Sáng kiến kinh nghiệm Một số vấn đề trong phần dạy luyện nói ở môn Tiếng việt Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số vấn đề trong phần dạy luyện nói ở môn Tiếng việt Lớp 1

I -ĐẶT VẤN ĐỀ ĐỀ :

Mọi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng biệt. Dân tộc Việt Nam đã hình thành và phát triển trong cả một quá trình lâu dài và bền bỉ. Cùng với sự phát triển của xã hội, ngôn ngữ của loài người cũng phát triển theo. Mỗi con người Việt Nam sinh ra và lớn lên trong xã hội đều chịu sự chi phối của môi trường xung quanh. Ngay từ lúc còn nhỏ, con người đã biết sử dụng tương đối thành thạo Tiếng Việt ở hai hình thức nói và nghe, một phần là do bản năng, một phần là do khả năng bẩm sinh, phần nữa là do các em “học” được khi tiếp xúc với môi trường về tự nhiên trong hoạt động giao tiếp hàng ngày của mình với người lớn hay bạn bè xung quanh. Ở môi trường gia đình và môi trường xã hội việc học tập ngôn ngữ luôn gắn chặt với thực hành ngôn ngữ, học luôn đi đôi với hành. Một em bé học nói, học được tiếng “nước” và khi khát nước em gọi “nước” đó là thực hành, học được tiếng “ông” em sẽ gọi được “ông”. Cứ như thế dần dần qua học tập và thực hành ngôn ngữ của em bé sẽ phát triển. Nhưng để hoàn thiện và sử dụng ngôn ngữ của một con người không chỉ dừng lại ở việc học ở gia đình và môi trường xung quanh mà ngôn ngữ của con người sẽ được phát triển hơn nữa qua việc học môn Tiếng Việt ở trường. Vậy nên môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học đặt ra mục tiêu là : Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các hoạt động môi trường của lứa tuổi. Đồng thời cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài.

 

doc 13 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 373Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số vấn đề trong phần dạy luyện nói ở môn Tiếng việt Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài
Một số vấn đề trong phần dạy luyện nói 
ở môn tiếng việt lớp 1
I -Đặt vấn đề đề : 
Mọi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng biệt. Dân tộc Việt Nam đã hình thành và phát triển trong cả một quá trình lâu dài và bền bỉ. Cùng với sự phát triển của xã hội, ngôn ngữ của loài người cũng phát triển theo. Mỗi con người Việt Nam sinh ra và lớn lên trong xã hội đều chịu sự chi phối của môi trường xung quanh. Ngay từ lúc còn nhỏ, con người đã biết sử dụng tương đối thành thạo Tiếng Việt ở hai hình thức nói và nghe, một phần là do bản năng, một phần là do khả năng bẩm sinh, phần nữa là do các em “học” được khi tiếp xúc với môi trường về tự nhiên trong hoạt động giao tiếp hàng ngày của mình với người lớn hay bạn bè xung quanh. ở môi trường gia đình và môi trường xã hội việc học tập ngôn ngữ luôn gắn chặt với thực hành ngôn ngữ, học luôn đi đôi với hành. Một em bé học nói, học được tiếng “nước” và khi khát nước em gọi “nước” đó là thực hành, học được tiếng “ông” em sẽ gọi được “ông”. Cứ như thế dần dần qua học tập và thực hành ngôn ngữ của em bé sẽ phát triển. Nhưng để hoàn thiện và sử dụng ngôn ngữ của một con người không chỉ dừng lại ở việc học ở gia đình và môi trường xung quanh mà ngôn ngữ của con người sẽ được phát triển hơn nữa qua việc học môn Tiếng Việt ở trường. Vậy nên môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học đặt ra mục tiêu là : Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các hoạt động môi trường của lứa tuổi. Đồng thời cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài.
Ngoài ra, môn Tiếng Việt còn bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, sự giàu đẹp của Tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách và con người Việt Nam XHCN. Trong đó mục tiêu số một của môn Tiếng Việt là theo quan điểm giao tiếp, chú trọng dạy học sinh phát triển các kỹ năng, lời nói để học sinh có năng lực thực hành ngôn ngữ và đây cũng chính là điểm mới để phân biệt giữa chương trình cũ và chương trình mới.
