Sáng kiến kinh nghiệm “nâng cao chất lượng viết văn kể chuyện cho học sinh lớp 4”

Sáng kiến kinh nghiệm “nâng cao chất lượng viết văn kể chuyện cho học sinh lớp 4”

Qua quá trình được phân công giảng dạy ở khối lớp 4, được sự giúp đỡ nhiệt tình của ban giám hiệu, tổ chuyên môn 4-5 và các bạn đồng nghiệp trường tiểu học hoàng hoa thám, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài

“nâng cao chất lượng viết văn kể chuyện cho học sinh lớp 4”

 tôi chỉ có một mong muốn nhỏ là đưa ra kinh nghiệm mà mình đúc rút được trong quá trình giảng dạy. qua đó tôi mong muốn góp chút công sức của mình vào việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm giải quyết một số vấn đề mà nhiều giáo viên chúng tôi còn trăn trở.

với kinh nghiệm giảng dạy còn ít và khả năng còn nhiều điều cần học hỏi nên bài viết của tôi còn nhiều hạn chế. vậy tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc, bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn hảo, bổ ích hơn góp phần nâng cao chất lượng trong giảng dạy.

 

doc 48 trang Người đăng huong21 Lượt xem 2627Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm “nâng cao chất lượng viết văn kể chuyện cho học sinh lớp 4”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Qua quá trình được phân công giảng dạy ở khối lớp 4, được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn 4-5 và các bạn đồng nghiệp trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài 
“Nâng cao chất lượng viết văn kể chuyện cho học sinh lớp 4”
 Tôi chỉ có một mong muốn nhỏ là đưa ra kinh nghiệm mà mình đúc rút được trong quá trình giảng dạy. Qua đó tôi mong muốn góp chút công sức của mình vào việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm giải quyết một số vấn đề mà nhiều giáo viên chúng tôi còn trăn trở.
Với kinh nghiệm giảng dạy còn ít và khả năng còn nhiều điều cần học hỏi nên bài viết của tôi còn nhiều hạn chế. Vậy tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc, bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn hảo, bổ ích hơn góp phần nâng cao chất lượng trong giảng dạy.
 Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Phần mở đầu
 A - Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm :
 Bậc Tiểu học là bậc học cơ sở, là nền móng cho sự phát triển tri thức và kĩ năng của các bậc học cao hơn. Đối với trẻ ở lứa tuổi Tiểu học, đến trường học tập là các em tiếp cận với một lượng kiến thức hoàn toàn mới, phong phú và đa dạng. Nhưng sự nhận thức của trẻ chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản. Vì vậy sự chiếm lĩnh tri thức khoa học đối với trẻ Tiểu học thực sự là khó khăn. Hơn nữa, công cuộc đổi mới kinh tế, xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước ta. Nó đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới, trí tuệ, có năng lực, chủ động, sáng tạo, có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm. Để thích ứng với thực tiễn luôn luôn phát triển như vậy, ngành giáo dục nước ta, đặc biệt là ngành giáo dục Tiểu học cũng đã và đang tích cực đổi mới về mọi mặt để nâng cao chất lượng dạy và học, nhằm đào tạo học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện.
Môn học chiếm số lượng giờ lớn hơn cả là môn học trung tâm giữ vai trò đặc biệt giữa các môn học khác ở trường Tiểu học đó là môn Tiếng Việt. 
Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học nhằm:
 - Hình thành ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
 - Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.
 - Cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài.
 - Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần phát triển nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học thì phân môn Tập làm văn lại vô cùng quan trọng. Nó có một vị trí và nhiệm vụ hết sức đặc biệt:
 1.Vị trí của phân môn Tập làm văn:
Những lời chúng ta nói hoặc viết ra trong khi giao tiếp với nhau gọi là ngôn bản. Hoạt động lời nói gồm hai bình diện: sinh sản (tạo lập) và tiếp nhận (hiểu), ngôn bản (còn gọi là lời nói). Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh ngôn bản. Nó có vị trí đặc biệt trong quá trình dạy học tiếng mẹ đẻ, vì:
 - Thứ nhất, đây là phân môn sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và kĩ năng Tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt khác (Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu) đã hình thành.
