I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh hình thành biểu tượng về xăng - ti - mét khối, đề - xi - mét khối.
+ Biết đọc, viết các số đo thể tích theo đơn vị vừa học.
- Biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo xăng - ti - mét khối, đề - xi - mét khối.
- Biết vận dụng và giải một số bài tập.
* K-G :BT2 b
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình biểu diễn.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 học sinh làm lại bài tập 2 tiết trước.
- Học sinh và giáo viên nhận xét, đánh giá.
Tuần 23: Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2010 Chào cờ Đoàn đội tổ chức chào cờ Kĩ thuật GV Chuyên dạy Toán Tiết 111: Xăng - ti - mét khối. Đề - xi - mét khối I. Mục tiêu: - Giúp học sinh hình thành biểu tượng về xăng - ti - mét khối, đề - xi - mét khối. + Biết đọc, viết các số đo thể tích theo đơn vị vừa học. - Biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo xăng - ti - mét khối, đề - xi - mét khối. - Biết vận dụng và giải một số bài tập. * K-G :BT2 b II- đồ dùng dạy học: Hình biểu diễn. III- Các hoạt động dạy học: A- Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 học sinh làm lại bài tập 2 tiết trước. - Học sinh và giáo viên nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài. 2) Bài giảng. * HĐ1: Giới thiệu đơn vị đo thể tích xăng - ti - mét khối, đề - xi - mét khối. a) Hình thành biểu tượng về xăng - ti - mét khối, đề - xi - mét khối. - Giáo viên giới thiệu lần lượt từng hình lập phương có cạnh 1dm, 1cm. - Giáo viên giới thiệu xăng - ti - mét khối, đề - xi - mét khối. - Cho học sinh nêu cách đọc, viết kí hiệu của xăng - ti - mét khối, đề - xi - mét khối. b) Phát hiện mối quan hệ giữa xăng - ti - mét khối và đề - xi - mét khối. - Yêu cầu học sinh quan sát, tự xác định và rút ra nhận xét. - Giáo viên kết luận về cách đọc, viết và mối quan hệ giữa xăng - ti - mét khối,đề - xi - mét khối. * HĐ2 : Thực hành. Bài 1: Viết vào ô trống theo mẫu: - Cho học sinh tự làm bài vào vở. - Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu. - Gọi học sinh chữa bài. - Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng , củng cố cho học sinh kĩ năng đọc, viết đúng các số đo. Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm. - Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân. - Giáo viên giúp học sinh yếu làm bài. - Học sinh và giáo viên nhận xét, chốt cách làm đúng, củng cố mối quan hệ giữa dm3,cm3. - Cho học sinh nhắc lại quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích vừa học,cách đổi đơn vị đo. - Học sinh quan sát nhận dạng hình. - Học sinh nghe, nắm bắt. - Một số học sinh nhắc lại. - Học sinh quan sát hình tự phát hiện mối quan hệ giữa xăng - ti - mét khối và đề - xi - mét khối. - 1 số học sinh nhắc lại. - 1 học sinh đọc yêu cầu bài. - 2 học sinh chữa bài trên bảng lớp. - Lớp nhận xét, đọc lại bài. - 1 học sinh nêu yêu cầu bài. - Học sinh tự luyện phần a viết số đo thể tích với đơn vị vừa học. K-G làm cả phần b - Học sinh đổi vở kiểm tra chéo. - 2 học sinh chữa bài. C. Củng cố, dặn dò: - Cho học sinh nêu lại nội dung bài. - Giáo viên tổng kết bài, nhận xét giờ học. - Nhắc học sinh về xem lại bài, chuẩn bị bài sau. Tập đọc Tiết 45: Phân xử tài tình I - Mục tiêu : - Biết đọc đúng trôi chảy, lưu loát toàn bài. Hiểu một số từ khó trong bài: + Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi trí thông minh tài xử kiện của ông quan án. Trả lời các câu hỏi trong SGK. - Học sinh biết đọc diễn cảm, thể hiện niềm khâm phục của người kể về tài xử kiện của ông quan án, đọc đúng ngữ điệu, biết đọc phân vai đọc diễn cảm. - Giáo dục học sinh khâm phục tài xử án của ông quan. II- Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk. - Bảng phụ viết sẵn câu văn dài, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm III- Các hoạt động dạy học: A- Kiểm tra bài cũ: - 4 học sinh đọc thuộc lòng bài Cao Bằng- trả lời 1 câu hỏi trong bài. - Học sinh và giáo viên nhận xét, đánh giá. B- Bài mới: 1) Giới thiệu bài: (Giáo viên giới thiệu bài qua tranh, ảnh/sgk) 2) Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc: - Gọi học sinh đọc bài. - Giáo viên nhận xét, hướng dẫn học sinh đọc đúng các từ khó (biện lễ, niệm Phật,...). - Yêu cầu học sinh đọc tiếp nối theo đoạn. - Giáo viên quan sát, kết hợp sửa lỗi và giúp học sinh hiểu các từ được chú giải, có thể giải thích thêm một số từ học sinh chưa hiểu. - 1 học sinh khá đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm, chia đoạn. - Học sinh luện đọc từ khó phát âm. -3- 4 tốp học sinh tiếp nối nhau đọc nối tiếp đoạn(3 lần) . - Học sinh luyện đọc theo cặp( kết hợp giải thích từ ) . - Giáo viên đọc diễm cảm cả bài. b. Tìm hiểu bài: - Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc thầm và tìm hiểu nội dung bài. - Yêu cầu học sinh đọc thầm bài, thảo luận cặp và trả lời các câu hỏi/sgk.. * Chú ý câu hỏi: - Quan án phá được các vụ kiện nhờ đâu ? - Sau mỗi câu trả lời, giáo viên nhận xét, chốt ý đúng. - Yêu cầu học sinh nêu nội dung bài. - Giáo viên nhận xét, ghi bảng. c. Luyện đọc diễn cảm (bảng phụ) - Giáo viên nhận xét, hướng dẫn học sinh đọc câu, đoạn 4. - Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm toàn chuyện : Chú ý thể hiện đúng tâm trạng từng nhân vật . - Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung. - 1 học sinh đọc lại bài. - Cả lớp đọc thầm bài, thảo luận cặp và trả lời câu hỏi. - Đại diện từng cặp học sinh trả lời câu hỏi và học sinh khác nhận xét bổ sung. - Học sinh nêu nội dung bài. - Học sinh nhắc lại. - 4 học sinh nối tiếp đọc bài. - Lớp quan sát, nhận xét cách đọc, giọng đọc của đoạn, bài. - 4 học sinh đọc diễn cảm đoạn 4. - Học sinh luyện đọc phân vai theo nhóm 4. - Học sinh từng nhóm nối tiếp đọc diễn cảm . - Học sinh bình chọn bạn đọc hay nhất. C-Củng cố, dặn dò: - Học sinh nhắc lại nội dung bài. - Giáo viên tổng kết bài, nhận xét tiết học. - Khen ngợi những học sinh đọc tốt, về nhà luyện đọc, chuẩn bị bài sau. Chính tả ( nghe- viết) Tiết 23: Bài viết : Cao Bằng I- Mục tiêu: - Học sinh nhớ viết đúng chính tả 4 khổ đầu bài Cao Bằng. + Viết hoa đúng tên người, tên địa lí Việt Nam. BT2,3 - Rèn cho học sinh có kỹ năng viết đúng, viết đẹp. - Học sinh có ý thức nhớ viết bài. II- Đồ dùng dạy – học: - Phấn màu để chữa lỗi của học sinh trên bảng . - Phiếu khổ to ( BT2), bảng phụ ghi bài tập 3. III- Các hoạt động dạy- học: A- Kiểm tra bài cũ: - Học sinh nhắc lại quy tắc viết hoa đúng tên người, tên địa lí Việt Nam ? - Học sinh cùng giáo viên nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài. 2) Hướng dẫn học sinh nhớ viết: - Gọi 1 số học sinh đọc thuộc lòng 4 khổ thơ. - Nội dung của đoạn viết nói lên điều gì? * Hướng dẫn viết từ khó: +Tìm những từ khó, dễ viết sai, các từ viết hoa trong bài?