Giao tiếp ở đây là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc nhằm thiết lập quan hệ sự hiểu biết hoặc sự công tác giữa các thành viên trong xã hội. Con người giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện nhưng phương tiện thông thường và quan trọng nhất là ngôn ngữ. Mà ta đã biết sự phân biệt giữa ngôn ngữ “nói” và ngôn ngữ “viết” đặc biệt quan trọng đối với học sinh bậc Tiểu học, nó chi phối sự sắp xếp nội dung chương trình môn “Tiếng Việt”. Lúc đầu sẽ dùng hình thức giao tiếp bằng lời (nghe, nói) làm cơ sở để học hình thức giao tiếp bằng chữ (đọc, viết) rồi sau đó sử dụng hình thức giao tiếp bằng chữ là cơ sở để thể hiện hình thức giao tiếp bằng lời và để chuẩn bị cho trẻ học lên các bậc trên. Điều này được thể hiện cụ thể ở nội dung môn Tiếng việt các lớp trong chương trình Tiểu học. Các yêu cầu về hình thành kỹ năng được xây dựng từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh. Để hình thành và phát triển các kỹ năng cho học sinh là cả một quá trình lâu dài và thường xuyên. Đặc biệt là giai đoạn đầu hết sức quan trọng và khó khăn. Cụ thể ở lớp 1 dạy các em biết đọc, viết, nghe nhưng để vận dụng 3 kỹ năng đó thể hiện bằng lời (ngôn ngữ của mình) cho người khác hiểu là một vấn đề cần thiết và rất khó đối với học sinh, vì ở tuổi các em lớp 1 còn rất nhiều hạn chế như là : Rụt rè, chưa mạnh dạn, hiểu vấn đề chưa sâu sắc.
Do đó để đạt được mục đích hoàn thiện các kỹ năng cho học sinh lớp 1, đòi hỏi người giáo viên phải lựa chọn cho mình một phương pháp dạy học phù hợp, có hiệu quả nhất. Vì đây là cơ sở để phát triển một con người hoàn thiện nhân cách, là nền tảng vững chắc cho các em học tập trong các lớp tiếp theo. Cụ thể là việc các em trình bày các hiểu biết của mình ở các môn học khác và ở các lớp, bậc học sau này như: Biết kể lại câu chuyện, kể lại sự việc đã nghe, đã chứng kiến cho người khác nghe, trình bày nội dung bài viết của mình ở các môn học kể chuyện, luyện từ và câu, tập làm văn ở các lớp 1, 2, 3, 4, 5 và quan trọng hơn là giúp học sinh có kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Bởi lý do trên nên tôi muốn nghiên cứu một số vấn đề ở phần luyện nói trong quá trình giảng dạy.
II – Giải quyết vấn đề :
1. Cơ sở khoa học: 
Chương trình sách Tiếng việt mới đã chú trọng đến việc rèn cả 4 kỹ năng (đọc, viết, nghe, nói) cho học sinh. Kỹ năng nói được luyện tập kết hợp trong dạy các kỹ năng đọc, viết, nghe với yêu cầu học sinh.
- Nói trong hội thoại.
- Nói đủ to, rõ ràng, thành câu.
- Biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi lựa chọn
- Biết chào hỏi, chia tay trong gia đình, trường học
- Nói thành bài, kể lại được câu chuyện đơn giản đã được nghe.
Với những yêu cầu đó chương trình được xây dựng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp dựa vào đặc điểm tâm lý của trẻ. Bước vào lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng, đó là sự thay đổi rõ rệt về tâm lý “chơi mà học” sang “học mà chơi”. Cho nên bước đầu các em còn gặp nhiều khó khăn. Các em chưa thực sự mạnh dạn, chưa hoà mình được vào nếp sống mới. Đa số các em còn bỡ ngỡ, tính tình hồn nhiên, vô tư, thường thích tìm hiểu điều mới lạ, sinh động. Các em rất thích bộc lộ hiểu biết của mình về mọi vấn đề cho người khác nghe. Đa số học sinh thường nói một cách tự nhiên, phát biểu một cách vô tư, chưa có định hướng và chưa xác định rõ yêu cầu và mục đích nói của mình. Bởi vậy để đạt được yêu cầu và mục đích của môn Tiếng việt là tương đối khó đối với người dạy, đòi hỏi phải là cả một quá trình lâu dài bền bỉ để làm thế nào phát triển ngôn ngữ và khả năng dùng ngôn ngữ chính xác mọi vấn đề. Do đó người dạy phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.
