Thiết kế bài dạy các môn khối 5 - Trường Tiểu học Trung Trạch - Tuần 22

Thiết kế bài dạy các môn khối 5 - Trường Tiểu học Trung Trạch - Tuần 22

MỤC TIÊU :

Giúp học sinh : củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

 Luyện tập vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trong một số tình huống đơn giản.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Bài cũ : ? Nêu quy tắc tính DTXQ và DTTP của hình hộp chữ nhật?

HS: chữa bài tập 3 VBT.

T: Nhận xét, ghi điểm

B. Bài mới

 

doc 15 trang Người đăng huong21 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn khối 5 - Trường Tiểu học Trung Trạch - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Từ 30/01 đến 3/02/2012
Thứ
Tiết
Môn dạy
Bài dạy
Thứ hai
1
2
3
Chào cờ
Toán 
Tập đọc
Luyện tập
Lập làng giữ biển
Thứ ba
1
2
3
Luyện từ và câu
Toán
Chính tả
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
Nghe-viết: Hà Nội
Thứ tư
1
2
4
Tập làm văn
Tập đọc
Toán 
Ôn tập văn kể chuyện
Cao Bằng
Luyện tập
Thứ năm
1
2
4
Toán
Luyện từ và câu
Lịch sử
Luyện tập chung
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Bến Tre đồng khởi
Thứ sáu
1
2
3
Tập làm văn
Toán
Kể chuyện
Kể chuyện (viết)
Thể tích của một hình
Ông Nguyễn Khoa Đăng
 Ghi chú: 
Soạn : 28/01/2012 
Giảng: Thứ hai, 30/01/2012
Toán: Tiết 106 luyện tập
I. Mục tiêu : 
Giúp học sinh : củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
	Luyện tập vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trong một số tình huống đơn giản.
II. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ : ? Nêu quy tắc tính DTXQ và DTTP của hình hộp chữ nhật?
HS: chữa bài tập 3 VBT.
T: Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: HD học sinhluyện tập.
Bài 1 : - Gọi học sinh đọc yêu cầu 
T: HD học sinh vận dụng trực tiếp quy tắc để tính 
HS: 2 em làm ở bảng lớp. 
- Cả lớp làm bài vào vở nháp - Lớp đối chiếu nhận xét. 
Bài 2:T: Gọi học sinh đọc, phân tích bài tập.
H: 2 em đọc phân tích bài toán 
T: HD học sinh giải bài vào vở
H: Giải bài vào vở - Đọc bài làm, nhận xét. 
Giải
Đổi 8 dm = 0,8 m
Diện tích xung quanh của cái thùng là: (1,5 + 0,6) x 2 x0,8 = 3,36 (m2)
 Diện tích một mặt đáy của cái thùng là: 1,5 x 0,6 = 0,9 (m2) 
 Diện tích cần quét sơn là: 3,36 + 0,9 = 4,26 (m2)
 Đáp số: 4,26 m2
Củng cố : Bài 3: HD đọc kĩ các kết quả và điền Đ, S
Học sinh làm bài vào nháp, đọc bài làm, nhận xét
Kết quả: a) Đ; b) S ; c) S ; d) Đ
Nêu kiến thức trong tâm giờ học. - Nhận xét giờ học, dặn dò
Tập đọc Lập làng giữ biển
I. Mục tiêu 
1. Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi; biết phân biệt lời các nhân vật (Bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ)
2. Từ ngữ: Ngư trường, vàng lưới, lưu cữu.
3. Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.
II. Đồ dùng dạy – học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
iii. Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra: HS đọc bài Trí dũng song toàn, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
B. dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
- Hai HS khá, giỏi (tiếp nối nhau) đọc toàn bài.
- HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Từng tốp (mỗi tốp 4 HS) tiếp nối nhau đọc bài văn (2-3 lượt). Có thể chia bài thành 4 đoạn 
- HS luyện đọc theo cặp. Một, hai HS đọc toàn bài. GV đọc diễn cảm bài văn:
+ Lời ông Nhụ (nói với Bố Nhụ): kiên quyết, gay gắt
+ Lời bố Nhụ (nói với Nhụ): vui vẻ, thân mật: “Thế nào con, đi với bố chứ?”
+ Lời đáp của Nhụ : Nhẹ nhàng
+ Đoạn kết bài (suy nghĩ của Nhụ): đọc chậm lại, giọng mơ tưởng
b) Tìm hiểu bài* Đọc thầm bài văn và câu hỏi trong SGK:
- Bài văn có những nhân vật nào?
- Bố Nhụ và ông nhụ bàn với nhau việc gì?
- Bố Nhụ nói: “con sẽ họp làng”, chứng tỏ ông là người thế nào?
- Theo lời của bố Nhụ, việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì?
-HS nêu ND ,ý nghĩa bài văn.
c). Đọc diễn cảm
- Bốn HS phân vai (người dẫn chuyện, bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ) đọc diễn cảm bài văn. GV hướng dẫn các em thể hiện đúng lời các nhân vật.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm theo cách phân vai đoạn văn:
3. Củng cố, dặn dò: 
- Qua câu chuyện em hiểu được điều gì? 
Soạn : 29/01/2012 
Giảng: Thứ ba, 31/01/2012
 Luyện từ và c âu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục tiêu 
1. HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện kết- quả ,giả thiết -- kết quả 
2. Biết tạo các câu ghép có quan hệ điều kiện - kết quả, giảb thiết - kết quả bằng cách điền quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ, thêm về câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu.
II. Đồ dùng dạy – học: 	Bảng phụ, giấy khổ to
iii. Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra: - HS làm bài 4 (phần Luyện Tập)
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Phần Luyên tập 
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài tập; suy nghĩ, trao đổi cùng bạn.
- GV mời 1 HS phân tích 2 câu văn, thơ đã viết trên bảng lớp: 
+ Đánh dấu phân cách các vế câu trong mỗi câu ghép
+ Phát hiện cách nốicác vế câu giữa hai câu ghép có gì khác nhau.
- HS đọc thầm lại 2 câu văn, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. GV gọi 1 HS chỉ vào 2 câu văn đã viết trên bảng lớp, nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV giải thích: Các câu trên tự nó đã có nghĩa, song để thể hiện quan hệ ĐK-KQ hay GT- KQ, các em phải biết điền các QHT thích hợp vào chỗ trống trong câu. HS suy nghĩ, làm bài cá nhân.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Bài tập 3: Cách làm tương tự BT2.
T kết luận 
5. Củng cố, dặn dò: H đặt câu ghép thể hiện quan hệ ĐK-KQ hay GT- KQ
Toán: Tiết 107 
diện tích xung quanh và diện tích
toàn phần của hình hộp lập phương
I. Mục tiêu : 
Giúp học sinh: Tự nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt để rút ra được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương từ hình hộp chữ nhật
Vận dụng quy tắc để giải một số bài tập có liên quan
 II . Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ : Học sinh chữa bài tập 2 VBT
B. Bài mới 
 Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương:
GV giới thiệu hình lập phương và gợi ý cho học sinh nhận xét.
- Các mặt của hình lập phương như thế nào?
H: Hình lập phương có 6 mặt bằng nhau
T: Nhận xét về các kích thước của hình lập phương?
H: Các kích thước bằng nhau
T: Gọi học sinh đọc quy tắc tính DTXQ,DTTP của hình hộp chữ nhật.
Em có nhận xét gì về hình lập phương và hình hộp chữ nhật?
H: Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt.
GV kết luận: 
-Từ công thức tính DTXQ và DTTP hình hộp chữ nhật em rút ra công thức tính DTXQ và DTTP của hình lập phương
 -Học sinh đọc quy tắc SGK
T: HD học sinh làm ví dụ SGK 
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu SGK.
T: HD học sinh giải theo yêu cầu bài toán.
-HS giải bài vào vở bài tập; đọc bài làm, nhận xét.
Bài 2: HD tương tự như bài 1
HD học sinh làm bài vào vở.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
 ? Nêu quy tắc tính diện tíchxung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.?
Chính tả: (Nghe-viết) 
Hà Nội
I. Mục tiêu 
1. Nghe- viết đúng chính tả trích đoạn bài thơ Hà Nội 
2. Biết tìm và viết đúng danh từ riêng (DTR) là tên người, tên địa lí Việt Nam.
3. HS trình bày đẹp , rõ ràng
II. Đồ dùng dạy – học: - Bảng phụ 
iii. Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra: HS viết những tiếng có âm đầu r, d, gi (hoặc những tiếng thanh hỏi, thanh ngã). trong bài thơ vui Sợ mèo không biết)
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS nghe - viết 
- GV đọc trích đoạn bài thơ Hà Nội . Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Nội dung của đoạn thơ là gì?( Bạn nhỏ mới đến Hà Nội nên thấy cái gì cũng lạ, Hà Nội có rất nhiều cảng đẹp.
- HS đọc thầm lại bài thơ. GV nhắc các em chú ý những từ ngữ cần viết hoa (viết lại ra giấy nháp những từ ngữ đó): Hà Nội, Hồ Gươm, Tháp Bút, Ba Đình, chùa Một Cột, Tây Hồ.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2: 1 HS đọc nội dung BT2. HS phát biểu ý kiến.
- HS nhắc lại quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam. 
Bài tập 3- HS đọc yêu cầu của bài tập, làm bài vào VBT.
- Chia lớp làm 3-4 nhóm ; các nhóm thi tiếp sức. GV giải thích cách chơi:
+ Mỗi HS lên bảng cố gắng viết nhanh 5 tên riêng vào đủ 5 ô rồi chuyển bút cho bạn trong nhóm viết tiếp. 
+ Nhóm nào chỉ làm đầy ô 1 - ô dễ nhất sẽ không dược tính điểm cao. Nhóm làm đầy cả 5 ô sẽ được khen là hiểu biết rộng.
- GV lập nhóm trọng tài HS để đánh giá kết quả cuộc chơi.
- HS các nhóm thi tiếp sức.Lớp và GV bổ sung, kết luận nhóm thắng cuộc.
- HS viết thêm vào vở tên 2 anh hùng nhỏ tuổi, 2 tên sông (hoặc hồ, núi đèo)
4. Củng cố, dặn dò:
H: Nêu quy tắc viết hoa. Học thuộc bài thơ. 
Tập đọc: 
Cao bằng
I. Mục tiêu 
1. Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện lòng yêu mến của tác giả với đất đai và những người dân Cao Bằng đôn hậu
2. Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi Cao Bằng – mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang gìn giữ biên cương của Tổ quốc.
3. Học thuộc lòng bài thơ
II. Đồ dùng dạy – học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Bản đồ Việt Nam để GV chỉ vị trí Cao Bằng cho HS.
iii. Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra: HS đọc lại bài Lập làng giữ biển.Nêu nội dung bài
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc
- 2 HS khá, giỏi (tiếp nối nhau) đọc bài thơ.
- HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Từng tốp HS (mỗi tốp 3 HS) tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ (đọc 2-3 lượt). 
- HS luyện đọc theo cặp. Một, hai HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm bài thơ- giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
b) Tìm hiểu bài
Đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi:
- Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng.
- Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì?
- HS nêu ND ,ý nghĩa bài thơ.
c). Đọc diễn cảm
- 3 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm 6 khổ thơ. 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm ba khổ thơ đầu. 
- HS nhẩm học thuộc lòng (HTL) từng khổ, cả bài
- HS thi HTL một vài khổ, cả bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại ý nghĩa cuả bài thơ
- GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
Soạn : 30/01/2012 
Giảng: Thứ tư, 01/02/2012
Tập làm văn
ôn tập văn kể chuyện
I. Mục tiêu 
1. Củng cố kiến thức về văn kể chuyện.
2. Làm đúng bài tập thực hành, thể hiện khả năng hiểu một chuyện kể (về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện)
3. Rèn luyện tính mạnh dạn, nói lưu loát trước đám đông.
II. Đồ dùng dạy – học: - Bảng phụ viết sẵn nội dung tổng kết ở BT1 
iii. Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra: GV chấm đoạn văn viết lại của 3 HS ( Hoàn, Thiện , Thanh)
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu của bài
- HS các nhóm làm bài. Đại diện nhóm mình trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét góp ý. GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung tổng kết.
Bài tập 2- 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài:
 HS 1 đọc phần yêu cầu và truyện Ai giỏi nhất,
 HS 2 đọc các câu hỏi trắc nghiệm.
- Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập, suy nghĩ, làm bài vào VBT
- Gọi 3-4 HS thi làm đúng, nhanh. 
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học 
-Dặn HS ghi nhớ những kiến thức về văn kể chủyện vừa ôn luyện. Chuẩn bị cho tiêt Tập làm văn tuần tới (Viết bài văn kể chuyện) bằng cách đọc trước các đề văn để chọn một đề ưa thích.
Toán : Tiết 108 
luyện tập
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- Vận dụng công thức tính tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải một số bài tập trong một số tình huống đơn giản. 
Ii. Các hoạt động dạy và học :
A.Bài cũ:H: Nêu quy tắc tính tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
 Gọi học sinh chữa bài tập 3 VBT
B. Bài mới :
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: T: HD học sinh làm và chữa bài
 HS thực hiện vào vở ,2 em chữa bài ở bảng lớp.
 Đổi 2m 5cm = 20,5 dm
 S XQ = 20,5 x 20,5 x4 = 1681 (dm2)
 S TP= 20,5 x 20,5 x6= 2521,5 (dm2)
Bài 2: Gọi học sinh đọc bài toán. 
GV vẽ hình lên bảng HD học sinh quan sát hình vẽ và tìm cách tính.
H: Đọc đề bài và qan sát hình
T: HD học sinh giải bài vào vở:
Học sinh làm bài vào vở, 2 em đọc bài làm, nhận xét.
Bài 3: HD tương tự bài 2.
- Tính diện tích của hai hình và điền kết quả Đ, S vào ô
* Củng cố : Nêu kiến thức trọng tâm của giờ học. - Nhận xét giờ học - Dặn dò
Soạn : 31/01/2012 
Giảng: Thứ năm, 02/02/2012
Toán: Tiết 109 
luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS : Hệ thống và củng cố lại các quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập phương
Vận dụng các quy tắc tính diện tích để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
II. Các hoạt động dạy học:.
Bài cũ: H: Cả lớp làm bài tập 1 SGK
2 em lên bảng làm bài
T: Nhận xét. Chữa bài
Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành
Bài 1: HS đọc yêu cầu BT
T: HD Hs vận dụng công thức tính DTXQ và DTTP của HHCN để tính.
H: Làm BT vào vở rồi chữa bài
a).DTXQ của hình hộp chữ nhật đó là: (2.5 +1.1)x2x0.5 = 3.6 (m2)
DTTP của hình hộp chữ nhật đó là: 3.6 + 2.5 x 1.1 x 2 = 9.1 (m2)
b).Đổi 15dm = 1.5m
DTXQ của hình hộp chữ nhật đó là: ( 3+1.5) x2x0.9 = 8.1 (m2)
DTTP của hình hộp chữ nhật đó là: 8.1 + 3 x 1.5x2 = 17.1 ( m2)
Bài 3 : - Gọi HS đọc bài toán - HD học sinh phát hiện nhanh, tính nhanh DTXQ và DTTP của hình lập phương và trả lời
4 . Củng cố :- Bài 2 : 1 HS đọc yêu cầu BT, cả lớp đọc thầm.
T: HD học sinh hoàn thành bảng N2.
3 nhóm lên điền kết quả đã làm, lớp theo dõi nhận xét.
Luyện từ và câu: 
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục tiêu 
1. HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.
2. Biết tạo ra các câu ghép thể hiện quan hệ tương phản bằng cách nốicác vế câu ghép bằng quan hệ từ, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu.
II. Đồ dùng dạy – học: 	Bảng phụ ghi bài tập 1-3
III. Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra: 2 HS Dặt câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện - kết quả
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Phần luyện tập 
 Bài tập 1: Một HS đọc nội dung bài tập
- Cả lớp làm bài vào VBT. Hai HS làm bài trên bảng lớp hoặc bảng quay. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a) Mặc dù giặc Tây hung tàn nhưng chúng
V
C
V
C
V
C
C
V
không thể ngăn cản cáccháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ.
b)Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương
V
C
V 
C 
- GV kết luận:
Bài tập 2- Một HS đọc yêu cầu của bài tập. HS làm bài vào VBT.
- GV gọi 2 HS lên bảng lớp thi làm bài đúng, nhanh. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3: Một HS đọc yêu cầu của bài. 
- Lưu ý HS đọc cả mẩu chuyện vui Chủ ngữ ở đâu?. 
- Cả lớp làm bài vào VBT
- GV gọi 1 HS làm bài trên lớp, phân tích câu ghép (gạch 1 gạch dưới bộ phận C, 2 gạch dưới bộ phận V), chốt lại kết quả
? Tính khôi hài của câu chuyện là đâu?
 5. Củng cố, dặn dò: H thi đua đặt câu . 
Lịch sử: bến tre đồng khởi 
I. Mục tiêu:
- Mú – Dieọn ủaừ ra sửực taứn saựt ủoàng baứo mieàn Nam. Khoõng coứn con ủửụứng naứo khaực, ủoàng baứo mieàn Nam ủaừ ủoàng loaùt ủửựng leõn khụỷi nghúa.
- Tieõu bieồu cho phong traứo ủoàng khụứi cuỷa mieàn Nam laứ cuoọc ủoàng khụỷi cuỷa nhaõn daõn Beỏn Tre.
- Reứn kú naờng thuaọt laùi phong traứo ẹoàng Khụỷi.
- Yeõu nửụực, tửù haứo daõn toọc.
II. Đồ dùng dạy học: AÛnh SGK, baỷn ủoà haứnh chớnh Nam Boọ.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: - Vì sao đất nước ta nhân dân ta phải đau nối đau chia cắt?
- Nhân dân ta đã làm gì để xoá bỏ nổi đau chia cắt? 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: 
- Vì sao nhân dân miên Nam đồng loạt đứng lên chống Mĩ - Diệm?
- Phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre diễn ra như thế nào?
- Phong trào "Đồng Khởi" có ý nghĩa gì?
* Hoạt động 2: - H thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi ở hoạt động 1
- Đại diện nhóm trả lời
- H nhóm khác bổ sung.
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Thuật lại sự kiện ngày 17-1- 1960
- Sự kiện này ảnh hưởng gì đến các huyện khác ở Bến Tre? Kết quả của phong trào "Đồng Khởi" ở Bến Tre.
- Phong trào "Đồng Khởi" Bến Tre có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam như thế nào? 
3. Củng cố: 
- Hãy nêu ý nghĩa của phong trào "Đồng Khởi" Bến Tre.
T: Nhận xét tiết học.
Soạn : 01/02/2012 
Giảng: Thứ sáu, 3/02/2012
Tập làm văn
Kể chuyện
(Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu 
- Dựa vào những hiểu biết và kĩ năng đã có, HS viết được hoàn chỉnh một bài văn kể chuyện.
II. Đồ dùng dạy – học
Bảng lớp ghi tên một số truyện đã đọc, một vài truyện cổ tích.
iii. Các hoạt động dạy – học
1. Giới thiệu bài 
Trong tiết TLV trước, các em đã ôn tập về văn kể chuyện, trong tiết học hôm nay các em sẽ làm bài kiểm tra viết về văn kể chuyện theo 1 trong 3 đề SGK đã nêu. T mong các em sẽ viết được những bài văn kể chuyện có cốt truyện, nhân vật, có ý nghĩa và thú vị.
2. Hướng dẫn HS làm bài 
- Một HS đọc 3 đề bài trong SGK. )
- GV: Đề 3 yêu cầu các em kể chuyện theo lời nhân vật trong truyện cổ tích. Các em cần nhớ yêu cầu của kiểu bài này để thực hiện đúng.
- Một số HS tiếp nối nhau nói tên đề bài các em chọn
- GV giải đáp những thắc mắc của các em 
3. HS làm bài 
4. Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS đọc trước đề bài, chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 23( Lập chương trình hoạt động.
Toán: Tiết 110 
thể tích của một hình
I . Mục tiêu: Giúp HS : Có biểu tượng về thể tích của một hình
Biết so sánh thể tích của 2 hình trong một số tình huống đơn giản
II. Các hoạt động dạy học 
A. Bài cũ : Gọi HS làm bài 3 VBT
GV đánh giá cho điểm 
A. Bài mới: 
Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về thể tích của một hình:
Ví dụ: GVgiới thiệu mô hình trực quan hướng dẫn học sinh quan sát và đọc ví dụ
1 trong SGK rồi nhận xét 
HS quan sát và nhận xét thể tích của hình hộp chữ nhật và thể tích hình lập phương.
Ví dụ 2: HD học sinh quan sát và nhận xét thể tích của hình hộp chữ nhật và thể tích hình lập phương.
HS quan sát và trả lời: Thể tích hình C bằng thể tích hình D
 Tương tự với dí dụ 3
Hoạt động 2. Hướng dẫn luyện tập
Bài1 : Gọi HS đọc yêu cầu 
Hướng dẫn : Quan sát hai hình vẽ và đếm xem số hình lập phương có trong mỗi hình. 
HS thực hành theohướng dẫn của giáo viên 
Hình A có 16 hình lập phương
Hình B có 18 hình lập phương
Thể tích hình A lớn hơn hình B
Bài 2 : Cách tiến hành tương tự bài 1
*. Củng cố : - Nhận xét giờ học – Dặn dò
Kể chuyện 
ông Nguyễn khoa đăng
I. Mục tiêu 
1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân. 
- Biết trao đổi với các bạn về mưu trí tài tình của ông Nguyễn Kha Đăng.
2.Rèn kĩ năng nghe: Nghe thầy (cô) kể chuyện, nhớ chuyện
- Theo dõi bạn KC, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn
II. Đồ dùng dạy – học: Tranh minh họa
iii. Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra: HS kể lại câu chuyện đã chứng kiến hoặc đã làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử – văn hoá, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn thương binh, liệt sĩ.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. GV kể chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng 
- GV kể lần 1, viết lên bảng những từ ngữ khó đọc chú giải sau truyện: truông, sào huyệt, phục binh
- GV kể lần 2, yêu cầu HS vừa lắng nghe GV kể vừa quan sát từng tranh minh hoạ trong SGK.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
a) KC trong nhóm: Từng nhóm 4.HS kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh 
b) Thi KC trước lớp: 
- Một vài tốp HS, mỗi tốp 4 em, tiếp nối nhau lên bảng thi kể lại từng đoạn câu chuyện theo 4 tranh minh hoạ. 
- 2 HS (tiếp nối nhau) thi kể toàn bộ câu chuyện.
- HS trao đổi về biện pháp mà ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm kẻ ăn cắp và trừng trị bọn cướp tài tình ở chỗ nào.
4. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 22-L5 SANG.doc