Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ cho học sinh trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ cho học sinh trường Tiểu học

III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN:

1. ĐẶT VẤN ĐỀ :

a. Lý do chọn đề tài:

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói : "Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người, dạy cho học sinh viết đẹp, viết cẩn thận, là góp phần rèn luyện cho các em đức tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và đối với người đọc bài vở của mình ."

 Vậy rèn chữ viết là rèn phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật và khiếu thẩm mĩ. Vì vậy trong trường phổ thông nói chung và trong trường Tiểu học nói riêng việc rèn chữ có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là một vấn đề không những chỉ trong nhà trường, toàn ngành giáo dục mà cả xã hội cũng quan tâm, đó là một trong những phong trào thi đua mạnh trong các nhà trường. Muốn có học sinh viết đẹp, muốn đẩy mạnh đẩy nhanh phong trào "vở sạch - chữ đẹp " trong nhà trường thì trước hết người thầy - người trực tiếp giảng dạy và người quản lý trường học phải thực sự là những người viết chuẩn, viết đẹp. Bởi do đặc điểm tâm lý học sinh Tiểu học, các em hay bắt chước theo khuôn mẫu. Dưới con mắt của các em thầy cô là khuôn mẫu đề các em noi theo Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để thầy thực sự là tấm gương sáng về mọi mặt cho các em noi theo và làm thế nào để trường có phong trào "vở sạch - chữ đẹp" mạnh.

 Việc rèn chữ không những có quan hệ mật thiết đến chất lượng học tập ở tất cả các cấp học mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường : kĩ năng viết.Vì nếu học sinh viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài nhanh, đọc tốt, học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn.Viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập .

 Trong thực tế hiện nay nhiều thế hệ thầy giáo, cô giáo đã trăn trở, góp nhiều công sức và kinh nghiệm cải tiến kiểu chữ, nội dung và phương pháp rèn chữ cho học sinh song vẫn còn nhiều học sinh viết xấu viết chậm .

 

doc 12 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 271Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ cho học sinh trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên và học sinh rèn chữ viết trong trường tiểu học. 
II. tác giả: 	
	- Người viết sáng kiến: Phạm Thị Hương
	- Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
	- Trường tiểu học Yên Quang
III. nội dung sáng kiến:
1. Đặt vấn đề :
a. Lý do chọn đề tài:
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói : "Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người, dạy cho học sinh viết đẹp, viết cẩn thận, là góp phần rèn luyện cho các em đức tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và đối với người đọc bài vở của mình ..."
 Vậy rèn chữ viết là rèn phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật và khiếu thẩm mĩ. Vì vậy trong trường phổ thông nói chung và trong trường Tiểu học nói riêng việc rèn chữ có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là một vấn đề không những chỉ trong nhà trường, toàn ngành giáo dục mà cả xã hội cũng quan tâm, đó là một trong những phong trào thi đua mạnh trong các nhà trường. Muốn có học sinh viết đẹp, muốn đẩy mạnh đẩy nhanh phong trào "vở sạch - chữ đẹp " trong nhà trường thì trước hết người thầy - người trực tiếp giảng dạy và người quản lý trường học phải thực sự là những người viết chuẩn, viết đẹp. Bởi do đặc điểm tâm lý học sinh Tiểu học, các em hay bắt chước theo khuôn mẫu. Dưới con mắt của các em thầy cô là khuôn mẫu đề các em noi theo Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để thầy thực sự là tấm gương sáng về mọi mặt cho các em noi theo và làm thế nào để trường có phong trào "vở sạch - chữ đẹp" mạnh.
 Việc rèn chữ không những có quan hệ mật thiết đến chất lượng học tập ở tất cả các cấp học mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường : kĩ năng viết.Vì nếu học sinh viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài nhanh, đọc tốt, học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn.Viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập .
 Trong thực tế hiện nay nhiều thế hệ thầy giáo, cô giáo đã trăn trở, góp nhiều công sức và kinh nghiệm cải tiến kiểu chữ, nội dung và phương pháp rèn chữ cho học sinh song vẫn còn nhiều học sinh viết xấu viết chậm .
b. Mục đích nghiên cứu:
 	- Sáng kiến kinh nghiệm này của tôi là để mọi người cùng nhau tham khảo rút kinh nghiệm, vận dụng để học tốt, đẩy mạnh phong trào rèn chữ viết cho giáo viên và học sinh trong nhà trường. Nó sẽ đem lại kết quả cho việc rèn đạo đức, nhân cách học sinh và giúp học sinh học tốt.
- Đẩy mạnh phong trào “ Rèn chữ - Giữ vở” trong nhà trường tiểu học.
- Động viên, khích lệ giáo viên và học sinh tích cực luyện viết chữ, giữ gìn sách vở.
- Tạo dựng niềm tin, sự quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội đến công tác giáo dục.
c. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động chỉ đạo việc rèn chữ viết cho giáo viên,
học sinh trong nhà trường .
 	d. Phạm vi nghiên cứu: Giáo viên và học sinh trường Tiểu học Yên Quang.
	e. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng những phương pháp chủ yếu sau:
	- Phương pháp thăm dò.
	- Phương pháp trực quan.
	- Phương pháp thực hành.
	- Phương pháp kiểm tra.
	- Phương pháp giảng giải.
2. Giải quyết vấn đề:
	a. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
	Chữ viết là một công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương
tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hoá, khoa học và đời sống. Do
vậy, ở trường Tiểu học, việc dạy cho học sinh biết chữ và từng bước làm chủ được
công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt. Căn cứ vào mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt nói chung và nhiệm vụ chủ yếu nói riêng của phân môn Tập viết ở các lớp 1,2,3 (giai đoạn đầu của cấp Tiểu học) được xác định trong SGK Tiếng Việt là rèn kĩ năng viết chữ cho HS theo đúng mẫu chữ viết trong trường Tiểu học đã được ban hành ngày 14/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm đáp ứng các nguyên tắc cơ bản: 
	- Bảo đảm tính khoa học, tính hệ thống.
	- Có tính thẩm mỹ (đẹp trong sự hài hoà khi viết liền các con chữ).
	- Bảo đảm tính sư phạm (phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi HS tiểu học).
	- Có tính kế thừa và phát triển, phù hợp với thực tiễn (kế thừa vẻ đẹp của chữ viết truyền thống đồng thời tính đến sự thuận lợi khi sử dụng, viết nhanh, viết liền nét; phù hợp điều kiện dạy và học ở Tiểu học).
	Để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ môn học mà mục đích cuối cùng là giúp HS viết đẹp, viết đúng mẫu chữ điều đó theo tôi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trước hết và chủ yếu phải do việc dạy dỗ công phu của các thầy cô giáo. Về gia đình, có sự kèm cặp sát sao của cha mẹ học sinh đồng thời bản thân các em phải thực sự nỗ lực trong học tập. Về phía Nhà trường cần có sự đầu tư về cơ sở vật chất như: phòng học đảm bảo ánh sáng, bảng lớp, bàn ghế phù hợp với tầm vóc lứa tuổi, đặc điểm phát triển tâm sinh lý học sinh,... là điều kiện vô cùng quan trọng để rèn chữ viết cho học sinh. Song song với việc rèn chữ viết cho học sinh là vấn đề rèn giữ vở sạch cho học sinh có như vậy mới đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện cho các em những phẩm chất đạo đức như: Tính kiên trì, cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ. Từ những mục tiêu, nhiệm vụ và cơ sở khoa học nêu trên mà chúng tôi đã tập trung nghiên cứu vạch ra kế hoạch một cách chi tiết cụ thể về công tác “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” cho HS, được triển khai trong toàn trường và chúng tôi coi đó là một trong những công việc trọng tâm của hoạt động chuyên môn được duy trì thường xuyên thành nền nếp thực hiện trong suốt các năm học năm học. 
	b. Cơ sở thực tế của vấn đề nghiên cứu:
 Hiện nay trường Tiểu học có phát động phong trào rèn chữ viết đẹp, giữ vở sạch nhưng ít quan tâm khuyến khích, do nhận thức của người dạy, người học và cả người quản lý, của cha mẹ học sinh chưa thấy được vị trí, tầm quan trọng và sự tác động qua lại của các môn học, thường xem nhẹ môn tập viết hơn các môn khác . Trong giờ tập viết, chính tả, giáo viên chưa chú ý hướng dẫn tỉ mỉ về việc viết chữ đúng mẫu, chữ viết chưa theo đúng quy định, chưa kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc dạy nghĩa của từ với việc dạy chữ, ít chú ý việc hướng dẫn trình bày theo từng loại văn bản.
- Mẫu chữ viết không thống nhất, không xác định được dòng kẻ, ngồi viết chưa đúng tư thế vì còn mải chơi. 