2. Cơ sở thực tiễn :
Trường tôi công tác đóng trên địa bàn thuộc xã miền núi địa bàn phức tạp, đường sá đi lại khó khăn, cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào nghề nông nghiệp, nhưng với tinh thần hiếu học của con em trong xã và sự quan tâm của Đảng uỷ, UBND xã, đặc biệt là sự lãnh đạo của đội ngũ quản lý trẻ giàu nhiệt huyết, sáng tạo và sự nhiệt tình hết mình vì con em của đội ngũ giáo viên trong nhà trường, nên trong những năm qua chất lượng được tăng lên rõ rệt. Có thể tham khảo qua bảng sau :
Bảng điều tra về chất lượng dạy học của đơn vị tôi từ năm 2001 – 2002 đến 2004 – 2005.
Các mặt
năm học
Tổng
số lớp
Số
HS
Chất lượng đại trà
Học sinh giỏi
Giáo viên giỏi
G
K
TB
T
H
TR
T
H
TR
2001 - 2002
20
460
140
60
240
0
10
90
0
2
4
2002 - 2003
19
450
160
70
210
2
20
120
0
3
5
2003 - 2004
19
445
200
90
150
3
49
150
1
5
6
2004 - 2005
18
420
220
100
100
6
52
160
2
6
10
Qua bảng trên cho thấy được từ năm học 2001 – 2002 đến nay chất lượng được tăng lên rõ rệt, đặc biệt là chất lượng mũi nhọn (học sinh giỏi, giáo viên giỏi) chứng tỏ được sự vươn lên của một đơn vị giáo dục thuộc xã miền núi. Để có được kết quả như vậy là cả một quá trình phấn đấu về dạy và học của đội ngũ giáo viên và các em học sinh. Trong đó chất lượng của lớp đầu cấp (lớp 1) là rất quan trọng. Đây là lớp làm nền móng cho sự phát triển của nhà trường, mà ở tất cả các môn học đều có vị trí quan trọng, cụ thể là môn Tiếng việt nhằm rèn các kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) cho học sinh. Phần luyện nói ở lớp 1 là rèn cho học sinh kỹ năng nói tự nhiên, tự trình bày ý kiến hiểu biết của mình cho người khác nghe và hiểu một vấn đề. Để đạt được điều đó đòi hỏi ở các em tính mạnh dạn, tự tin trước đám đông, trình bày lời nói một cách mạch lạc. Do đó các em phải biết được nhiệm vụ của mình trước yêu cầu của bài. Cần nói cái gì ? Nói như thế nào ? Dựa vào đâu để nói ? Nói thế nào cho hay ? Cho đúng để từ đó các em biết cách giao tiếp với bạn bè, thầy cô giáo trong nhà trường, người thân ở gia đình và mọi người ngoài xã hội. Muốn đạt được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải tìm hiểu chuẩn bị nội dung bài kết hợp đồ dùng, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh thật tốt. Những vấn đề hoàn cảnh, điều kiện học tập của học sinh có ảnh hưởng rất lớn, mà học sinh ở thành thị thì đời sống dân cư rất tốt, điều kiện học tập cho các em đạt hiệu quả cao. Học sinh mạnh dạn hơn, ngôn ngữ nói phát triển tốt hơn, còn như ở những xã miền núi như trường tôi công tác đời sống của người dân còn thấp, mặt bằng dân trí chưa cao. Một số phụ huynh chưa chú ý đến việc học tập của con em. Đặc biệt có một số gia đình chưa chú ý đến độ tuổi vào Mẫu giáo cho các cháu vào học, chưa quan tâm đến việc học của con em. Mặt khác do điều kiện ở nông thôn chưa tổ chức được nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ nên chưa có điều kiện cho các em hoà nhập và thể hiện mình trong giao tiếp. Do đó khi vào lớp 1 các em còn gặp một số hạn chế về kiến thức và tâm lý như : Rụt rè, không tự nhiên, nắm kiến thức chữ cái chưa vững vàng, có thế tìm hiểu qua bảng sau :
* Bảng điều tra chất lượng đầu năm học 2003 – 2004 của khối lớp 1.
Số HS
Đọc được 29 chữ cái
Đọc được 1/2 số chữ cái
Không đọc được
SL
%
SL
%
SL
%
72
36
50
20
27
16
23
Nhìn vào bảng điều tra ta thấy chất lượng đầu vào rất hạn chế, một số học sinh vào lớp 1 biết chữ cái chỉ có 50% mà đáng lẽ ra số này phải nắm được từ Mẫu giáo lên lớp 1 chỉ ghép vần, ghép tiếng. Vậy nên để dạy các em đọc thông viết thạo thì đòi hỏi người giáo viên lớp 1 rất vất vả dạy cả 3 đối tượng này.
Trong quá trình thực hiện chương trình tôi đã khảo sát chất lượng của một năm học thì có kết quả như sau : (Chưa áp dụng giải pháp mới)
TT
Lớp
Số HS
Số HS nói tốt
Số HS
biết cách nói
Số HS
nói chưa tốt
Số HS không
dám nói
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
1A
28
10
35
11
31
5
18
3
16
2
1B
26
9
34
10
38
4
16
3
12
3
1C
20
7
35
18
40
3
15
1
5
Qua bảng trên cho thấy vấn đề nói hội thoại của các em đang còn yếu chỉ có 35% nói tốt trong khi đó còn một lượng học sinh đang nói chưa tốt hoặc không dám nói. Với đặc điểm này của học sinh lớp 1 đòi hỏi giáo viên phải kiên trì có phương pháp dạy học phù hợp. Sau đây tôi xin trình bày một số giải pháp trong khi thực hiện chương trình.
3. Một số giải pháp để người giáo viên giúp học sinh lớp 1 luyện nói tốt :
3.1. ở giai đoạn đầu phần luyện nói theo tranh tương đối tự do theo chủ đề, nội dung nói không gò bó trong các âm thanh vừa học. Giáo viên chỉ việc gợi ý, định hướng bằng các câu hỏi để hướng dẫn học sinh nói câu trả lời rất đơn giản, gần gũi với các em, phù hợp  ... cách gợi ý thông qua tranh ảnh, cụ thể kết hợp với nội dung câu hỏi phù hợp để học sinh dễ hiểu.
b) Chủ đề : Quê hương, đất nước, con người Việt Nam
Đây là chủ đề tương đối ruộng, bao quát được trình bài thành nhiều phần nhỏ ở các bài học. Tuỳ vào nội dung cụ thể mà giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát tranh để giới thiệu về cảnh vật thiên nhiên, phong cảnh, di tích nổi tiếng của đất nước Việt Nam ở mọi miền. Từ đó học sinh tự liên hệ để nói về cảnh đẹp, di tích ở quê hương mình hoặc một số nơi khác mà các em đã biết qua các thông tin : Đài, báo, ti vi, tranh ảnh.
Ví dụ : Bài 101 (Tiếng việt 1 – tập 2)
Chủ đề : Đất nước ta tuyệt đẹp
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tên chủ đề và giáo viên nêu gợi ý.
- Đất nước ta tên gọi là gì ?
Giáo viên cho cả lớp quan sát tranh và trả lời : Bức tranh vẽ cảnh gì, ở đâu ?
- Tranh 1 : Vẽ cảnh ở thác nổi tiếng
- Tranh 2 : Vẽ cảnh ruộng bậc thang ở miền núi
-Tranh 3 : Vẽ cảnh đồng lúa ở đồng bằng
Giáo viên : Đó là những cảnh đẹp của thiên nhiên ở đất nước Việt Nam ta.
- Học sinh tự liên hệ và kể thêm những cảnh đẹp của đất nước Việt Nam mà các em biết.
