Theo “chiến lược con người” mà Đảng và nhà nước đã vạch ra đường hướng rất đúng đắn là “ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Nhà trường của chúng ta hướng đến phát triển tối đa những năng lực còn tiềm ẩn trong mỗi học sinh. Ở trưởng tiểu học đồng thời với nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học, việc chăm lo phát triển bồi dưỡng học sinh giỏi góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước được xem là một nhiệm vụ cần thiết và quan trọng.
Nhiều năm qua, bản thân tôi được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5, tôi luôn luôn trăn trở đi sâu tìm hiểu nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 5 đại trà và nâng cao, tìm phương pháp tối ưu để giảng dạy có hiệu quả. Và bản thân tôi nhận thấy mục tiêu của việc bòi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt không phải để tạo ra các nhà văn, nhà ngôn ngữ học mặc dầu trên thực tế, trong những học sinh giỏi này sẽ có những em trở thành những tài năng văn học, ngôn ngữ học. Mục tiêu chính của việc làm này là bồi dưỡng lẽ sống, tâm hồn, khả năng tư duy và năng lực ngôn ngữ, cảm thụ văn chương cho học sinh, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Để đạt được những mục tiêu đó, việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt, đặt ra cho tôi những nhiệm vụ sau:
1. Phát hiện những học sinh có khả năng trở thành học sinh giỏi Tiếng Việt.
2. Bồi dưỡng hứng thú Tiếng Việt cho học sinh.
3. Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh.
4. Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh.
Chính vì thế tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5”.
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng BDHS giỏi lớp 5 Lêi c¶m ¬n Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, sự hợp tác, giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí giáo viên trong nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi khảo sát thực tế, thu thập số liệu, góp nhiều ý kiến cho tôi hoàn thành đề tài sáng kiến này. Do điều kiện nghiên cứu, thời gian, phạm vi có hạn nên sáng kiến không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự góp ý chân thành của đồng chí, đồng nghiệp, của hội đồng khoa học cấp trường và cấp ngành để SKKN của tôi được hoàn thiện hơn và có giá trị ứng dụng thực tiễn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Ngêi viÕt Lª ThÞ Hoµi Th¬ng MỤC LỤC A. Phần mở đầu:.� ��. Trang 04 1. Lý do chọn đề tài :.� ��................. Trang 04 2. Mục đích nghiên cứu:....................... ...... Trang 05 3. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trang 05 4. Thời gian nghiên cứu:.................................................. .................................... Trang 06 B. Phần nội dung:.� ��.. Trang 06 I/ Cơ sở lí luận:.................................................. .................................................. .........Trang 06 II/ Cơ sở thực tiễn:.................................................. .................................................. . Trang 06 1. Khảo sát tình hình�� � Trang 06 2. Chỉ tiêu phấn đấu đầu năm:...................................... ....................Trang 07 III/ Nội dung và biện pháp thực hiện:. Trang 07 4. Kết quả đạt được:.� ��. Trang 12 C. Phần kết luận:.. . Trang 13 1. Bài học kinh nghiệm:.. Trang 13 2. Kiến nghị - đề xuất:.� �� Trang 13 D. Phần phụ lục:...�� �. Trang 15 KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI - SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm. - HS: Học sinh. - HĐKH: Hội đồng khoa học. - TH: Tiểu học. - GVCN: Giáo viên chủ nhiệm. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 5 A/ PHẦN MỞ ĐẦU: I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Theo “chiến lược con người” mà Đảng và nhà nước đã vạch ra đường hướng rất đúng đắn là “ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Nhà trường của chúng ta hướng đến phát triển tối đa những năng lực còn tiềm ẩn trong mỗi học sinh. Ở trưởng tiểu học đồng thời với nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học, việc chăm lo phát triển bồi dưỡng học sinh giỏi góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước được xem là một nhiệm vụ cần thiết và quan trọng. Nhiều năm qua, bản thân tôi được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5, tôi luôn luôn trăn trở đi sâu tìm hiểu nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 5 đại trà và nâng cao, tìm phương pháp tối ưu để giảng dạy có hiệu quả. Và bản thân tôi nhận thấy mục tiêu của việc bòi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt không phải để tạo ra các nhà văn, nhà ngôn ngữ học mặc dầu trên thực tế, trong những học sinh giỏi này sẽ có những em trở thành những tài năng văn học, ngôn ngữ học. Mục tiêu chính của việc làm này là bồi dưỡng lẽ sống, tâm hồn, khả năng tư duy và năng lực ngôn ngữ, cảm thụ văn chương cho học sinh, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Để đạt được những mục tiêu đó, việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt, đặt ra cho tôi những nhiệm vụ sau: 1. Phát hiện những học sinh có khả năng trở thành học sinh giỏi Tiếng Việt. 2. Bồi dưỡng hứng thú Tiếng Việt cho học sinh. 3. Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh. 4. Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh. Chính vì thế tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5”. Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi gặp phải những thuận lợi, khó khăn sau: 1. Thuận lợi: Trước hết, đó là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường: - Tạo mọi điều kiện có thể để công việc bồi dưỡng học sinh giỏi có chất lượng như thời gian, tài liệu... - Bản thân hiệu trưởng trực tiếp tham gia kiểm tra, đánh giá, chỉ đạo chương trình. - Nhà trường có những biện pháp động viên, khuyến khích học sinh và giáo viên bồi dưỡng, tạo động lực thúc đẩy công việc có hiệu quả tốt. - Học sinh chăm ngoan, hiếu học. 2. Khó khăn: Nhìn chung nhiều năm nay, chúng ta đã chú ý bồi dưỡng học sinh giỏi nhưng điều kiện thực tế còn nhiều hạn chế. Việc giải quyết mồi quan hệ giữa giáo dục toàn diện và bồi dưỡng học sinh giỏi còn nhiều lúng túng. đặc biệt việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt còn gặp nhiều khó khăn hơn bởi nhiều lí do: Về phía phụ huynh học sinh: số phụ huynh có nguyện vọng cho con bồi dưỡng Tiếng Việt ít hơn bồi dưỡng Toán. Phụ huynh rất ít quan tâm đến việc học tập của con cái do điều kiện kinh tế của nhân dân ở địa phương còn hết sức nghèo nàn, khó khăn. Rất nhiều gia đình phụ huynh phải đi làm ăn xa, việc học tập ở nhà, mua sắm tài liệu tham khảo là rất khó khăn do vậy hạn chế không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. Về phía giáo viên: Kiến thức tiếng Việt, khả năng tư duy nghệ thuật còn hạn chế. Giáo viên bồi dưỡng Tiếng Việt kinh nghiệm còn ít. Thêm nữa, do đặc trưng môn học, đặc biệt phần cảm thụ và viết văn phụ thuộc rất nhiều vào cá nhân học sinh, vào quá trình tích lũy lâu dài của các em,... II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Khảo sát thực trạng công tác bồi dưỡng và chất lượng học sinh giỏi lớp 5 ở trường TH Nguyễn Văn Trỗi- cam Lộ - Quảng Trị. Đề xuất một số biện pháp thực hiện công tác bồi dưỡng để nâng cao chất lượng HS giỏi lớp 5 ở trường TH nguyễn Văn trỗi nói riêng và ở trường Tiểu học nói chung. III/ PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1/ Phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số biện pháp bồi dưỡng để nâng cao chất lượng HS giỏi ở trường TH Nguyễn Văn Trỗi – Cam Lộ- Quảng Trị. 2/ Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu biện pháp bồi dưỡng để nâng cao chất lượng HS giỏi ở trường TH Nguyễn Văn Trỗi – Cam Lộ- Quảng Trị. 3/ Phương pháp nghiên cứu: a/ Phương pháp quan sát: Quan sát thức tế, thực trạng về công tác chỉ đạo, công tác bồi dưỡng, quá trình học tập, chất lượng học tập của HS giỏi lớp 5. b/ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. c/ Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Nghiên cứu sách, báo, giáo trình có liên quan đến công tác bồi dưỡng HS giỏi. Nghiên cứu chất lượng HS giỏi những năm trước. Nghiên cứư công tác chỉ đạo của nhà trường đối với công tác bồi dưỡng HS giỏi. d/ Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Điều tra, phỏng vấn thu thập thông tin về số liệu, chất lượng học sinh giỏi các năm trước ở chuyên môn nhà trường, GVCN. IV/ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: Thời gian bắt đầu: Tháng 10 năm 2007 Thời gian hoàn thành: Tháng 4 năm 2008 B/ PHẦN NỘI DUNG: I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN: Các kết quả thực tế cho thấy số học sinh được xem là có năng lực nhận thức, tư duy, vốn sống... nổi trội hơn các em khác chiếm từ 5-10% tổng số học sinh. Các tài năng xuất hiện từ rất sớm. Vì vậy trên thế giới, người ta luôn quan tâm đến việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài ngay từ những năm tháng trẻ còn nhỏ tuổi. Ở nước ta, từ nhiều năm nay vấn đề này cũng được quan tâm. Đồng thời với việc thực hiện nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, tổ chức thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt còn có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, việc bồi dưỡng học sinh giỏi có tác dụng tích cực trở lại đối với giáo viên. Để có thể bồi dưỡng học sinh giỏi, người giáo viên luôn phải học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm cũng như phải bồi dưỡng lòng yêu nghề, tinh thần tận tâm với công việc. II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1/ Khảo sát tình hình: Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt nắm khá chắc nội dung chương trình và kiến thức Tiếng Việt khối 5, biết vận dụng đổi mới PPDH: Lấy học sinh làm trung tâm, biết trân trọng sự sáng tạo dù nhỏ của học sinh, biết sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để hướng dẫn học sinh phân tích tìm hiểu bài tập. Công tác chỉ đạo của nhà trường cũng như mỗi cán bộ giáo viên đã nhân thức sâu sắc về các cuộc vận động lớn của ngành như “ Đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”, phong tào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”... Tuy nhiên thời gian dành cho chương trình bồi dưỡng đến khi học sinh dự thi không phải là nhiều so với lượng kiến thức các em cần nắm thì quá rộng. Bài tập cảm thụ văn học quá mới mẻ và hết sức khó đối với các em. Sự chú ý của các em chưa bền vững, khả năng tập trung chưa cao nên học sinh thường nóng vội, đọc đề qua loa, chưa hiểu thấu đáo đã bắt tay vào làm. Trình độ ngôn ngữ của các em còn thấp mà yêu cầu đặt ra đối với học sinh giỏi môn Tiếng Việt tương đối cao và đa dạng do vậy nhiều năm liền số HSG đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh rất ít và chưa có giải cao. Kết quả khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5: ( Đội tuyển) TS Giỏi Khá Trung bình Yếu Ghi chú SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 12 1 8,3 3 25 8 66,7 0 0 2/ Chỉ tiêu phấn đấu: TS Giỏi Khá Trung bình Yếu Ghi chú SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 12 10 83 2 16,6 0 0 0 0 Chỉ tiêu :HSG cấp huyện: 3-4 HS HSG cấp tỉnh: 2-3 HS IV/ NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỤC HIỆN: A/ Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt: 1/ Phát hiện học sinh có khả năng trở thành học sinh giỏi môn Tiếng Việt: Những học sinh có khả năng về môn Tiếng Việt có những biểu hiện sau: Các em có lòng say mê văn học, có hứng thú với nghệ thuật ngôn từ, yêu thích thơ ca, ham mê đọc sách báo, thích nghe kể chuyện, có những em ước mơ thành nhà văn hoặc trở thành cô giáo dạy bồi dưỡng môn văn - Tiếng Việt. Phần lớn các em không hờ hửng trước vẻ đẹp của ngôn từ văn chương, gắng ghi nhớ và ghi chép những câu văn hay. Các em có những phẩm chất tư duy có tính thống nhất: tư duy phân loại, phân tích, trừu tượng hóa, khái quát hóa. Có năng lực quan sát, nhận xét ngôn từ của mọi người và của chính mình. Có em còn biết quan sát hiện thực, biết liên tưởng, giàu cảm xúc. Ví dụ một em nhìn thấy trăng bị mây che đã nói: “ trăng đắp chăn”. Hay có em khi đọc 2 câu thơ “ Con xót lòng mẹ hái trái bưởi đào Con nhạt miệng có canh tôm nấu khế.” Các em đã hiểu được vừa hình ảnh vừa cụ thể: mẹ lúc nào cũng sẵn sàng chăm sóc con, lo lắng cho con, làm tất cả những gì mà con cần... Từ đó ta thấy các em có khả năng tư duy nghệ thuật là có khả năng tiếp nhận vẻ đẹp của ngôn từ, cách nói của văn chương, biết phát hiện những tín hiệu nghệ thuật ngôn từ trong việc biểu đạt nội dung. Về khả năng sử dụng từ: Những học sinh giỏi Tiếng Việt th ... viết được, giáo viên thường cho rằng các em không nắm được lí thuyết thể văn mà không hiểu rằng nguyên nhân đầu tiên làm các em không có hứng thú viết là các em không tạo được một quan hệ thân thiết giữa mình với đề bài - đối tượng kể hoặc tả, nghĩa là các em không có nội dung, không có gì để nói, để viết. Nguyên nhân đó là việc thiếu hụt về vốn sống, vốn cảm xúc của học sinh. Từ đó, tôi rút ra phương pháp bồi dưỡng vốn sống cho các em trước hết đó là vốn sống trực tiếp: cho các em quan sát, trải nghiệm những gì các em sẽ phải viết. Ví dụ hướng dẫn các em quan sát con đường trước khi yêu cầu các em tả nó. Tất nhiên giáo viên cần làm cho vốn sống thực này không cản trở trí tưởng tượng của các em. Nhưng trí tưởng tượng dù có bay bổng đến mấy vẫn phải có cơ sở bắt nguồn từ thực tiễn. Người giáo viên đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở, tạo nguồn cảm hứng khơi dậy suy nghĩ trong các em như khi quan sát một con lợn, một cây chuối đang trổ buồng, một đàn kiến tha hạt gạo, một cây bàng đang thay lá... Giáo viên cần xây dựng cho học sinh hứng thú và thói quen đọc sách . Đọc sách, các em không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp khơi dậy năng lực hành động, bồi dưỡng tâm hồn. Người xưa nói: “ trong bụng không có 3 vạn quyển sách, trong mắt chưa có núi sông kì lạ của thiên hạ thì chưa học được văn”. 4/ Bồi dưỡng kiến thức kĩ năng Tiếng Việt: 4.1 bồi dưỡng kiến thức- kĩ năng từ ngữ: Được chia làm 2 mãng lớn: a/ Bồi dưỡng lí thuyết về từ: Nội dung không vượt ra ngoài 12 bài lí thuyết về từ, từ đơn, từ ghép, từ láy, từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại, các kiểu từ láy, các dạng từ láy, nghĩa của từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh, từ nhiều nghĩa, từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa, từ cùng âm khác nghĩa b/ Phân loại nhận diện từ theo cấu tạo: Dựa vào số lượng tiếng của từ chia ra từ đơn và từ đa âm. Phân loại nhóm từ đa âm phải dựa vào mối quan hệ giữa các tiếng trong từ: Nếu có mối quan hệ về mặt ngữ nghĩa là từ ghép. Nếu có mối quan hệ về âm là từ láy. Lưu ý ở tiểu học, những từ thuần Việt như tắc kè, bồ hóng, bồ kết... hay những từ vay mượn: mì chính, xà phòng, mít tinh...là những từ mà cả 2 tiếng đều không có quan hệ cả về nghĩa lẫn về âm, vì vậy những từ này không được dùng làm ngữ liệu để ra bài tập. Nếu HS chủ động đưa ra để hỏi thì giáo viên trả lời đó là một từ ghép đặc biệt: từ ghép ngẫu hợp Các từ 2 tiếng có sự giống nhau nào đó về âm như chôm chôm, thằn lằn, ba ba, ngày ngày, gật gật...