Thiết kế bài dạy khối 5 - Học kì I năm 2011 - Tuần 13

Thiết kế bài dạy khối 5 - Học kì I năm 2011 - Tuần 13

A. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:- Đọc trôi chảy, to rõ ràng, đúng các từ có chứa các âm dễ lẫn: l, n, đọc l¬ưu loát toàn bài.

- Hiểu ý nghĩa chuyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3b ).

2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.

 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ rừng, phòng chống bọn tội phạm.

B.Chuẩn bị:

I. Đồ dùng dạy - học:

1. Học sinh: Chuẩn bị bài.

2. Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc.

 

doc 30 trang Người đăng huong21 Lượt xem 775Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy khối 5 - Học kì I năm 2011 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13: 
Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: GDTT: 
CHÀO CỜ
-----------------------------------------------------
Tiết 2: Tin häc 
GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY
---------------------------------------------------
Tiết 3: TẬP ĐỌC(25): 
NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
 Nguyễn Thị Cẩm Châu
A. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:- Đọc trôi chảy, to rõ ràng, đúng các từ có chứa các âm dễ lẫn: l, n, đọc lưu loát toàn bài. 
- Hiểu ý nghĩa chuyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3b ).
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ rừng, phòng chống bọn tội phạm.
B.Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: Chuẩn bị bài.
2. Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc.
II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác.
C.Các hoạt động dạy- học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc thuộc bài thơ Hành trình của bầy ong, TLCH.
- GV nhận xét, cho điểm.
II.Bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
1. Luyện đọc.
- Gọi 1HS khá - giỏi đọc bài
- GV chia 3 đoạn: 
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
* Sửa lỗi khi HS ngắt nghỉ sai. 
-Luyện đọc từ khó: truyền sang, loanh quanh, trộm, lén, rắn rỏi, bành bạch, chão, loay hoay, rô bốt
-Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
 *Giải nghĩa từ khó: rô bốt, còng tay,.. 
- Luyện đọc theo cặp (lặp lại 2 vòng , đổi đoạn cho nhau ).
- GV đọc mẫu cả bài
2.Tìm hiểu bài:
- Đoạn 1:
+ Thoạt tiên phát hiện thấy những dấu chân người lớn hằn trên mặt đất, bạn nhỏ thắc mắc gì?
+ Lần theo dấu chân, bạn nhỏ đã nhìn thấy những gì?
* Trẻ em có quyền gì?
- Đoạn 2
+ Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh, dũng cảm ?
- Đoạn 3: Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia việc bắt bọn trộm gỗ? 
- Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
* Trẻ em có bổn phận gì?
- Nêu ý nghĩa của bài?
3.Luyện đọc diễn cảm
- Từ ý từng đoạn HS nêu cách đọc diễn cảm bài văn?
- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2.
+ GV đọc mẫu.
+ HS đọc theo cặp.
+ Thi đọc đoạn 2.
- GV nhận xét. 
* Tích hợp BVMT: 
- Để bảo vệ rừng em phải làm gì? 
III. Củng cố- dặn dò:
- GV tóm tắt bài.
- GVnhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau: Trồng rừng ngập mặn.
- Cả lớp đọc thầm theo.
- Gọi 1HS khá - giỏi đọc bài
+ đoạn 1:ra bìa rừng chưa?
+ đoạn 2:thu lại gỗ.
+ đoạn 3: còn lại 
- 3HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. 
- 3HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. 
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS hoạt động theo nhóm2. 
- 1HS đọc trước lớp.
- Cả lớp lắng nghe.
- 1HS đọc.
+..hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan.
+..hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài; bọn trộm gỗ bàn nhau dùng xe để chuyển vào buổi tối.