- Giáo viên đọc cho học sinh nghe một số câu ca dao, tục ngữ nói về cảnh đẹp quê hương ta.
c) Chủ đề : Các khoảng thời gian
Khi dạy về chủ đề này tôi thường tổ chức cho học sinh dựa vào hình ảnh thể hiện trong tranh kết hợp các câu hỏi gợi ý để các em nhận biết đúng các khoảng thời gian sau đó cho học sinh tự liên hệ thực tế cuộc sống.
Ví dụ: Bài 57 (Tiếng việt 1 – tập 1)
Chủ đề : Buổi sáng 
Giáo viên cho cả lớp quan sát tranh vẽ ở sách giáo khoa và nêu câu hỏi để học sinh trả lời.
- Trong tranh vẽ cảnh gì ?
- Đây là cảnh ở nông thôn hay thành phố ?
- Mọi người trong tranh đang làm gì và đi đâu ?
- Buổi sáng cảnh vật có gì đặc biệt ?
Sau đó cho học sinh tự liên hệ về buổi sáng ở gia đình mình và nói cho cả lớp nghe.
- Buổi sáng em làm gì ?
- Buổi sáng mọi người trong nhà làm những việc gì ?
- Em thích buổi sáng mùa đông hay mùa hè ? Vì sao ?
Từ đó cho học sinh thi nói về buổi sáng của mình, giáo viên cùng cả lớp theo dõi, tuyên dương học sinh nói tốt nhất.
Nhìn chung khi dạy chủ đề này vì nó rất gần gũi và cụ thể đối với các em nên học sinh nói rất tốt và các em liên hệ rất tốt.
d) Dạy chủ đề : Mối quan hệ giữa con người với con người
Để giúp các em thể hiện tốt phần luyện nói về mối quan hệ giữa con người và con người. Đây là dịp để các em bày tỏ tình cảm của mình đối với mọi người và có tác dụng giáo dục đạo đức cho học sinh. Giáo viên có thể nêu ra tình huống để các em thể hiện mình.
Ví dụ : Bài 60 (Tiếng việt 1 – tập 1)
Chủ đề : Nói lời cảm ơn
Sau khi hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi để tìm hiểu về nội dung bức tranh và hướng tới chủ đề. Nên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Thi đáp lời cảm ơn”
Giáo viên nêu yêu cầu : Hãy tạo ra tình huống phải nói lời cảm ơn và thể hiện bằng ngôn ngữ của mình.
Tình huống : Hoa và Mai là hai người bạn. Nếu Hoa tặng cho Mai một món quà nhân ngày sinh nhập của Mai, Mai nói lời cảm ơn Hoa.
- Học sinh vào vai Mai và Hoa để thể hiện, cả lớp nhận xét, chọn cặp thể hiện tốt nhất.
Vậy khi dạy chủ đề này nên để học sinh thể hiện ngôn ngữ giao tiếp ở các mối quan hệ trong gia đình, trường học, ngoài xã hội. Giúp các em biết nói được cá câu đơn giản, gần gũi, thể hiện được tình cảm giữa con người với nhau.
đ) Các chủ đề khác :
Đối với một số chủ đề khác, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh luyện nói bằng nhiều hình thức học tập khác nhau.
- Hỏi đáp
- Kể
- Nói về ước mơ
* Hình thức hỏi đáp
VD : Bài tập đọc : Luỹ tre (Tiếng việt 1 – tập 2)
Chủ đề : Hỏi đáp về các loài cây.
Giáo viên tổ chức cho học sinh từng nhóm nhỏ, trong nhóm tự tổ chức quan sát hình vẽ các bài cây trong sách giáo khoa và ở ngoài thực tế.
- Các em tự nêu câu hỏi lẫn nhau
H1 : Vẽ cây gì ?
- Bạn viết những cây gì nữa ?
- Cây này dùng để làm gì ?
- Sau đó đại diện các nhóm trình bày
- Giáo viên có thể tổ chức trò chơi : Tên của tôi là gì ?
Cách chơi : HS1 : Nói đặc điểm của cây
HS2 : Nói tên bạn
VD : HS1 : Tôi là cây thân cứng, hoa nở vào mùa hè
HS2 : Bạn là cây hoa phượng
Nếu HS2 trả lời đúng cả lớp vỗ tay tuyên dương, tổ chức cho học sinh nói về nhiều loài cây với các đặc điểm khác nhau để phát triển ngôn ngữ cho các em bằng hình thức hỏi đáp giúp các em hình thành kỹ năng nói tốt dưới hình thức nêu và trả lời câu hỏi, giúp học sinh phát triển trí thông minh, làm cho giờ học thêm sinh động.
* Hình thức kể :
Ví dụ : Bài : Người bạn tốt (Tiếng việt 1 – tập 2)
Chủ đề : Kể về người bạn tốt
Sau thời gian các em đã quan sát tranh để hiểu và kể được nội dung từng tranh ở sách giáo khoa. Học sinh xung phong kể về người bạn tốt của mình một cách tự nhiên và bằng các ngôn ngữ chứa đầy tình cảm.
* Hình thức nói về ước mơ:
ở phần này cho học sinh tự nói về những ước mơ thực sự của mình một cách sôi nổi, học sinh trình bày rất tự nhiên bằng câu quen thuộc.
Em ước mơ lớn lên làm cô giáo
Em thích làm Bác sĩ
ở phần này để cho các em được bộc lộ suy nghĩa của mình cho mọi người nghe.
3.3. Dạy luyện nói còn giúp các em làm quen và rèn kỹ năng đặt câu, ở trong mỗi bài tập đọc có một yêu cầu rất quan trọng đó là ; Nói câu có chưa tiếng, từ ngữ có vần đã học ở trong bài học ngoài bài.
- Giáo viên nên cho học sinh tự tìm tiếng, từ có vần theo yêu cầu.
- Cho học sinh thi đua tìm tiếng ngoài bài có vần đó. Từ đó học sinh biết đặt câu đúng ngữ pháp, giáo viên chỉ việc theo dõi, bổ sung.
VD : Bài : mẹ và cô (Tiếng việt 1 – tập 2 )
Yêu cầu : Học sinh nói câu có chứa tiếng có vần uôi, ươi.
Sau khi đã tìm được tiếng, từ thì có nhiều học sinh xung phong nói câu có tiếng đó
Như là : Mẹ em nuôi lợn
Quả chuối chín ăn rất ngon
Bố hái quả bưởi...
ở phần này phát huy được ý sáng tạo, tính tự giác của học sinh đặc biệt đó là cơ sở để các em viết câu, đoạn bài văn ở các lớp tiếp theo.
3.4. Dạy kể chuyện ngoài việc giáo dục ý thức tình cảm cho học sinh còn thông qua nội dung câu chuyện, ngoài ra còn có mục đích luyện nói cho các em thông qua việc kể lại được nội dung câu chuyện bằng ngôn ngữ của mình. Để các em kể được câu chuyện tryền cảm thể hiện được tính cách nhân vật thì đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp hứng dẫn tốt.
VD : Dạy bài kể chuyện : Rùa và thỏ
- Giáo viên kể mẫu tốt thể hiện được giọng nói, cử chỉ của từng nhân vật (Rùa – thỏ) sau đó cho học sinh quan sát tranh để học sinh kể lại nội dung. Nhìn chung học sinh kể rất tốt. Nhưng có một số em còn lúng túng khi thể hiện lời của Thỏ và Rùa. Nên đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư (hướng dẫn, tổ chức cho học sinh được kể nhiều lần thể hiện giọng điệu của Rùa và Thỏ khác nhau. Từ việc thể hiện tốt lời nhân vật đến kể lại một đoạn và cuối cùng là kể trọn vẹn nội dung câu chuyện.
Qua đó ta thấy được rèn kỹ năng nói tốt là cơ sở để học sinh thể hiện câu chuyện hay hơn.
Qua quá trình áp dụng các giải pháp nêu trên vào thực tế giảng dạy ở khối lớp 1 thì kết quả sau mỗi năm học tương đối khả quan, có thể tham khảo chất lượng qua bảng sau : 
Kết quả cuối năm học 2005 – 2006
Lớp
Số HS
Số HS nói tốt
Số HS nói được
Số HS nói còn sợ sệt
Số HS không nói được
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1A
28
15
53
10
35
2
8
1
4
1B
26
13
50
10
27
3
12
0
1C
18
10
56
6
33
2
11
0
Qua bảng điều tra ta thấy được chất lượng của học sinh được nâng lên rõ rệt. Mà nói tốt là cơ sở để các em tìm hiểu và trình bày đúng các kiến thức cơ bản của các môn học khác. Điều này khẳng định chương trình Tiếng việt lớp 1 vấn đề mới mà giáo viên cần chú ý đó là rèn kỹ năng nói cho học sinh. Người dạy cần hiểu rõ, luyện nói phải giúp cho các em nói được đôi ba câu về chủ đề của bài, không chỉ dừng lại ở việc giáo viên đặt câu hỏi, trò trả lời mà đòi hỏi giáo viên cần xác định được hướng tổ chức dạy học cho học sinh cách nói.
