Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn hay thuộc thể loại văn miêu tả trong chương trình tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn hay thuộc thể loại văn miêu tả trong chương trình tiểu học

Môn Tiếng Việt là môn học có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy cho người học. Môn học là công cụ phục vụ cho sự phát triển trong giao tiếp, công cụ trong việc học tập các môn học khác. Môn học phát triển tư duy từ hệ thống kiến thức về tiếng Việt. Ngoài ra, viết văn hay là cảm nhận cái hay, cái đẹp, khả năng cảm nhận thẩm mĩ về thế giới xung quanh. Nó góp phần hoàn thiện nhân cách con người.

 Trong các phân môn của môn Tiêng Việt, phân môn Tập làm văn là kết quả tích tụ từ các phân môn khác bằng văn bản viết. Để có một bài văn miêu tả hay, phát huy hết khả năng làm văn, học sinh phải biết cách làm văn đi từ quan sát tỉ mỉ tinh tế đối tượng miêu tả, ghi chép những nội dung quan sát, sử dụng vôn kiến thức đã học để lập dàn ý, sử dụng câu từ để viết văn. Học sinh có khả năng trau chuốt lời văn giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, viết bài văn chặt chẽ logic. Muốn vậy, người giáo viên làm thế nào để hướng dẫn tổ chức cho học sinh cách học, cách làm và hoạt động tích cực, sáng tạo để có kĩ năng kĩ xảo trong quá trình làm bài. Tuy nhiên, trong thực tế vấn đề dạy học sinh làm văn hay là một vấn đề khó. Thường thì học sinh mới biêt làm một bài văn đúng nhưng còn gặp rất nhiều khó khăn khi làm một bài văn hay. Làm thế nào để học sinh viết được một bài văn miêu tả hay, tôi đã chọn đề tài: “rèn kĩ năng làm văn hay thuộc thể loại văn miêu tả trong chương trình tiểu học”.

 

doc 14 trang Người đăng hang30 Lượt xem 429Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn hay thuộc thể loại văn miêu tả trong chương trình tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rèn luyện kĩ năng làm văn hay
thuộc thể loại văn miêu tả trong chương trình tiểu học
A. Phần mở đầu
 I. Lí do chọn đề tài
 Môn Tiếng Việt là môn học có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy cho người học. Môn học là công cụ phục vụ cho sự phát triển trong giao tiếp, công cụ trong việc học tập các môn học khác. Môn học phát triển tư duy từ hệ thống kiến thức về tiếng Việt. Ngoài ra, viết văn hay là cảm nhận cái hay, cái đẹp, khả năng cảm nhận thẩm mĩ về thế giới xung quanh. Nó góp phần hoàn thiện nhân cách con người.
 Trong các phân môn của môn Tiêng Việt, phân môn Tập làm văn là kết quả tích tụ từ các phân môn khác bằng văn bản viết. Để có một bài văn miêu tả hay, phát huy hết khả năng làm văn, học sinh phải biết cách làm văn đi từ quan sát tỉ mỉ tinh tế đối tượng miêu tả, ghi chép những nội dung quan sát, sử dụng vôn kiến thức đã học để lập dàn ý, sử dụng câu từ để viết văn. Học sinh có khả năng trau chuốt lời văn giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, viết bài văn chặt chẽ logic. Muốn vậy, người giáo viên làm thế nào để hướng dẫn tổ chức cho học sinh cách học, cách làm và hoạt động tích cực, sáng tạo để có kĩ năng kĩ xảo trong quá trình làm bài. Tuy nhiên, trong thực tế vấn đề dạy học sinh làm văn hay là một vấn đề khó. Thường thì học sinh mới biêt làm một bài văn đúng nhưng còn gặp rất nhiều khó khăn khi làm một bài văn hay. Làm thế nào để học sinh viết được một bài văn miêu tả hay, tôi đã chọn đề tài: “rèn kĩ năng làm văn hay thuộc thể loại văn miêu tả trong chương trình tiểu học”.
 II. Mục đích nghiên cứu
 Rèn cho học sinh có kĩ năng làm văn hay về thể loại văn miêu tả trong chương trình tiểu học.
 III. Phạm vi nghiên cứu:
 Giới hạn : 
 Dạy phân môn tập làm văn, thể loại văn miêu tả trong chương trình tiểu học.
 Đối tượng: Học sinh lớp 4-5 
 IV. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp đọc tài liệu; tổng hợp hệ thống kiến thức trong chương trình.
 -Phương pháp điều tra:
 Thực hành điều tra: Đối tượng học sinh lớp 4, học sinh lớp 5 năm học 2008- 2009. Trường tiểu học Nghi Hưng..
 V. Nguồn tư liệu:
 Sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học
 Dạy làm văn ở trường tiểu học của tác giả Nguyễn Trí, NXB Giáo dục.
 Tài liệu BDTX cho giáo viên tiểu học chu kì 2003- 2007.
 Luyện viết văn miêu tả ở tiểu học của Vũ khắc Tuân- NXB Giáo dục
 VI. Điểm mới của đề tài:
Làm thế nào để học sinh lớp 4 – 5 làm bài văn miêu tả đúng và hay. 
Cách thức từ việc hình thành bài văn miêu tả đến khi học sinh được rèn kĩ năng làm bài văn hay. Trong đề tài, việc triền khai hình thành kiến thức về văn miêu tả lấy dẫn chứng điển hình minh họa cho vấn đề, còn đối với từng thể loại cụ thể, chúng ta cần vận dụng linh hoạt.
B. Nội dung
Phần I
 Cơ sở lí luận và thực tiễn
 1. Cơ sở lí luận:
Văn miêu tả được đưa vào chương trình tiểu hoc từ lớp 2. Khi tập quan sát trả lời câu hỏi, các em đã bắt đầu làm quen với văn miêu tả. Tại sao cần cho các em học sinh tiểu học học nhất là văn miêu tả? Có thể nêu nhiều lí do: Văn miêu tả phù hợp với đặc điểm tâm lí tuổi thơ (ưa quan sát, thích nhận xét, sự nhận xét thiên về cảm tính ...); góp phần nuôi dưỡng mối quan hệ và nên sự quan tâm của các em với thế giới xung quanh, trong đó quan trọng nhất là với thiên nhiên, góp phần giáo dục tình cảm thẩm mĩ, lòng yêu cái đẹp, góp phần phát triển ngôn ngữ ở trẻ ... Học văn miêu tả, học sinh có thêm điều kiện tạo nên sự thống nhất giữa tư duy và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con người với thiên nhiên, với xã hội, để khêu gợi tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ cao thượng, đẹp đẽ...Xu-khôm-lin-xki nhà giáo dục Xô Viết cho rằng việc học sinh tiếp xúc với thiên nhiên, việc dạy các em miêu tả cảnh vật nghe thấy, nhìn thấy ... là con đường có hiệu quả nhất để giáo dục các em và phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Ông phê phán cách tổ chứ học tập tách học sinh với thế giới xung quanh:
“Ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc đời học sinh, chúng đã đóng lại cánh cửa thế giới đẹp mê hồn của thiên nhiên xung quanh và em cũng không được nghe thấy tiếng róc rách của dòng suối nhỏ, tiếng tí tách của hạt mưa xuân, tiếng hót của chim sơn ca. Em chỉ học thuộc lòng những câu khô khan, không màu săc về tất cả những vật kì diệu đó.
Ông biểu dương cách dạy để học sinh hòa mình vào thiên nhiên, miêu tả thiên nhiên “... Hết tiết dạy này đến tiết dạy khác, tôi dắt trẻ đi vào nguồn bất tận và vĩnh cửu của tri thức là thiên nhiên, vào vườn cây, vào rừng, ra bờ sông và cánh đồng. Cùng đi với trẻ, tôi bắt đầu dạy các em dùng ngôn ngữ để diễn đạt những sắc thái tinh tế của hiện tượng và sự vật”. Đó cũng là những cơ sở vô cùng quý giá để chúng ta thực hiện dạy học văn một cách nhẹ nhàng, đi vào tâm hồn trẻ một cách tự nhiên, đạt hiệu quả cao.
 II. Cơ sở thực tiễn:
 ở bậc Tiểu học, lần đầu tiên học sinh được học miêu tả văn. Các em gặp khó khăn cả về tri thực và phương pháp. hiểu biết và cảm xúc về đối tượng. Cac em lấy đâu ra hiểu biết về cây đang ra hoa, ra quả, về anh công nhân đang xây nhà nêu không được quan sát? Hầu như các em không có gì hồi tưởngvề các đối tượng miêu tả nếu liền ngay trước tiết làm văn các em không được đến tận nơi xem xét, nhận xét. Ngoài ra, miêu tả theo đầu bài cho sẵn liệu các em có cảm xúc để làm bài không? Những khó khăn về nội dung càng được nhân lên do các em chưa nắm được phương pháp quan sát, bố cụ bài miêu tả, sử dụng ngôn ngữ miêu tả. Vì thế cần xem xét các bài miêu tả ở bậc Tiểu học là những bài tập ban đầu luyện các kĩ năng miêu tả. Có như vậy việc đánh giá mới phản ánh đúng yêu cầu chương trình và có tác dụng động viên học sinh. 
 Đánh giá chung thực trạng dạy văn:
 Nhìn chung dạy học tập làm văn hiện nay giáo viên còn gặp không ít khó khăn trong việc dạy học sinh làm văn hay, chủ yếu là chú trọng việc học sinh làm bài như thế nào cho đúng, hoặc cung cấp bài văn mẫu cho học sinh. Chưa tập cho học sinh thói quen quan sát, thói quen khai thác đối tượng, cách cung cấp vốn từ câu con rời rạc, chưa hệ thống được phương pháp cơ bản trong việc bồi dưỡng cảm xúc, tâm hồn để các em thật sự thả hồn trong khi chinh phục sự vật xung quanh ta. 
 Nguyên nhân thực trạng:
 Sở dĩ còn có thực trạng như vậy là do nhiều nguyên nhân: Thường thì GV dạy HS chưa chú trọng đến khâu quan sát sự vật hiện tượng, mới chỉ giao nhiệm vụ chứ chưa có sự hướng dẫn cách khai thác khi quan sát, kiểm tra.. Cách khai thác trình tự các tiết day trong miêu tả từng đối tượng còn mang tính chất lắp ghép. Chính vì vậy khi học sinh làm bài sẽ gặp khó khăn không biết bám vào đâu để làm bài.
 Từ những vấn đề đưa ra ở trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số hình thức rèn kĩ năng làm văn hay ở thể loại văn miêu tả cho học sinh
phần II
Giải quyết vấn đề
 Trước tiên ta phải hiểu Thế nào là văn miêu tả?
 Theo Đào Duy Anh trong Hán Việt Từ điển, miêu tả là “lấy nét vẽ hoặc câu văn để biểu hịên cái chân tướng của sự vật ra”. Trong văn miêu tả, người ta không đưa ra những lời nhận xét chung chung, những lời đánh giá trừu tượng về sự vật: cái cặp này cũ, cái bàn này hỏng Văn miêu tả vẽ ra các sự vật, sự việc, hiện tượng, con người bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể. Văn miêu tả giúp người đọc nhìn rõ chúng, tưởng như mình đang xem tận mắt, bắt tận tay. Tuy nhiên hình ảnh một cánh đồng, một dòng sông, một con vật, một con người do văn miêu tả tạo nên không phải là bức tranh chụp lại, sao chép lại một cách vụng về. Nó là sự kết tinh của những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc mà người viết đã thu lượm được khi quan sát cuộc sống. Từ cách hiểu đó, chúng ta có thể xây dựng các bước hình thành kĩ năng làm văn hay ở thể loại văn miêu tả cho học sinh như sau:
 I. Đọc hiểu đề:	
 *Đọc đề: Hiểu được đề yêu cầu gì? Trọng tâm của cần viết là cài gì?
 Đầu tiên ta hướng dẫn học sinh phân tích đề: Cần phân biệt các yêu cầu của đề:
 Loại đề cùng thể loại nhưng các yêu cầu về thời điểm, về không gian, sự thay đổi về đối tượng khác nhau:
 Chẳng hạn: a. Tả một người bạn thân của em.
 b. Bạn em đang ngồi học bài. Em hãy tả bạn lúc đó
 Hai đề này có điểm khác nhau: đề a, Tả hình dáng, tính cách của bạn em trong phạm vi rộng). Đề b: Tả hình dáng, tính cách học bài của bạn (trong phạm vi hẹp).
 Hay: Tả cánh đồng lúa chín quê em. 
 HS hay nhầm chỉ sa vào tả hoạt động gặt lúa. Cần hình dung cảnh cánh đồng lúa chín có những cảnh gì? (Lúa chín vàng , bông lúa năng trĩu, hạt lúa tròn trĩnh níu khom bông lúa.Sương sớm làm lúa chín vàng tươi. Nắng chiếu làm đồng lúa vàng xuộm
 II. Quan sat đối tượng miêu tả:
 a. Quan sát là sử dụng các giác quan để nhận biết sự vật. Mắt cho ta cảm giác về màu sắc (xanh, đỏ, vàng, ...), hình dạng (cây cao, thấp, cái bàn hình vuông, hình chữ nhật...), hoạt động (con gà trống khi đi cổ thường nghều cao, con ngan bước đi chậm chạp, lạch bach...), dùng tay sờ vỏ bút thấy thế nào?... Dạy học sinh quan sát chính là dạy cách sử dụng các giác quan để tìm ra các đặc điểm của sự vật.
b. Quan sát làm bài văn miêu tả, cần tìm ra những đặc điểm riêng của từng đồ vật, con vật, cây cối và bỏ qua những đặc điểm chung. Dạy quan sát cây bút chì của em . Giáo viên hướng dẫn học sinh không chỉ nhận xét màu sắc của vỏ bút chì mà cần nhận ra những dòng chữ in trên vỏ, các đặc điểm khác của vỏ mà chỉ riêng bút chì của em mới có (có chỗ nào bị nứt không? có vết mực ở đoạn nào? ...). Nhận xét con gà trống nhà bà ngoại cố tìm ra mào của nó, lông của nó, thân hình của nó... có gì khác với con gà trống hàng xóm hoặc con gà trống em thấy ngoài ngõ. Ví dụ, con gà trống nào cũng có mào nhưng mỗi con: độ to nhỏ, màu sắc, hình dáng của mào,... lại khác nhau. quan sát để làm bài miêu tả cần nhận ra đặc điểm riêng biệt đó.
c. Lựa chon trình tự quan sát:
Cần hướng dẫn học sinh lựa chon trình tự quan sát thích hơp, có thể vận dụng một số trình tự quan sát sau:	
-Trình tự không gian: Từ quan sát toàn bộ đến quan sát từng bộ phận hoặc ngược lại, quan sát từ trái sang phải, từ trên xuống dưới , hay ngoài vào trong hoặc ngược lại ...
-Trình tự thời gian: Quan sát cảnh vật, cây cối... theo mùa trong năm, quan sát sinh hoạt của con gà, con lợn theo thời gian trong ngày: buổi sáng, trưa, chiều...
d. Sử dụng các giác quan để quan sát:
 Cần hướng dẫn học sinh sử dụng nhiều giác quan để quan sát, biết phối hợp với các giác quan: Quan sát một cây đang ra hoa, cánh đồng lúa chín..., Ngoài mắt ra cần biết huy động cả mũi (để phát hiện ra mùi hương lúa chín, mùi đất, mùi rơm ...), cả tai (để nghe, thu nhận những âm thanh như tiếng chim hót, tiếng gió rì rào, ...) rồi cũng có thể sử dụng giác qua ... u gặp những trường hợp đó ở bài làm của học sinh, giáo viên cân giúp học sinh nhận thức được và tự chỉnh sử cho phù hợp.
 Ví dụ: Khi tả mẹ em, học sinh có câu:
 Mẹ em là người không chịu khó làm ăn gì cả.
 -Cần sửa: Cách nhìn nhận về người mẹ cho học sinh: Từ công sinh thành, chăm sóc cho ta từng miếng cơm manh áo, nuôi chúng ta nên người,(giáo dục về tâm hồn)
 Người mẹ luôn luôn là thần tượng, là hình ảnh đẹp trong mắt ta. Khi tả chúng ta cần lựa chọn những chi tiết hình ảnh đẹp để miêu tả.
 Khi so sánh hình ảnh đôi chân của bạn trong bài văn miêu tả người bạn:
 Đôi chân của bạn nhỏ như hai ống điếu .
 Cách so sánh này khô khan, chưa làm sinh động được hình ảnh. cần lựa chọn hình ảnh so sánh phù hợp để làm cho chi tiết trở nên sinh động.
VIII. Làm bài văn cảm thụ văn học
Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều đặc sắc, tế nhị và đẹp đẽ của từ, ngữ, đoạn, bài văn thơ.
Bài văn cảm thụ yêu cầu học sinh có kĩ năng làm bài mức cao hơn. Trực quan không phải là đối tượng sự vật thật trong tự nhiên, mà đối tượng miêu tả được thể hiện trong thơ, trong văn. Để quan sát đối tượng trong thơ văn, ta phát huy trí tượng tượng, phải nắm bắt được nội dung, hình ảnh, chi tiết của đối tượng sự vật bằng lời trong bài thơ. bài văn.
Đối với dạng bài văn cảm thụ, trước hết phải tìm hiểu tốt nội dung, tìm hiểu về chi tiết hình ảnh hay, ta có thể sử dụng các bước sau:
Sử dụng những câu hỏi để tìm hiểu nội dung bài thơ văn. 
Tìm hiểu các từ ngữ trong bài văn. Cách sử dụng các từ ngữ có gì hay?
Trong bài văn, bài thơ em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
Muốn học giỏi văn, học sinh phải có niềm đam mê đọc sách. để đọc sách có hiệu quả, cần có phương pháp tốt. Đọc sách cần tập trung tư tưởng cao, luôn suy nghĩ những điều đang đọc để thấy cái hay, cái đẹp của bài văn thơ. Đọc sách biết vui- buồn- sướng- khổ hay ghét yêu cùng nhân vật. Học sinh phải rèn luyện nâng cao năng lực cảm thụ văn học. Ví dụ:
 “.. Lời ru có gió mùa thu
 Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
 Những ngôi sao thức ngoài kia
 Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
 Đêm nay con ngủ giấc tròn
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
 (Mẹ - Trần Quốc Minh)
Theo em, hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên? Vì sao?” 
Để làm bài cảm thụ văn học đạt được kết quả tốt, các em cần thực hiện những việc sau:
Đọc kĩ đề bài, nắm chắc yêu câu bài tập. (Phải trả lời được điều gì? Cần nêu bật được ý gì? ...)
 Đọc và tìm hiểu về câu thơ (câu văn) hay đoạn trích được nêu trong đề bài (Dựa vào yêu cầu cụ thể của bài tập, ví dụ: Cách dùng từ, cách đặt câu; cách dùng hình ảnh, chi tiết; cách sử dụng biện pháp nghệ thuật quen thuộc như so sánh, nhân hóa, điệp ngữ... đã giúp em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa đẹp đẽ sâu sắc)
Viết đoạn văn cảm thụ văn học hướng vào yêu cầu của đề bài. (Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu mở đoạn để dẫn dắt người đọc hoặc trả lời câu hỏi; tiếp đó cần nêu rõ các ý theo yêu cầu của đề bài; cuối cùng có thể kết đoạn bằng một câu ngắn gọn để “gói” lại nội dung cảm thụ)
 Sau đây là bài của một bạn học sinh giỏi văn: 
 “Theo em, hình ảnh ”ngọn gió” trong câu “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” đã góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên. Hình ảnh đó cho ta thấy người mẹ giống như ngọn gió thổi cho con mát, ru cho con ngủ và đi vào giấc mơ. Ngọn gió ấy thổi cho con mát suốt cả cuộc đời, như là mẹ đã luôn làm việc cực nhọc để nuôi con khôn lớn. mong con sung sướng và hạnh phúc. Sự so sánh đẹp đẽ và sâu sắc đó cho ta thấy thấm thía hơn về tình mẹ con, làm cho đoạn thơ hay hơn.”
Nắm vững yêu cầu về cảm thụ văn học, kiên trì rèn luyện từ dễ đến khó nhất đinh các em sẽ có năng lực cảm thụ văn học.
 XIV. Bồi dưỡng cho học sinh tâm hồn nhạy cảm , giàu cảm xúc; hướng dẫn học sinh tích lũy vốn hiểu biết về mọi mặt và kiên trì luyện tập các kĩ năng làm bài văn:
Muốn có bài tập làm văn tốt, các em cần được bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc tích lũy vốn hiểu biết về cuộc sống, các tri thức văn hóa chung thông qua môn học, đặc biệt phải kiên trì luyện tập các kĩ năng làm bài văn.
Làm một bài tập làm văn, các em trước tiên bộc lộ trên trang giấy tình cảm yêu ghét của mình đối với con đường từ nhà đến trường em thường đi học, quyển lịch nhà em, cây có bóng mát bên đường, tngười bạn miệt mài luyện tập thành tài ... Hãy đọc bài văn của một học sinh tả một em bé đang tuổi tập nói, tập đi:
“Dì của em có một bé trai tên Hoàng Huy. Bé Huy đang ở tuổi tập nói và đã biết đi tập tễnh. Em không có em ruột nên thích bé.
Dáng bé tròn trịa với chiếc quần mặc bó sát đùi và cái áo thun ba lỗ. Mái tóc thưa, mềm mại. Hai gò má bé ửng hồng và phúng phính. Em thường nhéo vào đôi má ấy để nghe bé kêu lên giận dỗi.
Những khi em đi học về, Huy rất mừng vì được em cho kẹo kim. Bé Huy thích chơi trò bán bánh. Bánh làm bằng đất in trong chén nhựa, đặt vào mấy lá mận rụng trong sân nhà.
Dì dạy cho Huy nói tiếng “cha” thì Huy lại nói “a, a”. Vài ngày sau, dì dạy Huy tiếng “bà”, Huy lại nói là “cha, cha” làm ai cũng phì cười.
Em thương bé Huy như em ruột của mình. Hôm nào bé đi đâu vắng, em nhắc tên Huy không ngớt làm cha mẹ cũng nhớ theo.”
 (Vân Khanh)
Đọc bài văn, ta thấy tình cảm của Vân Khanh đối với bé huy ra sao? Bao trùm cả bài là lòng yêu thương, trìu mến. Tình cảm ấy ẩn hiện đằng sau từng chi tiết miêu tả hình dáng tròn như hột mít của Huy. Ngắm bé, Vân Khanh phát hiện ra vẻ “tròn trịa”, nghe dì dạy bé, Vân khanh nhận ra cách nói ngộ nghĩnh. Đằng sau các từ ngữ, các chi tiết ấy là tình yêu của người viết bài với em bé được miêu tả. Có lúc tình cảm ấy được bộc lộ trực diên từng câu, thành lời trong bài.
Bài làm văn nào cũng là sự thể hiện trạng thái tình cảm của học sinh. Chỉ có những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ, hồn nhiên mới tạo ra những đoạn văn, bài văn đáng yêu đạt hiệu quả cao. Vì thế giáo viên phải giúp học sinh tự bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc, dạy các em biết yêu quy thiết tha bố mẹ, anh chị em, con đường đi học, con gà nuôi trong sân, con lợn nuôi trong chuồng ..., dạy tôn trọng từng quyển sách, cái bút..., những đồ vật hàng ngày, dạy các em có tinh thần hào hiệp giúp đỡ các bạn tàn tật, những người gặp khó khăn... Chính những tình cảm ấy sẽ tạo nên mạch ngầm làm cho bài văn của các em sống động, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc.
Bài còn là sản phẩm thể hiện rõ vốn hiểu biết đời sông, thể hiện kiến thức văn hóa của học sinh. Có câu văn sau “Vỏ chuối màu vàng có những chấm li ti như chiếc áo hoa lộng lẫy”. So sánh vỏ chuối trứng quốc với chiếc áo lộng lẫy là chưa đúng, không hay. Lỗi này do đâu? Vì không hiểu nghĩa từ lộng lẫy hay do chưa được ngắm kĩ những quả chuối trứng quốc, những chiếc áo dài đẹp hập dẫn...? Có lẽ là vì lí do thứ hai. Nói cách khác do thiếu hiểu biết về quả chuối nên đã có sự so sánh không chính xác. Chính vì ngắm bé Huy và thường xuyên luôn chơi với em nên Vân Khanh mới có thể tìm ra ý thích của bé: chơi trò chơi bán bánh, mới biết rõ bánh được làm bằng đất in trong cáo chén nhựa và dùng chiếc lá mận rụng để đựng. Những hiểu biết cụ thể trên, Vân Khanh lấy ra từ những gì đã biết về bé Huy nên sinh động hấp dẫn người đọc.
Giáo viên cần dạy cho học sinh biết quan sát, ghi nhớ cảnh vật, con người xung quanh bằng nhiều hình thức như tham qua, thông qua các môn học, các hình ảnh, sự vật xung quanh ta, qua sách báo, truyền hình,...
Thực tế cho thấy, muốn có khả năng làm văn phải qua một giai đọa dài luyện tập. Kĩ năng là kết quả của sự luyện tập (kĩ năng phát âm và nói, kĩ năng viết chữ, kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết bài...). Kĩ năng là kết quả của sự luyện tập, thực hành gian khổ, là sản phẩm của lòng kiên trì. Cần làm cho học sinh thấm nhuần một quan niệm: muốn học có kết quả tập làm văn phải chịu khó tập viết, tập nói, tập dùng từ đặt câu, viết đoan... nhiều lần.
Phần IV. Kết quả thực nghiệm
Phương pháp:
 Để thu dược số liệu đáng tin cậy, chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên các lớp để kiểm tra khả năng làm bài văn hay của học sinh
 Lớp 5A ; 5B: 4A; 4B Trường tiểu học Nghi Hưng năm học 2008- 2009 .
Lựa chọn những nhóm đối tượng học sinh thành các nhóm lớp có trình độ ban đầu tương đương nhau tạo thành lớp thực nghiệm; lớp đối chứng 
 *Lớp thực nghiệm 5A
 Lớp đối chứng 5B
 *Lớp thực nghiệm 4A
 Lớp đối chứng 4B
 Cách thức: 
 Sau khi hướng dẫn học sinh làm văn với các cách chưa sử dụng điểm mới của đề tài - đối với lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm đã sử dụng sáng kiến . Sau khi thực hiện chương trình dạy của từng đối tượng, học sinh được làm bài văn kiểm tra, thu được kết quả như sau: 
Lớp
Số học sinh
Xếp loại
Giỏi
Khá
T Bình
Yếu
Lớp thực nghiệm
5A
20
40%
45%
15%
0
Lớp đối chứng
5B
20
10%
20%
45%
25%
Lớp thực nghiệm
4A
24
29,2%
54,7%
16,1%
0
Lớp đối chứng
4B
24
4,2%
21%
50%
24.8%
 Kết quả cho thấy khi vận dụng phương pháp rèn kĩ năng làm văn hay đạt hiệu qua cao, tạo nên niềm say mê học văn cho học sinh, bồi dưỡng tâm hồn cảm xúc với thế giới xung quanh. Điều đó giúp cho học sinh học văn một cách thuận lợi, dễ dàng hơn
 phần IV. Kết luận và đề xuất
 Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy dạy rèn kĩ năng làm văn hay cho học sinh tức là tổ chức cho học sinh biết cách nhìn nhận, khai thác sự vật một cách bài bản. Từ những kiến thức nắm đươc, các em phát huy khả năng sáng tạo, khả năng quan sát, chọn lọc tinh tế với đối tượng mà viết lên những bài văn bằng tất cả cảm xúc, tình cảm của mình. , 
 Khi dạy văn, người giáo viên cần biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để khơi nguồn tính sáng tạo cho học sinh.
 Để bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả cao, tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:
 -Người giáo viên phải có niềm say mê, sáng tạo tìm tòi phương pháp dạy học tốt, 
 -Giáo viên cần phối hợp các phương pháp, hình thức dạy học linh hoạt, sáng tạo để giúp học sinh rèn được kĩ năng làm văn tốt nhất.
 -Mỗi giờ dạy của giáo viên cần nhẹ nhàng, tự nhiên tránh sự sắp đặt. 
 -Cần tạo cho học sinh thói quen ham tìm tòi quan sát tinh tế với sự vật hiện tượng xung quanh ta, hoạt động vận dụng tích cực sáng tạo trong quá trình học; cần chú trọng việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn văn.
 Trên đây là kinh nghiệm nhỏ trong việc rèn kĩ năng làm văn hay thuộc thể loại văn miêu tả trong trường tiểu học. Tôi rất mong muốn được hội đồng khoa học ngành các cấp góp ý, bổ sung để bản kinh nghiệm được áp dụng có hiệu quả cao.
 Tôi xin chân thành cảm ơn.
 Nghi Hưng, tháng 5 năm 2009
 Người viết
 Bùi Khắc Lĩnh

Tài liệu đính kèm:

  • docRen ki nang lam van hay cho HS tieu hoc.doc