Thiết kế bài dạy các môn khối 5 - Trường Tiểu học Trung Trạch - Tuần 20

Thiết kế bài dạy các môn khối 5 - Trường Tiểu học Trung Trạch - Tuần 20

MỤC TIÊU: Rèn kĩ năng thực hiện tính chu vi hình tròn.

- Vận dụng làm bài tập đúng, nhanh.

- Giáo dục học sinh y thức học tập tốt.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Bài cũ: Tính chu vi của hình tròn biết bán kính của nó là 5,2m.

2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:

b) Hướng dẫn luyện tập:

 

doc 15 trang Người đăng huong21 Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn khối 5 - Trường Tiểu học Trung Trạch - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Từ 9/01 đến 13/01/2012
Thứ
Tiết
Môn dạy
Bài dạy
Thứ hai
1
2
3
Chào cờ
Toán 
Tập đọc
Luyện tập
Thái sư Trần Thủ độ
Thứ ba
1
2
3
Luyện từ và câu
Toán
Chính tả
Mở rộng vốn từ: Công dân
Diện tích hình tròn
Cánh cam lạc mẹ
Thứ tư
1
2
4
Tập làm văn
Tập đọc
Toán 
Tả người (Bài viết)
Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng
Luyện tập
Thứ năm
1
2
4
Toán
Luyện từ và câu
Lịch sử
Cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Luyện tập chung
Ôn tập
Thứ sáu
1
2
3
Tập làm văn
Toán
Kể chuyện
Lập chương trình hoạt động
Giới thiệu biểu đồ hình quạt
Kể chuyện đã nghe, đa đọc
Ghi chú: 
Soạn : 7/01/2012 
Giảng: Thứ hai, 9/01/2012
Toán: 	Tiết 96 	Luyện tập
I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng thực hiện tính chu vi hình tròn.
- Vận dụng làm bài tập đúng, nhanh.
- Giáo dục học sinh y thức học tập tốt.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Tính chu vi của hình tròn biết bán kính của nó là 5,2m.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
b) Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1b/c: Gọi 1H đọc bài tính chu vi hình tròn có bán kính r
H làm bài vào vở	
Bài 2: Gọi 1H đọc bài toán 2
a, T. Bài toán cho biết gì? (chu vi đường tròn bằng 3,14)
T. Bài toán yêu cầu gì? (tính đường kính của hình tròn)
b, Tính bán kính hình tròn có chu vi 18,84dm
-T. Muốn tính đường kính hình tròn ta làm thế nào?
H Muốn tính đường kính ta lấy chu vi hình tròn chia cho 3,14
-T. Muốn tính bán kính hình tròn ta làm thế nào?
H Muốn tính bán kúnh ta lấy chu vi hình tròn chia cho 6,28 tức là 3,14 x 2
d = C : 3,14	r = C : 6,28	hoặc r = C : (3,14 x 2)
T nói thêm cũng có thể giải câu b bằng cách tính như sau:
 18,84 : 3,14 : 2 = 3 (dm)
hoặc 18,84 : (3,14 x 2) = 3(dm)
Bài 3a: H: Đọc bài toán - Làm vào vở - Chữa bài 
3. Củng cố - dặn dò: T HD Bài 4: T vẽ hình lên bảng hướng dẫn H làm bài
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
H khoanh tròn vào D
T thu bài chấm. Nhận xét giờ học.
Tập đọc: 
Thái sư trần thủ độ
I. Mục tiêu 
1.Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật
2. Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong truyện (thái sư, câu đương, quân hiệu,)
Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
II. đồ dùng dạy – học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
iii. các hoạt động dạy – học
A. kiểm tra bàI cũ: ( 5 phút )
GV kiểm tra một tốp 4 HS được phân các vai (anh Thành, anh Lê, anh Mai, người dẫn chuyện) đọc trích đoạn kịch Người công dân số Một(phần 2), trả lời câu hỏi trong phần THB SGK
b. dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: GV dùng lời giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài ( 33 phút )
a) GV đọc diễn cảm bài văn
Đoạn 1 (từ đầu đến ông mới tha cho): câu giới thiệu về Trần Thủ Độ - đọc với giọng chậm rãi, rõ ràng. Đoạn 2(từ Một lần khác đến Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho): Lời Linh Từ Quốc Mẫu ấm ức; lời Trần Thủ Độ- ôn tồn, điềm đạm.
Đoạn 3(phần còn lại).
b) GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu luyện đọc, tìm hiểu bài và đọc diễn cảm từng đoạn của bài.
Đoạn 1: Hai, ba HS đọc đoạn văn. GV kết hợp giúp HS hiểu từ được chú giải cuối bài (thái sư, câu đương); sửa lỗi về phát âm cho các em.
- Một HS đọc lại đoạn văn. GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn văn.
- Từng căp HS luyện đọc. Sau đó HS thi đọc diễn cảm đoạn văn
Đoạn 2
- HS đọc thầm đoạn 2: Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao?
- HS đọc lại đoạn 2 theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Linh Từ Quốc Mẫu, Trần Thủ Độ).
Đoạn 3: - HS đọc đoạn 3. GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ mới ở cuối bài (xã tắc, thượng phụ).
- HS trả lời câu hỏi: Hai HS tiếp nối nhau thi đọc diễn cảm toàn truyện (HS 1 đọc đoạn 1, 2; HS 2 đọc đoạn 3).
3. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
Soạn : 8/01/2012 
Giảng: Thứ ba, 10/01/2012
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Công dân
I. Mục tiêu 
1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm Công dân
2. Biết cách dùng một số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân
II. đồ dùng dạy – học: 	Bảng lớp 
ii. các hoạt động dạy – học
A. kiểm tra bài cũ:
- HS đọc đoạn văn đã viết lại hoàn chỉnh ở nhà (BT2, phần Luyện tập, tiết LTVC trước)- chỉ rõ câu ghép được dùng trong đoạn văn, cách nối các vế câu ghép.
b. dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1: Một HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS trao đổi cùng bạn. các em có thể sử dụng từ điển để tra nghĩa của từ “công dân”
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt lại lời giải đúng: 
Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS tra cứu từ điển (sử dụng từ điển hoặc một vài trang phô tô), tìm hiểu nghĩa một số từ các em chưa rõ.- HS trao đổi trong nhóm; viết kết quả làm bài vào VBT. 
- Đại diện nhóm làm bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. Cả lớp v à GV nhận xét. GV chốt lại ý kiến đúng; mời 1-2 HS đọc kết quả:
Bài tập 3-Cách thực hiện tương tự BT1. GV giúp HS hiểu nghĩa của những từ ngữ em chưa hiểu. Sau khi hiểu nghĩa các từ ngữ, HS phát biểu. GV kết luận:
- Những từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân chúng, dân
- Những từ không đồng nghĩa với công dân:đồng bào, dân tộc, nông dân, 
Bài tập 4: - HS đọc yêu cầu của bài
- GV chỉ bảng đã viết lời nhân vạt Thành, nhắc HS: Để trả lời đúng câu hỏi, cần thử thay thế từ công dân trong câu nói của nhân vật Thành lần lượt bằng những từ đồng nghĩa với nó (đã được nêu ở BT3), rồi đọc lại câu xem có phù hợp không:- HS trao đổi thảo luận cùng bạn bên cạnh- HS phát biểu ý kiến. GV chốt lại lời giải đúng: Trong câu đã nêu, không t hể thay thể từ công dân bằng những từ đồng nghĩa (ở BT3). Vì từ công dân có hàm ý “người dân một nước độc lập”, khác với các từ nhân dân, dân chúng, dân. Hàm ý này của từ công dân ngược lại với ý của từ nô lệ.
3. Củng cố, dặn dò T: Nhận xét tiết dạy
Toán: 	Tiết 97 	diện tích hình tròn
I. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn và biết vận dụng để tính diện tích hình tròn.
- Rèn luyện kĩ năng tính, giải toán đúng, nhanh.
- Giáo dục học sinh cẩn thận khi làm toán.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Gọi H lên bảng làm bài
Biết chu vi của hình tròn là 12,56 dm. Tính đường kính của hình tròn đó
d = 12,56 : 3,14 = 4 (dm)
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
b) Giới thiệu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn.
T giới thiệu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn thông qua bán kính như SGK trình bày (trang 99)
T. Muốn tính diện tích hình tròn ta làm thế nào?
H Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với 3,14
Ta có công thức:	 S = r x r x 3,14
S là diện tích của hình tròn
r là bán kính của hình tròn
Ví dụ: Tính diện tích hình tròn có bán kính 2dm
Diện tích hình tròn là.	2 x 2 x 3,14 = 12,56 (dm2)
3. Luyện tập thực hành
Bài 1a/b:Tính diện tích hình tròn có bán kính r
a, r = 5cm, r = 0,4dm, r = m
H làm bài vào vở bài tập
Giải
a, Diện tích của hình tròn là.	5 x 5 x 3,14 = 3,14 (cm2)
b, Diện tích của hình tròn là	0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 (dm2)
c
Đáp số: a, 3,14 cm2; b, 0,5024 dm2; 
Bài 2a/b: Gọi 1H đọc yêu cầu của bài tập 2H làm bài vào vở
Bài 3: Gọi 1 số em đọc kết quả bài tập 3. T chữa bài tập cho H
Giải
Diện tích của hình tròn là.
45 x 45 x 3,15 = 6358,5 (cm2)
Đáp số: 6358,5 (cm2)
4. Củng cố - dặn dò: H nhắc lại cách tính diện tích hình tròn. Cách tính đường kính, bán kính của hình tròn.
Chính tả
 Cánh cam lạc mẹ
I. Mục tiêu 
1. Nghe- viết đúng chính tả bài Cánh cam lạc mẹ
2. Viết đúng các tiếng chứa âm đầu r / d/ gi âm chính o/ ô.
II. đồ dùng dạy – học
iii. các hoạt động dạy – học
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. Hướng dẫn HS nghe- viết ( 22 phút )
GV đọc bài viết .
- Hỏi HS về nội dung bài thơ. (Cánh cam lạc mẹ vẫn được sự che chở, yêu thương của bạn bè)
- Nhắc các em chú ý cách trình bày bài thơ, những chữ các em dễ viết sai chính tả(xô vào, khản đặc, râm ran)
-GV đọc – HS viết bài. HS đổi chéo vở soát bài. GV chấm. 1 số bàI .
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả ( 14 phút )
Bài tập (2)
- HS đọc YC BT.
- HS làm việc độc lập và báo cáo kết quả theo hình thức thi tiếp sức.
- GV hỏi HS về tính khôi hài của mẩu chuyện vui Giữa cơn hoạn nạn.(Anh chàng ích kỉ không hiểu ra rằng : nếu thuyền chìm thì anh cũng rồi đời)
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng:
4. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS ghi nhớ để không viết sai chính tả những t ừ ngữ đã ôn luyện; nhớ mẩu chuyện vui Giữa cơn hoạn nạn, kể lại cho người thân.
Soạn : 9/01/2012 
Giảng: Thứ tư, 11/01/2012
Tập làm văn
Tả người
(Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu 
HS viết được một bài văn tả người có bố cục rõ ràng; đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II. đồ dùng dạy – học: 
iii. các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài: GV dùng lời giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng 
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài ( 3 phút )
- GV mời 1 HS đọc 3 đề bài trong SGK.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài:
+ Các em cần suy nghĩ để chọn được trong 3 đề bài đã cho 1 đề hợp nhất với mình.
Hoạt động 3. HS làm bài ( 35 phút )
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò ( 1 phút )
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà đọc trước tiết TLV Lập chương trình hoạt động.
Tập đọc
nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng
I. Mục tiêu 
1. Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với cảm hứng ca ngợi, kính trọng nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài. Nắm được nội dung chính của bài văn: Biểu dương một công dân yêu nước, một nhà tư sản đã giúp Cách mạng rất nhiều tiền bạc, tài sản trong thời kì Cách mạng gặp khó khăn về tài chính.
II. đồ dùng dạy – học: ảnh chân dung nhà tư sản Đỗ Đình Thiện 
iii. các hoạt động dạy – học
A. kiểm tra bài cũ: Hai HS đọc lại bài Thái sư Trần Thủ Độ và trả lời các câu hỏi về bài học trong SGK.
b. dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: GV dùng lời giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
a) Luyện đọc- Hai học sinh khá giỏi(tiếp nối) đọc toàn bài.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài văn (2-3 lượt). chia bài thành năm đoạn nhỏ để luyện đọc(xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn). GV kết hợp giúp HS hiểu những từ ngữ được chú giải sau bài (tài trợ, đồn điền, tổ chức, đồng Đông Dương, tay hòm chìa khoá, Tuần Lễ Vàng, Qũy độc lập).
- HS luyện đọc theo cặp- Một, hai HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài, ...  uốn thành các hình nào?
H Sợi dây thép được uốn thành hai hình tròn và hai bán kính của hai hình tròn đó.
T. Chỉ hình mô tả chiều dài của sợi dây thép từ điểm tâm của hình tròn thứ nhất tiếp đó uốn theo hai hình tròn rồi uốn theo bán kính của hình tròn thứ hai để học sinh hình dung được chiều dài của sợi dây.
-T. Để tính chiều dài của sợi dây thép ta làm thế nào?
H ta tính chu vi của hai hình tròn sau đó tính tổng chu vi của hai hình tròn và hai bán kính. Tổng này chính là độ dài của sợi dây cần tìm.
H làm bài vào vở bài tập
Bài 2: Gọi 1H đọc bài 2. Cả lớp đọc thầm bài 2
T. Bài toán cho biết gì?
T. Bài toán yêu cầu gì?
H làm bài vào vở bài tập
Gọi 1H đọc bài làm trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét. T chữa bài 2
Bài 3: T. Treo bảng phụ có hình sẵn của bài tập
H quan sát hình và trả lời câu hỏi
T. Diện tích của hình bao gồm những phần nào?
H Diện tích của hình gồm 2 nửa hình tròn bán kính 7cm và hình chữ nhật có chiều rộng 10cm, chiều dài 7 x 2 = 14 (cm)
T. Ta có thể tích diện tích của hình như thế nào?
H Tính diện tích của hai nửa hình tròn, tính diện tích của hình chữ nhật sau đó cộng diện tích 3 phần với nhau để có diện tích hình cần tìm.
3. Củng cố - dặn dò: 
T HD Bài 4: Khoanh vào trước câu trả lời đúng T thu bài chấm, sửa sai nhận xét bài làm của học sinh.
Luyện Từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục tiêu 
1. Nắm được cách nối cácvế câu ghép bằng quan hệ từ (QHT)
2. Nhận biết các QHT, cặp QHT được sử dụng trong câu ghép; biết cách dùng QHT nối các vế câu ghép
ii. các hoạt động dạy – học
A. kiểm tra bài cũ: - HS làm lại các BT1, 2,4 trong tiết LTVC trước 
b. dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: GV dùng lời giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
2. Phần Nhận xét
Bài tập 1 - Một HS đọc yêu cầu của BT1 (Lưu ý HS đọc cả đoạn trích kể về Lê-nin trong hiệu cắt tóc). Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm đoạn văn, tìm câu ghép trong đoạn văn.
- HS nói những câu ghép các em tìm được. GV chốt lại ý đúng. 
Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của BT2
- HS làm việc cá nhân, các em dùng bút chì gạch chéo, phân tách các vế câu ghép, khoanh tròn các từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu.
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng
Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của BT3
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng.
3. Phần Ghi nhớ ( 3 phút )
- Hai HS đọc nội dung Ghi nhớ trong SGK. VD
4. Phần luyện tập ( 19 phút )
Bài tập 1 - HS đọc nội dung BT1
+ HS gạch dưới các câu ghép tìm được trong VBT, phân tách các vế câu bằng gạch chéo, khoanh tròn cặp QHT.
- HS đọc lại đoạn văn, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2: Một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập:+ Khôi phục lại từ bị lược trong câu ghép
+ Giải thích vì sao tác giả có thể lược bớt những từ đó.
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. mời 1 HS lên bảng khôi phục lại từ bị lược, chốt lại lời giải đúng
5. Củng cố, dặn dò T: Nhận xét tiết học
Lịch sử: Ôn tập
I. Mục tiêu: Học xong bài này H biết:
- Những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 - 1954; lập được bảng thống kê một số sự kiện theo thời gian (gắn với các bài đã học)
- Kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử này.
II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ hành chính Việt Nam. Phiếu học tập của H.
III. Các hoạt động dạy học. H thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1945-1954
Thời gian xảy ra
Sự kiện lịch sử tiêu biểu
Cuối năm 1945 đến năm 1946
19-12-1946
20-12-1946
20-12-1946 đến tháng 2-1947
Thu đông 1947
Thu đông 1950
16 đến 18-9-1950
Sau chiến dịch Biên giới
Tháng 2-1951
1-5-1952
30-3-1954 đến 7-5-1954
- Đẩy lùi giặc đói, giặc dốt.
- Trung ương Đảng và chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến.
- Đài tiếng nói Việt Nam phát lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ.
- Cả nước đồng loạt nổ súng chiến đấu, tiêu biểu là cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội với tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh"
- Chiến dịch Việt Bắc "Mồ chôn giặc Pháp"
- Chiến dịch Biên giới.
- Trận Đông Khê gương chiến đấu dúng cảm La Văn Cầu.
- Tập trung xây dựng hậu phương vững mạnh, chuẩn bị cho tiền tuyến sẳn sàng chiến đấu.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của đảng đề ra nhiệm vụ cho kháng chiến.
- Khai mạc đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gưuơng mẫu toàn quốc. Đại hội bầu ra 7 anh hùng tiêu biểu.
- Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ Châu mai.
Hoạt động 1. Làm việc theo nhóm.
Chia lớp thành 4 nhóm.
Mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi trong SGK. (VBT)
Các nhóm trao đổi. đại diện nhóm nêu kết quả. H nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 2. Làm việc cả lớp.
Tổ chức cho H thực hiện trò chơi theo chủ đề "Tìm địa chỉ đỏ"
Cách thực hiện: T dùng bảng phụ có đề sẵn các địa danh tiêu biểu, H dựa vào kiến thức đã học kể lại các sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó.
Việt Bắc 	Điện Biên Phủ
Đông Khê 	Hà Nội
3. Củng cố - dặn dò. T nhận xét tiết học.
Soạn : 11/01/2012 
Giảng: Thứ sáu,13/01/2012
Tập làm văn
Lập chương trình hoạt động
I. Mục tiêu 
1.Dựa vào mẩu chuyện về một buổi sinh hoạt tập thể, biết lập chương trình hoạt động (CTHĐ) cho buổi sinh hoạt tập thể đó và cách lập CTHĐ nói chung.
2. Qua việc lập CTHĐ, rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm vệc khoa học, ý thức tập thể.
3. Giáo dục ý thức tập thể, làm việc theo nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động. Thể hiện sự tự tin,đảm nhận trách nhiệm.
II. đồ dùng dạy – học: Ba tấm bìa viết mẫu 
iii. các hoạt động dạy – học
1. Giới thiệu bài : GV dùng lời giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng. 
2. Hướng dẫn HS luyện tập ( 35 phút )
Bài tập 1
- Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT1(Mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể, các yêu cầu). Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV giải nghĩa cho HS hiểu: Việc bếp núc (việc chuẩn bị thức ăn, thức uống, bát đĩa,)
- HS đọc thầm lại mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV hướng dẫn HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
- Để tổ chức buổi liên hoan, cần làm gì? Lớp trưởng đã phân công như thế nào?
- Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan.
(Buổi liên hoan diễn ra rất vui vẻ. Mở đầu là chương trình văn nghệ. Thu Hương dẫn chương trình, Tuấn Béo diễn kịch câm, Huyền Phơng kéo đàn, Cuối cùng, thầy chủ nhiệm phát biểu khen báo tường của lớp hay, khen các tiết mục biểu diễn tự nhên, buổi liên hoa n tổ chức chu đáo.)
HS trả lời xong câu hỏi bc, GV gắn lên bảng tấm bìa 3: 
GV nói: Để đạt kết quả của buổi liên hoan tốt đẹp như trong mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể, chắc lớp trưởng Thuỷ Minh đã cùng các bạn lập một 
Bài tập 2- Một HS đọc yêu cầu của BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của BT2:- GV thảo luận nhóm.
3. Củng cố, dặn dò T: Nhận xét tiết học
Toán: 	 Tiết 100 	 
giới thiệu biểu đồ hình quạt
I. Mục tiêu: Giúp học sinh làm quen với biểu đồ hình quạt.
- Bước đầu biết đọc, viết và phân tích số liệu trên biểu đồ hình quạt.
- Giáo dục học sinh cẩn thận khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học: Các hình minh hoạ trong GSK.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: Tính diện tích hình tròn có bán kính 2,3cm; m.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
b) Giới thiệu biểu đồ hình quạt:
Ví dụ 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kỹ biều đồ hình quạt ở ví dụ 1 SGK rồi nhận xét các đặc điểm.
-T. Biểu đồ có dạng hình gì?
H Biểu đồ có dạng hình tròn được chia thành nhiều phần.
-T. Số trên mỗi phần của biều đồ được ghi dưới dạng số nào?
H Số trên mỗi phần của biều đồ ghi dưới dạng tỉ số phần trăm.
-T. Nhìn vào biều đồ em thấy sách trong thư viện của trường học này được chia thành mấy loại.
H được chia làm 3 loại.
-T. Đó là những loại sách nào?
H Đó là truyện thiếu nhi, sách giáo khoa, các loại sách khác.
-T. Tỷ số phần trăm của từng loại là bao nhiêu?
T giảng: Biểu đồ hình quạt trên cho biết: Coi tổng số sách trong thư viện là 100% thì: 
Có 50% số sách là truyện thiếu nhi
Có 25% số sách là sách giáo khoa
Có 25% số sách là các loại khác.
Ví dụ 2: Hướng dẫn H đọc biều đồ ở ví dụ 2 T Biểu đồ nói về điều gì?
T. Có bao nhiêu phần trăm học sinh tham gia môn bơi?
T. Tổng số học sinh của cả lớp là bao nhiêu?
T. Tính số học sinh tham gia môn bơi?
* Thực hành đọc, phân tích và xử ly số liệu trên biểu đồ hình quạt
Bài 1: T hướng dẫn H
T. Nhìn vào biều đồ chỉ số phần trăm học sinh thích màu xanh.
T. Tính số học sinh thích màu xanh theo tỉ số phần trăm khi biết tổng số học sinh của cả lớp.
3. Củng cố - dặn dò T HD Bài 2: Gọi H đọc nội dung, yêu cầu bài tập 2
T. Biểu đồ nói về điều gì?
T. Căn cứ vào các dấu hiệu quy ước, hay cho biết phần nào trên biều đồ chỉ số học sinh giỏi, số học sinh khá, số học sinh trung bình.
Kể chuyện
Kể chuyệN đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu 
1. Rèn luyện kĩ năng nói:
- HS kể đươc câu chuyện đã nghe, đã học về một tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
- Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
2. Rèn kĩ năng nghe: HS nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. đồ dùng dạy – học: 	 Bảng lớp viết đề bài
iii. các hoạt động dạy – học
A. kiểm tra bài cũ: HS kể một vài đoạn của câu chuyện Chiếc đồng hồ, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.
b. dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: GV dùng lời giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện 
a) Giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài
- Một HS đọc đề bài viết trên bảng lớp. GV gạch dưới những từ ngữ cần chú 
- HS đọc thầm lại gợi ý 1. GV nhắc HS : Việc nêu tên nhân vật trong các bài tập đọc đã học 
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị ở nhà cho tiết học này theo lời dặn của thầy, cô như thế nào?
- Một số HS tiếp nối nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể (kết hợp giới thiệu truyện các em mang đến lớp (nếu có). 
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- 1 HS đọc lại gợi ý 2. Mỗi HS lập nhanh dàn ý (theo cách gạch đầu dòng ) câu chuyện mình sẽ kể.
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩ câu chuyện. HS thi KC trước lớp
- HS xung phong KC hoặc cử đại diện thi kể.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm lời kể của từng HS theo các tiêu chuẩn:
+ Nội dung câu chuyện có hay, có mới không? (HS tìm được truyện ngoài SGK được cộng thêm điểm)
+ Cách kể (giọng điệu, cử chỉ)+ Khả năng hiểu chuyện người kể.
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất; bạn KC tự nhiên, hấp dẫn nhất; bạn đặt câu hỏi thú vị nhất.
3. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20-L5 SANG.doc