+ Dựa vào chữ, tức là tên chủ đề ta có thể giúp học sinh tập trung những hiểu biết vốn có trong cuộc sống của các em để nói về chủ đề.
+ Dựa vào tranh vẽ có thể giúp các em nói lên được nhận xét của mình về hình vẽ trong tranh ở đây có thể xem mỗi hình vẽ trong tranh là một tình huống để thể hiện chủ đề của bài.
+ Về nội dung cần chú ý hướng dẫn nói đủ 2 mặt nhận biết chủ đề về cảm xúc của các em trước chủ đề của bài.
Người dạy chỉ việc hướng dẫn các em nói đúng chủ đề chứ không nên hạn chế về cách nói của các em. Nên để các em nói một cách tự nhiên, thoải mái.
III – Kết luận :
Qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện đề tài “một số vấn đề trong phần dạy luyện nói ở môn Tiếng việt lớp 1” bản thân đã rút ra được một số kinh nghiệm trong dạy học là : Để đạt được mục tiêu của môn Tiếng việt nói chung và giờ dạy (học vần, tập đọc) phần luyện nói nói riêng, người giáo viên cần chú ý :
- Khi dạy không coi nhẹ việc rèn kỹ năng nói cho học sinh, mà cần phải chú trọng kết hợp rèn cả 4 kỹ năng (đọc, viết, nghe, nói). Biết vận dụng 3 kỹ năng đọc, viết nghe trong các giờ dạy để tạo cơ hội cho học sinh được trình bày hiểu biết của mình qua lời nói, bài nói.
- Tổ chức nhiều hình thức dạy học để giúp các em nói tốt với yêu cầu : Nói to, rõ ràng, mạch lạc như là nói cá nhân, nói trong nhóm, tổ chức trò chơi, đóng vai...
- Kết hợp chặt chẽ giữa việc sử dụng đồ dùng dạy học (tranh ảnh, vật thật) để khuyến khích học sinh nói dưới nhiều hình thức, trả lời câu hỏi tự nêu và giải quyết vấn đề, tự kể lại câu chuyện.
- Trong khi hướng dẫn học sinh nói cần phải dựa vào đặc điểm tâm lý và khả năng phát triển ngôn ngữ của học sinh để giúp các em ngày càng hoàn thiện hơn.
- Trong một tiết dạy chỉ dành 5 phút cho phần luyện nói chính của bài. Nên khi tổ chức các hoạt động học tập khác của giờ học nên tạo cơ hội cho mọi đối tượng học sinh đều được nói.
- Khuyến khích động viên học sinh nói đúng dấu thanh, nói câu đúng ngữ pháp để các em viết câu, bài văn tốt. Kết hợp cho học sinh luyện nói ở tất cả các môn học khác. Giúp học sinh biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và thể hiện mình trong cuộc sống.
IV - Kiến nghị :
Một số tranh ảnh đồ dùng phục vụ môn Tiếng Việt lớp 1 nói chung, phần luyện nói nói riêng còn thiếu. Rất mong sự quan tâm giúp đỡ hơn nữa của các cấp. Để giáo viên có đồ dùng phục vụ giờ dạy đạt hiệu quả hơn nữa
Lời cảm ơn !
Với những kinh nghiệm của bản thân trong gần 4 năm thực hiện chương trình, tôi xin đưa ra một vài ý kiến nhỏ trong vấn đề dạy luyện nói ở môn Tiếng việt lớp 1. Rất mong sự góp ý chân thành của đồng nghiệp và hội đồng khoa học để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_van_de_trong_phan_day_luyen_noi.doc