Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1

A – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết là cả một thế giới mở ra trước mắt các em.

Trẻ đến trường được học, được viết sung sướng biết bao nhiêu khi các bậc cha mẹ nhìn thấy con mình tròn môi đánh vần và gắng viết với những nét chữ đầu tiên. Nếu như học vần, tập đọc giúp trẻ đọc thông thì tập viết thành thạo sẽ giúp trẻ ghi nhanh, ghi rõ ràng sáng sủa những điều thầy giảng và cả những điều trẻ nghĩ. Đọc thông viết thạo có quan hệ mật thiết với nhau. Viết đúng mẫu rõ ràng và nhanh, học sinh có điều kiện ghi chép bài của tất cả các môn học tốt hơn. Nhìn trang vở tập viết với những dòng chữ đều tăm tắp, không giây mực, không quăn mép lòng ta lại dấy lên niềm vui. Ta như củng cố niềm tin vào tương lai con trẻ. Nhưng muốn viết đúng, đẹp, viết thành thạo trẻ phải gắng công khổ luyện dưới sự chăm sóc tận tình của thầy, cô giáo.

Ngoài những ý nghĩa lớn trên, tập viết với những quy tắc, trước những mẫu chữ đẹp còn là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ.

Là một giáo viên dạy lớp 1 tôi có gặp nhiều khó khăn trong quá trình dạy học, đặc biệt là việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 1, tôi thiết nghĩ đó cũng là điều trăn trở của nhiều giáo viên. Hiện nay trong phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp diễn ra khắp cả nước, vì vậy việc rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 1 là một vấn đề rất quan trọng. Vì : Ngôi nhà muốn vững thì cần có cái móng thật chắc chắn, chính vì những lý do này nên tôi chọn đề tài : “Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1”

 

doc 9 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 257Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A – Những vấn đề chung
I – Lý do chọn đề tài :
Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết là cả một thế giới mở ra trước mắt các em.
Trẻ đến trường được học, được viết sung sướng biết bao nhiêu khi các bậc cha mẹ nhìn thấy con mình tròn môi đánh vần và gắng viết với những nét chữ đầu tiên. Nếu như học vần, tập đọc giúp trẻ đọc thông thì tập viết thành thạo sẽ giúp trẻ ghi nhanh, ghi rõ ràng sáng sủa những điều thầy giảng và cả những điều trẻ nghĩ. Đọc thông viết thạo có quan hệ mật thiết với nhau. Viết đúng mẫu rõ ràng và nhanh, học sinh có điều kiện ghi chép bài của tất cả các môn học tốt hơn. Nhìn trang vở tập viết với những dòng chữ đều tăm tắp, không giây mực, không quăn mép lòng ta lại dấy lên niềm vui. Ta như củng cố niềm tin vào tương lai con trẻ. Nhưng muốn viết đúng, đẹp, viết thành thạo trẻ phải gắng công khổ luyện dưới sự chăm sóc tận tình của thầy, cô giáo.
Ngoài những ý nghĩa lớn trên, tập viết với những quy tắc, trước những mẫu chữ đẹp còn là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ.
Là một giáo viên dạy lớp 1 tôi có gặp nhiều khó khăn trong quá trình dạy học, đặc biệt là việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 1, tôi thiết nghĩ đó cũng là điều trăn trở của nhiều giáo viên. Hiện nay trong phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp diễn ra khắp cả nước, vì vậy việc rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 1 là một vấn đề rất quan trọng. Vì : Ngôi nhà muốn vững thì cần có cái móng thật chắc chắn, chính vì những lý do này nên tôi chọn đề tài : “Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1”
Với thực trạng lớp tôi rất khó khăn trong việc rèn luyện chữ viết bởi vì trường chúng tôi ở vùng nông thôn, việc quan tâm của phụ huynh còn hạn chế về mọi việc kể cả việc học của con, chỉ phó mặc cho giáo viên. Có những em không qua Mẫu giáo, có đi thì cũng bữa đi bữa nghỉ. Đầu năm tôi phân loại chữ viết theo số lượng như sau :
Loại A
A
B
C
Số em
8
11
9
II – Mục đích nghiên cứu :
Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra những cách rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 viết tốt hơn để làm mầm móng chắc chắn cho các lớp học trên. Đề tài này để làm kinh nghiệm cho tôi và tất cả các giáo viên giảng dạy.
III - Đối tượng nghiên cứu :
- Học sinh lớp 1
- Hoạt động dạy học ở lớp 1
- Quy trình dạy học rèn chữ viết cho học sinh lớp 1
IV – Giả thiết khoa học :
Tôi nghĩ rằng quá trình dạy học rèn luyện chữ viết cho học sinh đúng phương pháp, công phu thì chất lượng chữ viết của học sinh sẽ được tốt hơn.
V – Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Nghiên cứu tâm sinh lý của trẻ lớp 1
- Nghiên cứu về quá trình dạy chữ viết cho học sinh lớp 1 ở tất cả các phân môn.
- Nghiên cứu thực tiễn
VI – Các phương pháp nghiên cứu :
1. Phương pháp quan sát
2. Phương pháp đàm thoại
3. Phương pháp điều tra
4. Phương pháp nghiên cứu.
5. Phương pháp thống kê.
6. Phương pháp tổng hợp.
B – Nội dung
Chương I 
 Các vấn đề lý luận
1. Cơ sở lý luận :
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói : “chữ viết cũng là một sự biểu hiện của nết người”. Dạy cho học sinh viết đúng, cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô, bạn đọc bài vở của mình.
Tập viết là một trong những nội dung có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học, nhất là đối với lớp 1. Tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ cái La Tinh và những yêu cầu kỹ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp. Với ý nghĩ, tập viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập và giao tiếp ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học Tiếng việt trong nhà trường, kỹ năng viết chữ. Nếu viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Nếu viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập.
Học sinh lớp 1 là những trẻ ở độ tuổi 6 tuổi, từng bước làm quen với hoạt động chủ đạo là học tập trong đó có một hoạt động rất quan trọng là học viết. Rèn luyện cách ngồi viết ở lớp 1 không cẩn thận sẽ mắc những sai lầm như : Cong vẹo cột sống, mắt dễ bị cận thị. Hiện nay mẫu chữ viết cho lớp 1 trong trường Tiểu học được thay đổi, nên gặp nhiều khó khăn trong việc rèn luyện chữ viết cho các em nhất là chữ hoa mới. Dẫu sao thì sự chú ý của các em còn hạn chế. Ngoài giáo viên cần phải làm gì ? Làm thế nào ? Để việc luyện chữ viết đạt kết quả tốt. Đặc biệt rèn chữ viết có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình hình thành kết quả tư duy cuả trẻ. Chúng ta đừng nhầm hiểu rằng việc rèn chữ viết được diễn ra trong hai giờ tập viết. Chỉnh tả mà việc rèn chữ viết được diễn ra xuyên suốt trong tất cả các tiết học của các em. Mặt khác học sinh lớp 1 có những tính cách hiểu động, tò mò thích hoạt động chân tay hơn là ngồi yên một chỗ, khả năng tri giác của các em còn chưa cao, trí nhớ lô gíc chưa phát triển hết. Vì vậy người giáo viên cần nắm được đặc điểm này để rèn luyện chữ viết cho các em.
2. Cơ sở thực tiễn : 
Quá trình tập viết có quan hệ đến nhiều bộ phận trong cơ thể của học sinh. Tư thế ngồi viết có quan hệ đến cột sống, đến phổi, lưng. Cách cầm bút có quan hệ đến các ngón tay, bàn tay và cánh tay. Hình dáng, kích thước chữ trong vở tập viết có quan hệ đến con mắt các em...
Việc tập viết không đảm bảo đúng quy định, được xây dựng trên cơ sở khoa học sẽ để lại tổn hại cho học sinh như : Mắt cận thị, cong vẹo cột sống, lưng gù, phổi ảnh hưởng ... do không ngồi đúng tư thế. Vì vậy khi hướng dẫn học sinh tập viết cần coi trọng phối hợp và đồng bộ các bộ phận cơ thể của học sinh.
Chương II
Thực trạng
I - Đặc điểm tình hình chung : 
1. Tình hình địa phương :
Địa bàn trường hầu hết là nông dân, lẫn lộn với giáo dân, nghề chủ yếu là nghề nông, đời sống kinh tế hết sức khó khăn và ít quan tâm đến việc học tập của con em mình.
2. Tình hình trường :
Trường có 14 lớp học, có 1 phân hiệu lẻ chỉ có 3 lớp. Đội ngũ giáo viên hầu hết đạt chuẩn về trình độ, có đội ngũ lãnh đạo vững vàng, nhiệt tình.
II – Kết quả nghiên cứu :
1. Cách tiến hành nghiên cứu :
Với tình hình đặc điểm của học sinh lớp tôi, tôi phân chia các nhóm như sau :
- 8 em viết chữ tương đối đẹp, đúng cỡ chữ và đúng chính tả
- 11 em viết chữ cấu thả, tuỳ tiện, không đúng kích cỡ.
- 9 em viết chữ xấu, sai nhiều lỗi, lỗi thường mắc phải như : ng, ngh; g, gh; c, k, q nhầm dấu hỏi, ngã, viết thừa, thiếu nét.
Ngoài ra đặc điểm chung của cả lớp là đánh dấu chữ rất cẩu thả, dấu sắc đánh từ trong ra ngoài, đánh không đúng vị trí.
2. Kết quả nghiên cứu :
a) Diễn biến của vấn đề nghiên cứu trong những năm gần đây:
Với chương trình thay sách giáo khoa năm 2000, mẫu chữ viết được thay đổi nên giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc dạy – học rèn luyện chữ viết cho học sinh, nhất là học sinh lớp 1. Vì vậy chất lượng chữ viết học sinh chưa cao.
b) Biện pháp thực hiện :
- Chuẩn bị của giáo viên :
Chuẩn bị về mặt tâm lý, về chữ viết, về kiến thức từ đó đưa ra giải pháp thực hiện.
Trong quá trình được chuyên đề và quá trình nghiên cứu tài liệu để phục vụ giảng dạy. Vào đầu năm học nhận lớp 1 sau một tuần thực hiện dạy, tôi đã kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập và kiểm tra chữ viết. Từ đó để phân loại học sinh tìm ra phương pháp phù hợp áp dụng cho từng đối tượng học sinh.
Rèn luyện chữ viết là một kỹ năng mới của trẻ nên giáo viên cần đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng cho trẻ nề nếp tốt. Để đảm bảo chất lượng trong việc rèn chữ viết, giáo viên cần nắm vững cơ sở khoa học của dạy viết chữ với chương trình mới này quá trình rèn luyện viết và đọc ngang nhau. Nên giáo viên tận dụng hết thời gian để các em chiếm lĩnh kiến thức mới. Để rèn luyện viết cho học sinh tốt hơn, tôi đã xem tiết học “âm” là cơ sở tiền đề để các em nắm cấu tạo con chữ, từ đó giúp các em viết đẹp hơn trong phần học viết. Bởi vì trong tiết học “âm” có nhiều thao tác như :
- Nhận diện chữ
- Nhận diện âm và phát âm
- Hướng dẫn viết chữ lên bảng con
- Luyện đọc
- Luyện viết
a) Luyện chữ viết trong tiết học âm và học tập viết
Giáo viên khắc sâu biểu tượng chữ, mẫu chữ cho học sinh bằng cách : Mắt nhìn, tai nghe, tay luyện giúp các em chủ động phân tích hình dáng, kích thước, mẫu chữ. Để từ đó các em tìm sự giống nhau giữa các chữ đang học và chữ đã học trước đó. Muốn làm vậy trước khi vào dạy viết cho các em nắm vững các nét cơ bản của các con chữ. Biết được các nét cơ bản, giúp các em phân tích được cấu tạo chữ viết.
Về phía học sinh, nếu biết và viết được các nét cơ bản các em có kỹ năng phân tích cấu tạo chữ viết và thực hiện viết chữ theo một quy trình hợp lý, chủ động được nét bút của mình. Việc xác định hệ thống nét chữ được phân tích trên cơ sở khối lượng nét càng ít càng dễ dạy, dễ học, đồng thời hệ thống nét lại phản ánh được toàn bộ hệ thống chữ cái và chữ số Tiếng việt.
Ví dụ : Khi dạy giáo viên hỏi học sinh : Nét khuyết trên có độ cao mấy li ? điểm đặt bút ở đâu ? Lia bút như thế nào ? điểm kết thúc ở đâu ?... Từ đó giáo viên viết chữ mẫu và nêu số lượng nét, cấu tạo con chữ đó, sau đó cho học sinh tập viết trên bảng con, giáo viên nhận xét và sửa lỗi.
Do học sinh ở giai đoạn đầu, kỹ năng viết chưa thành thạo nên nêu yêu cầu đặc biệt nhất là chữ phải chuẩn mẫu chữ; lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế đủ kích cỡ.
Để giúp học sinh khắc phục những tồn tại, người giáo viên phải tận tình, kiên trì. Sự nhiệt tâm chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công với giờ luyện chữ viết. Kỹ năng viết chữ được rèn luyện ở 2 mức độ.
 - Một là : Tập viết chữ cái : Viết đúng hình dáng, cấu tạo, quy định viết
- Hai là : Tập viết ứng dụng : Hướng dẫn học sinh viết liền mạch giữa các con chữ, giữa các chữ, các từ, cách viết dấu phụ, dấu thanh trên hoặc dưới các con chữ.
ở đây giáo viên cần phải chú trọng đến việc phân tích chữ mẫu thật chu đáo, tỷ mỉ để các em quan sát được từ đó giúp các em phát hiện ra đặc điểm của chữ, phân biệt được sự giống và khác nhau trong cùng một nhóm chữ. Tạo ra sự ghi nhớ lâu bền và biểu tượng chữ trong trí nhớ của trẻ. Với bước này giáo viên cần sử dụng phương pháp đàm thoại.
Ví dụ : Khi dạy chữ B hoa, giáo viên có thể đặt câu hỏi : Chữ B được cấu tạo bởi những nét nào ? có độ cao mấy li ? rộng mấy li ? điểm đặt bút của nét thứ nhất ở đâu ? điểm đặt bút của nét thứ hai ở đâu ? kết thúc bởi nét gì ? và ở dòng kẻ (li kẻ) nào ?
Bắt đầu từ tuần 23 môn tập viết được tách ra thành một tiết học riêng biệt và cũng từ đây học sinh làm quen với chữ hoa, đây cũng là một bước ngoặt khó khăn đối với giáo viên khi hướng dẫn học sinh viết. Giáo viên cần biết chữ mẫu rõ ràng, chính xác, hướng dẫn tỉ mĩ các nét điểm bắt đầu, điểm kết thúc của các nét. Qua đây liên hệ đến viết bài chính tả, cách viết hoa chữ cái đầu câu, đầu dòng, đầu của một đoạn văn hay viết tiên riêng... Giáo viên cần hướng dẫn trẻ tỉ mĩ cho học sinh biết rõ khoảng cách giữa các chữ bằng một chữ cái o.
Vào đầu năm học tôi tổ chức họp phụ huynh yêu cầu phụ huynh, thống nhất với phụ huynh và học sinh chỉ dùng một loại bút chữ A và cũng loại mực đen. Không được viết bút bi, bút kim... Loại bút chữ A này đưa được từng nét chữ mềm mại và đặc biệt không trơn trượt.
Qua quá trình dạy học sinh viết giáo viên cần quan tâm đến sức khoẻ và tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách đặt bút, cách lia bút. Nếu em nào sai thì giáo viên phải uốn nắn kịp thời, giáo viên cần khéo léo, tận tình, kiên trì với học sinh. Cho học sinh học thuộc tư thế ngồi viết.
b) Rèn luyện chữ viết qua phân môn chính tả :
Phân môn chính tả giúp học sinh hình thành kỹ năng và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng tiếng việt, văn hoá việt chuẩn mực. Vì vậy phân môn chính tả còn có phạm vi quan trọng trong chương trình phân môn Tiếng việt phổ thông.
Sau khi tìm hiểu và nắm được tình hình chữ viết của học sinh tôi quan sát kỹ trong các giờ viết chính tả để biết thêm nguyên nhân học sinh mắc phải. Kết hợp tìm hiểu thêm ở bạn bè đồng nghiệp tôi rút ra nguyên nhân.
- Do vô ý, cẩu thả (viết thừa, thiếu nét, đánh dấu sai)
- Do phát âm sai (thanh hỏi, thanh ngã) nên viết theo phát âm
- Do không nắm được quy tắc chính tả (ng, ngh, g, gh, c, k, q)
- Tìm hiểu thực tế chữ viết học sinh đã khá chính xác. Biết được nguyên nhân dẫn đến viết sai chính tả tôi bắt đầu công việc củng cố và nâng cao chất lượng rèn luyện chữ viết như : Cho học sinh đọc và viết những chữ khó, nếu lại viết sai tiếp tục cho học sinh đánh vần rồi viết lại.
Đây cũng là vấn đề khó khăn và phức tạp đòi hỏi sự kiên nhẫn của giáo viên vì học sinh đã cẩu thả quen tay nên việc sửa chữa lại cũng rất khá nhiều thời gian. Bởi thế trước tiên để làm gương cho học sinh tôi luôn luôn phải viết cẩn thận, khi viết ở bảng cũng như chấm bài, chữa bài phê vào vở học sinh tôi phải viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ, trình bày đẹp. Vì học sinh Tiểu học thường bắt chước nét chữ của cô (thầy) giáo nên tôi luôn chú ý viết đúng quy trình, không viết kiểu cách, hoa lá như : Đánh dấu sắc từ dưới lên, viết chữ o vòng ngược lại... Bên cạnh đó tôi thường xuyên động viên khuyến khích để các em phấn chấn hơn trong học tập rèn luyện. Bởi vì học sinh lớp 1 nói chung, học sinh Tiểu học nói riêng thích khen hơn chê.
c) Luyện viết trên vở luyện viết: 
Đây là giai đoạn trọng tâm của quá trình rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 1, xét về đôi tay của trẻ, các ngón tay còn vụng về, chóng mệt mỏi. Vì vậy khi viết trẻ thường làm việc tất cả các cơ quan như : Mặt, lưng, miệng, tay, chân trên giai đoạn đầu trẻ được viết trên ô chữ to (cỡ lớn) nên trẻ dễ điều khiển. ở đây giáo viên phải chú trọng vì thời gian này trẻ phải bắt chước, học theo vì trẻ chưa có một thói quen và kỹ năng nào cả. Vì thế phương pháp trực quan đóng vai trò quan trọng trong việc dạy học sinh luyện viết. Biểu tượng chữ khắc đậm trong đầu trẻ bao nhiêu càng thuận lợi cho việc viết chữ của trẻ bấy nhiêu. Người giáo viên cần phải nêu rõ quy trình viết chữ ở giai đoạn đầu, các em luyện viết chữ đơn giản và số lượng dòng viết chữ ít, số lượng dòng tăng lên khi đã hơi quen dần. Đồng thời giáo viên luôn luôn nhắc nhở hướng dẫn học sinh chỗ còn thiếu sót. ở lớp tôi gần cuối học kỳ I là tôi rèn cho học sinh viết ô li và cỡ chữ nhỏ như các lớp trên và yêu cầu viết đúng cỡ chữ.
Ví dụ : Con chữ “h” nếu viết cỡ to thì phải viết 5 li nhưng quay sang viết chữ nhỏ thì phải viết trong 2,5 li (hai li rưỡi) ở chỗ này giáo viên phải nói rõ “hai li rưỡi” tức là 2 li và thêm nửa li nữa. Từ đó học sinh dần định hướng được cách chia ly (cách này áp dụng cho tất cả các chữ viết nhỏ) như chữ p nếu cỡ lớn thì 4 li nhưng cỡ nhỏ chỉ 2 li. Vậy trong bước ngoặt này giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ trong khi học sinh viết giáo viên nên dùng phương pháp gợi mở để học sinh nắm luật chính tả.
Ví dụ : Khi viết với các nguyên âm : i, ê, e, thì ở độ cao 1 li
“Âm” k viết ở khoảng 2,5 li. viết “k” không viết “c”
“Âm” g ở đây có gờ đơn và gờ ghép, có thể học sinh chậm hiểu thì giáo viên phải nói thêm gờ ghép là gờ 2 con chữ.
“Âm” ng và “ngh” thì phải nhận ra ngờ đơn và ngờ ghép giáo viên chia ra 5 nhóm chữ.
- Những chữ có nét khuyết trên, khuyết dưới cao 2,5 đơn vị.
- Chữ d, đ, q, p cao 2 đơn vị (li).
- Chứ Hà Tĩnh cao 1,5 đơn vị (li).
- Chữ n, s thì nét thắt cao quá dòng kẻ 1 li (hơn 1 li).
- Còn lại các con chữ khác cao 1 li
Khi học sinh nắm rõ quy trình của các con chữ rồi nhưng giáo viên cần bám sát học sinh đặc biệt là những học sinh còn yếu, giáo viên cần uốn nắn kịp thời. Sau khi viết hết bài giáo viên cho học sinh soát lại bài, lấy bút chì để gạch chân chữ viết sai tuyệt đối không được tẩy xoá. Khi nhận xét bài giáo viên cần nhận xét cụ thể không nhận xét chung chung. Hiện nay học 2 buổi nên buổi chiều dành cho luyện viết nhiều hơn.
Luyện viết không chỉ rèn luyện qua 2 phân môn chính tả và tập viết mà còn rèn luyện qua các môn học khác.
d) Luyện viết qua các môn học khác : 
Rèn luyện chữ viết qua các môn học khác cũng góp phần không nhỏ vào rèn luyện chữ viết qua học toán, đạo đức... giáo viên thường xuyên nhắc nhở cách viết, cách trình bày vở cho sạch đẹp đặc biệt chú trọng đến học sinh yếu.
Quá trình rèn luyện chữ viết không chỉ ở lớp mà còn cả ở nhà.
e) Rèn luyện chữ viết ở nhà.
ở lớp tôi tôi buộc phải có thêm một quyển vở ô li luyện viết ở nhà. Vì lúc mới tập viết nên chưa quen vì thế thường xuyên viết sai mà viết sai lại tẩy, xoá nên khó mà trình bày đẹp trong vở luyện viết trên lớp được. Tôi cho học sinh tập viết vào vở ở nhà nếu không còn thiếu sót mấy nữa tôi mới cho viết vào vở ở lớp. Nhất là hiện nay đang dần học cách viết, tô chữ hoa nên thật sự rất khó; tôi cho viết vào bảng con rồi tô vào vở tập viết, về nhà lại luyện viết vào vở luyện viết ở nhà. Vở luyện viết ở nhà tôi cũng thường xuyên kiểm tra để uốn nắn kịp thời.
Qua chấm vở sạch chữ đẹp hàng tháng thực sự tôi thấy học sinh tiến bộ hơn hẳn lên.
Qua khảo sát thực tế cho thấy lớp tôi cuối cùng thu được kết quả như sau :
- Tổng số học sinh : 28
A
B
C
SL
%
SL
%
SL
%
22
6
0
 1 em đạt vở sạch chữ đẹp cấp huyện.
C – Kết luận - kiến nghị :
I - Kết luận : “Rèn chữ là rèn người”
Quá trình rèn luyện chữ viết là cả một hoạt động lâu dài, để đạt được kết quả đó giáo viên phải kiên trì, nhẫn nạn, chịu khó và không nôn nóng. Qua làm đề tài này việc rèn chữ viết lớp tôi đạt kết quả khả thi. Để đạt được như vậy giáo viên cần : 
- Nghiên cứu kỹ chương trình, soạn giáo án cẩn thận, thường xuyên đọc tài liệu liên quan để nâng cao việc giảng dạy cũng như tham gia tốt chương trình bồi dưỡng thường xuyên.
- Chú trọng đến tâm lý của các em
- Trong giảng dạy cần uốn nắn kịp thời, động viên khuyến khích kịp thời.
- Cần kết hợp học mà chơi, chơi mà học cho học sinh thoải mái, nhẹ nhàng hơn.
- Kết hợp đồng bộ như gia đình...
II – Kiến nghị - đề xuất : 
- Tôi có một số kiến nghị sau : 
+ Cần sản xuất ra một loại vở ô li theo quy định 
+ áp dụng chương trình mới vào Mầm non, cần cho học sinh làm quen chữ cái và độ cao các con chữ, nhất là vùng nông thôn.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi khi áp dụng rèn chữ viết cho học sinh lớp 1. Tuy chưa đầy đủ và súc tích nên tôi mong tất cả các bạn đồng nghiệp cùng bạn đọc góp ý xây dựng để cho kinh nghiệm của tôi được đầy đủ hơn và có thêm một số biện pháp khác cũng như bài học kinh nghiệm hữu hiệu nhằm đưa chất lượng rèn luyện viết lớp 1 đạt kết quả cao.
 Tôi xin chân thành cảm ơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_chu_viet_cho_hoc_sinh_lop_1.doc