 - Thứ hai, phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh kĩ năng sản sinh ngôn bản, nhờ đó Tiếng Việt không chỉ được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp. Như vậy phân môn Tập làm văn đã thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử dụng được tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập.
2.Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn:
 Sản phẩm của Tập làm văn là các ngôn bản ở dạng nói và viết theo các dạng lời nói, kiểu bài văn do chương trình quy định. Nói cách khác, mục đích của Tập làm văn là tạo lập được ngôn bản. Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản của dạy học Tập làm văn là giúp học sinh tạo ra được các ngôn bản nói và viết theo các phong cách khác nhau do chương trình quy định.
Nhiệm vụ của dạy học Tập làm văn là hình thành, phát triển năng lực tạo lập ngôn bản ở học sinh. Năng lực tạo lập ngôn bản được phân tích thành các kĩ năng bộ phận như: xác định mục đích nói, lập ý, triển khai ý thành lời dưới dạng nói, viết thành câu, đoạn, bài. Vì vậy phân môn Tập làm văn phải cung cấp cho học sinh những kiến thức và hình thành, phát triển ở các em những kĩ năng này. ở Tiểu học, phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ rèn kĩ năng nói theo các nghi thức lời nói, nói, viết các ngôn bản thông thường, viết một số các văn bản nghệ thuật như kể chuyện, miêu tả.
Ngoài kĩ năng chung để viết văn bản, mỗi loại văn bản cụ thể đòi hỏi có những kĩ năng đặc thù. Ví dụ, để viết văn miêu tả cần có kĩ năng quan sát, kĩ năng diễn đạt một cách có hình ảnh để các văn bản kể chuyện cần có kĩ năng xây dựng cốt truyện và nhân vật, kĩ năng lựa chọn các tình tiết. Phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ rèn những kĩ năng này.
Ngoài nhiệm vụ cơ bản là rèn năng lực tạo lập ngôn bản, phân môn Tập làm văn còn đồng thời góp phần rèn luyện tư duy hình tượng, từ óc quan sát đến trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiện các chi tiết đã quan sát được đến khả năng nhào nặn các chất liệu trong đời sống thực tế để xây dựng nhân vật, cốt truyện... Quá trình sản sinh văn bản cũng giúp cho học sinh có kĩ năng phân tích, tổng hợp, phân loại, lựa chọn.
Để giao tiếp phải có thái độ đúng đắn với đối tượng giao tiếp. Phân môn Tập làm văn khi dạy các nghi thức cũng đồng thời dạy cách cư xử đối với mọi người như sự lễ phép, lịch sự trong nói năng. Để viết văn cần có hiểu biết và tình cảm với đối tượng được viết, vì vậy phân môn Tập làm văn đã tạo cho học sinh có sự hiểu và tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với con người và vạn vật xung quanh. Từ một cơn mưa, một buổi sáng đẹp trời, một em bé bị ngã, một người phụ nữ đang gặp khó khăn, một chú gà trống, một đồ vật đã từng gắn bó... Từ đây, tâm hồn và nhân cách của các em sẽ được hình thành và phát triển.
Phân môn Tập làm văn có một vị trí và nhiệm vụ hết sức quan trọng như vậy nhưng thực tế qua hơn 10 năm là giáo viên dạy khối 4 + 5 tại trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám tôi nhận thấy chất lượng các bài Tập làm văn nói chung, đặc biệt là chất lượng các bài văn kể chuyện ở lớp 4 nói riêng còn nhiều hạn chế, chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Đa phần bài văn của các em còn mang nặng tính liệt kê, các sự việc, câu văn thiếu hình ảnh, lời văn khô khan. Các em không biết chọn lọc các chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật, chưa nhớ được cốt truyện, câu chuyện các em kể thiếu sáng tạo. Thậm chí nhiều em còn sai ngữ pháp, dùng từ thiếu chính xác, chưa chọn lọc từ khi viết... Đây là điều mà bấy lâu nay tôi rất băn khoăn trăn trở. Tôi thiết nghĩ cần phải tìm cách nào đó để giúp các em viết tốt hơn các bài văn quy định trong chương trình, đặc biệt là các bài văn kể chuyện ở lớp 4.
Do vậy trong khuôn khổ cho phép của một sáng kiến kinh nghiệm khoa học và qua quá trình dạy thực tập phân môn Tập làm văn ở lớp 4, kết hợp với những hiểu biết đã có và những kiến thức mới mẻ lĩnh hội được từ các tài liệu giảng dạy về “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” tôi quyết định lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm : “Nâng cao chất lượng viết văn kể chuyện cho học sinh lớp 4” để nghiên cứu.
Khi nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này tôi mong muốn tìm ra cách thức giúp học sinh viết tốt hơn các bài văn kể chuyện, đồng thời mong ước cao hơn là giúp các em nói, viết đúng và nói, viết hay, giúp các em có khả năng sử dụng tốt tiếng mẹ đẻ để giao tiếp, để học tốt các môn học khác, để các em tự tin, vững bước tiến tới chiếm lĩnh thế giới khoa học, trở thành những lớp người có đức, có tài. 
 B. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích:
 Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nhằm giúp học sinh lớp 4 viết tốt hơn các bài văn kể chuyện.
Nhiệm vụ:
 Để giúp các em học sinh lớp 4 viết tốt hơn những bài văn kể chuyện, đề tài đi nghiên cứu những vấn đề sau:
Cơ sở khoa học của đề tài:
Cơ sở lí luận.
Cơ sở thực tiễn.
Những biện pháp, những điều chỉnh cụ thể, từng phần kiến thức, kĩ năng.
Thực nghiệm.
C. Phương pháp nghiên cứu:
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi đã phối hợp sử dụng một số phương pháp như sau:
Phương pháp phân tích tài liệu.
Phương pháp điều tra.
Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Phần nội dung
Chương I: Những cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học văn kể chuyện ở lớp 4.
Cơ sở lí luận:
Hoạt động giao tiếp và ứng dụng vào dạy học Tập làm văn.
Dạy học Tập làm văn là dạy một hoạt động.
 Cũng như các hoạt động tâm lí khác, hoạt động lời nói chỉ nảy sinh khi có động cơ nói năng, bởi vì : “Chúng ta nói không phải để nói mà để báo cáo về một cái gì đó, tác động đến một người nào đó (A.N. Lê-ôn-chép). Chính vì vậy công việc đầu tiên của dạy học Tập làm văn - dạy sản sinh lời nói - là tạo ra được động cơ, nhu cầu nói năng, kích thích học sinh tham gia vào cuộc giao tiếp (nói, viết).
 Nghiên cứu hoạt động lời nói, người ta thấy rằng cái kích thích hành vi nói năng thường là một cái gì đó nằm ngoài ngôn ngữ. Chính vì vậy, xét đến tận cùng, dạy Tập làm văn không phải bắt đầu từ hoạt động ngôn ngữ, từ sự tổ chức hoạt động ngôn ngữ mà phải bắt đầu từ các hoạt động khác của học sinh, nói cách khác, những kích thích nói năng không thể tách rời việc hình thành những kĩ năng sống khác. Cần phải tổ chức cho học sinh trồng cây dọn dẹp sân trường trước khi cho các em viết một bài văn kể về một buổi lao động trồng cây, quét dọn sân trường... Các hoạt động khác sẽ tạo ra động cơ và nội dung của nói năng. Vì vậy, để dạy Tập làm văn, trước hết phải trau dồi vốn sống của học sinh, phải dạy cho các em biết suy nghĩ, tạo cho các em có cảm xúc, tình cảm rồi mới dạy cho các em cách thể hiện suy nghĩ, tình cảm đó bằng ngôn ngữ viết và nói.
Cũng chính vì vậy, các đề bài tập làm văn, các bài tập trong giờ Tập làm văn chỉ được xem là tốt khi chúng yêu cầu viết về những gì gần gũi, thân thiết với học sinh, tạo được động cơ nói năng, kích thích các em muốn nói, viết về nội dung mà đề bài đã yêu cầu.
Các giai đoạn của hoạt động lời nói và các kỹ năng làm văn.
Hoạt động lời nói là một cấu trúc động bao gồm bốn giai đoạn kế tiếp nhau: định hướng, lập chương trình, thực hiện hoá chương trình và kiểm tra. Cấu trúc này đã được các tác giả phương pháp dạy học Tập làm văn vận dụng triệt để khi xây dựng hệ thống kỹ năng làm văn. Có thể thấy mối quan hệ này trong sơ đồ sau:
Cấu  ... g đẹp, đôi bạn rủ nhau đi hái quả. Mùa thu, khu rừng thơm phức hương quả chín. Bỗng Thỏ reo lên sung sướng:
Ôi, chùm quả vàng mọng kìa, ngon quá!
Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn Thỏ:
Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm!
	Nhưng Thỏ đã men ra. Nó cố với. Trượt chân, Thỏ ngã nhào. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ. Sức nặng của Thỏ kéo Sóc ngã theo. Rất may, tay Sóc kịp với được cành cây nhỏ nên cả hai chỉ bị treo lơ lửng trên không chứ không bị rơi xuống khe núi đầy đá nhọn. Cành cây cong gập hẳn lại. Chích chòe hốt hoảng kêu lên:
Cành cây sắp gẫy rồi kìa!
	Sóc vẫn cố gắng giữ chặt áo Thỏ. Tiếng răng rắc trên cành cây càng kêu to hơn. Chích choè cuống quýt bảo Sóc:
Cậu buông Thỏ ra, nếu không cành cây gẫy cậu sẽ bị rơi xuống đá.
Tớ không bỏ Thỏ được. Thỏ là bạn tớ - Sóc trả lời. Mỗi lúc cành cây lại đu đưa, lắc lư mạnh thêm.
Cậu bỏ tớ ra đi, cậu sẽ bị rơi theo đấy - Thỏ nói với Sóc rồi oà khóc.
Tớ không bỏ cậu đâu - Sóc cương quyết.
	Chích Choè vội vã bay đi kêu cứu khắp khu rừng. Bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy nghe tiếng kêu cứu hộc tốc chạy tới. Bác rướn mình đưa chiếc vòi dài của bác ra đỡ lấy cả Thỏ và Sóc xuống an toàn. Nghe Chích Choè kể lại sự việc, bác Voi âu yếm khen Thỏ và Sóc:
Các cháu có một tình bạn thật đẹp.
Hôm ấy quả là một ngày đáng nhớ nhất của đôi bạn thân thiết.
Bài tập 3:
* Đề bài: Em hãy viết những đoạn văn cho câu chuyện kể về một bạn học sinh nghèo nhặt được ví tiền, đấu tranh tư tưởng và cuối cùng quyết định trả lại cho người mất với tâm trạng vui sướng.
 * Mục đích:
Giúp học sinh ghi nhớ được dấu hiệu nhận biết đoạn văn kể chuyện.
Cấu tạo, nội dung, hình thức của đoạn văn kể chuyện.
 * Bài tham khảo:
Đoạn 1: ánh nhặt được ví tiền của ai đó đánh rơi.
	Hôm nay, ánh đến trường với tâm trạng không vui như mọi hôm. Em đang lo lắng về khoản tiền cho học phí của học kì sắp tới. Ông bà ngoại thì nghèo, nuôi mình ánh cũng đã mệt rồi, lo thêm học phí cho cháu gái nữa thì quả là quá sức. Từ hồi bố mẹ bỏ nhau, bố thì biệt vô âm tín, mẹ thỉnh thoảng gửi tiền về cho bà nhưng tháng có tháng không. Ông bà dạo này yếu hơn nên việc kiếm tiền lại càng khó khăn.
	... Mải suy nghĩ, ánh thấy chân mình dẫm lên một vật gì hơi cứng ở dưới. Em cúi nhìn xuống và không tin vào mắt mình nữa: Một chiếc ví dày cộp. Tò mò, ánh thử mở ra xem: Chao ôi, trong đó có chứa biết bao nhiêu là tiền.
Đoạn 2: Sự băn khoăn của ánh: Trả hay giữ lại ví tiền.
 Tim ánh bỗng đập rộn lên: Ông trời thương mình, cho mình tiền đóng học phí đây mà. Với chừng này tiền mình có thể đóng được cho cả mấy học kì ấy chứ. Mình sẽ đưa cho ông bà giữ, nói là mẹ gửi... Nhưng như thế liệu có phải là ăn cắp không nhỉ? Chắc không phải. Đây là người ta đánh rơi và mình nhặt được đấy chứ. Có biết là của ai đâu mà gọi là ăn cắp. Nhưng như thế là không thật thà rồi, cô dạy mình khác cơ: Nhặt được của rơi – trả người đánh mất. Cái người đánh mất ví lúc này chắc đang lo lắm. Nhỡ đâu, người ấy cũng nghèo khó thì mình phải tội. Tiền mồ hôi nước mắt của người ta...
Đoạn 3: Niềm vui của ánh sau khi trả lại ví tiền cho người đánh mất.
	Nghĩ đi nghĩ lại một lúc, ánh chặc lưỡi tiếc rẻ: Thôi, đem trả. Mình cứ giữ lấy cái ví này thì lương tâm mình cũng cắn rứt không yên. Học phí thì trước sau mình cũng lo được. Còn cái ví này - cả gia tài của người ta. Nghĩ vậy, ánh đem chiếc ví đến đồn công an gần đó nộp lại. Các chú công an khen ánh trung thực, thật thà. Những lời khen theo đôi chân ánh trên suốt con đường đến trường. Lòng ánh thanh thản và vui vẻ kì lạ...
Các bài tập thực hành luyện kĩ năng làm văn kể chuyện lớp 4.
a, Bài tập 1
* Đề bài: Đọc cốt truyện sau:
 - Ông lão Các-lô già nua, sống cô đơn, hiu quạnh ở một ngôi làng nghèo thường xảy ra bệnh dịch.
 - Làng ông mắc một thứ bệnh dịch quái lạ nên các bác sĩ trên xã được cử xuống khám bệnh cho dân làng đúng một ngày.
 - Nghi mình cũng mắc bệnh, ông Các-lô đã đến thật sớm nhưng ông lại nhường hết cho người này người khác vì ông thấy họ rất đáng thương. Hết giờ, tự nhiên ông thấy mình khoẻ hẳn lại và vui vẻ yêu đời hẳn lên dù chưa được khám.
 Dưới đây là 3 đoạn của câu chuyện nhưng chưa được viết hoàn chỉnh. Em viết lại hoàn chỉnh.
 Đoạn 1: 
 - Mở đầu: Ông già Các-lô già nua, sống cô đơn hiu quạnh ở một làng nhỏ.
 - Diễn biến: ...
 - Kết thúc: ...
Đoạn 2: 
 - Mở đầu: ...
 - Diễn biến: Người bị nhiễm bệnh không muốn ăn uống gì cả, cứ mệt lả cho đến chết. Ông Các-lô và người dân trong làng rất lo lắng, buồn rầu. Hơn nữa, trên xã chỉ cử các bác sĩ đến khám bệnh cho làng trong đúng một ngày, vậy thì làm sao có đủ thời gian để khám cho tất cả mọi người trong làng chứ?
 - Kết thúc: ...
Đoạn 3: 
 - Mở đầu: ...
 - Diễn biến: ...
 - Kết thúc: Cứ thế, mỗi người một hoàn cảnh và một lí do khác nhau đều được ông Các-lô nhường cho khám trước. Và mỗi lần khám xong họ đều cảm ơn và chúc ông không mắc bệnh. Hết giờ khám cũng là lúc tự nhiên ông Các-lô thấy mình khoẻ hẳn lại, trong người bỗng như có một sức mạnh kì diệu khiến ông khoẻ khoắn và sảng khoái lạ thường.
* Mục đích:
 - Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn kể chuyện.
 - Biết phát triển đoạn văn kể chuyện dựa vào cốt truyện cho sẵn theo bố cục: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.
 * Bài tham khảo:
Đoạn 1: Ông Các-lô già nua, sống cô đơn , hiu quạnh ở một làng nhỏ. Làng của ông rất nghèo, bệnh dịch lại thường xuyên xảy ra. Dần dần những người trong làng tản cư đi nơi khác để kiếm sống.
Đoạn 2: Năm nay, dân làng ông mắc một thứ bệnh dịch quái lạ. Người bị mắc bệnh không muốn ăn uống gì cả, cứ mệt lả cho đến chết. Ông Các-lô và người dân trong làng rất buồn rầu, lo lắng. Hơn nữa, trên xã chỉ cử các bác sĩ đến khám bệnh cho làng đúng một ngày, vậy thì làm sao có đủ thời gian khám cho mọi người chứ. Chỉ còn cách là ai đến sớm thì được khám, ai đến muộn thì không được khám.
Đoạn 3: Sáng hôm ấy, ông Các-lô đến thật sớm vì mấy hôm nay tự dưng ông không thiết ăn uống gì. Số thứ tự của ông là 2 và ông sẽ được khám và phòng bệnh miễn phí. Nhưng khi ông Các-lô chuẩn bị được khám thì một chị bế đứa con nhỏ khoảng 3 tháng tuổi khóc lóc, nài nỉ xin ông nhường cho cháu bé khám trước. Ông Các-lô vui vẻ đồng ý. Cháu bé khám xong người mẹ trẻ cảm ơn rối rít và chúc ông không bị mắc bệnh. Tiếp đến lượt ông khám thì lại có một bà có vẻ gày gò ốm yếu đến xin ông nhường cho bà cụ khám trước. Bà lão khám xong mặt buồn thiu vì mình đã bị nhiễm bệnh nhưng vẫn cảm ơn ông và chúc ông may mắn... Thế rồi mỗi người một hoàn cảnh khác nhau đều được ông Các-lô nhường cho khám trước. Và mỗi lần khám xong họ đều cảm ơn ông và chúc ông không mắc bệnh. Hết giờ khám cũng là lúc tự nhiên ông Các-lô thấy mình khoẻ hẳn lại, trong người bỗng như có một sức mạnh kì diệu khiến ông bỗng khoẻ khoắn, sảng khoái lạ thường. Ông thấy đói, muốn về nhà để ăn củ khoai, củ sắn, muốn về nhà để lại lên ruộng làm việc và để trò chuyện với những người hàng xóm của mình. Chưa bao giờ ông thấy vui vẻ và yêu đời như vậy.
Phần kết luận
Dạy và học phân môn Tập làm văn lớp 4 tức là dạy việc sử dụng ngôn ngữ Việt Nam trong giao tiếp nói và viết. Những giải pháp tôi đưa ra là những giải pháp đòi hỏi người thực hiện phải có sự đầu tư rất công phu, phải có thời gian thực hiện khá lâu dài. Một vài tiết dạy thực nghiệm trên lớp không thể nào là giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn lớp 4. Nếu thực hiện tốt các giải pháp trên, tôi tin rằng học sinh có một vốn kiến thức Tiếng Việt một cách vững chắc. Kiến thức học sinh tích luỹ được sẽ là hành trang giúp các em học tốt môn văn ở các lớp trên.
