Học vần là môn học khởi đầy nhằm giúp học sinh sử dụng bộ má chữ âm làm giàu cho việc tích luỹ vốn kiến thức. Là hành trang vào đời của học sinh sau này.
Mặc dù vốn hiểu biết về ngữ âm còn hạn chế nhưng ở những mức độ khác nhau, chúng ta đều cảm nhận được sự giàu đẹp, sức mạnh biểu đạt của Tiếng việt về mặt âm thanh. Điều đó không phải là đơn giản bởi ai mà chẳng yêu tiếng ru của mẹ, của bà ngay từ thuở nằm nôi, ai mà chẳng yêu bởi “Tiếng việt hay quá, giàu nhạc điệu đến mức có thể đoán được người ta đang nói với cảm xúc như thế nào ?”, bởi “người Việt nói như chim hót” (nhận xét của người nước ngoài) thế nhưng, hiện nay trong việc giáo dục ngôn ngữ cho học sinh, mặt âm thanh của tiếng mẹ đẻ chưa được chú trọng đúng mức. Vì vậy học sinh phát âm chưa đúng, chưa chuẩn nên việc làm chủ về mặt âm thanh còn gặp nhiều “Cam go” dẫn đến việc sử dụng ngôn ngữ còn hạn chế.
Việc phát âm sau kéo theo sự hiểu sai về nội dung ngữ nghĩa của Tiếng việt. Bởi vậy, số học sinh Tiểu học ở các địa phương đang mắc phải về phần vần rất nhiều. Do các em thường phát âm thế nào thì đọc thế ấy và đọc sao viết vậy. Điều đó nói lên rằng : Phát âm cho học sinh lớp 1 là tiền đề, là cơ sở hàng đầu trong việc giáo dục văn hoá ngữ âm đối với các em.
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phát âm nhất là đối với học sinh lớp 1, chúng tôi đã đề cập đến : “Rèn luyện kỹ năng phát âm cho học sinh lớp 1 phân qua phân môn học vần ở trường Tiểu học.
Qua đề tài này chúng tôi hy vọng ít, nhiều nó sẽ góp phần bổ ích cho những ai đang giảng dạy lớp 1 nói riêng và ở trường Tiểu học nói chung cũng rất mong ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp.
A – Mở đầu : I – Mục đích ý nghĩa của đề tài : Việt Nam là một nước đa dân tộc (54 dân tộc). Mỗi dân tộc có một ngôn ngữ riêng. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội nên giữa các vùng trong một dân tộc có sự phát âm khác nhau. Chính việc phát âm khác nhau ấy dẫn đến tình trạng phát âm lệch (phạm lỗi phát âm). Giữa các vùng. Mỗi con người tồn tại trong xã hội luôn có nhu cầu về thiết lập mối quan hệ lẫn nhau, do đó, để có mối quan hệ ấy, con người cần có một thứ để giao tiếp đó là ngôn ngữ. Do nhu cầu thiết yếu cần giao tiếp của con người trong xã hội, việc phát ngôn trở thành phương tiện giao tiếp quan trọng. Để lời nói được trôi chảy, diễn đạt lưu loát thì con người phải phát âm chuẩn, phát âm đúng. Nó là cơ sở, nền tảng cho sự phát triển của mỗi học sinh trong quá trình học tập và giao tiếp. Ngay từ lúc còn bé thơ (12 tháng tuổi) trẻ em được những người thân truyền đạt cho một ít “vốn liếng” của tiếng mẹ đẻ. Và việc tích luỹ ấy ngày càng hoàn thiện hơn, nâng cao hơn khi trẻ bước vào độ tuổi Tiểu học, tiếp xúc với bộ môn Tiếng việt ở phân môn học vần. Học vần là môn học khởi đầy nhằm giúp học sinh sử dụng bộ má chữ âm làm giàu cho việc tích luỹ vốn kiến thức. Là hành trang vào đời của học sinh sau này. Mặc dù vốn hiểu biết về ngữ âm còn hạn chế nhưng ở những mức độ khác nhau, chúng ta đều cảm nhận được sự giàu đẹp, sức mạnh biểu đạt của Tiếng việt về mặt âm thanh. Điều đó không phải là đơn giản bởi ai mà chẳng yêu tiếng ru của mẹ, của bà ngay từ thuở nằm nôi, ai mà chẳng yêu bởi “Tiếng việt hay quá, giàu nhạc điệu đến mức có thể đoán được người ta đang nói với cảm xúc như thế nào ?”, bởi “người Việt nói như chim hót” (nhận xét của người nước ngoài) thế nhưng, hiện nay trong việc giáo dục ngôn ngữ cho học sinh, mặt âm thanh của tiếng mẹ đẻ chưa được chú trọng đúng mức. Vì vậy học sinh phát âm chưa đúng, chưa chuẩn nên việc làm chủ về mặt âm thanh còn gặp nhiều “Cam go” dẫn đến việc sử dụng ngôn ngữ còn hạn chế. Việc phát âm sau kéo theo sự hiểu sai về nội dung ngữ nghĩa của Tiếng việt. Bởi vậy, số học sinh Tiểu học ở các địa phương đang mắc phải về phần vần rất nhiều. Do các em thường phát âm thế nào thì đọc thế ấy và đọc sao viết vậy. Điều đó nói lên rằng : Phát âm cho học sinh lớp 1 là tiền đề, là cơ sở hàng đầu trong việc giáo dục văn hoá ngữ âm đối với các em. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phát âm nhất là đối với học sinh lớp 1, chúng tôi đã đề cập đến : “Rèn luyện kỹ năng phát âm cho học sinh lớp 1 phân qua phân môn học vần ở trường Tiểu học. Qua đề tài này chúng tôi hy vọng ít, nhiều nó sẽ góp phần bổ ích cho những ai đang giảng dạy lớp 1 nói riêng và ở trường Tiểu học nói chung cũng rất mong ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp. B- Nội dung Chương I : Những vấn đề chung I – tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến cách phát âm: - Bộ máy phát âm : Không phải ngẫu nhiên con người dùng bộ máy phát âm làm công cụ cho ngôn ngữ. - Âm thanh của ngôn ngữ được tạo ra do sự hoạt động của bộ máy cấu âm của con người. Bộ máy cấu âm gồm có : Phổi đ thanh quản đ thanh hầu đ yết hầu đ khoang miệng. Do cách phát âm gắn chặt với bộ máy phát âm nên chúng tôi chỉ nêu rõ các bộ phận của bộ máy phát âm. II – Vấn đề luyện phát âm đúng : 1. Khái niệm : Luyện phát âm đúng tức là luyện chính âm và luyện đọc diễn cảm. Chính âm là cách phát âm trung thành với các chuẩn mực ngữ âm của ngôn ngữ mình sử dụng. Chính âm cũng còn có nghĩa là : “Tập luyện để cách phát âm chuẩn”. Chính âm sẽ quy định nội dung luyện phát âm ở phân môn học vần lớp 1. Tuy nhiên trong trường Tiểu học, chuẩn chính âm đang là một khó khăn lớn cho việc luyện phát âm. Luyện đọc, nói diễn cảm cũng xuất phát từ việc phát âm chuẩn (luyện chuẩn chữ âm). Chính âm chuẩn sẽ điều kiện cho luyện đọc, nói trôi chảy, trơn tru và diễn cảm. Do đó, chính âm được xem là trọng tâm của vấn đề luyện phát âm và muốn phát âm đúng ta phải luyện chính âm. 2. Các vấn đề của luyện phát âm đúng : a) Vế đề phương ngữ : Việc phát âm phụ thuộc rất lớn vào vấn đề phương ngữ. Do đó để phát âm đúng ta phải giải quyết vấn đề phương ngữ. Thực chất của việc giải quyết vấn đề này là luyện cho học sinh vươn đến một phát ngôn, một tiếng nói dân tộc thống nhất, đẹp đẽ về mặt âm thanh, luyện cho học sinh phát âm đúng trong phạm vi giao tiếp rộng hơn phương ngữ của mình. Sự thực bức tranh ngữ âm của các phương ngữ Tiếng Việt còn đa dạng và phức tạp. Trước đây, có không ít quan điểm khác nhau về chuẩn mực ngữ âm tiếng việt. Nhưng hiện nay, quan điểm cho rằng : Lấy phương ngữ Bắc Bộ (tiêu biểu là Hà Nội) làm cơ sở để xác định chuẩn mực ngữ âm Tiếng việt, đồng thời bổ sung một số yếu tố ngữ âm tích cực của các địa phương khác. ở miền Trung phát phát âm lấy phương ngữ Bắc Bộ nhằm bổ sung thêm ba phụ âm đầu được biểu hiện trên chữ viết bằng các con chữ : tr, s, r và hai vần ưu, ươu. Tuy nhiên, không thể bắt học sinh Miền trung nói hoàn toàn là tiếng Bắc. Quan điểm ấy đã chi phối cách phát âm của trường Tiểu học hiện any. Để thấy rõ được sự khác biệt về cách phát âm giữa các phương ngữ của Tiếng việt thì có thể nêu lên một số nét cơ bản nhất ở ba vùng trong toàn quốc. Phương ngữ - Những nét khác biệt Bắc Bộ Bắc trung bộ Nam trung bộ – Nam bộ Âm đầu : tr, s, r - + + Vần : Ưu, ươu - + + Âm đầu : v + + - Âm cuối : t, n + + - Sáu thanh + - - Những nét khác biệt cơ bản giữa các phương ngữ đã làm cho cách phát âm Tiếng Việt trở nên rất phong phú và đa dạng. Chính sự phong phú, đa dạng đó đã dẫn đến tình trạng phát âm lệch, (phát âm không đúng). ở trong các trường học thông thường, học sinh phát âm sai dẫn đến viết chính tả sai do chúng phát âm thế nào thì viết thế ấy, nhất là học sinh lớp 1. Do đó, vấn đề phương ngữ cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc phát âm đúng. Muốn phát âm đúng đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu kỹ về phương ngữ. Khi tìm hiểu kỹ về phương ngữ thì cách luyện phát âm mới đạt hiệu quả cao. Ví dụ các lỗi mà học sinh ở ba vùng trong nước thường mắc như sau : Bắc bộ phát âm thường lẫn lộn giữa l- n, tr – ch, on, uôn... Nam bộ thường lẫn lộn giữa r, i, h, g, anh, ăn... Trung bộ thường lẫn lộn phụ âm cuối : t- c, n-ng như mặt – mặc, ăn- ăng (Huế) và lẫn lộn thanh điệu hỏi, ngã, nặng (chủ yếu Nghệ an, Hà Tĩnh) như : Nguyễn Trãi – Nguyễn Trại (Đô Lương – Nghệ An); vở, bút – vỡ, bút (Nghệ An), Hà Tĩnh – Hà Tỉnh, lam lũ – lam lủ (Kỳ Anh –Hà Tĩnh). Từ những ví dụ trên nếu như chúng ta hiểu rõ về phương ngữ của từng vùng thì việc nói cho đúng chuẩn âm ít gặp khó khăn hơn. Đồng thời nắm rõ được phương ngữ của họ, chúng ta sẽ có biện pháp rèn luyện phát âm đúng hơn, hợp lý hơn. Bởi vậy phương ngữ cũng là vấn đề đang được các nhà nghiên cứu chú trọng, quan tâm. 2. Vấn đề âm tố : + Khái niệm : Xét về mặt cơ sở tự nhiên, đơn vị ngữ âm nhỏ nhất không thể phân chia ra được nữa gọi là âm tố (đơn vị ngữ âm nhỏ nhất là âm tiết). Ví dụ : Hai âm tiết “xa”, “xát” khi phát âm mỗi âm tiết ta vẫn thấy mỗi đơn vị ấy bao gồm những đơn vị nhỏ hơn nữa. Xét về mặt cấu âm, để phát âm được âm tiết này, hoạt động của khí quản phát âm đã trải qua hai quá trình khác nhau : Vần đầu và vần sau khác nhau về vị trí của lưỡi, về sự tham gia của dây thanh. Khi đọc “xa”, lưỡi có hai vị thế: Thoạt tiên đầu lưỡi nâng lên gần lợi, sau đó lưỡi hạ thấp. Khi đọc “xát” lưỡi có ba vị thế : Hai vị thế đầu giống như khi đọc “xa”, vị thế thứ ba lưỡi lại nâng lên chạm vào lợi. Một động tác cấu âm được thể hiện rõ ở vị thế để tạo ra một nguyên tố âm thanh tức là một âm tố. Ký hiệu của âm tố [ ] ví dụ : [a] [x]... Số lượng âm tố là vô hạn, giữa chúng có một số đặc trưng âm học và âm cấu. Dựa vào các tiêu chí âm học, cấu âm, người ta phân ra hai loại chính : Nguyên âm và phụ âm. 3. Âm vị : + Khái niệm khu biệt : Mỗi âm tố mang một đặc trưng riêng về mặt cấu âm học trong một hệ thống ngôn ngữ, không phải mọi đặc trăng đều có giá trị sử dụng như nhau. Có đặc trưng không được người sử dụng chú ý (gọi là đặc trưng x), nhưng có đặc trưng được người sử dụng quan tâm, chú ý (gọi là đặc trưng y). Sở dĩ x không được người ta quan tâm là vì đặc trưng này không đưa tới sự khu biệt về ý nghĩa, còn đặc trưng y lại đưa tới cho sự khu biệt về ý nghĩa đó nên họ thường quan tâm tới hơn. Như vậy, đặc trưng nào có chức năng khu biệt nghĩa của từ thì người ta gọi là đặc trưng khu biệt, còn đặc trưng nào không có đặc trưng khu biệt nghĩa của từ gọi là nét rườm. Đặc trưng được gọi là nét khu biệt thì việt có mặt hay vắng mặt của nó trong một cấu tạo âm thanh sẽ quyết định sự khu biệt đơn vị có nghĩa là với một đơn vị có nghĩa khác. Ký hiệu âm vị : | | Ví dụ : Nét khu biệt giữa | t | và | t2| là | t | âm tắc |t2| âm tắc ồn, vô thanh ồn, vô thanh Đầu lưỡi, lợi Đầu lưỡi, lợi Không bật hơi Bật hơi III – Phân môn học vần : 1. Chương trình học vần của sách giáo khoa lớp 1 hiện hành : Chương trình tiếng việt 1 hiện hành xây dựng một hệ thống các bài học với một cấu trúc chặt chẽ, vừa đảm bảo tính đồng tâm, vừa đảm bảo tính phát triển. Chương trình được tiến hành trong 35 tuần (học kỳ I : 17 tuần, học kỳ II : 18 tuần). Trong đó học vần được giảng dạy trong 21 tuần (11 tuần cuối học luyện tập tổng hợp). Phần học vần gồm 103 bài (83 bài thuộc tập 1 và 20 bài thuộc tập 2). Mỗi bài của phần học vần được trình bày trên 2 trang sách (trang thứ nhất là trang số chẵn, trang thứ hai là trang số lẻ). Mỗi bài dạy học trong 2 tiết. Mỗi tuần có 5 bài được dạy trong 10 tiết và 1 tiết tập viết. Nội dung bài tập viết ở mỗi tuần không trình bày ở trong sách giáo khoa mà được đưa vào vở tập viết. Các bài của phần học vần có ba dạng cơ bản là : - Làm quen với âm và chữ. - Dạy học âm vần mới - Ôn tập âm – vần. Các tri thức được giới thiệu trong 21 tuần như sau : Âm, chữ ghi âm và dấu thanh được cụ thể hoá trong 26 bài ở tập 1 của sách giáo khoa, trong đó dấu thanh được giới thiệu trong 3 bài : Bài 3, bài 4 và bài 5. Hệ thống các vần trong chương trình Tiếng việt lớp 1 được giới thiệu gồm 128 vần cơ bản, sách tập 1 có 94 vần và các vần còn lại nằm trong chương trình tập 2. Sau khi học xong hệ thống âm và vần thì ở 11 tuần cuối của năm học, học sinh được học các phân môn khác như : Tập đọc, chính tả, kể chuyện, tập viết. 2. Phân loại học vần : Phần vần được chia làm 4 loại đó là : - Vần chỉ có âm chính a Ví dụ : Ba, má, xa, la, ca... - Vần chỉ có âm đệm và âm chính : o a Ví dụ: Hoa, loa, xoa, toa... - Vần có âm chính là âm cuối a n Ví dụ : Lan, can, tan, san... - Vần có đầy đ ... ẹ việc các em phát âm thường lẫn lộn, có sự biến thế của vần đó là không phân biệt được đâu là nguyên âm đôi, đâu là âm đệm, âm chính và thậm chí bỏ mất âm đệm. Qua đó ta thấy rằng, ảnh hưởng của phương ngữ, thổ ngữ đến cách phát âm của học sinh lớp 1 rất lớn. 2. Về phía giáo viên : Đối với học sinh lớp 1, cô giáo luôn là thần tượng của các em. Giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy dỗ các em trong những ngày đầu tiếp xúc với tri thức khoa học – xã hội. Do đó, lỗi về phần vần trong quá trình phát âm mà học sinh mắc phải cũng bắt nguồn từ hạn chế của người giáo viên. Hầu hết, đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học đều sống ở nông thôn, đều là người địa phương nên họ coi nhẹ việc sai sót trong cách phát âm từ địa phương của mình. Đồng thời, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cũng đã sử dụng không ít từ địa phương. Tuy nhiên cũng có những giáo viên quan tâm, chú ý đến để sử dụng từ theo chuẩn âm tiếng việt nhưng họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận dụng để dạy. Nhìn vào cứ tưởng là đơn giản, nằm ngoài tầm quan sát của giáo viên nhưng thực chất đó là điều rất nan giải, là sự vô tình tạo nên những lỗi về chính tả nói chung và về phần vần nói riêng đối học sinh lớp 1 ở đây. Học sinh lớp 1 luôn nghe theo, làm theo lời cô, cô nói gì cũng làm, thậm chí điều đó là sai. Đây là do khả năng tư duy của các em chưa phát triển và vốn hiểu biết còn hạn hẹp. Những hạn chế, tồn tại của người giáo viên có thể kể đến là phương pháp dạy học của họ ở phân môn học vần cho học sinh lớp 1. Nói tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phát âm sai (phát âm không chuẩn) trong phân môn học vần của học sinh ở trường Tiểu học chúng tôi, trong đó nguyên nhân tác động mạnh nhất vấn là vấn đề phương ngữ. Cùng với phương ngữ, thổ ngữ là việc hoạt động nhận thức học tập của mỗi con người. Động lực vận động nội tại của con người tốt hay chưa tốt ? Từ đó ta có những biện pháp phù hợp để khắc phục cách phát âm sai (lệch âm chuẩn) cho học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học. II – Biện pháp khắc phục : Trên cơ sở nhìn nhận một số hạn chế của vấn đề chúng ta cần có biện pháp tích cực để nhằm hướng cho học sinh vào hệ thống chuẩn âm của Tiếng việt làm tiền đề cho các em học tập và giao tiếp tốt hơn. 1. Về phía học sinh : Mỗi khi bước chân đến trường, người học sinh phải trả lời được câu hỏi : Đến trường để làm gì ? Từ đó người học sinh xác định được mục tiêu của mình là học tập, đó là kim chỉ nan xuyên suốt trong quá trình học tập của các em trong những năm sau. Để trở thành một người công dân có ích cho xã hội, ngay từ đầu các em phải có thái độ học tập đúng đắn, nghiêm túc và để thực hiện được điều này, đòi hỏi học sinh phải thuộc mặt chữ, thuộc khuôn vần. Học sinh phải biết nhận ra cách phát âm và chữ viết của mình đã lệch so với chuẩn ngữ âm Tiếng việt như thế nào, để từ đó hạn chế đến mức tối đa về lỗi khi phát âm và viết chính tả. Tuy nhiên, để nhận diện lỗi mà mình mắc phải, người học sinh còn tuỳ thuộc vào năng lực, phương pháp truyền kiến thức của người giáo viên. 2. Về phía giáo viên : “Một chữ cũng là thầy – nửa chữ cũng là thầy” Vai trò của người giáo viên quá là lớn lao và đầy trách nhiệm. Xác định được điều đó, người giáo viên phải tỏ rõ được điểm tựa của học sinh chính là mình, học sinh học tập như thế nào cũng do mình là chính. Đặc biệt, đối với học sinh lớp 1 thì người giáo viên càng quan trọng hơn. Các em lớp 1 mới chập chững bước vào đời, bước đầu làm quen với sách, vở thì hứng thú học tập của các em phụ thuộc ở người thầy phải biết tìm cách khêu ngợi tính tò mò, sự ham thích của các em ở trong phân môn học vần. Từ đó người thầy hình thành cho các em cách nhận diện mặt chữ, thói quen, kỹ năng đọc, phát âm tốt. Để hoàn thành được trọng trách mà yêu cầu nghề nghiệp đặt ra, người giáo viên Tiểu học phải nắm vững các nguyên tắc dạy học phần vần nhằm đem lại kết quả tốt nhất cho học sinh. Điều quan trọng nhất là người giáo viên phải quan tâm, chú ý, tìm hiểu từng học sinh, phát hiện lỗi