đều được xem là từ láy. Các kiểu từ như ồn ào, ầm ĩ, ọc ạch, ỏn ẻn... đều được xem là từ láy và được giải thích nó giống nhau ở chỗ cùng vắng khuyết phụ âm đầu. Những từ như cong queo, cuống quýt, king coong... cũng là từ láy có phụ âm đầu viết dưới dạng thức các con chữ khác nhau. Về phân biệt từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại; Từ ghép tổng hợp: Giữa các tiếng có quan hệ đẳng lập, mang tính tổng hợp, khái quát. Từ ghép phân loại: Có yếu tố cụ thể hóa, cá thể hóa nghĩa cho yếu tố kia. Lưu ý một số từ tùy từng ngữ cảnh mà xếp khi là từ ghép tổng hợp, khi là từ ghép phân loại . Ví dụ: từ “ sáng trong” trong câu: “ Một tấm lòng sáng trong như ngọc” là từ ghép tổng hợp. Có thể đổi thành “ trong sáng”. Nhưng trong câu “ Nhớ mua bóng đèn sáng trong đừng mua bóng đèn sáng đục” thì “ sáng trong” ở đây là từ ghép phân loại. 4.1.2 Làm giàu vốn từ hay luyện kĩ năng nắm nghĩa từ và sử dụng từ cho HS: Dạng 1: Yêu cầu HS giải nghĩa từ ngữ hay thành ngữ . Ví dụ: Em hiểu thành ngữ “ Gió chiều nào che chiều ấy” là thế nào? Lao động trí óc là gì? Dạng 2: Cho những từ có cùng yếu tố cấu tạo: Ví dụ phân biệt nghĩa của mẹ đẻ, mẹ nuôi, mẹ kế, mẹ ghẻ... Dạng 3: Yêu cầu HS kể ra các từ theo chủ đề: Dạng 4: Yêu cầu phân loại từ theo nhóm nghĩa và đặt tên cho nhóm. Dạng 5: Dạng đề sửa lỗi dùng từ sai; Dạng 6: Đặt câu, viết đoạn văn với từ cho sẵn: Dạng 7: Điền từ vào chỗ trống. Và nhiều dạng khác nữa, giáo viên phải nắm chắc, cho HS được tiếp cận nhiều lần thì bài kiểm tra mới đạt hiệu quả cao. 4.2 Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng ngữ pháp: trong các đề thi học sinh giỏi, phần ngữ pháp thường chiếm số điểm 5/20. Các dạng đề và những điều cần lưu ý cho HS: 1/ Khái niệm câu và bản chất của câu: Các em thường nhầm trạng ngữ là câu, nhầm ngữ danh từ là câu, thường đặt câu thiếu thành phần. Vì vậy cần tập trung vào các dạng bài tập: - các ví dụ sau, ví dụ nào đã thành câu? Ví dụ nào chưa thành câu? Vì sao? Chữa lại cho đúng. - Chữa câu sai bằng 2 cách 2/ Cấu tạo ngữ pháp của câu, các thành phần câu: Đó là các dạng bài tập: Yêu cầu HS chỉ ra các thành phần của câu cho sẵn Yêu cầu HS tìm bộ phận chính, bộ phận phụ của câu Yêu cầu HS kết hợp các thành phần câu Dạng mở rộng nòng cốt câu bằng cách thêm các thành phần phụ. 3/ Kiến thức về dấu câu và kĩ năng sử dụng dấu câu. Dạng cho một đoạn văn không có dấu câu yêu cầu HS tự đánh dấu câu và chỗ thích hợp. Dạng chữa lại những chỗ đã đặt dấu câu không đúng. 4/ Kiến thức về từ loại, kĩ năng xác định từ loại: Dạng yêu cầu HS tìm danh từ, động từ, tính từ trong câu, đoạn văn... 5 Bồi dưỡng cảm thụ văn học: Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học là một quá trình lâu dài và công phu. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học trước hết là bồi dưỡng vốn sống cho các em. Có vốn sống các em mới có khả năng liên tưởng để tiếp nhận tác phẩm, tạo điều kiện để các em tiếp xúc nhiều với tác phẩm, giáo viên không được cảm thụ hộ, biến HS thành người minh họa cho mình. Giáo viên là người gợi mở dẫn dắt cho sự tiếp xúc của HS với tác phẩm tốt. Hoạt động của giáo viên chỉ có tác động bổ trợ cho cảm xúc thẩm mỹ nảy sinh. cần tôn trọng suy nghĩ, cảm xúc thực, ngây thơ của trẻ và nâng chúng lên ở chất lượng cao hơn. Đồng thời giáo viên phải trang bị cho các em một số kiến thức về văn học như hình ảnh, chi tiết, kết cấu tác phẩm, các đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật, một số biện pháp tu từ... Một trong những biện pháp có hiệu quả nữa là giúp HS đọc diễn cảm có sáng tạo, nó giúp HS nâng cao khả năng cảm xúc thẩm mỹ và kích thích các em khám phá ra cái hay, cái đẹp của văn chương. Để giúp HS cảm thụ được tác phẩm, giáo viên cần có hệ thống câu hỏi, bài tập liên tưởng, tưởng tượng, đó là những câu hỏi về ý nghĩa của tác phẩm giúp HS hiểu mục đích thông báo của văn bản, đánh giá nhân vật, thái độ, tình cảm, tư tưởng của tác giả, đánh giá giá trị nghệ thuật những từ ngữ hình ảnh cấu tứ gây ấn tượng. 6/ Bồi dưỡng làm văn: Làm văn là nơi thử thách ở HS các kĩ năng Tiếng Việt: vốn sống, vốn văn học, năng lực cảm thụ văn học một cách tổng hợp. Học sinh phải thể hiện cảm xúc suy nghĩ bằng ngôn ngữ nói và viết từ đó rèn cách nghĩ, cách cảm chân thật, sáng tạo, luyện cách diễn tả chính xác, sinh động, hồn nhiên tiến tới có nét riêng độc đáo. Trước hết để luyện tập kĩ năng viết văn của HS cần có những bài viết tốt, giáo viên biết lựa chọn đề, biết tự ra đề, đề bài gần gũi, thân thiết quen thuộc với các em nhưng không lặp lại, gò bó, nhàm chán. Thứ 2: giáo viên cần rèn luyện cho HS kĩ năng tìm hiểu phân tích đề, quan sát tìm ý, những kĩ năng diễn đạt , viết đoạn và hoàn thiện bài viết. Trong khâu luyện làm văn, khâu đánh giá, sửa chữa rất quan trọng. Giáo viên cần chấm chữa bài cho từng em thật kĩ lưỡng, trả bài giúp HS thấy được những ưu khuyết điểm của bài viết của mình, tự rút ra kinh nghiệm và sửa chữa. Nên tạo không khí trao đổi, tranh luận khi chữa bài. V/ KẾT QUẢ: Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực hiện đề tài này, tôi nhận thấy tuy đây mới chỉ là bước đầu vừa làm vừa rút kinh nghiệm nhưng HS giỏi môn Tiếng Việt khối 5 mà tôi phụ trách đã có nhiều bước chuyển biến mới. Về kiến thức từ ngữ, ngữ pháp các em nắm rất chắc và đã quen thuộc với các dạng đề. Về khả năng cảm thụ văn học và làm văn thì điểm tốt mới dùng lại ở một số ít HS nhưng các em đã có sự tiến bộ vượt bậc so với khảo sát đầu năm học : - Năm học 2007 – 2008: TS Giỏi Khá Trung bình Yếu Ghi chú SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 10 4 40 6 60 0 0 0 0 Kết quả thi HSG cấp huyện: Giải nhì: 1 em Giải ba: 1 em Giải khuyến khích: 2 em Kết quả thi HSG cấp tỉnh: Giải ba: 1 em Giải khuyến khích: 2 em - Năm học 2008-2009: TS Giỏi Khá Trung bình Yếu Ghi chú SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 10 7 70 3 30 0 0 0 0 Kết quả thi HSG cấp huyện: Giải nhì: 1 em Giải khuyến khích: 2 em Kết quả thi HSG cấp tỉnh: Giải khuyến khích: 2 em C/ PHẦN KẾT LUẬN: I/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua thực tiễn nhiều năm bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm sau: 1/ Để bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt có hiệu quả, trước hết phải có giáo viên vững về kiến thức – kĩ năng thực hành Tiếng Việt, có vốn sống, vốn cảm xúc phong phú. 2/ Thực sự yêu nghề, tâm huyết với công việc bồi dưỡng HS giỏi. 3/ thường xuyên học hỏi trau dồi kiến thức, tích lũy được một hệ thống kiến thức phong phú. 4/ Có phương pháp nghiên cứu bài, soạn bài, ghi chép giáo án một cách thuận tiện, khoa học. 5/ tham khảo nhiều sách báo, tài liệu có liên quan, giao lưu, học hỏi các đồng nghiệp có kinh nghiệm và các trường có nhiều thành tích. 6/ luôn thân thiện, cởi mở với HS, luôn mẫu mực trong lời nói, việc làm, thái độ, cử chỉ, có tấm lòng trong sáng, lối sống lành mạnh để HS noi theo. 7/ Đối với học sinh: tạo cho các em có niềm say mê hứng thú học môn Tiếng việt. 8/ Học sinh cần có nhiều loại sách để tham khảo. 9/ luôn phối hợp với gia đình để tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập II/ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT: 1/ Đối với nhà trường: Nên tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ lớp 2,3 2/ Chú trọng hơn khi khảo sát lựa chọn học sinh vào lớp bồi dưỡng. 3/ Chuyên môn nhà trường nên tổ chức một số buổi ngoại khóa Tiếng Việt, báo cáo kinh nghiệm học tập bộ môn. 4/ Có nhiều giải pháp tốt để nâng cao chất lượng đại trà thì mới tạo nền tảng vững chắc cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Cam Hiếu, ngày 15 tháng 11 năm 2010 Đánh giá của Tổ CM và Người viết: HĐKH nhà trường Lê Thị Hoài Thương PHỤ LỤC 1/ Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt I ở tiểu học 2/ Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt II ở tiểu học 3/ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 4/ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 5/ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 6/ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 7/ Luyện cảm thụ văn học ở tiểu học 8/ Giúp em học tốt Tiếng Việt 5 9/ Bồi dưỡng, phát triển văn 4-5 10/ 27 đề tuyển chon TLV 5 11/ Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn 4-5 Top of Form
Tài liệu đính kèm: