Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy bài “Nghe-kể” trong phân môn Tập làm văn Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy bài “Nghe-kể” trong phân môn Tập làm văn Lớp 3

A - ĐẶT VẤN ĐỀ :

1. Lý do chọn đề :

Việc dạy loại bài “nghe – kể” có một ý nghĩa rất lớn và quan trọng trong phân môn tập làm văn lớp 3 nói riêng và trong môn Tiếng việt nói chung.

+ Thông qua việc “nghe – kể” học sinh được phát triển về kỹ năng nghe nói, nói một cách tích cực nhất bởi vì khi các em được theo dõi cô kể, bạn kể để nắm được cốt truyệt, đồng thời biết nhận xét lời kể của bạn. Có như vậy, các em mới có thể kể lại được câu chuyện bằng ngôn ngữ nói của mình. Thông qua việc kể chuyện của mỗi học sinh trước nhóm hoặc trước lớp, kỹ năng nói sẽ luôn được chỉnh sửa, nhờ được chỉnh sửa, nhờ sự hợp tác của các bạn và sự hướng dẫn của giáo viên.

+ Thông qua “nghe - kể” của học sinh cảm thụ tốt hơn câu chuyện, biết tỏ thái độ đối với các nhân vật trong truyện. Bởi vậy việc làm này sẽ góp phần tích cực bồi dưỡng tình cảm, mỹ cảm cho học sinh. Từ đó các em kể được câu chuyện sống động hơn bằng chính ngôn ngữ và tình cảm của bản thân.

+ Học sinh được thực hành “nghe - kể” bằng miệng tốt sẽ giúp cho việc làm văn viết tốt hơn. Nếu giọng kể rõ ràng, lưu loát sẽ giúp cho cho các em sử dụng dấu câu đúng ngữ pháp và kỹ năng viết câu, đoạn cũng sẽ tốt hơn.

+ Nếu học sinh được học tốt loại bài “nghe - kể” sẽ góp phần rèn luyện thêm kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống, thái độ, mạnh dạn tự tin góp phần phát triển toàn diện hơn nhân cách của người học sinh.

 

doc 10 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 274Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy bài “Nghe-kể” trong phân môn Tập làm văn Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số kinh nghiệm dạy bài “nghe – kể” 
trong phân môn tập làm văn lớp 3
A - Đặt vấn đề :
1. Lý do chọn đề : 
Việc dạy loại bài “nghe – kể” có một ý nghĩa rất lớn và quan trọng trong phân môn tập làm văn lớp 3 nói riêng và trong môn Tiếng việt nói chung.
+ Thông qua việc “nghe – kể” học sinh được phát triển về kỹ năng nghe nói, nói một cách tích cực nhất bởi vì khi các em được theo dõi cô kể, bạn kể để nắm được cốt truyệt, đồng thời biết nhận xét lời kể của bạn. Có như vậy, các em mới có thể kể lại được câu chuyện bằng ngôn ngữ nói của mình. Thông qua việc kể chuyện của mỗi học sinh trước nhóm hoặc trước lớp, kỹ năng nói sẽ luôn được chỉnh sửa, nhờ được chỉnh sửa, nhờ sự hợp tác của các bạn và sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Thông qua “nghe - kể” của học sinh cảm thụ tốt hơn câu chuyện, biết tỏ thái độ đối với các nhân vật trong truyện. Bởi vậy việc làm này sẽ góp phần tích cực bồi dưỡng tình cảm, mỹ cảm cho học sinh. Từ đó các em kể được câu chuyện sống động hơn bằng chính ngôn ngữ và tình cảm của bản thân.
+ Học sinh được thực hành “nghe - kể” bằng miệng tốt sẽ giúp cho việc làm văn viết tốt hơn. Nếu giọng kể rõ ràng, lưu loát sẽ giúp cho cho các em sử dụng dấu câu đúng ngữ pháp và kỹ năng viết câu, đoạn cũng sẽ tốt hơn.
+ Nếu học sinh được học tốt loại bài “nghe - kể” sẽ góp phần rèn luyện thêm kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống, thái độ, mạnh dạn tự tin góp phần phát triển toàn diện hơn nhân cách của người học sinh.
+ Luyện kỹ năng “nghe - kể” cho học sinh sẽ tạo cơ sở cần thiết làm nền tảng để học sinh học tốt hơn ở những loại bài khó hơn như kể lại một câu chuyện theo một chủ đề cho trước, kể chuyện tưởng tượng... mà các em sẽ học sau này.
+ Việc rèn luyện kỹ năng “nghe - kể” cho học sinh góp phần tích cực trong việc trau dồi vốn ngôn ngữ, khả năng diễn đạt, khả năng dùng từ đặt câu, khả năng thể hiện tình cảm, cảm xúc thông qua các nhân vật trong truyện. Việc làm này có một tác dụng rất lớn trong việc bồi dưỡng kiến thức Tiếng việt cho học sinh.
+ Đối với học sinh lớp 3, các hoạt động nhận thức và các phẩm chất tâm lý đang được hình thành và phát triển mạnh thông qua học tập và giao tiếp. Thế nhưng kỹ năng giao tiếp cũng như ngôn ngữ của các em lại đang còn hạn chế. Đặc biệt lớp tôi lại là học sinh ở vùng nông thôn nên việc làm này lại càng gặp khó khăn hơn nữa. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy học môn tập làm văn đòi hỏi người giáo viên cần phải sáng tạo không ngừng, cải tiến phương pháp dạy học, đề ra những biện pháp tích cực phù hợp với đối tượng học sinh thì mới có thể đạt được kết quả như mong muốn.
Trong khuôn khổ của bản đề tài này, với tư cách là một người giáo viên dạy lớp 3 tôi xin được trình bày một số biện pháp dạy học loại bài “nghe- kể trong phân môn Tập làm văn lớp 3. Hy vọng bản đề tài này sẽ góp thêm kinh nghiệm về cải tiến phương pháp dạy - học đối với phân môn này trong điều kiện cụ thể hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn ở lớp 3.
2. Cơ sở thực tiễn :
Qua thực tế dự giờ thăm lớp ở trường tôi, tôi nhận thấy một số giáo viên chưa coi trọng đúng mức khi dạy những tiết Tập làm văn này. Giáo viên còn đọc chuyện chứ chưa thuộc chuyện để kể cho học sinh, chưa khai thác rõ nội dung câu chuyện nên học sinh chưa hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện...
Học sinh chưa mạnh dạn tự tin khi kể, chưa biết cách kể sáng tạo, còn mang tính hình thức và đọc lại chuyện... cho nên việc “nghe – kể” lại câu chuyện của học sinh còn yếu. Một số em khi được gọi lên kể còn ấp úng, quên nội dung câu chuyện. Có em kể chỉ mang hình thức thuộc và đọc lại chứ chưa có sự “sáng tạo” khi kể và chưa sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ, điệu bộ, cử chí, nét mặt...
- Giáo viên chưa có sự đầu tư trong việc chuẩn bị bài, một số giáo viên còn cầm sách kể lại chuyện. Khi học sinh kể giáo viên chỉ nhận xét sơ qua chứ chưa sửa chữa uốn nắn kịp thời, chưa tạo cho học sinh tính mạnh dạn khi kể.
3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu :
Nghiên cứu thực trạng của việc sử dụng phương pháp dạy học phân môn tập làm văn loại bài “nghe – kể” lớp 3 để tìm ra biện pháp sử dụng của phương án đó một cách hợp lý và đạt hiệu quả nâng cao chất lượng học bài “nghe – kể”.
4. Đối tượng nghiên cứu :
- Phân môn Tập làm văn “nghe – kể” lớp 3
- Thời gian nghiên cứu : Từ tháng 9/2006 đến tháng 3/2007
- Phương pháp nghiên cứu : Phương pháp điều tra, phương pháp khảo sát, phương pháp thực nghiệm, phương pháp so sánh.
B – Giải quyết vấn đề :
Để vận dụng các phương pháp dạy học loại bài tập làm văn “nghe – kể” có hiệu quả là một vấn đề rất khó đối với giáo viên trường tôi nói chung và bản thân tôi nói riêng. Nhưng với lòng yêu nghề, mến trẻ tôi quyết định điều tra, khám phá quyết tìm ra biện pháp giảng dạy phân môn tập làm văn loại “nghe – kể” thành công
Cụ thể lớp tôi phụ trách vào đầu tháng 9 như sau :
Tổng
số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
30
2
6,6
6
19,8
14
46,2
8
27,4
Trước kết qủa không có gì khả quan với năng lực diễn đạt sáng tạo của các em còn hạn chế và thói quen dùng từ địa phương, các em rất e ngại nói trước tập thể, tính e dè trước đám đông. Do đó khi kể lại câu chuyện còn ê a, ngắc ngứ... từ những hạn chế về phía giáo viên và học sinh đã nêu trên bản thân đã phối hợp với tổ chuyên môn, Ban giám hiệu nhà trường cùng thảo luận để khắc phục tình trạng trên là :
Muốn dạy tốt phân môn Tập làm văn loại bài “nghe - kể” lớp 3 thì trước hết người giáo viên phải xác định rõ.
1. Mục tiêu và yêu cầu của phân môn tập làm văn loại bài nghe- kể:
Kỹ năng “nghe - kể” lại câu chuyện không chỉ áp dụng trong nhà trường mà còn áp dụng trong cuộc sống thường ngày. Khi nghe một câu chuyện do một người kể lại hoặc một sự việc xẩy ra có người kể lại thì hấp dẫn thu hút được người nghe nhưng có người kể laị không thu hút được người nghe. Đó chính là do phần lớn ở kỹ năng kể chuyện của mỗi người.
Vì vậy rèn kỹ năng “nghe-kể” cho học sinh là hết sức quan trọng tạo tiền đề giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc – kể chuyện và các môn học khác như đạo đức, tự nhiên xã hội... 
2. Rèn kỹ năng nghe :
Muốn rèn kỹ năng có hiệu quả thì trước hết người giáo viên phải :
a) Thu hút được sự chú ý của học sinh
Khi dạy những loại bài này việc giới thiệu bài góp phần quan trọng vào việc thu hút rất lớn vào sự chú ý của học sinh, tuỳ từng bài giáo viên có cách giới thiệu cho phù hợp. Giáo viên có thể dựa vào tranh để giới thiệu hoặc dựa vào thực tế.
Ví dụ : Đối với câu chuyện “Không nỡ nhìn” tôi cho học sinh quan sát tranh phóng to rồi nêu câu hỏi định hướng cho học sinh quan sát.
Bức trang vẽ cảnh gì ? ở đâu ?
- Học sinh trả lời ?
+ Đây chính là hình ảnh thể hiện nội dung câu chuyện, “Không nỡ nhìn” mà hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe.
Ví dụ 2 : Đối với câu chuyện “Kéo cây lúa lên”.
Tôi vào bài bằng cách hỏi học sinh các con đã được nghe kể về chàng ngốc chưa ? Người như thế nào gọi là ngốc. Tiết tập làm văn hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn nhé.
b) Giáo viên phải kể hay hấp dẫn.
Mỗi người có một kỹ năng kể khác nhau, có người kể rất hay nhưng có người kể không hay. Ngoài vốn tự có của mỗi người muốn kể hay, kể tốt phải có sự rèn luyện chứ không phải tự nhiên mà kể hay, kể hấp hẫn được.
Người giáo viên là người mẫu mực đói với học sinh Tiểu học, thầy cô là “thần tượng” của các em. Vì vậy để học sinh kể tốt trước hết giáo viên phải kể tốt.
Ngoài kỹ năng đã có trước khi lên lớp, giáo viên phải thuộc chuyện để nhớ nội dung câu chuyện, để kể cho học sinh, tránh tình trạng giáo viên cầm sách đọc.
Khi kể giáo viên phải chú ý phân biệt lời kể của người dẫn chuyện và lời kể của các nhân vật. Phải chú ý kể kết hợp cử chỉ, điệu bộ, nét mặt...
Ví dụ : Khi dạy bài “Kéo cây lúa lên” có chi tiết chàng ngốc kéo cây lúa lên khi kể đến chi tiết này tôi chú ý thể hiện hành động của chàng ngốc dùng tay kéo cây lúa lên.
Ví dụ 2 : Khi dạy bài “Dại gì mà đổi”.
Nét mặt cậu bé ngây thơ hồn nhiên, nét mặt người mẹ tỏ vẻ ngạc nhiên, khi kể tôi cố thể hiện ở khuôn mặt.
Ví dụ 3 : Khi kể câu chuyện “Giấu cày” có chi tiết người chồng nói nhỏ với vợ “mình ơi ! mất cày rồi” khi kể tôi thể hiện bằng cách dùng tay che miệng nói hơi nhỏ một chút.
c) Tìm hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện:
Giúp học sinh nắm vững nội dung ý nghĩa câu chuyện trước khi kể là điều rất quan trọng, vì nhớ nội dung ý nghĩa của câu chuyện thì các em mới kể tốt được.
Giảo viên cần nêu ra một số hệ thống câu hỏi hoàn chỉnh khi tìm hiểu nội dung bài.
Ngoài một số câu hỏi trong sách giáo khoa tôi nêu thêm một số câu hỏi để giúp học sinh nắm vững nội dung câu chuyện.
Đối với câu chuyện “Tôi cũng như bác”, khi dạy tôi nêu thêm một câu hỏi nhỏ. Ví dụ : Câu trả lời của người đó có gì đáng buồn cười ? Tại sao lại buồn cười ?...
d) Luyện cho học sinh kể chuyện :
Trước khi kể bài lần hai tôi nêu thêm câu hỏi để học sinh nắm vững cách kể lời của các nhân vật.
Ví dụ : Khi kể chuyện “Dại gì mà đổi” trước khi kể theo vai tôi cho học sinh nhắc lại : Lời người mẹ nên kể với giọng như thế nào ? lời cầu bé nên kể với giọng như thế nào ?
- Khi kể lần 2 tôi kể một cách hoàn chỉnh, thể hiện giọng kể, cử chỉ, nét mặt của các nhân vật để học sinh quan sát.
e) Luyện cho học sinh kể theo nhóm :
Tôi cho học sinh tập kể theo nhóm 2 hoặc 4. Thời gian 5 – 7 phút “khi học sinh kể tôi bao quát lớp xem cả lớp hoạt động có hiệu quả không.
Sau đó tôi gọi học sinh lên kể, trước tiên tôi gọi 1 học sinh khá sau đó tôi gọi học sinh bất kì.
3. Một số lưu ý khi học sinh kể đối với giáo viên
Khi học sinh kể cho giáo viên và cả lớp phải chú ý. Học sinh chú ý bạn kể để nhận xét, giáo viên ngoài việc theo dõi để nhận xét ghi điểm còn tạo cho học sinh có cảm giác tự tin khi kể.
- Khen ngợi kịp thời những em biết kể “sáng tạo” sáng tạo khi kể không có nghĩa là “kể sai nội dung câu chuyện mà có thể thay một số từ ngữ trong lời của nhân vật hoặc thêm một số chi tiết mà vẫn không thay đổi nội dung câu chuyện.
Ví dụ : Khi kể câu chuyện “Kéo cây lúa lên”.
Câu chuyện kết thúc ở chi tiết : Khi nghe chồng nói tôi đã kéo cây lúa lên cao bằng lúa nhà người, chị vợ chạy ra đồng thì thấy bao nhiêu là lúa mình đã héo rũ
Thì ở lớp tôi rất nhiều em đã biết cách kể sáng tạo, chẳng hạn có em biết thêm vào chi tiết : Chị vợ bực tức chạy về nhà giẫm chân hét lên “trời ơi ! Tại sao tôi lấy phải ông chồng ngốc như thế này”, có em lại kể thêm : Người vợ chạy về nhà nói nhẹ nhàng với chồng “lần sau ông đừng làm thế nữa nhé, ông làm như thế nữa nhà mình chết hết đấy”.
Và những em kể được như thế giáo viên cho học sinh phát hiện bạn kể hay ở chỗ nào ? Giáo viên cần tuyên dương khen ngợi kịp thời.
- Với những em kể chưa tốt giáo viên cũng cần tế nhị để động viên các em, nếu có em đang kể bỗng lúng túng vì quên thì giáo viên cần nhắc nhẹ nhàng giúp học sinh nhớ lại câu chuyện.
Nếu các em chưa kể tốt lời của nhân vật giáo viên không nên nhận xét ngay khi các em đang kể, sau khi học sinh kể xong mới cho các bạn nhận xét. Giáo viên kết luận và giúp học sinh sửa chữa.
đ) Trò chơi sắm vai :
Chia học sinh phân vai dựng lại câu chuyện
Thi đua giữa các nhóm (tổ). Mỗi nhóm (tổ) cử một số em tương ứng với số nhân vật trong câu chuyện lên sắm vai dựng lại câu chuyện.
Giáo viên và cả lớp sẽ khuyến khích được sự hứng thú của các em trong giờ học.
h) Liên hệ thực tế :
Giáo viên cần cho học sinh nhắc lại nội dung ý nghĩa câu chuyện và liên hệ vào thực tế.
Sau đây là một giáo án minh hoạ cho các biện pháp dạy học trên :
Bài dạy : Nghe - kể “Không nở nhìn” (tuần 7 trang 61, SGK lớp 3-tập1).
I - Mục tiêu : 
Rèn kỹ năng nghe – nói : Nghe kể lại câu chuyện “Không nở nhìn”, nhớ nội dung truyện, hiểu điều câu chuyện muốn nói, kể lại đúng.
II - Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh học truyện trong sách giáo khoa tranh ở sách giáo khoa phóng to.
- Bảng phụ viết 4 gợi ý kể chuyện trong sách giáo khoa.
III – các hoạt động dạy học : 
1. Khởi động và giới thiệu bài :
Hôm trước các con đã được học tiết tập làm văn “Kể lại buổi đầu đi học” bạn nào xung phong kể lại buổi đầu đi học của mình cho cả lớp nghe.
+ 1 – 2 học sinh kể
- Gọi học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét ghi điểm
* Giới thiệu bài mới :
- Cho học sinh quan sát tranh minh học ở sách giáo khoa phóng to và nêu câu hỏi định hướng, bức tranh vẽ cảnh gì ? ở đâu ? Họ đang nói gì với nhau ? học sinh trả lời
Giáo viên : Đây chính là hình ảnh thể hiện nội dung câu chuyện khôi hài Không nở nhìn. Câu chuyện này khôi hài ở chỗ nào ? khuyên chúng ta điều gì ? Các con lắng nghe cô kể sẽ rõ
- Giáo viên yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh hoạ đọc thầm bài câu hỏi gợi ý để ghi nhớ câu chuyện khi nghe cô kể.
Hoạt động 1 : Giáo viên kể chuyện.
- Giáo viên kể chuyện lần thứ nhất : Giọng vui, khôi hài; khi kể kết hợp các yếu tố phi ngôn ngữ “Anh thanh niên đang lấy hai tay che mặt” giáo viên cũng làm động tác lấy tay che mặt.
- Giáo viên chú ý thể hiện thái độ lo lắng của bà cụ ngồi bên cạnh khi hỏi anh Thanh niên : “Cháu nhức đầu à ? Có cần xoa đầu không ?”.
+ Chi tiết : Anh thanh niên nói nhỏ.
- Không ạ : “Cháu không nở nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng”. Giáo viên hơi, nghiêng người quay mặt sang phía cụ già và nói nhỏ với bà cụ với vẽ mặt buồn và tỉnh bơ.
Vừa rồi các con đã được nghe cô kể chuyện, vậy các con thi nhau trả lời câu hỏi của cô xem các con đã nắm được nội dung và ý nghĩa câu chuyện chưa nhé.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Câu chuyện xẩy ra ở đâu ?
Câu chuyện xảy ra trên một chuyến xe buýt
- Chuyển xe buýt đó như thế nào ?
- Chuyến xe buýt đó rất đông người
- Gồm những ai ?
- Các cụ già, phụ nữ, thanh niên
- Anh thanh niên làm gì trên chuyển xe buýt ?
- Anh ngồi hai tay ôm lấy mặt
- Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì ?
- Cháu nhức đầu à ? Có cần xoa dầu không ?
- Anh thanh niên trả lời như thế nào?
- Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
Hoạt động 2 : Giáo viên kể lại lần 2 : Chú ý diễn tả giống như lần 1
- Học sinh chăm chú lắng nghe
Hoạt động 3 : Học sinh thực hành kể chuyện
- Mời một học sinh giỏi kể lại câu chuyện – cả lớp nhận xét, giáo viên bổ sung.
- Nhắc học sinh bám sát gợi ý, có thể kể theo gợi ý mà câu chuyện có thể kể theo cách “sáng tạo” nhưng phải đảm bảo nội dung câu chuyện và yêu cầu học sinh tập kể theo từng cặp.
- Học sinh tập kể theo nhóm hai, dựa vào gợi ý trên bảng, thời gian 5-7 phút.
- Gọi một số học sinh khá kể lại câu chuyện, sau đó gọi một số học sinh bất kỳ kể giáo viên và cả lớp, nhận xét cho điểm, lưu ý học sinh nhận xét giọng kể, nét mặp, cử chỉ, điệu bộ, kể “sáng tạo”... giáo viên nên động viên, khích lệ, khen ngợi những học sinh kể sáng tạo.
- Vừa rồi các em đã được nghe nhiều bạn kể chuyện “Không nỡ nhìn” một số bạn đã nhập vai vào nhân vật của câu chuyện. Vậy các con có nhận xét gì về anh thanh niên.
- Học sinh có thể nêu những ý kiến khác nhau như :
+ Anh thanh niên rất ngốc, không hiểu rằng nếu không muốn ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng thì anh phải đứng lên nhường chỗ.
+ Anh thanh niên là đàn ông mà không biết nhường chỗ cho người già và phụ nữ.
+ Nếu không nỡ nhìn người già và phụ nữ phải đứng thì anh thanh niên phải đứng lên nhường chỗ.
+ Anh thanh niên ích kỉ, không muốn nhường chỗ cho người khác, hơn giả vờ lịch sự “không nỡ nhìn nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
Giáo viên : Theo em anh thanh niên phải ứng xử như thế nào cho đúng?
- Nhiều học sinh phát biểu chẳng hạn: Nên nhường chỗ cho cụ già... giáo viên chốt lưu ý khôi hài của chuyện : “Anh thanh niên trên chuyển xe đông khách không biết nhường chỗ cho người già, phụ nữ lại che mặt và giải thích rất buồn cười “Không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng”.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh cần có nếp sống văn minh nơi công cộng
Ví dụ như : Bạn trai phải biết nhường cho bạn gái, nam giới khoẻ mạnh phải biết nhường chỗ cho người già yếu.
- Cho học sinh tự liên hệ thực tế ở lớp, ở trường, ở gia đình cần thể hiện nếp sống văn minh như thế nào ?.
- Dặn học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe
Trong khi tiến hành dạy “nghe - kể” câu chuyện trên, tôi nhận thấy học sinh tỏ ra rất thích và học một cách say mê, tiết học diễn ra sôi nổi thoải mái, học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, chủ động hơn.
Đặt biệt qua các lần khảo sát của trường như sau :
Tổng
số HS
Thời
gian
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
30
Đầu năm
2
6,6
6
19,8
14
46,2
8
27,4
30
Giữa HKI
4
13,2
8
27,4
1
39,6
6
19,8
30
Cuối HKI
6
19,8
10
33
13
43,9
1
3,3
30
Giữa HKII
8
27,4
12
39,6
10
33
III – Kết luận :
Trong thời gian giảng dạy vừa qua nhờ áp dụng các biện pháp dạy học trên cho đến nay tôi thấy bước đầu đạt được những kết quả rõ rệt. Đầu năm lớp tôi có nhiều em kể yếu (một số em còn kể ấp ủng) vì chưa thuộc chuyện lắm, chưa biết kể hay, kể sáng tạo nhưng bây giờ đã có nhiều em đã kể rất hay, thể hiện tốt là kể các nhân vật, nhiều em biết kể sáng tạo và hấp dẫn.
Hiện nay lớp tôi rất hào hứng khi học những tiết tập làm văn này. Nhờ kể chuyện tốt mà các em đọc hay, đọc diễn cảm hơn giúp ích rất nhiều trong việc học các môn khác.
Theo tôi để có được kết quả đó và dạy tốt phân môn Tập làm văn loại lời “nghe - kể” theo sách giáo khoa mới thì trước hết người giáo viên phải :
- Thực hiện linh hoạt yêu cầu của chương trình thay sách lớp 3 (phân môn tập làm văn).
- Năm chắc nội dung truyện kể, yêu cầu của câu chuyện kể.
- Bằng các hình thức như thới thiệu bài, giọng kể kết hợp yếu tố phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ... để huy sự chú ý của học sinh.
- Sử dụng linh hoạt các phương pháp tuỳ từng bài để phát huy tính tích cực, tự giác, tự tin của học sinh thông qua quá trình lĩnh hội kiến thức.
- Tăng cường rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh (nhất là học sinh yếu về diễn đạt, nhút nhát).
Tên đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi đã đúc rút qua quá trình giảng dạy thông qua một năm dạy học môn Tập văn loại bài nghe- kể, tôi xin mạnh dạn bày tỏ để các bạn đồng nghiệp cũng như Hội đồng khoa học của ngành giáo dục tham khảo và góp ý.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
IV – Kiến nghị - đề xuất :
Hiện nay thiết bị dạy học phân môn tập làm văn loại bài “nghe -kể” hầu như không có tranh nên giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong giảng dạy.
Vậy tôi đề nghị các cấp trên tạo mọi điều kiện thiết kế bộ tranh dạy lớp 3 để phục vụ cho việc dạy học đạt kết quả cao hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_day_bai_nghe_ke_tro.doc