( Chú ý các danh từ riêng như: Đèo Gió, Đèo Giàng, Cao Bắc, Cao Bằng...). - Giáo viên cùng học sinh nhận xét bạn viết trên bảng. - Giáo viên lưu ý học sinh cách trình bày 4 khổ thơ. * Học sinh nhớ viết chính tả: - Giáo viên chấm một số bài, nhận xét. 3) Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả: *Bài tập 2: - Giáo viên nhấn mạnh yêu cầu của bài tập. - Cho học sinh làm bài theo nhóm 4. - Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng. *Bài tập 3: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Giáo viên nói về địa danh trong bài. - Nhắc học sinh làm bài, chú ý 2 yêu cầu của bài tập. - Giáo viên cùng học sinh nhận xét, chốt cách sửa đúng. - 2 học sinh nối tiếp đọc thuộc lòng 4 khổ thơ. - Học sinh trả lời. - Học sinh tự tìm và luyện viết ra nháp: - 2 học sinh viết trên bảng lớp. - Học sinh nghe, nắm bắt. - Học sinh tự nhớ, viết bài. - Học sinh đổi vở, soát lỗi. - 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Học sinh trao đổi, tìm từ trong nhóm, viết vào giấy khổ to. - Cả lớp làm vào vở bài tập. - Học sinh chữa bài. a) ...Côn Đảo... Võ Thị Sáu. b) ...Điện Biên Phủ... Bế Văn Đàn. c) ... Công Lí... Nguyễn Văn Trỗi. - 1 học sinh đọc yêu cầu bài. - Lớp làm vào VBT, 2 học sinh lên bảng. Viết sai Hai ngàn Ngã ba Pù mo pù xai Sửa lại Hai Ngàn Ngã Ba Pù Mo Pù Xai C. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên tổng kết bài, nhận xét tiết học. - Nhắc học sinh ghi nhớ những từ ngữ tìm được trong bài, tập đặt câu với các từ đó. - Chuẩn bị bài sau. Toán(T) Tiết 67 Luyện tập chung I- Mục tiêu: - Củng cố và hệ thống hoá kiến thức về đơn vị đo thể tích là cm3, dm3. - Rèn kĩ năng đọc, viết số đo thể tích. II- Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh nhắc lại mối quan hệ giữa đơn vị đo thể tích là cm3, dm3. - Học sinh và giáo viên nhận xét, đánh giá. B. Luyện tập. * Bài 1: Đọc các số đo thể tích sau: 512,5 cm3, 738,25 dm3, 4/5 dm3, 127 cm3, 68,1 dm3 - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. - Gọi 1 số cặp chữa bài. - Giáo viên nhận xét. * Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 1dm3 = ....cm3 3/4 dm3 =....cm3 4,7 dm3 =...cm3 12,01dm3 =....cm3 - Yêu cầu học sinh làm. - Gọi 2 học sinh chữa bài. - Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng. *Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 2001cm3 =.....dm3 15000 cm3 =.....dm3 45000cm3 = .....dm3 12,01 dm3 =....cm3 - Học sinh làm và chữa bài( tương tự bài 2) Bài 4: ( học sinh khá, giỏi) Điền dấu >,<, = vào 5120 cm3 6 dm3 85400 cm3 0,086 m3 2000 000 cm3 2 m3 4000 dm3 1 m3 - Học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh làm bài tập. - Học sinh chữa miệng theo cặp đôi. - Học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh làm bài tập, học sinh yếu làm 3 cột. - Học sinh chữa, nhận xét. - Học sinh tự làm bài. - Giáo viên chữ bài tới từng học sinh. C. Củng cố, dặn dò: - Học sinh nhắc lại kiến thức ôn tập. - Giáo viên tổng kết bài, nhận xét tiết học. - Nhắc học sinh về nhà xem lại bài. Hoạt động nGLL Tiết 23 Đọc và làm theo báo Đội I - Mục tiêu - Thông các tấm gương và công việc cụ thể có trong sách báo Đội tháng 2 và tháng 3 , Hình thành ý thức tự quản của học sinh, góp phần xây dựng khối đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập. - Giáo dục ý thức tự quản của HS. II_ Đồ dùng dạy học - Chuẩn bị báo Đội III Các hoạt động dạy - học 1 - KT sách báo chuẩn bị của HS 2 . Tiến hành sinh hoạt GV HS - Nêu mục đích yêu cầu của tiết học - Tổ chức HS đọc báo - YC HS giới thiệu báo mình đọc, những tấm gương, câu chuyện hay mà mình đọc được - Tổ chức thảo luận: Qua câu chuyện đó em học được gì? GVKL: tác dụng đối với cá nhân HS, đối với tập thể lớp, trường... - Học sinh tiến hành đọc, có thể đọc theo nhóm, theo cặp, theo sở thích ... - Rút ra bài học. 3. Củng cố - dặn dò - Về nhà sưu tầm thêm các tài liệu, bổ sung KT có liên quan đến tiết tự học. Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2010 Buổi Sáng GV chuyên dạy Buổi chiều Toán Tiết 112: Mét khối I- Mục tiêu: - Học sinh có biểu tượng, biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo thể tích mét khối, quan hệ giữ mét khối và đề - xi - mét khối, xăng - ti - mét khối. - Hoc sinh biết chuyển đổi các đơn vị đo thể tích. - Học sinh biết vận dụng và giải một số bài toán có liên quan. * K-G : BT3 II- Các hoạt động dạy học: A- Kiểm tra bài cũ : - Nêu các đơn vị đo thể tích đã học ? Mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích ... điểm tốt. - Lập kế hoạch ôn tập chuẩn bị thi KSCL giữa học kì II. B- Sinh hoạt Đội (Chủ điểm : Mừng Đảng- Mừng Xuân) 1- ổn định tổ chức: - Các phân đội báo cáo sĩ số. - Hát bài : Cùng nhau ta đi lên và hô khẩu hiệu. 2- Tiến hành sinh hoạt Đội : - Các phân đội báo cáo những việc làm và chưa làm được. - Chi đội trưởng lên nhận xét, triển khai công tác tuần tới - Các phân đội thảo luận thống nhất công việc. - Phụ trách chi đội phát biểu ý kiến động viên. - Tổ chức múa hát, trò chơi theo chủ điểm : Mừng Đảng- Mừng Xuân PT Đội: - Phát động thi đua chào Mừng Đảng- Mừng Xuân. 3-Kết thúc sinh hoạt : Nhắc đội viên thực hiện tốt công tác tuần tới. ________________________________ Luyện viết Bài 13 : Tiếng chim buổi sáng I- Mục tiêu: - Học sinh nhìn chép lại chính xỏc bài 13 trong vở luyện viết, bài: theo 2 kiểu chữ đứng và chữ nghiêng. - Rốn kĩ năng nhìn viết đỳng, viết đẹp cho học sinh. II- Đồ dùng dạy học: Chộp sẵn 2 bài viết lờn bảng phụ ( 2 kiểu chữ). I. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên kểm tra bài viết 12 của học sinh, nhận xét. B. Bài mới : 1) Giới thiệu bài : 2) Hướng dẫn học sinh tập chộp: - Giáo viên đọc bài viết. + Nội dung của bài là gì? - Chữ nào trong bài cần viết hoa? - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách trình bày thể thơ lục bát . * Luyện viết chữ khó: - Giáo viên nhận xét, đọc cho học sinh viết các từ khó như: buổi sáng, trời rộng, chồi xanh, nắng rải, - Giáo viên cùng học sinh nhận xét, chốt từ viết đúng. - Cho học sinh phân biệt 2 kiểu chữ. * Học sinh nhìn chép bài theo 2 kiểu chữ. - Giáo viên quan sát, theo dõi, nhắc nhở học sinh chú ý viết bài đúng theo 2 kiểu chữ. - Giáo viên chấm, chữa bài cho học sinh. C. Củng cố, dặn dò. - Tuyên dương học sinh viết chữ đẹp. - Giáo viên nhận xột giờ học. - Nhắc học sinh về nhà luyên viết, chuẩn bị bài 14. - Học sinh nghe, nắm bắt. - 2 học sinh đọc lại. - Học sinh nêu nội dung bài. - Tất cả các chữ đầu câu. - Học sinh nhắc lại. - Học sinh đọc thầm lại bài, nêu các từ viết dễ lẫn. - Học sinh viết từ khó trong bài ra nháp, 2 học sinh viết bảng lớp. - Học sinh phân biệt. - Học sinh nhìn viết bài vào vở. - Học sinh đổi vở cho bạn quan sát, tham khảo. - Học sinh mượn vở bạn viết đẹp, tham khảo. __________________________________________ Khoa học Tiết 46: Lắp mạch điện đơn giản I. Mục tiêu: - Học sinh biết lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản: pin, bóng đèn, dây điện. Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện. - Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét cho học sinh. - Học sinh vận dụng kiến thức vào cuộc sống. II. Đồ dùng dạy - học: - Pin, dây đồng bọc vỏ nhựa, 1 số vật bằng kim loại, 1 số vật khác bằng nhựa, sứ... III. Hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài. 2) Bài giảng. * HĐ1: Thực hành lắp mạch điện: + Mục tiêu: Học sinh lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản. + Cách tiến hành: Học sinh làm việc theo nhóm. - Giáo viên hướng dẫn học sinh các kí hiệu vẽ mạch điện, nguồn điện, đèn, dây dẫn. - Học sinh thực hành. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ. - Yêu cầu mỗi nhóm lên trình bày mạch điện và biểu diễn lại cách lắp mạch điện của nhóm mình. - Phải lắp mạch điện thế nào thì đèn mới sáng? + Yêu cầu học sinh thực hành nhóm. - Học sinh lên trình bày => kết luận: pin đã tạo ra 1 dòng điện trong mạch điện kín, dòng điện này chạy qua dây tóc và làm cho dây tóc bóng đèn nóng lên tới mức phát sáng. * HĐ2: Thí nghiệm: + Mục tiêu: Học sinh làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện. + Cách tiến hành: Làm việc nhóm: - Học sinh làm thí nghiệm như hướng dẫn mục thực hành tr 26 / sgk. - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh TB -Y. - Giáo viên gợi ý giúp học sinh rút ra kết luận. C. Củng cố, dặn dò: - Học sinh đọc phần bài học/sgk. - Giáo viên tổng kết bài, nhận xét tiết học. - Nhắc học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, chuẩn bị bài sau. ________________________________________________ Hoạt động ngoài giờ lên lớp Hướng dẫn học sinh thự hành giải toán qua mạng Internet ____________________________________________________________________ Địa lí Tiết 23 : Một số nước Châu Âu I. Mục tiêu : Học xong bài này , học sinh: - Sử dụng lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, đặc điểm lãnh thổ của Liên bang Nga, Pháp - Nhận biết một số nét về dân cư, kinh tế của các nước Nga, Pháp. - Học sinh có ý thức tìm hiểu các nước của châu Âu. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ các nước châu Âu, một số ảnh về Liên bang Nga và Pháp III. Hoạt động dạy học : A. Kiểm tra bài cũ: - Xác định trên bản đồ các nước châu Âu vị trí địa lí, giới hạn của châu Âu, vị trí các dãy núi và đồng bằng của châu Âu? - Người dân châu Âu có đặc điểm gì ? - Nêu những hoạt động kinh tế của các nước châu Âu? - Giáo viên nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài: Một một số ảnh về Liên bang Nga và Pháp. 2) Bài giảng. *HĐ 1: Liên bang Nga - Giáo viên giới thiệu lãnh thổ Liên bang Nga. - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 6, hoàn thành bảng sau: Các yếu tố Đặc điểm - sản phẩm chính của ngành sản xuất Vị trí địa lí Diện tích Dân số Khí hậu Tài nguyên, khoáng sản Sản phẩm công nghiệp sản phẩm nông nghiệp *Giáo viên nhận xét, chốt : LBNga nằm ở Đông Âu, Bắc á , có diện tích lớn nhất thế giới, có nhiều tài nguyên thiên nhiên và phát triển nhiều ngành kinh tế. * HĐ 2 : Pháp - Xác định vị trí của Pháp: Nước Pháp ở phía nào của châu Âu ? Giáp với những nước nào, đại dương nào ? - So sánh vị trí địa lí , khí hậu LB Nga với nước Pháp? *Giaó viên nhận xét, chốt : Nước Pháp nằm ở Tây Âu , giáp biển, có khí hậu ôn hoà. - Nêu tên các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của nước Pháp; so sánh với sản phẩm của nước Nga? - Giáo viên cung cấp thêm thông tin : ( SGV tr 131) *Giáo viên chốt kiến thức: Nước Pháp có công nghiệp, nông nghiệp phát triển, có nhiều mặt hàng nổi tiếng, có ngành du lịch rất phát triển. C. Củng cố, dặn dò : - Em biết gì về nông sản của nước Pháp , nước Nga? - Giáo viên tổng kết bài, nhận xét tiết học. - Nhắc học sinh về xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - 2 học sinh trả lời. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Học sinh hoạt động theo nhóm lớn. - Sau khi thảo luận nhóm xong các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Hoạt động cả lớp - Học sinh tiếp nối trả lời. - Lớp nhận xét, bổ sung. - 1 số học sinh nêu. _________________________________ Kĩ Thuật Tiết 23: Lắp xe cần cẩu (tiếp) I . Mục tiêu: - Học sinh biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu. + Lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành. - Học sinh có ý thức yêu thích, tự sáng tạo đồ chơi. II. Đồ dùng dạy – học: - Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật lớp 5. III. Các hoạt động dạy - học. 1) Giới thiệu bài. 2) Bài giảng. * HĐ3: Thực hành. - Học sinh nhắc lại các bước lặp xe cần cẩu. - Học sinh thực hành lắp xe cần cẩu theo nhóm đôi. - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh yếu. * HĐ4: Đánh giá kết quả. - Học sinh các nhóm trưng bày sản phẩm. - Học sinh đánh giá sản phẩm của nhóm bạn. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung. C. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhận xét ý thức học tập của học sinh và khen ngợi những nhóm, cá nhân học tập tích cực. - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho giờ học sau. ---------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------- Khoa học Tiết 45: Sử dụng năng lượng điện I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết: - Kể tên một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng. - Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện. Kể tên một số loại nguồn điện. - Có ý thức tiết kiệm điện. II. Đồ dùng dạy- học: - Tranh ảnh về đồ dùng, máy móc sử dụng điện. - Một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện. - Hình trang 92, 93 SGK III. Hoạt động dạy- học: A. Kiểm tra bài cũ: - Nêu tác dụng của gió, năng lượng nước chảy trong tự nhiên? - Lớp nhận xét. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. B. Bài mới 1) Giới thiệu bài: 2) Các hoạt động dạy học: * HĐ 1: Thảo luận + Mục tiêu: Học sinh kể được: - Một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng. - Một số loại nguồn điện phổ biến . + Cách tiến hành: * Giáo viên cho học sinh cả lớp thảo luận: - Kể tên một đồ dùng sử dụng điện mà bạn biết. - Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu? - Giáo viên giảng: Tất cả các vật có khả năng cung cấp điện đều được gọi chung là nguồn điện. - Cho học sinh tìm thêm các loại nguồn điện khác ( ắc- quy, đi- na-mô,..) * HĐ 2: Quan sát và thảo luận + Mục tiêu : Học sinh kể được một số ứng dụng của dòng điện (đốt nóng, thắp sáng, chạy máy)( và tìm được ví dụ về các máy móc, đồ dùng ứng với mỗi ứng dụng . + Cách tiến hành : Làm việc theo nhóm - Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 4. - Kể tên một số ứng dụng của chúng? - Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng ? - Nêu tác dụng của nguồn điện ? - Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức. *HĐ3: Trò chơi" Ai nhanh,Ai đúng?" + Mục tiêu: Học sinh nêu được những dẫn chứng về vai trò của điện trong mọi mặt của cuộc sống. + Cách tiến hành : - Giáo viên chia học sinh thành 2 đội tham gia chơi. - Đội nào tìm được nhiều ví dụ hơn trong cùng thời gian là thắng. - Giáo viên cũng cho học sinh thảo luận để nhận thấy vai trò quan trọng như những tiện lợi mà điện đã mang lại cho cuộc sống con người. ị Giáo viên nhận xét, rút ra kết luận sgk trang 93. - Học sinh thảo luận theo cặp. - Đại diện một số học sinh trả lời. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Năng lượng điện do pin , do nhà máy điện,... cung cấp - Học sinh thảo luận nhóm 4. Ghi kết quả ra nháp. - Đại diện một số nhóm trả lời. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Quan sát các vật thật hay mô hình hoặc tranh ảnh những đồ dùng, máy móc dùng động cơ điện đã sưu tầm được . - Đại diện từng nhóm giới thiệu với cả lớp C. Củng cố, dặn dò: - Củng cố kiến thức về sử dụng năng lượng điện. - Liên hệ thực tế để học sinh biết tiết kiệm điện. - Nhắc học sinh về xem lại bài, chuẩn bị bài sau. -------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: