SKKN Biện pháp góp phần giái dục phát triển phẩm chất chăm chỉ cho học sinh tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

SKKN Biện pháp góp phần giái dục phát triển phẩm chất chăm chỉ cho học sinh tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng dạy: “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng”. Người rất coi trọng mục tiêu, nội dung giáo dục đạo đức cho các em thiếu nhi: “Học tập tốt”, “Lao động tốt”, “Khiêm tốn, thật thà dũng cảm”. Chương trình giáo dục phổ thông cũng chỉ ra 5 phẩm chất chủ yếu mà học sinh cần đạt: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Trong đó chương trình giáo dục tiểu học cũng giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình và cộng đồng.

pdf 12 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 636Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp góp phần giái dục phát triển phẩm chất chăm chỉ cho học sinh tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN CẦN GIỜ 
TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠNH AN 
BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
Biện pháp góp phần giáo dục phát triển phẩm chất chăm 
chỉ cho học sinh tiểu học theo chương trình giáo dục phổ 
thông 2018 
Giáo viên: Nguyễn Thanh Trí 
 Chủ nhiệm lớp: 3.1 
 Năm học: 2021 – 2022 
N
À
M 
 UNND HUYỆN CẦN GIỜ 
TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠNH AN 
BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
Biện pháp góp phần giáo dục phát triển phẩm chất chăm chỉ 
cho học sinh tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 
1. Lí do chọn đề tài 
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng dạy: “Có tài mà không có đức thì là 
người vô dụng”. Người rất coi trọng mục tiêu, nội dung giáo dục đạo đức cho các 
em thiếu nhi: “Học tập tốt”, “Lao động tốt”, “Khiêm tốn, thật thà dũng cảm”. 
Chương trình giáo dục phổ thông cũng chỉ ra 5 phẩm chất chủ yếu mà học sinh cần 
đạt: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Trong đó chương trình 
giáo dục tiểu học cũng giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản 
đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng 
lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình và cộng đồng. 
 Thomas Edison đã từng nói: “Thiên tài một phần trăm là cảm hứng và chín 
mươi chín phần trăm là mồ hôi”. Quả vậy, để trở nên thành công trong bắt kì lĩnh 
vực nào thì con người cũng cần phải cố gắng. Những người dù có tài năng đến mấy 
nếu không chịu cố gắng thì cũng khó đạt được mục tiêu họ đề ra. Song song với đó, 
những người chậm tiếp thu hay gặp vướng mắc trong giải quyết các vấn đề trong 
công việc nhưng nếu họ cố gắng hết sức, làm hết khả năng có thể thì thành công sẽ 
đến với họ. Từ đó cho thấy phẩm chất chăm chỉ thực sự là một đức tính cần thiết 
trong cuộc sống. 
Trong các nhà trường phẩm chất chăm chỉ cho học sinh luôn được quan tâm 
giáo dục. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, do nhiều nguyên nhân, học 
sinh xã đảo Thạnh An nói chung, trường Tiểu học Thạnh An nói riêng dần đã phai 
nhạt đi phẩm chất đáng quý này. Giữa cuộc sống hiện đại, thời của công nghệ số 
như hiện nay thì tính kiên trì nhẫn nại, chịu khó, siêng năng chăm chỉ của học sinh 
cũng ngày càng mai một, ỷ lại nhiều vào công nghệ số. Con người dễ bị phân tâm 
bởi môi trường xung quanh, trong đó có học sinh. Do đó, học sinh thiếu cố gắng, 
thiếu kiên trì, nhẫn nại, chăm chỉ trong học tập và lao động công ích. 
Là một giáo viên chủ nhiệm tại trường Tiểu học Thạnh An, tôi muốn đi sâu 
tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và thực hiện những biện pháp giáo dục phát triển 
phẩm chất chăm chỉ cho học sinh lớp tôi đang chủ nhiệm. Với mong muốn giáo dục 
các em trở thành những học sinh có phẩm chất tốt, đức tính chăm học, chăm làm, 
hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung. Giúp các em rèn 
luyện, phát triển bản thân để đạt được những thành công lớn lao trong tương 
lai. 
 Từ những suy nghĩ trên, bản thân tôi quyết định chọn đề tài: "Một số biện 
pháp giáo dục phát triển phẩm chất chăm chỉ cho học sinh tiểu học theo chương 
trình giáo dục phổ thông 2018" để làm đề tài nghiên cứu và áp dụng nhằm góp 
phần nâng cao hiệu quả giáo dục và rèn luyện phẩm chất cho học sinh tiểu học. 
2. Thuận lợi và khó khăn 
 2.1. Thuận lợi 
 Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường và các tổ chức 
đoàn thể trong việc giáo dục đạo đức học sinh. 
 Gia đình các em tập trung trên địa bàn xã Thạnh An nên dễ quản lí. Một số 
phụ huynh quan tâm đến việc học tập và giáo dục con em mình. 
 Học sinh còn nhỏ, nhiều em biết vâng lời thầy cô giáo, ngoan ngoãn. 
 Đa số các em nghe lời thầy cô, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. 
 2.2. Khó khăn 
 Xã hội càng phát triển, con người càng ỷ lại, một số phụ huynh có thói quen 
cưng chiều con cái, ít cho các em thể hiện, tự làm việc nhà. Từ đó bản thân các em 
hình thành lối sống hưởng thụ, phụ thuộc vào cha mẹ mình. 
 Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã nâng cao chất lượng cuộc sống, gây 
ra những biến động về giá trị đạo đức. Sự bùng nổ của công nghệ số cũng phần nào 
hạn chế khả năng tư duy, tìm tòi. Các em không còn hứng thú đến thư viện mà chủ 
yếu dựa vào Internet. Thông qua internet học sinh chỉ hứng thú với game online, 
Tik tok, facebook, hay các video có nội dung chưa phù hợp với lứa tuổi. 
 Bên cạnh những yếu tố tác động từ ngoài xã hội thì học sinh ở xã đảo Thạnh 
An đa số là con em ngư dân, có trình độ dân trí thấp, điều kiện chăm lo cho việc 
học của con em mình còn gặp nhiều khó khăn. 
Thạnh An là một xã đảo nghèo của huyện Cần Giờ, đời sống của người dân 
chủ yếu đánh bắt thủy hải sản gần bờ. Trong những năm vừa qua, do ảnh hưởng 
của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường làm cho sản lượng đánh bắt hải sản 
giảm đáng kể, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, số hộ dân thuộc diện xóa 
đói giảm nghèo trên địa bàn xã chiếm gần 30%. 
Phụ huynh học sinh phần lớn là có trình độ thấp, chủ yếu là ngư dân đi lưới, 
làm thuê, làm mướn nên ít có sự hiểu biết về đổi mới giáo dục đang diễn ra; việc 
cập nhật thông tin về giáo dục còn chậm; sự thấu hiểu và chia sẻ, quan tâm, giáo 
dục con em mình còn rất hạn chế. Một số phụ huynh có quan niệm giáo dục học 
sinh là việc của thầy cô nên có tư tưởng “khoán trắng” cho giáo viên 
3. Nội dung sáng kiến, giải pháp trong công tác 
 Qua nhiều năm giảng dạy tại trường Tiểu học Thạnh An bản thân tôi nhận 
thấy, nhiều học sinh tỏ ra thiếu chăm chỉ trong học tập, trong hoạt động của trường 
của lớp. Từ đó tối đã suy nghĩ và mạnh dạn áp dụng một số biện pháp giáo dục phát 
triển phẩm chất chăm chỉ cho học sinh tiểu học theo chương trình giáo dục phổ 
thông 2018 trong quá trình giảng dạy, giáo dục tại trường như sau: 
 3.1. Rèn luyện bản thân, gương mẫu cho học sinh noi theo 
 Trong việc giáo dục phẩm chất chăm chỉ cho học sinh, vai trò của người thầy 
là vô cùng quan trọng. Đối với học sinh tiểu học, thầy cô là người mà các em xem 
như thần tượng để học tập, bắt chước, làm theo. Bởi vậy, giáo viên cần phải luôn 
trau dồi, rèn luyện và giữ gìn phẩm chất đạo đức lối sống tốt, gương mẫu về mọi 
mặt. Không những thế bản thân người giáo viên cần rèn luyện cho mình kỹ năng 
kiềm chế, bình tĩnh, tìm biện pháp giáo dục đúng đắn khi các em mắc lỗi. Giáo viên 
cần xác định được giáo dục học sinh là thay đổi nhận thức, ý thức của các em chứ 
không phải làm các em sợ bằng những hình phạt Đồng thời cũng không chỉ bằng 
những lời nói, bài giảng mà chính là những việc làm, thái độ, cách cư xử, giao tiếp 
của thầy cô hàng ngày với các em, với mọi người là tấm gương gần gũi mà các em 
được học tập, làm theo. Các em có nể phục, kính trọng, tin tưởng thầy cô thì các 
biện pháp giáo dục mới có hiệu quả. 
 3.2. Tìm hiểu hoàn cảnh, đặc điểm của từng học sinh 
Muốn giáo dục học sinh tốt thì giáo viên phải tìm hiểu tâm tư, tình cảm, đặc 
điểm, tính tình, sở thích, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh. Nhưng làm thế nào 
để hiểu được những điều ấy một cách tường tận? Theo tôi, đó là việc tiếp xúc, gần 
gũi, chuyện trò cởi mở với các em, tôi tìm hiểu thêm thông tin từ người quen, chính 
quyền địa phương, đến thăm gia đình của học sinh, từ giáo viên chủ nhiệm và bộ 
môn của năm trước. Bên cạnh đó, phối hợp với gia đình phụ huynh để theo dõi 
cũng như động viên học sinh. Hướng dẫn phụ huynh giáo dục phẩm chất chăm chỉ 
cho từ những việc làm nhỏ như: việc tự học, tự chuẩn bài ở nhà, làm việc nhà phụ 
giúp cha mẹ, hạn chế chơi game, xem tivi 
Ngoài ra, trong tuần học đầu tiên, tôi tổ chức cho các em tự giới thiệu tên 
mình trước lớp, việc làm này giúp tôi có thể biết tên của học sinh nhanh hơn, mặt 
khác, tôi có thể nhận ra một vài biểu hiện tâm sinh lý cơ bản của các em để có biện 
pháp gần gũi với các em, tạo cho các em có sự thên thiện khi tiếp xúc với giáo viên. 
Sau khi tạo được sự tin tưởng giữa thầy và trò thì việc giáo dục năng lực phẩm chất 
nói chung, phẩm chất chăm chỉ nói riêng cho học sinh sẽ tiến hành thuận lợi, dễ 
dàng hơn. 
 3.3. Sắp xếp chỗ ngồi hợp, thực hiện phong trào “Đôi bạn cùng tiến” 
 Theo tôi nghĩ, chỗ ngồi hợp lí, đúng từng đối tượng học sinh cũng là một 
biện pháp góp phần nâng cao chất lượng cũng như rèn được phẩm chất chăm chỉ 
cho học sinh tiểu học. Bởi vì tục ngữ có câu: "Học thầy không tày học bạn". 
 Thông qua việc tìm hiểu hoàn cảnh và khảo sát chất lượng. Tôi tiến hành sắp 
xếp chỗ ngồi cho các em ngay sau khi đã nắm bắt được chất lượng học tập của học 
sinh cũng như hiểu được đặc điểm, tính cách của từng em. 
 Theo sự tính toán và theo tình hình hiện tại của lớp, tôi chú ý đến những em 
bị hạn chế về mắt, về chiều cao được ưu tiên ngồi bàn trên. Đồng thời cứ một em 
học sinh siêng năng được ngồi cùng một bạn học sinh tiếp thu chậm, lười học. Phát 
động phong trào "Đôi bạn cùng tiến". Những học sinh chăm chỉ tiếp thu bài nhanh 
có nhiệm vụ quan sát, nhắc nhở và giúp bạn cùng vươn lên trong học tập. 
 Qua việc sắp xếp chỗ ngồi phù hợp như trên, tôi nhận thấy hiệu quả của việc 
xây dựng đức tính chăm chỉ cho từng đối tượng học sinh cụ thể, trong giờ học các 
em có sự cố gắng noi gương rõ rệt. 
 3.4. Giáo dục phẩm chất chăm chỉ cho học sinh thông qua việc tổ chức 
các hoạt động 
 Như ta đã biết phẩm chất học sinh được hình thành qua việc tiếp xúc, giao 
tiếp, trải nghiệm trong các hoạt động. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, phẩm chất chăm 
chỉ của các em được bộc lộ rõ nét trong các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt 
tập thể như thể dục thể thao, dã ngoại... 
 Trong giờ sinh hoạt lớp, thời gian chuyển các tiết học, hoặc có thể trong các 
giờ chơi, giải lao giáo viên có thể tổ chức một số trò chơi “Tiếp sức” hay “Ô chữ bí 
ẩn” gợi dẫn để học sinh tìm các câu tục ngữ thành ngữ có nội dung như: Khuyên 
con người có hiếu với cha mẹ, khuyên con người chăm học, chăm làm, nhân hậu, 
trọng tình nghĩa hơn tiền của, đoàn kết, trung thực, tự trọng ... Hoặc cung cấp cho 
các em một số câu truyện của Bác, khuyến khích học sinh nêu những tấm gương ở 
lớp, trường, địa phương về phẩm chất chăm chỉ, chăm học, chăm làm để các em tin 
tưởng, nể phục và học tập. 
 3.5. Phương pháp nêu gương 
 - Trong các tiết sinh hoạt lớp giáo viên cần tổ chức cho học sinh thi đua hàng 
tuần, hàng tháng bằng nhiều hình thức khác nhau như: tuyên dương các em có cố 
gắng trong học tập, ghi tên lên bảng thi đua của lớp Giáo viên cũng nên mạnh 
dạn đề xuất với Liên đội, Ban giam hiệu nhà trường những tấm gương vượt khó 
trong học tập, để tạo sự lan tỏa, thi đua giữa các lớp. 
 - Trong những giờ giải lao, giáo viên thông qua câu truyện, video Quà tặng 
cuộc sốnghoặc các câu chuyện ngoài đời thật về tấm gương chăm học, chăm làm 
để giáo dục học sinh. 
 3.6. Kết hợp hợp vững chắc giữa ba môi trường gia đình, nhà trường và 
xã hội để giáo dục học sinh 
 Như ta đã biết hiện nay việc hình thành nhân cách học sinh cũng phụ thuộc 
phần lớn từ phía gia đình và xã hội. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh không còn 
là việc của riêng nhà trường nữa mà phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cả 3 bên 
là: gia đình, nhà trường và xã hội. 
 Nhà trường kết hợp vởỉ gia đình, phối hợp với ban chấp hành hội PHHS để 
giáo dục phẩm chất chăm chỉ cho học sinh. Đồng thời thông báo tình hình chung 
của nhà trường, và nhờ phụ huynh can thiệp, hỗ trợ, giúp đỡ để giáo dục các em kịp 
thời. 
 Trong lần họp phụ huynh học sinh đầu năm, sau khi thông báo các nội quy 
của trường cũng như thông báo kết quả khảo sát chất lượng đầu năm cho phụ 
huynh học sinh nắm, tôi tiến hành gặp gỡ riêng từng phụ huynh trao đổi về tình 
hình đặc điểm của học sinh để phối hợp đưa ra biện pháp giáo dục. Tôi động viên 
các bậc phụ huynh luôn quan tâm đến thái độ học tập của các em ở nhà. Cần động 
viên khích lệ tinh thần của con em bằng những lời khen hay những món quà nhỏ 
nếu hôm nào đạt kết quả tốt. 
 Đối với những em học sinh lười, học yếu, giáo viên phải phối hợp cùng phụ 
huynh học sinh dùng phương pháp tác động tình cảm, gần gũi, phải thường xuyên 
kiểm tra, nhắc nhở, tìm hiểu nguyên nhân mất căn bản ở mảng kiến thức nào, kịp 
thời có kế hoạch giúp đỡ, phụ đạo. 
4. Phạm vi áp dụng, khả năng phổ biến: Trường tiểu học 
5. Thời điểm áp dụng: Năm học 2020 – 2021 
6. Hiệu quả mang lại 
 Qua kinh thời gian áp dụng sáng kiến, tôi thật sự hài lòng về kết quả thu 
được, các em đã có ý thức tự học ở nhà, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Tất cả học 
sinh trong lớp đều thích đi học, không có hiện tượng học sinh sợ sệt lo lắng, đối 
phó, tự ti khi đến lớp, các em tích cực tham gia các hoạt động giáo dục. Phần lớn 
các em mạnh dạn, tin tưởng tâm sự, chia sẻ với cô giáo, với bạn bè, tự tin, thân 
thiện, tự giác trong công việc của lớp, của trường, biết tự giác làm việc nhà vừa sức 
biết tự đánh giá bản thân. Cụ thể: 
 Năm học 2020 – 2021, lớp tôi chủ nhiệm có 34 học sinh. Cuối năm học, đa 
số các em không chỉ nhận được sự hài lòng từ giáo viên chủ nhiệm và còn có 
những lời khen từ các giáo viên chuyên trách qua sự tiến bộ về năng lực và phẩm 
chất so với đầu năm, cụ thể: 
Tập 
thể 
Năng lực Phẩm chất 
Tự phục 
vụ 
tự bảo 
quản 
Hợp tác Tự học 
và 
giải 
quyết 
vấn đề 
Chăm 
học 
chăm 
làm 
Tự tin 
trách 
nhiệm 
Trung 
thực 
kỷ luật 
Đoàn kết 
yêu 
thương 
Tốt Đạt Tốt Đạt Tốt Đạt Tốt Đạt Tốt Đạt Tốt Đạt Tốt Đạt 
3.1 28 6 24 10 29 5 34 0 21 13 26 8 30 4 
- Tập thể lớp 3.1 đứng hạng Nhất toàn trường do cô Tổng phụ trách xếp loại 
về nền nếp, tác phong. 
 - Học sinh chấp hành và thực hiện tốt các nền nếp qui định của trường như: 
đi học chuyên cần, đến lớp đúng giờ, ăn mặc đồng phục sạch sẽ, gọn gàng. Các em 
luôn tuân thủ theo nội quy của lớp: không nói tục chửi thề, nói lời hay làm việc tốt. 
Có tinh thần đoàn kết, hòa nhã với bạn bè, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. 
Hình ảnh: Các em đi học chuyên cần, đúng giờ, trang phục gọn gàng sạch sẽ 
Trong học tập, các em đã thể hiện rất nền nếp, còn trong phong trào các em 
học sinh lớp 3.1 cũng thể hiện rất tốt như biết giữ gìn và bảo vệ trường lớp xanh- 
sạch-đẹp thông qua các phong trào do Đội, trường tổ chức: phong trào “Thu hoạch 
rau sạch”, phong trào “Hãy giữ trường em luôn xanh, sạch, đẹp”, 
Hình ảnh: Các em thu hoạch rau do lớp đã trồng 
Hình ảnh: Học sinh lớp 3.1 làm vệ sinh trong khuôn viên trường, cổng trường thực 
hiện phong trào “Hãy giữ trường em luôn xanh, sạch, đẹp” 
Ở trường tích cực trong học tập và phong trào, ở nhà các em vẫn thể hiện 
năng lực, phẩm chất tốt của học sinh như: biết sử dụng thời gian học tập, sinh 
hoạthằng ngày một cách hợp lý, khả năng tự học ở nhà, biết giúp đỡ cha mẹ 
những công việc vừa sức. Chính những thói quen, hành vi đạo đức trong cuộc sống 
hằng ngày đã tạo cho các em chủ động, sáng tạo hơn và tự tin hơn. 
Hình ảnh: Học sinh tự học tại nhà trong thời gian không thể đến trường 
do dịch bệnh Covid-19 
Hình ảnh: Học sinh làm việc nhà phụ giúp cha mẹ 
Để tạo ra những người học sinh chăm ngoan, phát triển toàn diện về năng lực 
và phẩm chất đòi hỏi người giáo viên không chỉ cần phát triển chuyên môn nghiệp 
vụ mà còn cần phải thể hiện trách nhiệm, tình yêu thương, sự kiên trì, nhẫn nại 
trong giảng dạy và giáo dục, không những phải tâm huyết với nghề mà còn phải có 
vốn kiến thức tâm lý học, hiểu được tâm sinh lý của lứa tuổi tiểu học. Tất cả những 
điều trên, nếu người giáo viên đạt được thì con đường đến mục tiêu phát triển toàn 
diện giáo dục chắc chắn không phải là điều khó khăn nữa. 
. 
 Cần Giờ, ngày 10 tháng 12 năm 2021 
 NGƯỜI BÁO CÁO 
 Nguyễn Thanh Trí 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_bien_phap_gop_phan_giai_duc_phat_trien_pham_chat_cham_c.pdf