Chính vì vậy qua thực tế kết quả thực nghiệm, tôi hết sức phấn khởi vì giải pháp của tôi đưa ra khá thành công. Học sinh không còn cảm giác “ngao ngán” đối với phân môn Tập làm văn nữa. Trái lại các em rất thích học phân môn này, hào hứng hăng say phát biểu ý kiến. Từ đó, tiết học trở nên sinh động, giáo viên nên cảm thấy an tâm, phấn khởi hơn đối với chất lượng phân môn Tập làm văn lớp mình.
Qua việc nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm tôi thấy khi thực hiện các biện pháp khắc phục nói trên học sinh dễ tiếp thu và nắm chắc được kiến thức về mạch văn Kể chuyện lớp 4, biết cách tự nhận xét để ghi nhớ một số kiến thức sơ giản nhưng cần thiết về loại văn Kể chuyện. Các em biết vận dụng những kiến thức đã biết để luyện tập và hình thành kĩ năng bộ phận (xác định đề tài và ý nghĩa, xây dựng nhân vật, tạo lập cốt truyện, viết văn kể chuyện) của thể loại văn kể chuyện. Các em được luyện tập nhiều về kĩ năng nói để nắm vững kiến thức đã học. Ngoài ra các em còn được rèn luyện kĩ năng viết qua các bài kiểm tra. Kĩ năng viết đoạn văn được rèn luyện rất kĩ tạo tiền đề vững chắc để các em viết được một bài văn kể chuyện hoàn chỉnh.
Từ kết quả đạt được trên đây, tôi đã tìm được hướng giúp đỡ các bạn đồng nghiệp, khắc phục khó khăn trong dạy phân môn Tập làm văn. Muốn đạt chất lượng cao về phân môn này, điều trước tiên mỗi giáo viên chúng ta phải dạy tốt các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Đó chính là nguồn nguyên vật liệu vô cùng quý giá để học sinh xây dựng lên toà lâu đài nhà văn học , lộng lẫy, nguy nga mà mỗi giáo viên chúng ta ai cũng thầm mong ước.
Tuy nhiên vì trình độ và khả năng đã và đáng học tập nhiều nên sáng kiến kinh nghiệm còn đôi phần khiếm khuyết . Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Tổ nghiệp vụ PGD , BGH nhà trường và toàn thể các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được đầy đủ và hoàn hảo hơn để giúp tôi có được những bài học bổ ích phục vụ cho công tác dạy và học tốt hơn nữa . 
Em xin trân trọng cảm ơn!
 Lời cảm ơn!
 Cuối cùng tôi không biết nói gì hơn ,tôi xin chân thành cảm ơn BGH trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám , các bạn bè đồng nghiệp đã nhiệt tình góp ý , cung cấp tôi những tài liệu ,kiến thức quý báu.và cảm ơn các em học sinh lớp 4B đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiến hành thực nghiệm và hoàn thành đề tài này.
Hưng Yên, tháng 12 năm 2012
Người viết
Mục lục
Phần mở đầu . ..3
Lý do chọn đề tài ... ...3
Mục đích và nhiệm vụ ngiên cứu ...7 
Phương pháp nghiên cứu 7
Phần nội dung 
Chương I: Những cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy văn Kể chuyện ở lớp 4.
Cơ sở lí luận.
Cơ sở thực tiễn.
Chương trình Sách giáo khoa.
Thực trạng dạy văn kể chuyện ở lớp 4.
Chương II: Đề xuất, thay thế, điều chỉnh để nâng cao chất lượng giờ dạy học văn kể chuyện ở lớp 4.
Chương III: Thực nghiệm dạy học.
Chương IV: Một số bài tập bổ trợ luyện kĩ năng lam văn Kể chuyện cho học sinh lớp 4.
Tài liệu tham khảo

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem Tap lam van Lop4.doc