiến kinh nghiệm Lỗi chính tả học sinh lớp 5 A1 - Trường TH Lý Tự Trọng, Ea Kuêh, Cưm gar, Đắk Lắk và biện pháp khắc phục

Sinh thời Bác Hồ có nói: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ”. Bác luôn quan tâm đến nền giáo dục của nước nhà, đặc biệt là những mầm non tương lai của đất nước. Bác luôn kì vọng thế hệ thiếu nhi sẽ đưa nước nhà sánh vai với các cường quốc năm châu. Để thực hiện nguyện vọng đó của Bác, Đảng và nhà nước ta hiện nay rất chú trọng đến sự nghiệp trồng người.

 Nhà trường chính là nơi kết tinh trình độ văn minh của một quốc gia, là nơi giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người có ích cho xã hội, giúp các em phát triển về mọi mặt. Trong chương trình Tiếng Việt, việc dạy đúng chính tả phải được coi trọng ngay từ buổi đầu đối với học sinh tiểu học. Phân môn chính tả có nhiệm vụ chủ yếu rèn luyện cho học sinh nắm các quy tắc và thói quen viết đúng - chuẩn chính tả tiếng Việt. Cùng với các phân môn khác, chính tả giúp cho học sinh chiếm lĩnh văn hóa Việt - làm công cụ để giao tiếp, tư duy. Vì vậy, chính tả được dạy liên tục từ lớp Một đến lớp Năm với các loại bài như: nhìn - viết, nghe - viết, nhớ - viết, để các em được học môn chính tả một cách khoa học, cẩn thận và sử dụng công cụ này suốt những năm tháng trong thời kì học tập ở nhà trường cũng như suốt cuộc đời.

 

doc 28 trang Người đăng hang30 Lượt xem 446Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lỗi chính tả học sinh lớp 5 A1 - Trường TH Lý Tự Trọng, Ea Kuêh, Cưm gar, Đắk Lắk và biện pháp khắc phục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CƯMGAR
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ TỰ TRỌNG
LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH LỚP 5A
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ TỰ TRỌNG,
HUYỆN CƯMGAR, TỈNH ĐẮK LẮK VÀ CÁCH KHẮC PHỤC.
bd ca
Người thực hiện: Lô Thanh Ngọc
ĐẮK LẮK : 2012
MỤC LỤC
 I. PHẦN MỞ ĐẦU Trang 3
1.1/ Lí do chọn đề tài Trang 3
1.2/ Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Trang 5 
1.3/ Đối tượng đề tài Trang 5
1.4/ Giới hạn phạm vi nghiên cứu Trang 5 
1.5/ Phương pháp nghiên cứu. Trang 5
II. PHẦN NỘI DUNG Trang 6
II.1. Cơ sở lí luận. Trang 6 
II.2. Thực trạng. Trang 6 
a. Thuận lợi – khó khăn. 
b. Thành công – hạn chế.
c. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
II.3. Giải pháp, biện pháp. Trang 10 
a. Mục tiêu của giải pháp Trang 10 
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. Trang 11 
c. Biện pháp giải quyết vấn đề. Trang 19 
d. Kết quả đạt được Trang 23 
III. Phần kết luận, kiến nghị. Trang 25
III.1. Bài học kinh nghiệm. Trang 25
III. 2. Kiến nghị. Trang 26
* Có sử dụng một số hình ảnh và bài viết của học sinh để minh họa.
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
 Sinh thời Bác Hồ có nói: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ”. Bác luôn quan tâm đến nền giáo dục của nước nhà, đặc biệt là những mầm non tương lai của đất nước. Bác luôn kì vọng thế hệ thiếu nhi sẽ đưa nước nhà sánh vai với các cường quốc năm châu. Để thực hiện nguyện vọng đó của Bác, Đảng và nhà nước ta hiện nay rất chú trọng đến sự nghiệp trồng người.
 Nhà trường chính là nơi kết tinh trình độ văn minh của một quốc gia, là nơi giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người có ích cho xã hội, giúp các em phát triển về mọi mặt. Trong chương trình Tiếng Việt, việc dạy đúng chính tả phải được coi trọng ngay từ buổi đầu đối với học sinh tiểu học. Phân môn chính tả có nhiệm vụ chủ yếu rèn luyện cho học sinh nắm các quy tắc và thói quen viết đúng - chuẩn chính tả tiếng Việt. Cùng với các phân môn khác, chính tả giúp cho học sinh chiếm lĩnh văn hóa Việt - làm công cụ để giao tiếp, tư duy. Vì vậy, chính tả được dạy liên tục từ lớp Một đến lớp Năm với các loại bài như: nhìn - viết, nghe - viết, nhớ - viết, để các em được học môn chính tả một cách khoa học, cẩn thận và sử dụng công cụ này suốt những năm tháng trong thời kì học tập ở nhà trường cũng như suốt cuộc đời. 
Viết đúng chính tả là một trong 4 kĩ năng cơ bản (nghe – nói – đọc – viết) của học sinh. Viết đúng chính tả không những chứng tỏ trình độ người viết mà còn giúp người đọc hiểu đúng nghĩa của từ, của câu rộng hơn là hiểu đúng nghĩa của văn bản. Việc giúp học sinh viết đúng chính tả cũng có nghĩa là đã tác động trở lại kĩ năng đọc, nói – viết đúng cua học sinh, đồng thời củng cố việc phân biệt nghĩa, mở rộng từ cho học sinh.
 Người ta thường nói: “nét chữ là nết con người”. Con chữ phần nào thể hiện tính nết của người viết: Cẩn thận hay cẩu thả, chăm chỉ hay lười biếngVì vậy việc rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh, giáo viên không chỉ rèn cho các em có được một số kĩ năng sử dụng tiếng Việt, phát triển tư duy mà còn giup từng em mở rộng hiểu biết về cuộc sống, góp phần hình thành nhân cách con người mới – con người Việt nam xã hội chủ nghĩa.
 Thế nhưng, hiện tượng viết sai chính tả không chỉ xảy ra đối với học sinh trong nhà trường, tình trạng sai chính tả đã xuất hiện rất phổ biến ngoài xã hội, trên các phương tiện truyền thông, pa-nô, áp phích, internet,  nhất là ở học sinh bậc Tiểu học. Cụ thể là trên địa bàn xã EaKuêh, Cưmgar, Đắk Lắk. Nơi đây dân cư cả ba miền Bắc- Trung- Nam sinh sống rất đông trong đó nhiều thành phần dân tộc khác nhau dân tộc Kinh, đặc biệt là dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên như Ê đê, Xê Đăng, Jarai và cả dân tộc thiểu số vùng Tây Nghệ An, cũng như vùng Tây Bắc vào làm ăn kinh tế mới. Từ đó, việc phát âm có phần đa dạng, học sinh thường phát âm chưa chuẩn, phát âm theo tiếng địa phương, đặc biệt đối với một số học sinh là người miền Trung, việc viết sai các dấu thanh “sắc - nặng, hỏi - ngã ” chiếm tỉ lệ khá cao như: “nói” lại thành “ nọi ”, như “ ăn ” thành “ eng”,  học sinh miền Bắc thường viết sai phụ âm “ l - n ” như “ lấp lánh ” thành “nấp nánh ”,  ; riêng học sinh ở địa phương thì “ về ” thành “dề ” hay “lan” và “lang”, “cá rô” thành “cá gô”, “bên ngoài” thành “ bên quài ”, “ rượu ” thành “ riệu ”,  ... 
 Trong thực tế, “vùng nào thì hiểu theo vùng nấy ” nên thật ra trong từng địa phương kiểu phát âm như vậy đã thành “quen tai ” , ai cũng hiểu, dễ “cho qua”, có điều sự sống chung, pha trộn cư dân trong các vùng miền của cả nước hiện nay là phổ biến, nên khó khăn trong việc “ nghe - viết ” sao cho đúng là một vấn đề lớn đối với chính tả Việt Nam.
 Trước vấn nạn học sinh viết sai chính tả ngày càng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến kết quả học tập ở môn Tiếng Việt nói chung cũng như các môn học khác. Là giáo viên được giao giảng dạy lớp 5 – lớp cuối cùng của bậc tiểu học tôi càng chú trọng nhiều hơn đến phân môn chính tả. Đây là năm cuối cùng của học sinh được rèn viết đúng, viết đẹp theo hẹ thống bài học, chương trình riêng, là cơ hội để từng em củng cố lại kĩ năng viết chính tả của mình. Đó cũng là hành trang quí giá để các em bước vào bậc học Trung học cơ sở và các bậc học cao hơn với những bài học mới, kiến thức mới cao hơn. Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi luôn dành nhiều thời gian suy nghĩ để đi tìm câu trả lời: “ Làm thế nào để hạn chế tỉ lệ học sinh viết sai chính tả ? ” Vì Tiếng Việt là linh hồn dân tộc Việt, văn hóa Việt. Viết đúng, nói chuẩn tiếng Việt là việc cần phải làm ngay. 
 Với ý nghĩ trên, tôi mạnh dạn chọn phân môn chính tả để nghiên cứu và thể hiện trong việc đổi mới phương pháp dạy học chính tả ở lớp 5 và nhìn nhận lại quá trình dạy học của mình, để đúc rút lại những kinh nghiệm và từ đó sẽ tiếp tục hoàn thành tốt hơn những nhiệm vụ được giao trong những năm tiếp theo. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “ Lỗi chính tả học sinh lớp 5 A1 - Trường TH Lý Tự Trọng, Ea Kuêh, Cưm gar, Đắk Lắk và biện pháp khắc phục” để đi sâu tìm hiểu.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
 Trong quá trình giảng dạy, thực trạng trong từng lớp, từng đối tượng học sinh cũng khác nhau. Nên tôi nhận thấy vấn đề đặt ra cần giải quyết là giáo viên phải tìm ra phương pháp dạy đúng, dạy hay, hiệu quả nhất để giúp học sinh khắc phục viết sai lỗi chính tả theo đúng quy ước của ngành Giáo dục và của xã hội.
1.3. Đối tượng đề tài.
 	- Học sinh lớp 5 A1
1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: 
- Trường TH Lý Tự Trọng.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
 	 - Thực trạng viết sai chính tả.
 	 - Biện pháp khắc phục lỗi chính tả. 
II. PHẦN NỘI DUNG.
II.1/ Cơ sở lí luận.
 Các lĩnh vực ngôn ngữ như ngôn ngữ học, ngữ pháp học, phong cách học đều có những đóng góp về mặt lý luận để các nhà khoa học giáo dục biên soạn chương trình học Tiếng Việt cho từng cấp học. Ở phân môn chính tả, các lĩnh vực của ngôn ngữ học đều có sự đóng góp để hình thành cơ sở khoa học. Chẳng hạn như ngữ pháp văn bản giúp cho việc xác định rõ nghĩa của từ trong văn bản, xác định rõ các âm tiết của từ đó mà viết đúng chính tả. Riêng lĩnh vực ngữ âm học là cơ sở lý luận gắn bó mật thiết với vấn đề chính tả.
 Chữ viết của tiếng Việt là chữ viết ghi âm cho nên nguyên tắc chính tả tiếng Việt chủ yếu là nguyên tắc ngữ âm học. Ngoài ra, chính tả tiếng Việt còn được xây dựng trên một số nguyên tắc nữa như nguyên tắc truyền thống lịch sử, nguyên tắc khu biệt. Những nguyên tắc này có lúc không đồng nhất với nguyên tắc ngữ âm học, do vậy chính tả tiếng Việt cũng còn có những trường hợp bất nhất. Cụ thể trong tiếng Việt cách phát âm ở những vùng miền có khác nhau ( phương ngữ ); đặc biệt là đối với các em học sinh dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó lại có trường hợp từ mang hai biến thể phát âm, khó có thể nói biến âm nào là chuẩn.
 Ví dụ: Chòng chành - tròng trành ; lỡ làng - nhỡ nhàng ; 
 Lăm le - nhăm nhe ; sum sê - xum xuê ; .
 Hoặc có khi một cách phát âm nhưng lại có hai cách viết.
/ i /
 Ví dụ: i: trong lí luận, mĩ thuật, 
 y: trong Lý Thái Tổ, thư ký, 
 Bản thân hệ thống âm vị tiếng Việt còn có một số âm vị không ghi thống nhất, một âm có thể ghi bằng nhiều con chữ.
 Ví dụ: 
 c: con cuốc . 
 / k / âm cờ k: cái kim.
 q: tổ quốc.
 d: dồn dập. 
 /z/ âm dờ 
 gi: giữ gìn.
 g: gặp gỡ, gỡ rối. 
 / / âm gờ 
 gh: cái ghế, câu ghép.
 ng: ngỡ ngàng. 
 / /Âm ngờ: 
 ngh: nghe ngóng, nghiêng ngả
 Trước những bất minh trên, việc xác định trọng điểm chính tả cần cho dạy học sinh vùng phương ngữ, một mặt phải coi trọng hệ thống âm chuẩn toàn dân, mặt khác phải tham khảo biến thể phát âm địa phương, đồng thời phải dùng nghĩa để sử dụng dựa vào các văn cảnh.
II.2. Thực trạng.
	a. Thuận lợi - khó khăn
 Dân tộc Việt Nam trải qua bốn nghìn năm văn hiến, đã tích lũy được một kho tàng tập quán văn học và văn hóa rất đa dạng, phong phú. Chữ viết ( theo mẫu tự La tinh) của dân tộc ta tuy mới hình thành hơn một trăm năm nay, nhưng đã thành trụ cột then chốt của nền văn hóa nước nhà. Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cả trong lời nói, lẫn chữ viết là việc làm hết sức cần thiết của tất cả mọi người dân Việt Nam. 
 Thế nhưng hiện tượng viết sai chính tả đang là mối quan tâm của nhiều người, của cộng đồng xã hội. Việc viết sai chính tả xuất hiện ngày càng nhiều, không chỉ là học sinh Tiểu học, học sinh Trung học, sinh viên, đôi khi có cả một số giáo viên và những người thành đạt.
Ảnh minh họa
b. Thành công – hạn chế.
 Hiện nay đa số học sinh (kể cả sinh viên, người lớn) thường thích xem truyện tranh như: Đô-rê-mon, Co-nan, Thủy thủ Mặt trăng, Bảy viên ngọc rồng,  hơn là đọc sách, tạp chí văn học,  Việc không có thói quen (gọi là “văn hóa đọc” ), không có niềm đam mê đọc sách dẫn tới vốn từ ngữ nghèo nàn, ít ỏi. Người đọc sách nhiều sẽ có vốn từ càng nhiều thì ít khi viết sai chính tả.
 c. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
 Những điều phản ánh đó là thực trạng chung của cả nước và đặc biệt là thực trạng của Trường TH Lý Tự Trọng là nơi đa sắc tộc- đa địa phương – đa miền khác đang học tập. Môi trường học tập và giảng dạy lại là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Như vậy trong quá trình dạy môn tiếng Việt nói chung và dạy phân môn chính tả nói riêng tôi thấy một số trở ngại sau:
 - Sự ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương quá lớn trong lớp học. Một số gia đình dân tộc Kinh thì quan niệm rằng: “ Quê ở đâu phải nói tiếng địa phương đó”. Việc đó tiếng quê hương (Địa phương) cũng ảnh hưởng không nhỏ trong việc sai nhiều lỗi khác nhau khi viết chính tả.
 - Học sinh dân tộ ... ghĩa sẽ nắm được nghĩa và hình thức chữ viết của từ. 
 	Ví dụ : Deo dai, em thử điền dấu hỏi ( ) sẽ thành Dẻo dai. Dẻo dai là từ có nghĩa chỉ sự bền bỉ không giảm của sức lực, vậy ta điền dấu hỏi ( ). Nếu điền dấu ngã sẽ thành Dẽo dai, dẽo dai không có nghĩa vậy không thể điền dấu ngã.
	- Đối với những từ Hán -Việt phát âm không phân biệt dấu hỏi, dấu ngã. Gặp những từ bắt đầu bằng một trong các phụ âm : m, n, nh, v, l, d, ng và ngh hãy nhớ câu: “ Mình Nên Nhớ Viết Là Dấu Ngã ” thì đánh dấu ngã.
	Ví dụ : Vĩ nhân, cần mẫn, nhã nhặn, lãnh đạm, vãng lai, phụ lão, dã man, ngôn ngữ, tín ngưỡng ... Trừ "ngải" trong "ngải cứu", còn những từ bắt đầu bằng các phụ âm khác, hoặc không có phụ âm đầu thì đánh dấu hỏi.
	Ví dụ : đảo điên, tưởng tượng, kiểu cách , .
 Nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ vẫn viết bằng dấu ngã 
 Ví dụ: kỹ (kỹ thuật, kỹ xão), bãi (bãi bỏ, bãi khóa), 
 hữu (bằng hữu, hữu nghị), phẫu (phẫu thuật, giải phẫu ), 
 tiễn (tiễn đưa, tiễn biệt), 
 Khi dạy bài chính tả phân biệt k / q / c. Học sinh tự tìm ra những từ có âm đầu là k / q / c, từ các ví dụ cụ thể mà học sinh nắm lại quy tắc chính tả.
 * Chữ cái c : Luôn đứng trước các vần bắt đầu các nguyên âm : a, ă, à, o, ô, u, ư ...
	Ví dụ : Cần cù, còn, cặm cụi, cũng ...
 * Chữ cái k: Luôn đứng trước các vần bắt đầu bằng các nguyên âm : e, ê, i ...
	Ví dụ : Kính, kể, kèo ...
 * Chữ cái q: Luôn kết hợp với u thành qu (đọc là quờ). Qu luôn đứng trước hầu hết các nguyên âm (trừ các nguyên âm o, u, ư ).
	Ví dụ : Quan trọng, quanh quẩn.
 Ngoài ra cần cung cấp cho học sinh một số mẹo luật chính tả.
	Ví dụ : Khi nào viết là Da , khi nào viết là Gia?
	 + Da : Chỉ lớp bao bên ngoài các loại động vật	
	 + Gia : Chỉ mối quan hệ dòng họ.
 * Biện pháp 2: Yêu cầu học sinh tự phát hiện ra lỗi chính tả và tự sửa lỗi chính tả:
	- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự phát hiện ra những lỗi viết sai và tự bản thân các em sửa lỗi qua các hình thức khác nhau.
	- Giáo viên đọc lại bài văn hay khổ thơ mà trong đoạn bài yêu cầu học sinh viết cho học sinh soát lỗi.
	- Giáo viên chỉ ra cho học sinh thấy được các lỗi sai, từ đó học sinh có ý thức được các lỗi mà mình mắc phải, bằng cách viết lại các lỗi sai đó vào một quyển vở sửa lỗi, các lần sau mà gặp phải các lỗi này học sinh sẽ thận trọng hơn trong khi viết. Qua đó hình thành cho học sinh bản năng tự kiểm tra soát lỗi và có ý thức tự sửa.
	- Giáo viên cho học sinh phát hiện ra lỗi chính tả qua các dạng bài tập khác nhau. Ví dụ : Chép một đoạn bài có viết sai chính tả, yêu cầu học sinh viết lại cho đúng .
Ví dụ: Trong bài: “Kì diệu rừng xanh” lắng trưa đả rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẫm nạnh, ánh lắng nọt qua ná trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyễn động đến đấy. những con vượn bạc má ôm con gọn ghẻ chuyền nhanh như tia chớp. 
 Qua bài viết trên giáo viên cho học sinh tự sửa lỗi chính tả, cụ thể là l viết là n, ngược lại n viết là l , dấu hỏi viết dấu ngã, dấu ngã viết dấu hỏi.
 Từ những cách nêu trên giúp học sinh quen dần với cách phát hiện ra lỗi và tự sửa lỗi, dần dần học sinh sẽ nhớ cách viết đúng, thấy được các từ viết sai để tránh. 
 * Biện pháp 3: Giáo viên cần phải phát âm chuẩn và rèn cho học sinh kỹ năng đọc:
	Muốn cho học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải là người phát âm rõ tiếng, đúng chuẩn, đồng thời luyện phát âm cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm cuối. Việc rèn phát âm bắt đầu phải được thực hiện trong tiết Tập đọc và được thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong tất cả các tiết học như Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
 * Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh sửa lỗi thông qua môn học khác :
	- Thông qua phân môn luyện từ và câu, giúp cho học sinh hiểu được nghĩa của từ một cách chính xác.
	Ví dụ : líu hay níu
	- Líu : Chim hót líu lo. 
 - Níu : Đừng níu áo nhau.
	Ví dụ : đổ hay đỗ
	- Xe đổ	: Xe bị lật nghiêng.
	- Xe đỗ	: Xe dừng lại không chạy nữa.
 Ví dụ: vỏ hay võ .
 - Vỏ : bóc vỏ, vỏ chai
 - Võ : võ nghệ., võ vàng, vò võ
	- Qua phân môn luyện từ và câu giúp cho các em hiểu về câu, từ đó biết chấm câu, sau dấu chấm câu biết viết hoa chữ cái đầu câu, biết viết hoa các danh từ riêng.
* Biện pháp 5: Tổ chức cho học sinh học theo tổ - nhóm:
	- Giáo viên cần tổ chức cho học sinh học theo tổ nhóm hoặc phân thành “đôi bạn cùng tiến” học tập để các em hướng dẫn lẫn nhau (giáo viên luôn nhắc nhở và kiểm tra các em đều phải có một quyển vở rèn chính tả).
	Ví dụ : Mỗi tuần ngày thứ ba có tiết chính tả thì ngày thứ năm hoặc ngày thứ sáu các nhóm học tập hoặc đôi bạn học tập sẽ đọc trước phần viết đúng rồi đọc toàn bài viết. Qua đó học sinh đọc để hiểu được nội dung bài và nghĩa của 
từ cần ghi nhớ.
	- Học sinh sau khi nắm được nội dung bài và các từ cần ghi nhớ, các em lấy "Quyển vở rèn chính tả" ra viết vào, tiếp theo là đổi bài kiểm tra lẫn nhau.
	- Vào ngày thứ hai trong lúc truy bài đầu giờ các em sẽ tiến hành viết và kiểm tra chéo nhau lần nữa, củng cố lại những từ còn viết sai.
	Vậy trong một tiết các em đã được mắt nhìn, tay viết các chữ khó rất nhiều lần, từ đó hạn chế được các lỗi sai ở học sinh.
d. Kết quả đạt được:
 Trong quá trình giảng dạy, với việc áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy học sinh có những tiến bộ rõ rệt trong việc nắm bắt các quy luật chính tả, đặc biệt là các tiếng có phụ âm đầu l / n, gi / r / d, tr / ch, s / x và thanh hỏi, thanh ngã so với đầu năm tỉ lệ viết đúng đạt trên 90%. Ngoài ra, các em còn thể hiện sự viết đúng, viết đẹp trong bài chính tả nói riêng và các bài tập của môn học khác nói chung. 
 Trong tiết học chính tả, không khí lớp học trở nên hào hứng, sôi nổi, các em học sinh không còn rụt rè e ngại mà đã có sự tự tin, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
 Tuy việc “Giúp học sinh học tốt môn chính tả” cần một quá trình lâu dài, xuyên suốt, song với kết quả đạt được như trên tôi vẫn cảm thấy rất vui vì công việc mình làm bước đầu đã có hiệu quả. 
 Đầu năm học, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5A1. Sau khi khảo sát chất lượng, để nắm bắt tình hình học tập của các em, tôi đã lập bảng thống kê về môn chính tả như sau:
Đầu năm học
2010 - 2011
TSHS: 
25
 MÔN CHÍNH TẢ
 GIỎI 
 KHÁ
TRUNG BÌNH
 YẾU
3/25
7/25
9/25
6/25
 Kết quả này được thể hiện rõ trong các đợt kiểm tra định kì của môn chính tả trong lớp tôi giảng dạy như sau:
TỔNG SỐ HỌC SINH: 25 - NĂM HỌC: 2011 - 2012
Thời gian kiểm tra
TSHS
 GIỎI
 KHÁ
TRUNG BÌNH
 YẾU
Giữa kì I
25
6/25
9/25
10/25
0
Cuối kì I
25
8/25
10/25
7/25
0
Giữa kì II
25
9/25
13/25
3/25
0
III. Phần kết luận, kiến nghị.
III.1/ Bài học kinh nghiệm:
 Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, để đưa ra các biện pháp khắc phục rất là cần thiết, không thể thiếu trong quá trình dạy - học Tiếng Việt. Nhưng không phải chỉ đưa ra các biện pháp khắc phục là có thể thực hiện một cách có hiệu quả. Sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ. Giáo viên nên hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc chính tả, quy tắc kết hợp từ, quy tắc ghi âm chữ quốc ngữ  tránh trường hợp học sinh vì thiếu hiểu biết dẫn đến sai sót.
 Đặc biệt giáo viên phải chú ý đến các lỗi mà học sinh thường mắc phải, để đưa ra các dạng bài tập rèn cho các em viết đúng chính tả và củng cố các quy tắc chính tả cho các em qua các kiểu bài khác nhau.
 Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm bằng cách quan tâm đến tất cả các em học sinh, với tất cả các môn học.Tục ngữ có câu: “Ở đâu có thầy giỏi. ở đó có trò giỏi” nêu bật vai trò hướng dẫn của thầy, cô giáo trong việc học tập của học sinh. Vì vậy người giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ, tay nghề.
 Có nắm chắc kiến thức, giáo viên mới có thể giúp học sinh chữa lỗi và khắc phục lỗi một cách có hiệu quả. Ngoài ra giáo viên phải luôn học hỏi kinh nghiệm các bạn đồng nghiệp, bồi dưỡng chuyên môn để bổ sung cho vốn kinh nghiệm của bản thân.
 Muốn học sinh viết đúng chính tả thì giáo viên phải phát âm chuẩn, viết đúng chính tả trong giao tiếp cũng như trong giảng dạy, giáo viên phải là người có lòng tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với học sinh.
	Giáo viên cần phải đầu tư thời gian, có kế hoạch hướng dẫn rèn chữ cho học sinh, thường xuyên theo dõi và phát hiện kịp thời các hiện tượng mắc lỗi chính tả ở học sinh để đưa ra biện pháp sửa chữa đúng lúc. Giáo viên cần lập cho học sinh mỗi em một quyển vở rèn chính tả, kiểm tra , đánh giá học sinh qua từng thời gian cụ thể, động viên các em học sinh có tiến bộ trong quá trình học tập. 
 Trong sự nghiệp giáo dục, dù ai đã và đang công tác cũng chung nhau một lòng mong mõi là làm sao, làm thế nào cho học sinh của mình viết đẹp và viết đúng chính tả, góp phần làm rạng danh tiếng Việt, sử dụng đúng chính tả có tầm quan trọng cho cả quốc gia và là một yêu cầu tất yếu của xã hội hiện tại.
 Qua đi sâu nghiên cứu đề tài: “Lỗi chính tả của học sinh lớp 5” tôi đã tìm hiểu được các cơ sở lý luận, xác định được chất lượng chính tả của học sinh trường tiểu học Lý Tự Trọng, từ đó đề ra những biện pháp cần thiết. Đây là nhiệm vụ của mỗi người giáo viên nói chung và của giáo viên trường tiểu học Lý Tự Trọng nói riêng. Nhiệm vụ này không chỉ tiến hành trong một thời gian ngắn mà cho ta kết quả tốt ngay được, nó phải được tiến hành trong một thời gian dài với sự đồng bộ của các khối lớp. Tuy nhiên nhiệm vụ này có hoàn thành triệt để hay không chúng tôi cũng cần có sự giúp đỡ của các cấp, các ngành có liên quan.
III.2/ Kiến nghị.
 Trên đây là một số biện pháp mà trong quá trình giảng dạy phân môn chính tả tôi đã áp dụng vào việc giảng dạy trên lớp. Với kết quả nghiên cứu của mình, tôi chỉ xin nêu một vài kinh nghiệm ít ỏi của cá nhân tôi đã tích lũy được, một số bài học thực tiễn, mong muốn chia sẻ cùng với các bạn đồng nghiệp. 
	Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để việc giảng dạy bộ môn chính tả trong nhà trường ngày càng nâng cao chất lượng, giúp học sinh học tốt hơn.
	Tôi xin chân thành cảm ơn.
 Ea Kuêh, ngày 25 tháng 3 năm 2012
 Người viết 
 Lô Thanh Ngọc
THƯ MỤC THAM KHẢO
Lê A (chủ biên), Phương pháp dạy học Tiếng việt, NXB ĐH Sư phạm Hà Nội 2003.
Nguyễn Đức Cương, vấn đề sửa lỗi chính tả cho hoc sinh phổ thông.
 Lê Trung Hoa, Mẹo luật chính tả chính tả cho học sinh phổ thông.
 Phan Ngọc, Chữa lỗi chính tả cho học sinh (in lần thứ hai), NXB Giáo dục, 1997.
Hoàng Trung Thông, Đỗ Xuân Hảo, Dạy học chính tả ở tiểu học.

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem(1).doc