- Các em chưa xác định được điểm đặt bút, điểm dừng bút khi viết chữ. 
- Chưa xác định được khoảng cách viết giữa các con chữ và các chữ trong từ.
- Các em viết sai về độ cao, thế chữ chưa đúng mẫu.
- Viết nét nối giữa các con chữ (ch, tr, nh, ph, ng, ngh, gh, gi) chưa đúng, chưa đẹp.
- Mặt khác các em chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học nhiều hơn, phải viết nhiều các em mỏi tay dẫn đến nản trí khi viết. 
- Khi viết sai các em gạch xóa, tẩy tùy tiện, tay tì lên giấy không đúng quy định nên vở viết của các em rất bẩn nhầu nát, quăn mép.
- Giấy viết, loại bút, loại mực cũng không đồng nhất. Giấy, bút, mực kém chất lượng làm cho bài viết của các em xấu đi rất nhiều.
- Vở ghi chép các môn học của học sinh lẫn lộn, trình bày không khoa học, tùy tiện.
 - Ban giám hiệu nhà trường còn xem nhẹ việc rèn chữ hơn việc bồi dưỡng, trau dồi kiến thức nhất là đối với giáo viên chủ nhiệm lớp của trường. Do đó kết quả rèn chữ cho học sinh còn chưa cao. 
 	c. Những biện pháp mới đã làm để rèn chữ viết cho giáo viên và học sinh 
 	Ngay từ dầu năm học nhà trường đã xác định được tầm quan trọng của việc rèn chữ viết cho học sinh là rèn tính nết, rèn nhân cách đạo đức con người và là vấn đề mà xã hội hiện nay rất quan tâm. Chính vì vậy Ban giám hiệu nhà trường đã quán triệt, nâng cao nhận thức cho giáo viên và học sinh, cha mẹ học sinh về phân môn tập viết và chính tả, học tiêu chuẩn về " vở sạch - chữ đẹp " .
 - Phổ biến cho toàn trường các quy định tại thông tư 29 / TT của bộ về việc nâng cao chất lượng dạy và học viết chữ ở trường Tiểu học.
* Rèn tư thế ngồi viết - cách cầm bút:
- Muốn rèn chữ cho học sinh trước hết giáo viên phải rèn cho các em tư thế ngồi viết đúng: Thoải mái, không gò bó. Lưng thẳng, không tỳ ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở khoảng 25 đến 30cm. Hai chân đặt vuông góc dưới bàn, tay trái tì nhẹ nhàng mép vở để giữ vở. Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi. Hai chân thoải mái, không chân co chân duỗi.
- Cầm bút bằng 3 ngón tay: Ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải. Khi viết di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiêng về phía bên phải cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo mềm mại thoải mái. Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định. Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái đảm bảo ánh sáng phải đủ độ và thuận chiều, chiếu sang từ bên trái sang.
* Rèn cách để vở khi viết:
- Khoảng cách từ mắt đến vở 25 -30 cm. Khi viết chữ về bên phải, quá xa lề vở, cần xê dịch vở sang trái để mắt nhìn thẳng nét chữ, tránh nhoài người về bên phải để viết tiếp. 
* Rèn giữ vở sạch và trình bày vở:
- Vở phải luôn giữ sạch, có đủ bìa nhãn, không bỏ vở, xé trang. Không bôi mực ra vở, không làm quăn mép vở. Vở viết của học sinh chọn cùng một loại giấy trắng, không nhoè mực... 
 * Dạy các nét cơ bản:
	 Tuần đầu giáo viên các lớp tổ chức ôn luyện lại cho học sinh (Tất cả các lớp) các nét cơ bản vì nếu học sinh viết chuẩn các nét cơ bản thì đó là tiền đề cho
việc viết chữ đẹp.
* Rèn luyện học sinh viết đúng mẫu chữ:
Để giúp học sinh viết đúng mẫu trong giờ tập viết và luyện viết giáo viên hướng dẫn các em viết qua hai giai đoạn.
+ Giai đoạn quan sát mẫu trên bảng và viết ra bảng con: giáo viên cho các em quan sát kĩ chữ mẫu trên bảng. Qua phân tích, giảng giải các em nắm được cấu tạo chữ viết và nắm được quy trình viết. Sau đó giáo viên cho các em viết trên bảng con. Giai đoạn đầu khi các em mới viết, giáo viên hướng dẫn trực tiếp trên bảng con hoặc có chữ mẫu đã trình bày sẵn trên bảng con để học sinh nhìn vào đó mà viết theo. Giai đoạn sau các em quan sát và tự viết vào bảng con dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên ở trên bảng lớn. Sau đó giáo viên kiểm tra và sửa chữa lỗi sau cho các em trực tiếp ở bảng con. Giáo viên lưu ý sửa cho các em học sinh về độ cao, độ rộng. khoảng cách các con chữ đã đúng mẫu chưa. 
- Giáo viên quan sát sửa bài cho từng HS ngay trên bảng con 
- Cho nhận xét bài viết của bạn trên bảng, GV yêu cầu học sinh nhận xét: độ cao và khoảng cách
Giai đoạn quan sát chữ mẫu và viết vào trong vở tập viết. Gi ...  sinh. Tăng cường hoạt động xã hội hoá giáo dục .
 - Cha mẹ học sinh nắm vững phương pháp, tự tin hơn, quan tâm hơn trong việc kèm cặp dạy dỗ con em mình.
 Kết quả : Về chữ viết
- Trong những năm gần đây kết quả thi viết chữ đẹp cấp huyện của nhà trường được
nâng lên rõ rệt.
* Năm học 2007 – 2008: + Vở sạch xếp loại A : 214/428 em đạt 50%
 Loại B : 134/428 em đạt 31,4%
	 Loại C: 	80/ 428 em đạt 18,6 %
 +Về chữ viết : Loại A : 210/428 em đạt 49,1 %
 Loại B : 106/428 em đạt 24, 8 %
 Loại C : 112/428 em đạt 26,2 %
 Không có em nào có chữ xếp loại D . Trong hội thi viết chữ đẹp cấp huyện 3 GV tham gia có 1 Đ/c đạt giải ba. Học sinh có 6/9 em đạt giải . Kết quả toàn đoàn xếp thứ 3.
 Về kết quả hai mặt giáo dục :
* Xếp loại hạnh kiểm: 428/428 em thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của HS tiểu học.
* Xếp loại học lực : Học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5:{ 
Môn
Tổng số
Loại giỏi
Loại khá
Loại TB
Loại yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Toán
428
80
18,7
160
37,4
132
30,8
56
13,1
Tiếng Việt
428
50
11,7
159
37,2
169
39,5
50
11,7
* Năm học 2008 – 2009: + Vở sạch xếp loại A : 218/428 em đạt 50,9%
 Loại B : 135/428 em đạt 31,6%
	 Loại C: 75/ 428 em đạt 17,5%
 + Về chữ viết : Loại A : 212/428 em đạt 49,5 %
 Loại B : 107/428 em đạt 25,0 %
 Loại C : 109/428 em đạt 25,5%
 Không có em nào có chữ xếp loại D .
Trong hội thi viết chữ đẹp cấp huyện 2 GV tham gia có 1 Đ/c đạt giải KK. Học sinh có 10/10 em đạt giải . 
* Đánh giá khả năng và quy mô áp dụng: áp dụng cho tất cả giáo viên và học sinh trường Tiểu học .
Qua vài năm thực hiện sáng kiến giải pháp chỉ đạo xây dựng nền nếp “Vở sạch - Chữ đẹp” cho học sinh, chúng tôi nhận thấy việc học sinh viết chữ đẹp, giữ vở sạch phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục. Đồng thời nhận được sự đồng tình ủng hộ của giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh, chính vì vậy trong những năm học tiếp theo chúng tôi tiếp tục chỉ đạo giáo viên, học sinh của trường duy trì nền nếp “Vở sạch - Chữ đẹp” theo kế hoạch và đẩy mạnh thành phong trào thi đua trong suốt những năm học 2006 -2007 đến nay và càng ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng vở sạch chữ đẹp của học sinh tăng rõ rệt. Chất lượng chữ viết của học sinh tham gia các kỳ thi chữ viết đẹp cấp Huyện, cấp tỉnh tăng cả về số lượng cũng như chất lượng. 
3. kết thúc vấn đề:
Chỉ đạo việc "Luyện nét chữ rèn nết người " trong giáo viên và học sinh đang thực sự là một vấn đề không chỉ ngành giáo dục mà tất cả mọi người đều quan tâm.
Xây dựng nền nếp “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” cho học sinh Tiểu học tôi nhận thấy đây là một việc làm - một nhiệm vụ hết sức quan trọng và thiết thực. Trong việc giúp học sinh, giáo viên nâng cao chất lượng chữ viết, tính cẩn thẩn, tính kỷ luật, tính thẩm mĩ, giúp học sinh có ý thức viết đúng mẫu chữ - ý thức điều chỉnh, trình bày bài viết sạch đẹp. Hơn nữa còn giúp giáo viên nâng cao được khả năng viết chữ của mình, tự tin hơn trong các giờ dạy Tập viết, chính tả. Chất lượng học tập của từng lớp được nâng cao qua đó giáo viên nhìn nhận rõ hơn khả năng của mình, cố gắng phấn đấu hơn nữa để hiệu quả công việc giáo dục học sinh ngày một cao hơn. Thúc đẩy phong trào “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” trong học sinh còn là dịp động viên, khích lệ các thầy cô giáo chăm lo rèn luyện chữ viết, duy trì nền nếp thói quen tốt trong học tập của học sinh. Phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của người giáo viên. Huy động sự quan tâm, giúp đỡ của phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội đối với việc “ Luyện nét chữ - rèn nết người”, Phụ huynh tin tưởng hơn đối với nhà trường, uy tín của nhà trường, thầy cô giáo được nâng lên. góp phần giáo dục thái độ quý trọng và giữ gìn nét đẹp của Tiếng nói - Chữ viết dân tộc. 
Như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói "Chữ viết thể hiện nết người ". Rèn chữ viết là rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, rèn khả năng thẩm mĩ, tính chính xác, khoa học, rèn luyện tính chăm chỉ, say mê học tập " . Như vậy rèn chữ viết góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo điều kiện cho học sinh học tốt các môn học .
* Những kiến nghị : 
- Sở GD & ĐT, phòng GD Nho Quan tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị để phục vụ giảng dạy nhất là đối với phân môn tập viết, chính tả. Tổ chức chuyên đề cấp huyện môn Tập viết nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho GV.
 - Duy trì tốt phong trào thi viết chữ đẹp , cấp huyện, cấp tỉnh.
	- Việc đưa nội dung môn Toán, Tiếng việt vào thi viết chữ đẹp cho giáo viên không nên đưa những nội dung quá khó.
Trên đây là toàn bộ nội dung thực hiện giải pháp “Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên và học sinh rèn chữ viết” trong trường tiểu học (phạm vi áp dụng đối với trường Tiểu học Yên Quang) mà chúng tôi vừa nghiên cứu và áp dụng trong các năm học vừa qua, Nhà trường chúng tôi góp phần nhỏ bé làm nên thành tích chung của Ngành. Tuy kết quả bước đầu khả quan, song không thể dừng lại ở đó mà hàng năm cần bổ sung kế hoạch nâng cao hơn nữa chất lượng rèn chữ, giữ vở cho giáo viên và học sinh.
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, xây dựng của các nhà chuyên môn, bạn bè đồng nghiệp và đặc biệt là của Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm các cấp để sáng kiến giải pháp của tôi được hoàn hảo hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! 
 Yên Quang, ngày 10 tháng 4 năm 2009
 Người viết
 Phạm Thị Hương
I- Sơ lược về bản thân:
Họ và tên : Phạm Thị Hương
 Sinh ngày : 16 / 7 / 1971
 Quê quán: Xã Gia Lâm - Huyện Nho Quan - Tỉnh Ninh Bình
 Dân tộc: Kinh
 Chức vụ: Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Yên Quang
 Ngày vào Đảng: 12/ 9/ 1997
 Trình độ học vấn: 12/12
 Trình độ đào tạo: Đại học tiểu học
II- Những hình thức khen thưởng đã đạt được:
 - 10 năm liền là giáo viên tiên tiến, lao động giỏi. CSTĐ cấp cơ sở.
	- Giấy khen của UBND huyện. Giải nhì cầu lông cấp huyện.
III- Tóm tắt thành tích : .
 Từ tháng 11/2001 tôi đợc đề bạt là Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Yên Quang .Tôi đợc phân công phụ trách,chỉ đạo chuyên môn, trong những năm trước đây là một trường khó khăn về cơ sở vật chất, về đội ngũ, mọi hoạt động nói chung còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó tình hình dân trí, kinh tế của địa phương còn thấp. Đứng trước khó khăn thử thách ấý, tôi đã nhận thức đúng đắn vai trò trách nhiệm của mình. Vì vậy tôi đã phát huy tinh thần tự lực, phối hợp chặt chẽ trong Ban Giám hiệu, với công đoàn, các đoàn thể và các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương để học hỏi nâng cao sự hiểu biết, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cũng như năng lực quản lí chỉ đạo. Tôi luôn gương mẫu thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ của ngời cán bộ quản lí, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, phù hợp với từng nhiệm vụ, từng công việc và tình hình thực tế của nhà trường. Trong năm học tôi đã tổ chức, chỉ đạo nhiều chuyên đề ở nhiều môn học cho giáo viên một cách có hiệu quả. Do đó mỗi giáo viên đều nắm vững phương pháp giảng dạy các môn học. Bên cạnh đó tôi đã tham mưu với hiệu trưởng lên kế hoạch và phân công giáo viên có năng lực bồi dưỡng học sinh giỏi, rèn viết chữ đẹp, quan tâm phụ đạo học sinh yếu, trong đó bản thân tôi cũng trực tiếp tham gia rèn học sinh viết chữ đẹp. Do đó trong những năm qua, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường tăng lên đáng kể. Trong các đợt thi tuyển học sinh giỏi của huyện, học sinh viết chữ đẹp nhà trờng đều có học sinh đạt giải. Riêng năm học 2006- 2007 trường có 7 em học sinh do tôi trực tiếp rèn đạt học sinh viết chữ đẹp cấp huyện. 
IV- Thành tích năm học 2006 -2007:
 Năm học 2006 - 2007 tôi đợc phân công phụ trách chuyên môn nhà trường, Ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu và phối kết hợp với Ban Giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn cụ thể, hợp lí, phù hợp với thực tế của nhà trường, phân công chuyên môn theo đúng khả năng của mỗi giáo viên .Tập trung bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, tích cực chỉ đạo học sinh, giáo viên rèn chữ, giữ vở, tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh .Tập trung xây dựng lớp tiểu học đạt chuẩn. Thường xuyên quan tâm đến công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng về cả nội dung và hình thức tổ chức thực hiện, đặc biệt là công tác bồi dưỡng GV dạy chương trình SGK mới.Tổ chức nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề. Hội thảo đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Chỉ đạo GV thực hiện tốt quy chế chuyên môn. Tập trung chỉ đạo tốt công tác bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu.
 Kết quả Hội thi cấp huyện: 
+ Giao lưu HSTB 4 em (trong đó có 3 giải Nhì, 1 giải KK)
+ Thi viết chữ đẹp có 7/9 em đạt giải (trong đó có 4 giải Nhì, 1 giải Ba, 2 giải KK )
+ Tiếng hát sơn ca đạt 2 giải, 1 giải Ba, 1 giải KK.
	Trong năm học vừa qua tôi đã tham gia thi cầu lông cấp huyện do công đoàn ngành tổ chức tôi đã đạt giải nhì.
Nhìn chung những công được giao tôi đều hoàn thành tốt. Do vậy 10 năm liền tôi đợc bình bầu là CSTĐ, Lao động Tiên tiến. Trong năm học 2006 - 2007 tôi đợc tập thể bình bầu CSTĐ cấp cơ sở. 
Bên cạnh công việc nhà trường, mặc dù chồng tôi công tác ở xa nhưng tôi luôn chăm lo xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc, quan tâm chăm sóc con cái chu đáo. Do vậy hai con của tôi đều khoẻ mạnh, ngoan ngoãn. Các cháu đều đạt danh hiệu HS Giỏi. Tôi không chỉ chăm lo cho con cái mà tôi còn luôn quan tâm, chăm sóc bố mẹ hai bên gia đình nội, ngoại, bố trí, sắp xếp công việc gia đình thật hợp lí, tạo cho không khí gia đình luôn vui vẻ, ấm cúng, mọi người trong gia đình luôn quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc được giao. Đối với làng xóm xung quanh, bản thân tôi cũng như gia đình tôi luôn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, thực sự đoàn kết, thân ái với mọi người, được mọi người tin tưởng, quý mến.
V- Tự đánh giá:
 Với những thành tích đã đạt đợc từ khi vào ngành đến nay và đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu của bản thân tôi trong năm học này, tôi tự xét thấy mình có thể đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở. Kính đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng nghiên cứu, xem xét.
 Tuy nhiên bản thân tôi thấy mình cần phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa để từng bước nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực chuyên môn nghiệp vụ cũng như năng lực quản lí, chỉ đạo để đáp ứng với yêu cầu hiện nay.
 Yên Quang, ngày 28 tháng 5 năm 2006
	T/m công đoàn trường	
 Người báo cáo
 Phạm Thị Hương
 t/m nhà trường

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_chu_cho_hoc_sinh_truong_tieu_hoc.doc