- Quyền được tham gia giữ gìn bảo vệ môi trường và tài sản công.
- HS đọc thầm đoạn 2.
- Thông minh: có thắc mắc.. lần theo đấu vết.., lén chạy gọi điện thoại .
- dũng cảm: chạy đi gọi điện thoại, phối hợp với các chú công an bắt bọn trộm gỗ.
+..vì bạn yêu rừng, tôn trọng và bảo vệ rừng
- Thông minh và dũng cảm.Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung...
- Bổn phận phải biết bảo vệ tài sản của cộng đồng.
* Ý nghĩa: Câu chuyện ca ngợi ý thức bảo vệ rừng,sự thông minh dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
- HS nêu cách đọc diễn cảm.
- HS nghe.
- HS đọc theo cặp.
- HS thi đọc.
- Lớp NX sửa sai.
- Tuyên truyền mọi người phải có trách nhiệm, giữ gìn bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.
	------------------------------------------------------
Tiết 2: TOÁN (61): 
LUYỆN TẬP CHUNG 
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: : Củng cố về phép cộng, phép trừ, phép nhân các số thập phân; biết nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân 
2. Kỹ năng: + Thực hiện cộng, trừ, nhân các số thập phân.
 + Nhân một số thập phân một tổng hai số thập phân.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi tính toán.
B.Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: Chuẩn bị bài.
2. Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc.
II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác.
C.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ: 
 Tính bằng cách thuận tiện:
+ Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm như thế nào ?
+ Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm như thế nào ?
II.Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Bài tập: 
* Bài 1 : Đặt tính rồi tính:
* Bài 2 :Tính nhẩm:
* Bài 3: 
* Bài 4: a. Tính rồi so sánh kết quả tính:
+ KL: Khi nhân một tổng với một số ta nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng kết quả lại .
b)Tính bằng cách thuận tiện nhất :
- Đưa về nhân một số với một tổng như vậy nhanh hơn vì tổng là số có thể nhẩm được mà không cần đặt tính .
III. Củng cố- dặn dò:
- GV tóm tắt bài học.
- GV nhận xét giờ học .
- 3 HS lên bảng, lớp bảng con.
9,65 ´ 0,4 ´ 2,5 = 9,65 ´ 1 
 = 9,65
0,25 ´ 40 ´ 9,84 = 1 ´ 9,84
 = 9,84
7,38 ´ 1.25 ´ 80 = 7,38 ´ 100
 = 738
0,4 ´ 0,5 ´ 64,2 = 0,2 ´ 64,2 
 = 12,84
HS ở dưới trả lời miệng :
- Cả lớp nhận xét, chữa bài trên bảng.
- HS đọc thầm yêu cầu của bài rồi tự làm vào vở. 
- 2HS chữa bảng 
* Kết quả:
404,91
53,648
163,744
- HS đọc yêu cầu.
- HS nhắc lại cách nhân một số thập phân với 10; 100; 1000  nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001  
- Chữa miệng.
* Kết quả:
a, 782,9
 7,829
b, 26530,7; c, 6,8
 2,65307; 0,068
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS phân tích bài toán.
- 1 HSG lên bảng. 
- Lớp làm vở rồi chữa bài.
 Bài giải
Mua 1 kg đường phải trả số tiền là:
 328 500 : 5 = 7 700 (đồng)
Mua 3,5 kg đường phải trả số tiền là:
 7 700 ´ 3,5 = 26 950 (đồng)
Mua 3,5kg đường phải trả ít hơn số tiền là:
 38 500 - 26 950 = 11550(đồng)
 Đáp số : 11550 đồng
- HS đọc yêu cầu. 1 HS lên bảng làm vào bảng phụ GV đã chuẩn bị.
a
b
c
(a+b) ´ c
a ´ c + b ´ c
2,4
3,8
 1,2
(2,4+3,8) ´ 1,2 = 7,44
2,4 ´1,2 + 3,8 ´ 1,2 = 7,44
6,5
2,7
 0,8
(6,5+2,7) ´ 0,8 = 7,36
6,5´ 0,8+2,7 ´ 
 0,8 = 7,36
- HS ở dưới làm bút chì vào SGK 
- HS chữa bài, nêu nhận xét rồi rút ra kết luận : Nêu quy tắc nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân. 
- Nhiều HS phát biểu. 
- Ghi KL vào vở.
- 2 HSG lên bảng làm phần b.
- Lớp làm nháp rồi chữa bài.
9,3 ´ 6,7 + 9,3 ´ 3,3 = 9,3 ´ ( 6,7 + 3,3 )
 = 9,3 ´ 10 
 = 93 
7,8 ´ 0,35 + 0,35 ´ 2,2 = 0,35 ´ ( 7,8 + 2,2)
 = 0,35 ´ 10
 = 3,5
 - Đã vận dụng tính chất gì?
- HS đọc thầm rồi làm bài 
- Chữa miệng.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ ba ngày 8 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: TOÁN (62):
LUYỆN TẬP CHUNG
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Củng cố về các phép tính cộng, trừ, nhân các số thập phân.
2. Kỹ năng: Thực hiện cộng, trừ, nhân các số thập phân và vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính .
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi tính toán.
B.Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: 
2. Giáo viên: 
II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác.
C.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 I. Kiểm tra bài cũ:
Tính nhanh :
5,3 ´ 7,7 + 5,3 ´ 2,3 
27,8 ´ 0,35 - 0,35 ´ 17,8
- Vận dụng tính chất nhân một số với một tổng (hoặc hiệu ) để tính nhanh :
 a ´ ( b + c) = a ´ b + a ´ c 
 a ´ ( b - c ) = a ´ b - a ´ c 
- GV nhận xét cho điểm.
II.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài 1 :Tính 
- 2 HS lên bảng làm, ở dưới HS làm ra nháp.
- HS nhận xét bài của bạn. 
- GV chữa bài. 
- HS trả lời câu hỏi:
+ Làm thế nào để tính nhanh ?
+ Muốn nhân một số với một tổng 
( hay hiệu ) ta làm như thế nào ?
- 2 HS lên bảng chữa bài .
- HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính.
 a, 375,84 – 95,69 + 36,78 = 280,15 + 36,78 
 = 316,93
* Bài 2 : Tính bằng hai cách: 
- Trong 2 cách đó, cách nào nhanh hơn?
* Bài 3 :
 a, Tính bằng cách thuận tiện nhất:
b, Tính nhẩm kết quả tìm x:
* Bài 4 : Gọi HS đọc bài.
- Phân tích tóm tắt đề.
 Tóm tắt
4m vải: 60 000 đồng
6,8m vải thì trả nhiều hơn:đồng?
III. Củng cố- dặn dò:
- GV tóm tắt nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Chia một số 
thập phân cho một số tự nhiên.
 b, 7,7 + 7,3 ´ 7,4 = 7,7 + 54,02 
 = 61,72
- HS nêu yêu cầu.
- Khi nhân một tổngvới 1 số ta làm như thế nào ? ( Nêu công thức tổng quát ) 
- 2 HS lên bảng làm bài. 
a) 
Cách 1: ( 6,75 + 3,25 ) ´ 4,2 = 10 ´ 4,2 
 = 42
Cách 2: 
( 6,75 + 3,25) ´ 4,2 = 6,75 ´ 4,2 + 3,25 ´ 4,2 
 = 28,35 + 13,65
 = 42
b) 
Cách 1: (9,6 – 4,2) ´ 3,6 = 5,4 ´ 3,6
 = 19,44
Cách 2: 
(9,6 – 4,2) ´ 3,6 = 9,6 ´ 3,6 – 4,2 ´ 3,6 
 = 34,56 – 15,12
 = 19,44
- Chữa bài.
- HS nêu.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở .
- 2 HSG lên bảng chữa bài .
* 0,12 ´ 400 = 0,12 ´ 100 ´ 4
 = 12 ´ 4 
 = 48
 * 4,7 ´ 5,5 – 4,7 ´ 4,5 = 4,7 ´ (5,5 – 4,5)
 = 4,7 ´ 1 
 = 4,7
* 5,4 ´ x = 5,4
 x = 1(mọi số nhân với 1 đều bằng chính số đó).
* 9,8 ´ x = 6,2 ´ 9,8
 x = 6,2 (2 tích bằng nhau có 2 thừa số, trong đó có 1 thừa số giống nhau thì thừa số còn lại cũng bằng nhau
- 2 HS lên bảng chữa bài .
- HS nhận xét.
- HS đọc đề bài, phân tích đề bài. 
- HS nêu cách giải.
- 1HS lên bảng làm bài.
- HS làm bài vào vở .
- HS nhận xét, chữa bài.
 Bài giải
Giá tiền của một mét vải là : 
60 000 : 4 = 15000 ( đồng )
Mua 6,8 m vải cùng loại phải trả số tiền là 
15 000 ´ 6,8 = 102 000 ( đồng )
Số tiền phải trả nhiều hơn là :
102 000 – 60000 = 42 000( đồng )
 Đáp số : 42 000 đồng
-------------------------------------------------------------
Tiết 2: LỊCH SỬ (13): 
 “THÀ HI SINH TẤT CẢ CHỨ NHẤT ĐỊNH 
 KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC”
Những điều đã học liên quan đến bài học.
Những KT cần hình thành cho HS.
- TDP xâm lược nước ta.
- Thực dân pháp trở lại xâm lược, toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS biết được thực dân pháp trở lại xâm lược, toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.
- Ngày 19-12-1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc. Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác trong toàn quốc. 
2. Kĩ năng: HS thuật lại được cuộc chiến đấu của quân dân Hà Nội, Huế, Đà Nẵng.
3.Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
B.Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: Chuẩn bị Tranh, ảnh.
2. Giáo viên: - Các tư liệu liên quan đến bài học.
	 - Phiếu học tập cho Hoạt động 3.
II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác.
C. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của t ...  HS đọc phần quy tắc SGK.
4.Luyện tập:
* Bài 1 (66): Nhân nhẩm:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào bảng con. 
- GV nhận xét.
* Bài 2 (66): Tính nhẩm rồi so sánh kết quả tính. 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào nháp. 
- Chữa bài. GV hỏi cách tính nhẩm kết quả của mỗi phép tính. 
* Bài 3 (66): Mời 1 HS đọc đề bài.
- HD HS tìm hiểu bài toán.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
III. Củng cố- dặn dò:
- Cho HS nhắc lại phần ghi nhớ. 
- GV nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị bài sau: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm vào bảng con. 
a) 43,2 :10 = 4,32 
 0,65 : 10 = 0,065 
 432,9 : 100 = 4,329 
 13,96 : 1000 = 0,01396
b) 23,7 : 10 = 2,37 
 2,07 : 10 = 0,207 
 2,23 : 100 = 0,0223 
 999,8 : 1000 = 0,9998
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm. HS làm vào nháp. 
- Chữa bài.
 a) 12,9: 10 = 12,9 ´ 0,1 
 1,29 1,29
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm vào vở.
 Bài giải:
 Số gạo đã lấy ra là:
 537,25 : 10 = 53,725 (tấn)
 Số gạo còn lại trong kho là:
 537,25 - 53,725 = 483,525 (tấn)
 Đáp số: 483,525 tấn
------------------------------------------------------------
Tiết 3:TẬP LÀM VĂN(26): 
 LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI(Tả ngoại hình)
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về đoạn văn.
2. Kỹ năng: Viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có. 
3. Thái độ: Có ý thức viết đoạn văn đúng yêu cầu. 
B.Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: Dàn ý.
2. Giáo viên: - Bảng phụ ghi yêu cầu của bài tập 1 ; gợi ý 4.
	 - Dàn ý bài văn tả một người em thường gặp
II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác.
C. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
I. Kiểm tra bài cũ:	
Cho HS nêu cấu tạo 3 phần của bài văn tả người.
II.Bài mới: 
+ Giới thiệu bài: 
+ Hướng dẫn HS làm bài tập:	
- Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của đề bài và 4 gợi ý trong SGK. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Mời 2 HS giỏi đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ được chuyển thành đoạn văn.
- GV treo bảng phụ , mời một HS đọc lại gợi ý 4 để ghi nhớ cấu trúc của đoạn văn và Y/C viết đoạn văn:
+ Đoạn văn cần có câu mở đoạn.
+ Nêu được đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình nhân vật em chọn tả. Thể hiện được tình cảm của em với người đó.
+ Cách sắp xếp các câu trong đoạn hợp lí.
- GV nhắc HS chú ý:
+ Phần thân bài có thể làm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của người. Nên chọn một phần tiêu biểu của thân bài - để viết một đoạn văn.
+ Có thể viết một đoạn văn tả một số nét tiêu biểu về ngoại hình nhân vật. Cũng có thể viết một đoạn văn tả riêng một nét ngoại hình tiêu biểu (VD: tả đôi mắt, mái tóc, dáng người,
+ Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của nhân vật và thể hiện CX của người viết.
- Cho HS viết đoạn văn vào vở.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
- Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn tả ngoại hình nhân vật hay nhất.
- GV nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn.
Hoạt động của trò
- HS đọc.
- HS đọc gợi ý 4.
- HS chú ý lắng nghe phần gợi ý của GV.
- HS viết đoạn văn vào vở.
- HS đọc.
- HS bình chọn.
III. Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Yêu cầu những HS làm bài chưa đạt về hoàn chỉnh đoạn văn.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Làm biên bản cuộc họp.
Tiết 4: THỂ DỤC: 
THÀY HOÀNG DẠY
---------------------------------------------------------------
Tiết 5: GDTT:
SINH HOẠT LỚP NHẬN XÉT TUẦN 13
I. Đạo đức :
- Các em ngoan ngoẵn, lễ phép với bạn bè, thầy giáo, cô giáovà những người lớn tuổi. Đoàn kết giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động. Không có hiện tượng vi phạm đạo đức.
II. Học tập :
- Các em đi học đều, đúng giờ, đảm bảo sĩ số 100%. Thực hiện nề nếp tương đối tốt. Đa số các em có ý thức học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.Trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài :Đặng An, Trần An, Trường, Hà , Trung , Thảo,.... 
- Tham gia hội thi các nhóm câu lạc bộ Tin học đầy đủ, tích cực. 
- Song bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa cố gắng trong học tập. Chữ viết , trình bày bài chưa đẹp, chưa rõ ràng: Chi, Điệp. 
III. Các hoạt động khác:
- Ý thức đội viên 100% đeo khăn quàng. Đội cờ đỏ hoạt động tích cực. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học sạch sẽ, gọn gàng. Tham gia lao động đầy đủ , có hiệu quả cao.
 IV.Phương hướng tuần 14:
- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 13.
- Tiếp tục rèn chữ và kỹ năng tính toán cho 1 số học sinh.
- Tham gia tốt các hoạt động của lớp, trường.
- Tham gia thi các Nhóm câu lạc bộ học tập.
- Ôn tập đội tuyển: Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, VCĐ.
Tiết 3: KHOA HỌC: (25)
NHÔM
Những điều đã học liên quan đến bài học.
Những KT cần hình thành cho HS.
- Một số loại đồ dùng bằng nhôm.
- Một số tính chất của nhôm và ứng dụng của nó trong sản xuất và đời sống.
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết được một số tính chất của nhôm và ứng dụng của nó trong sản xuất và đời sống.
2. Kĩ năng: + Nhận biết được một số tính chất của nhôm.
 + kể tên được một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng nhôm, quan sát và phát hiện một vài tính chất của nhôm.
+ Quan sát, nhận biết đúng một số đồ dùng làm từ nhôm và nêu cách bảo quản chúng.
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn và bảo quản các đồ dùng làm bằng nhôm.
B.Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: - Một số loại đồ dùng bằng nhôm.
2. Giáo viên: - Hình và thông tin trang 52,53 SGK
- Một số thìa nhôm hoặc đồ dùng khác bằng nhôm
- Sưu tầm một số thông tin, tranh ảnh về nhôm và một số đồ dùng được làm từ nhôm hoặc hợp kim của nhôm .
- Phiếu học tập.
II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác.
C. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: (3'): Khởi động: 
- Nêu tính chất của đồng và hợp kim của đồng ? cách bảo quản?
- GV nhận xét cho điểm.
Hoạt động 2: (14'): Làm việc với các thông tin, tranh ảnh, đồ vật sưu tầm được
Bước 1: làm việc theo nhóm
Bước 2: làm việc cả lớp
- Mời đại diện các nhóm chỉ kể tên những đồ dùng bằng nhôm. 
 *Kết luận: Nhôm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất như chế tạo các dụng cụ làm bếp; làm vỏ của nhiều loại đồ hộp; làm khung cửa và một số bộ phận của các phương tiện giao thông như tàu hỏa, ô tô, máy bay, tàu thủy,...
Hoạt động 3:(5'): làm việc với vật thật 
Bước 1: làm việc theo nhóm 
- GV đi đến các nhóm để giúp đỡ 
Bước 2: làm việc cả lớp
- GV nêu kết luận 
*Kết luận :
Các dồ dùng bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bặc, có ánh kim, không cứng bằng sắt và đồng .
Hoạt động 4:(10'): Làm việc với SGK
Bước 1: làm việc cá nhân 
- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS làm việc theo chỉ dẫn ở mục thực hành trang 53 SGK và ghi lại các câu trả lời vào phiếu học tập .
bước 2:chữa bài tập 
- GV gọi một số HS trình bày bài làm của mình
*Kết luận :
- Nhôm là kim loại .
- Khi sử dụng những đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhômcần lưu ý không nên đựng những thức ăn có vị chua lâu, vì nhôm dễ bị a-xít ăn mòn.
Hoạt động 5:(2'): 
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau: Đá vôi.
- Về thực hiện bảo quản đồ dùng như đã học 
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm mình kể tên các đồ dùng bằng nhôm. Thư kí ghi lại.
- Đại diện các nhóm chỉ kể tên những đồ dùng bằng nhôm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát thìa nhôm hoặc đồ dùng khác bằng nhôm được đem đến lớp và mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng,
tính dẻo của các đồ dùng bằng nhôm đó
- Đại diện tứng nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung 
- HS làm vào phiếu học tập.
- HS trình bày
.
Tiết 2: ĐỊA LÍ (13): 
CÔNG NGHIỆP (tiếp theo)
Những điều đã học liên quan đến bài học.
Những KT cần hình thành cho HS.
- Một số ngành công nghiệp.
- Sự phân bố của một số ngành công nghiệp.
- Một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ: Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết và nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp.
2. Kỹ năng:+ HS chỉ được trên bản đồ sự phân bố một số ngành công nghiệp của nước ta. 
 + Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp.
 + Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ: Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
3. Thái độ: Có biểu tượng ban đầu về sự phân bố của các ngành công nghiệp ở nước ta.
B.Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: - Một số loại đồ dùng bằng nhôm.
2. Giáo viên: -Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp.
	 -Bản đồ Kinh tế Việt Nam.
II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt các PP khác.
C. Các hoạt động dạy- học:	
Hoạt động của Thầy
Hoạt động 1: (5'): Khởi động: 
 - Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 12. 
 - Kể tên một số ngành công nghiệp ở nước ta và sản phẩm của các ngành đó?
+ Giới thiệu bài: 
 Hoạt động 2:(14'): (Làm việc cá nhân)
3. Phân bố các ngành công nghiệp:
- Cho HS đọc mục 3-SGK, QS hình 3
+ Em hãy tìm những nơi có các ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, a-pa-tít, công nghiệp nhiệt điện, thuỷ điện?
- HS trình bày kết quả.
- GV kết luận: SGV-Tr.107
 - GV cho HS dựa vào ND SGK và hình 3
- GV phát phiếu HT cho HS thảo luận nhóm 2. 
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3:(13'): Làm việc theo nhóm.
4. Các trung tâm CN lớn của nước ta:
 - Cho HS quan sát hình 3, 4-SGK.
- Cho HS thảo luận nhóm 5.
+ Nước ta có những trung tâm công nghiệp lớn nào?
+ Em hãy nêu những điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước?
+ Vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển?
+ Kể tên các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện lớn của nước ta?
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: ( SGV-Tr. 107 )
Hoạt động của trò
- HS chỉ trên bản đồ:
+ Khai thác khoáng sản: Than ở Quảng Ninh ; a-pa-tít ở Lào Cai ; dầu khí ở thềm lục địa phía Nam của nước ta.
+ Điện: Nhiệt điện ở Phả Lại, Bà Rịa-Vũng Tàu ; thuỷ điện ở Hoà Bình, Y-a-li, Trị An,
*Kết quả:
 1 – b 2 – d
 3 – a 4 – c 
- HS quan sát hình 3, 4-SGK.
- Các trung tâm công nghiệp lớn: Thành phố HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nghuyên, Cẩm Phả, Bà Rịa-Vũng Tàu, Biện Hoà, Đồng Nai, Thủ Dầu Một.
- Đại diện các nhóm trình bày.
Hoạt động 3:(3'): 
- GV nhận xét giờ học.
- VN học kĩ bài. 
- Chuẩn bị bài sau: Giao thông vận tải.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13- Tham- 11-12.doc