các em thường mắc phải để có biện pháp khắc phục đúng đắn, cụ thể giáo viên phải là người dìu dắt, hướng dẫn học sinh cách phát âm, đánh vần, giúp các em phân biệt thanh hỏi, ngã. Vậy làm thế nào để học sinh phân biệt được thanh hỏi, ngã. ở đây theo tôi trong quá trình giảng dạy người giáo viên nên có sự mô hình hoá về thanh điệu, ngang, huyền, hỏi, ngã, nặng, sắc như sau : Sắc ngã Ngang Hỏi Huyền Nặng Song song với việc mô hình hoá chiều hướng của các thanh điệu giáo viên cho học sinh biết những từ có dấu hỏi và dấu ngã Ví dụ : Về dấu hỏi : Vất vả, khủng khiếp, vải thiều, tàu thuỷ... Về dấu ngã : Lam lũ, ngỡ ngàng, lạ lẫm, sợ hãi... Cách phát âm phần vần, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp sau : + Phương pháp luyện theo mẫu : Viết lên bảng âm cần học, cho các em nghe giọng đọc, nhìn khuôn miệng của giáo viên khi phát âm, đánh vần mẫu, rồi đọc theo. Trong quá trình phát âm, các em sẽ có sự điều chỉnh theo mẫu. + Phương pháp chữa dựa vào cấu âm : Giáo viên mô tả cấu âm của âm vị mắc lỗi và đem so sánh, đối chiếu với cấu âm của âm chuẩn kèm theo các hình vẽ minh hoạ. + Phương pháp dựa vào cấu âm giúp học sinh nhận biết nhanh, sửa được các lỗi phát âm và củng cố âm vần mới sâu sắc hơn. Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải có một kiến thức về ngữ âm thật tốt. Đồng thời giáo viên phải tìm cách giải thích thật ngắn ngọn, dễ hiểu, tránh dùng thuật ngữ, những từ khó hiểu vượt ra ngoài trình độ của các em. Phương pháp luyện tập tổng hợp rồi mới đi đến phân tích (đây là phương pháp quan trọng nhất trong quá trình chữa lỗi phát âm phần vần cho học sinh). Giáo viên dùng phương pháp trực giác để rèn luyện cho học sinh phát âm theo đúng chữ viết. Sau đó phân tích thành các thành phần và phân tích âm vị mắc lỗi để học sinh nhận diện. Đưa vào ngữ cảnh để khu biệt nét nghĩa tạo cho học sinh phân biệt âm đúng/âm sai. Phương pháp đi từ âm sai đến âm đúng qua âm trung gian : Giáo viên dùng phương pháp trực quan cho học sinh vận dụng các giác quan để làm những yếu tố bổ sung tích cực và chuyển qua một giai đoạn trung gian để học sinh nhận thức nhanh và tự điều chỉnh. Trước khi đi vào chữa các lỗi phát âm lệch chuẩn, giáo viên vẽ sơ đồ bộ máy phát âm và giảng giải một cách thật đơn giản để tạo cho học sinh những hiểu biết cơ bản về các bộ phận của máy phát âm và chức năng của nó. Ví dụ : Khi sửa từ âm | b | thành âm | p | Hướng dẫn học sinh đặt lòng bàn tay trước miệng, một tay đặt lên thanh quản. Khi phát âm |b| là âm vốn có, trẻ sẽ cảm nhận được độ rung nhẹ của thanh quản và không thấy luồng hơi phát ra. Cho trẻ bậm hai môi lại và bật hơi qua môi mạnh hơn, tạo âm |b| câm. Làm lại bước trên nhưng phát thành tiếng |p| hay “pí pa pí pô”... Trên đây là một số biện pháp mà người giáo viên có thể áp dụng để sửa lỗi cho học sinh lớp 1 về cách phát âm. Ta biết rằng, trong mô hình cấu trúc âm tiết, vần được coi là thành tố quan trọng nhất. Bởi vậy ngay từ đầu phải hướng trẻ tới một cách phát âm đúng về phần vần, để từ đó tạo nền tảng cho trẻ lĩnh hội tri thức sau này. Chẳng hạn để học sinh phát âm đúng từ rượu đối lập với riệu ta phải phát âm [u] trước sau đó phân biệt sự khác nhau giữa âm tròn môi và không tròn môi bằng cách cho các từ : Cười tươi... liệu, liên... nét khác biệt này sẽ giúp học sinh nhanh chóng nhận biết lỗi của mình và phát âm dễ hơn. Tương tự giáo viên phân biệt cho học sinh rõ đâu là âm đệm, đâu là nguyên âm đôi. Ví dụ : Âm u trong tiếng “Khuya” là âm đệm, còn trong tiếng “khuê” thì u lại là nguyên âm đôi... Như vậy, muốn rèn luyện cách phát âm đúng cho học sinh lớp 1 người giáo viên phải tận tình, cần cù và phải tự bản thân nâng cao trình độ, nâng cao vốn hiếu biết của mình về ngữ âm học để tạo được sự thành thạo trong công tác giảng dạy. Có thể nói, phương châm cần đạt của người giáo viên cũng như học sinh ở đây là làm thế nào để sau khi học xong lớp 1, học sinh phải đọc trơn thành tiếng (âm tiết), đọc to được 1 bài văn ngắn (khoảng 25-30 chữ) trong thời gian 1 – 2 phút, đọc hiểu được bài văn, bài thơ có nội dung đơn giản, gần gũi và học sinh viết đúng chính tả. Đây là nền tảng, là chìa khoá để các em bước vào thế giới văn học ở các lớp sau. C – Kết luận “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó” (Hồ Chí Minh). Chính tầm quan trọng của Tiếng Việt mà ngay từ đầu lớp 1, ngôn ngữ Tiếng Việt đã được bố trí giảng dạy ở phân môn học vần. Dạy phát âm đúng phân môn học vần, không những rèn cho học sinh rèn kỹ năng nghe, đọc, nói, viết mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ, tạo điều kiện để học tốt các môn khác. Học sinh lớp 1 còn thơ dại, cơ thể cũng như bộ máy phát âm chưa phát triển. Do đó, hiện tượng phát âm sai dẫn đến viết sai về vần ở bậc Tiểu học còn rất nhiều. Đây cũng là vấn đề được các nhà nghiên cứu văn học quan tâm. Học sinh lớp 1 bước đầu hình thành khái niệm với học vần thì học sinh mới biết được lớp vỏ bề ngoài của âm thanh, chưa hiểu được nguyên tắc phát âm để từ đó có hệ thống âm chuẩn. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phát âm, thông qua phân môn học vần, chúng tôi nghiên cứu cách phát âm ở lớp 1 của trường Tiểu học chúng tôi. Thông qua đề tài này chúng tôi muốn xem xét thực trạng dạy học phát âm như thế nào ở trong trường Tiểu học để từ đó có những biện pháp cụ thể nhằm sửa lỗi cho trẻ, hướng trẻ đến cách phát âm chuẩn, hướng trẻ đến ngữ âm chuẩn đến tiếng việt nước nhà. Với những khả năng của bản thân cho phép,những hình ảnh thực tế cùng những tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài, chúng tôi cố gắng hoàn thành đề tài với phần nào đó giúp các bạn nhận ra một số lỗi mà học sinh lớp 1 mắc phải khi học phần phân môn học vần. Mặc dù cố gắng rất nhiều, song trong quá trình tiến hành đề tài cũng không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi rất mong ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp./. Tài liệu tham khảo 1. Ngữ âm Tiếng việt : Dương Hữu Lễ – Hoàng Dũng (trường Đại học sư phạm Hà Nội 1 năm 1994) 2. Dạy học tập đọc ở Tiểu học : Lê Phương Nga (nhà xuất bản giáo dục) 3. Bài giảng. Cơ sở ngôn ngữ học : Nguyễn Thị Bạch Nhạn (Huế năm 1996) 4. Dẫn luận ngôn ngữ học : Đoàn Thiện Thuật 5. Rèn luyện ngôn ngữ tập 1 : Phan Thiều 6. Phương pháp dạy học Tiếng việt ở Tiểu học : Lê Phương Nga – Nguyễn Trí (Đại học Quốc gia Hà Nội) 7. Tạp chí ngôn ngữ số 7 – 2002 8. Bộ sách giáo khoa Tiếng việt 1 (tập 1 và tập 2) - Đặng Thị Lanh 9. Sách giáo viên tiếng việt 1 (tập 1) – Bộ GD &ĐT.
Tài liệu đính kèm: