Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 28 năm 2011

Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 28 năm 2011

I. Mục tiêu

- Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức LHQ và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.

- Có thái độ tôn trọng các cơ qua LHQ đang làm việc tại nước ta.

* HS khá giỏi: Kể được một số việc làm của các cơ quan LHQ ở VN hoặc ở địa phương.

II. Chuẩn bị

Bảng phụ, thẻ màu

III. Các hoạt động dạy- học

1. Kiểm tra bài cũ

+ Hãy kể những việc làm và hành động cần làm để giữ gìn hoà bình.

+ Để gìn giữ và BV nền HB chúng ta cần phải làm gì?

2. Bài mới. Giới thiệu bài

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 823Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 28 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 28
Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011
Dạy bù 1 tiết Tập làm văn Tuần 27
Dạy bù tiết Toán tuần 27
Thời gian (T.134)
Đạo đức
Em tìm hiểu về liên hợp quốc (t1)
I. Mục tiêu
- Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức LHQ và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Có thái độ tôn trọng các cơ qua LHQ đang làm việc tại nước ta.
* HS khá giỏi: Kể được một số việc làm của các cơ quan LHQ ở VN hoặc ở địa phương.
II. Chuẩn bị
Bảng phụ, thẻ màu
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ
+ Hãy kể những việc làm và hành động cần làm để giữ gìn hoà bình.
+ Để gìn giữ và BV nền HB chúng ta cần phải làm gì?
2. Bài mới. Giới thiệu bài
*HĐ1: Tìm hiểu thông tin về Liên Hợp Quốc
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
+ Phát cho các nhóm phiếu thảo luận
+ HS đọc thông tin về Liên Hợp Quốc rồi thảo luận.
- GV treo bảng phụ có ND phiếu thảo luận nhóm.
- Gọi đại diện lên trình bày kết quả
? Các HĐ của tổ chức Liên Hợp Quốc có ý nghĩa gì?
? VN có liên quan thế nào với tổ chức Liên Hợp Quốc
? Là thành viên của Liên Hợp Quốc chúng ta phải có thái độ như thế nào với các cơ quan và hoạt động của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam?
- GV cho HS nhắc lại ghi nhớ trong SGK.
*Hoạt động 2. Bày tỏ thái độ 
- GV đọc từng ý kiến trong bài tập 1trang 42 SGK để HS giơ thẻ bày tỏ thái độ
- GV giúp HS thống nhất ý kiến
*Hoạt động 3.Xử lý tình huống
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
+ GV đưa ra bảng phụ ghi 3 tình huống
+ Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, tìm cách hợp lý để xử lý tình huống.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả.
? Chúng ta phải có thái độ như thế nào với các hoạt động của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam?
*Hoạt động thực hành
- Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thông tin và hoàn thành các yêu cầu trong phiếu thực hành.
3.Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau: Vận dụng, thực hành.
Dạy bù tiết Toán tuần 27
Luyện tập (T135)
Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2011
Dạy bù 1 tiết Tập làm văn Tuần 27
Toán 
Luyện tập chung (T.136)
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
- Biết đổi đơn vị đo thời gian.
II. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập của tiết học trước.
- Nhận xét, củng cố bài
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC tiết học
b. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: GV mời HS đọc đề bài trước lớp.
- GV hướng dẫn tìm lời giải
+ Bài toán yêu cầu em tính gì?
+ Muốn biết mỗi giờ ô tô đi được nhanh hơn xe máy bao nhiêu ki- lô-mét chúng ta phải biết được những gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS NX làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2: GV mời HS đọc đề bài.
+ Bài tập yêu cầu em tính vận tốc của xe máy theo đơn vị nào?
+ Vậy quãng đường và thời gian phải tính theo đơn vị nào với phù hợp?
- GV:Hãy đổi đơn vị cho phù hợp rồi tính vận tốc của xe máy.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS NX bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm
Bài 4: (HS khá giỏi)
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài và làm BT3, CB bài sau: Luyện tập chung.
Dạy bù 1 tiết Luyện từ và câu Tuần 27
Dạy bù 1 tiết Tiếng Anh tuần 27
Lịch sử 
Tiến vào Dinh Độc Lập
I. Mục tiêu : Sau bài học HS biết
- Ngày 30 - 4 - 1975 quân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Từ đây đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất.
II. Chuẩn bị
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy- học
1.Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ
- GV nhận xét và cho điểm
2. Bài mới
*HĐ1: Khái quát về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975
+ Hãy so sánh lực lượng của ta và của chính quyền Sài Gòn sau hiệp định Pa-ri?
- GV nêu khái quát về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975
*HĐ 2: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và cuộc tiến công vào dinh độc lập
- GV YC HS làm việc theo nhóm để giải quyết các câu hỏi
+ Quân ta tiến vào Sài Gòn theo mấy mũi tiến công? Lữ đoàn xe tăng 203 có nhiệm vụ gì?
+ Thuật lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập.
+ Tả lại cảnh cuối cùng khi Dương Văn Minh đầu hàng.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS.
- GV tổ chức cho cả lớp trao đổi để trả lời các câu hỏi
+ Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập chứng tỏ điều gì?
+ Tại sao Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện?
- GV kết luận về diễn biến của chiến dịch HCM lịch sử.
*HĐ 3: ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Hồ Chí Minh
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm để tìm hiểu về ý nghĩa của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
- GV gọi HS trình bày ý nghĩa.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV tổng kết nội dung bài; nhận xét tiết học
- GV dặn HS về nhà học bài và CB bài sau: XD nhà máy...
Toán 
Luyện tập chung (T.137)
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết tính vận tốc, quãng đường. thời gian, 
- Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
II. Chuẩn bị
 Viết sẵn đề bài 1a.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập của tiết trước.
- GV chữa bài, nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐYC giờ học
b. Hướng dẫn giải bài toán về hai chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian
- HS đọc đề bài 1a.
- GV vẽ sơ đồ và hướng dẫn HS phân tích bài toán
+ Quãng đường cả hai xe đi được sau mỗi giờ thế nào với vận tốc của hai xe?
+ Nêu ý nghĩa của 180km và 90km trong bài toán?
- GV giảng
c.Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1b. GV yêu cầu HS mở SGK, đọc đề bài trong bài tập.
+ Đoạn đường AB dài bao nhiêu ki-lô-mét?
+ Hai xe ô tô đi như thế nào?
+ Bài toán yêu cầu em tính gì?
+ Làm thế nào để tính được thời gian để hai xe gặp nhau?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét, cho điểm
Bài 2: GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV mời HS NX bài làm của bạn trên bảng, 
Bài 4: (HS khá giỏi)
+ Gợi ý HS làm bài: Muốn biết sau 2giờ 30 phút xe máy còn cách B bao xa chúng ta phải làm như thế nào?
- HS làm bài.
- GV kiểm tra kết quả của HS, nhận xét
3.Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài; làm BT 3; CB bài sau: Luyện tập chung.
Tiếng Việt
ôn tập tiếng việt (Tiết 1)
I. Mục tiêu 
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ đọc khoảng 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).
*HS khá giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng ở những từ ngữ, hình ảnh mang tính chất nghệ thuật.
II. Chuẩn bị
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc
- Phiếu kẻ sẵn bảng ở bài 2
III. Các hoạt động dạy- học
* Bài mới.
a. Kiểm tra tập đọc
- GV cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- GV cho điểm HS
b. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
+ Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS lên bảng đặt câu. GV cùng HS nhận xét.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
* Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ôn bài 
Thứ tư ngày 16 tháng 3 năm 2011
Tiếng Việt
ôn tập tiếng việt (Tiết 2)
I. Mục tiêu 
- Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như ở tiết 1
- Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu của BT2
II. Chuẩn bị
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 27
- Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2 trang 100
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra đọc
- Tiến hành tương tự như tiết 1 tuần 28
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài. 1HS làm bài trên bảng.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét, kết luận bài làm của HS.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt, có vế câu viết thêm khác của bạn.
- GV nhận xét khen ngợi HS
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc và học thuộc lòng.
Toán 
Luyện tập chung (T.138)
I. Mục tiêu 
- Biết giải bài toán chuyển động cùng chiều 
- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian. 
II. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập của tiết học trước.
- GV chữa bài, nhận xét
3. Bài mới
 Hướng dẫn giải bài toán về chuyển động cùng chiều đuổi nhau
Bài 1a: yêu cầu HS đọc đề
- GV vẽ sơ đồ bài toán trên bảng và HD HS tìm lời giải.
- GV giảng:
+Trên quãng đường từ Bđến C có hai xe cùng chuyển động về phía C. Xe máy chạy nhanh hơn xe đạp nên sẽ đến lúc nó đuổi kịp xe đạp.
+ Như vậy thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp chính là thời gian để k/cách hai xe rút ngắn từ 48km xuống còn 0km.
- GV vừa chỉ sơ đồ vừa giảng
- Yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán.
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 145, đối chiếu với bài giải mẫu và tự chữa.
Bài 1b: GV mời HS đọc đề bài 1b
- GV hướng dẫn HS tìm lời giải bài toán.
- GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán.
- GV cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét, chỉnh sửa
Bài 2: GV mời HS đọc đề bài toán.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
? giờ là bao nhiêu phút?
- GV: Trong 2,4 phút báo gấm đã chạy được 4,8km. Báo gấm là một trong những loài động vật chạy nhanh nhất.
Bài 3: (HS khá giỏi) GV mời HS đọc đề bài toán.
- GV vẽ sơ đồ bài toán lên bảng và giải thích về 2 chuyển động cho HS hiểu.
- Yêu cầu HS trình bày lời giải.
- GV nhận xét, chỉnh sửa bài giải của HS 
* Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà làm bài tập và CB bài sau: Ôn tập về số TN.
Tiếng Việt
ôn tập tiếng việt (Tiết 3)
I. Mục tiêu 
- Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như ở tiết 1
- Tìm được các câu ghép, từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn (BT2).
HS khá giỏi hiểu tác dụng của những từ ngữ lặp lại, từ ngữ được thay thế.
II. Chuẩn bị
- Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc và học thuộc lòng
III. Các hoạt động dạy- học
a. Kiểm tra đọc
- Tiến hành tương tự như tiết 1 tuần 28
b. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 3
-Yêu cầu HS đọc bài văn và câu hỏi cuối bài
- GV chia HS thành các nhóm.Yêu cầu HS đọc thầm, trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi cuối bài.
- GV mời HS khá lên điều khiển các bạn báo cáo kết quả.
- GV yêu cầu HS phân tích các vế của câu ghép. Dùng dấu gạch chéo (/) để phân tách các vế câu. Gạch 1 gạch ngang dưới chủ ngữ, 2 gạch ng ... c tập, hoạt động khác... Phân tích ưu, nhược điểm, chỉ rõ biện pháp khắc phục nhược điểm và phát huy những mặt tích cực .
- Nhận xét công tác trọng tâm:...
 3. ý kiến xây dựng của HS và kết luận của GV:
- HS nêu ý kiến cá nhân.
- GV phát biểu kết luận.
 4. Triển khai công việc tuần tới:
- GV triển khai hoạt động tuần 29.
- Phát động phong trào thi đua tuần 29 tới toàn thể tập thể lớp.
 * Kết thúc buổi sinh hoạt.
Buổi chiều
Tập làm văn
Kiểm tra định kì giữa học kì II
(Kiểm tra viết)
Ôn Lịch sử - Địa lí
Lễ kí hiệp định Pa- ri
Châu Mĩ
I. Mục tiêu
- Giúp hs luyện tập , thực hành để nắm vững hơn nội dung của các bài
1. Lich sử: “Lễ kí hiệp định Pa- ri”; 
2. Địa lí: “Châu Mĩ”.
II. Các hoạt động dạy- học
1. GV nêu yêu cầu tiết học
2. Hướng dẫn hs luyện tập
* Ôn tập về Lịch sử:
Bài 1: Khoanh vào chữ trước ý sai.
Mĩ kí hiệp định Pa- ri về kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam vì:
 Mĩ thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam, Bắc trong năm 1972.
 B. Cuộc chiến tranh đã kéo dài gần 20 năm mà không mang lại kết quả gì, lại bị dư luận nhân dân Mĩ và thế giới phản đối.
C. Mĩ giành được thắng lợi quyết định trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Có thể kết thúc cuộc chiến tranhđó trong thế lợi cho Mĩ.
Bài 2: Hiệp định Pa - ri về Việt Nam được kí kết:
- Vào ngày.tháng năm....................................
- Tại...................................
Bài 3: Em hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của việc kí Hiệp định Pa- ri.
- HS nêu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
* Ôn tập về Địa lí
Bài 1: Đánh dấu x vào trước ý đúng.
 Châu Mĩ tiếp giáp với các đại dương:
 Thái Bình Dương Đại Tây Dương
 ấn Độ Dương Bắc Băng Dương
Bài 2: Quan sát hình1, trang 121 SGK và cho biết các ảnh thiên nhiên đó được chụp ở những khu vực nào, bằng cách viết những chữ a,b,c,d,e,g vào chỗ chấm (..) trong các ý dưới đây:
- Bắc Mĩ.
 - Trung Mĩ
 - Nam Mĩ..
Bài 3: Quan sát hình1, trang 121 SGK, hãy điền tên các dãy núi, cao nguyên và các đồng bằng lớn của châu Mĩ vào bảng dưới đây:
Các dãy núi ở phía tây
Hai đồng bằng lớn ở giữa
Các dãy núi thấp và cao nguyên ở phía đông
Bài 4: Hoàn thành bảng sau:
Khu vực
Mức độ phát triển
Nông nghiệp
Công nghiệp
Bắc Mĩ
Sản xuất.
Nghành.
Trung Mĩ và Nam Mĩ
....
Sản xuất.........
..
Nghành..
* Hướng dẫn HS chữa bài, nhận xét
- Gọi hs đọc bài làm của mình, hs khác nhận xét , bổ sung
- GV nhận xét , bổ sung.
III. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
Ôn Tiếng Việt
Luyện viết
I. Mục tiêu 
- Luyện viết chữ đứng, nét đều đúng, đẹp. Rèn kĩ năng viết chữ đứng,.
- Ôn luyện quy tắc chính tả: quy tắc viết hoa tên người tên địa lí Việt Nam.
II. Chuẩn bị
- Vở luyện viết, vở luyện Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 
- GV kiểm tra vở Luyện viết của học sinh.
2. Bài mới: 
- GV giới thiệu bài :
a. Luyện viết:
* Tìm hiểu nội dung bài viết.
- GV nêu yêu cầu: Luyện viết chữ đứng, nét đều . Viết 2 lần 2 khổ thơ sau:
Xình xịch xình xịch Nước từ mương dưới
Máy đã nổ rồi Dốc ngược đồng cao
Trắng xoá nước cười Nước đổ ào ào
Bọt tung mát rượi Máy bơm tài thật !
- Yêu cầu học sinh tìm các chữ viết hoa có trong bài?
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết các con chữ hoa.
- Hướng dẫn HS luyện viết các chữ viết hoa.
- Giáo viên theo dõi, sửa sai cho các em.
* Thực hành luyện viết.
- Yêu cầu học sinh viết bài vào vở thực hành luyện viết.
- GV quan sát uốn nắn cho các em về tư thế ngồi viết, cách cầm bút , đặt vở và chữ viết .
- GV theo dõi, giúp đỡ những học sinh yếu.
- Giáo viên thu chấm 7- 10 bài, nhận xét.
b. Ôn tập quy tắc chính tả:
Bài tập: Những tên người nào dưới đây viết đúng quy tắc chính tả?
a. I - Xa - Vắc Lê - Vi - Tan
b. Trê - khốp
c. Y- an - Ta
3. Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học. 
Dặn HS ôn quy tắc chính tả.
..............................................................................................................
Nhận xét của bgh
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Yêu quí mẹ và cô giáo (Tiết 4)
I. Mục tiêu
 - Tổng kết chủ điểm “Yêu quí mẹ và cô giáo” 
 - Tổ chức tìm hiểu về ngày 26 . 3 (ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) và học tập tinh thần cách mạng của Đoàn TNCS HCM.
II - Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động 1: Tổng kết chủ điểm
 - Các tổ trưởng nhận xét đánh giá các hoạt động của tổ mình theo chủ điểm.
 - Cả lớp nhận xét bổ sung. 
 - Tuyên dương các tổ làm tốt các hoạt động. 
 - Nhắc nhở một số cá nhân làm chưa tốt. 
 - Cả lớp hát bài “ Mẹ và cô”.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ngày 26 . 3 
 - GV giới thiệu về tổ chức Đoàn, về ngày thành lập Đoàn TNCS HCM. 
 - GV cùng HS ôn lại truyền thống của Đoàn TNCS HCM.
 - Tổ chức văn nghệ hát chào mừng ngày thành lập ĐTNCS HCM.
* Củng cố - Dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Thực hiện tốt các hoạt động của sao. 
Ôn Tiếng Việt
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ Truyền thống
I. Mục tiêu
- Củng cố và mở rộng vốn từ về Truyền thống
II. Các hoạt động dạy- học
1. GV nêu yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1:Từng câu ca dao, tục ngữ dưới đây nói về truyền thống gì?
a) Muốn coi lên núi mà coi
 Coi bà Triệu Âu cưỡi voi đánh chồng.
 Một cây làm chẳng lên non
 Ba cây chụm lại thành hòn núi cao.
c) Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
d) Lá lành đùm lá rách.
Bài 2: Tìm lời giải nghĩa ở cột B thích hợp với thành ngữ, tục ngữ ở cột A:
 A B
 (1) Cày sâu cuốc bẩm
a)Một người trong cộng đồng bị tai hoạ, đau đớn thì cả tập thể cùng chia sẻ, đau xót.
(2) An quả nhớ kẻ trồng cây.
b) Cần cù chăm chỉ làm ăn.
(3) Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ.
c) Khi được hưởng thành quả, phải nhớ đến người đã có công gây dựng nên.
Bài 3: Xếp các thành ngữ, tục ngữ sau đây vào các nhóm thích hợp:
 Thương người như thể thương thân; Máu chảy ruột mềm; có công mài sắt có ngày nên kim; Môi hở răng lạnh; Chị ngã, em nâng;Đồng sức đồng lòng; Kề vai sát cánh; Chết vinh còn hơn sống nhục; Chết đứng còn hơn sống quỳ.
Nhóm1:Truyền thống đoàn kết:.
Nhóm2: Truyền thốg kiên cường, bất khuất: ..
Nhóm3: Truyền thống lao động cần cù:..
Nhóm4: Truyền thống nhân ái:..
3. Hướng dẫn hs chữa bài, nhận xét
- HS lên bảng chữa bài, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng:
* Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn bài.
Ôn Toán
Ôn tập về thời gian
I. Mục tiêu
- Giúp HS củng cố và nâng cao các kiến thức về tính thời gian trong bài toán chuyển động.
II. Các hoạt động dạy học
Bài 1: Viết vào ô trống cho thích hợp:
S ( km )
333
260
99
v ( km/ giờ )
37
40
18
t
 - Yêu cầu HS làm bài, chữa bài.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
 Các số cần điền lần lượt là: 9; 6,5; 5,5
Bài 2: Một xe lửa đi được quãng đường 105 km với vận tốc 35 km /giờ. Tính thời gian xe lửa đã đi.
Yêu cầu HS đọc đề bài, phân tích đề bài.
Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
Gv theo dõi, giúp đỡ HS yếu làm bài.
Yêu cầu HS chữa bài, nhận xét. GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
 Đáp số: 3 giờ
Bài 3: Với vận tốc 4,5 km/ giờ, một người đi bộ đã đi được quãng đường AB dài 11,25 km. Nếu ngươì đó khởi hành từ A lúc 7 giờ 15 phút thì đến B lúc mấy giờ?
Yêu cầu HS đọc đề bài, phân tích đề bài.
Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
Gv theo dõi, giúp đỡ HS yếu làm bài.
Yêu cầu HS chữa bài, nhận xét. GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
 Đáp số: 9 giờ 45 phút 
Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi:
 Cùng một lúc có 2 người đi xe đạp ngược chiều từ A và B cách nhau 29,4 km để gặp nhau. Người thứ nhất đi từ A với vận tốc 12 km/giờ. Người thứ hai đi từ B với vận tốc 12,5 km/giờ. Hỏi:
 a. Sau bao lâu họ gặp nhau?
 b. Nơi họ gặp nhau cách B bao nhiêu km?
Yêu cầu HS đọc đề bài, phân tích đề bài.
Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
Yêu cầu HS chữa bài, nhận xét. 
GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
 Đáp số: a. 1,2 giờ; b. 15 km
III. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS học bài, chuẩn bị bài sau.
Ôn Toán 
Luỵên tập chung
I. Mục tiêu
- Giúp HS ôn tập về cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
- Vận dụng vào giải các bài tập có liên quan đến nhân chia số đo thời gian.
II. Các hoạt động dạy học
1. Ôn tập về cách thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian
Bài 1: Tính :
 a. 12 ngày 5 giờ + 3 ngày 19 giờ b. 2giờ 15 phút x 3 
 15 giờ 39 phút – 13 giờ 45 phút 4phút 15 giây x 4
 c. 30 phút 24 giây : 6 
 7 giờ 15 phút : 5
- GV hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện phép tính .
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- HS làm bài vào vở, 3HS lên bảng làm bài . HS khác nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét ,chốt lại kết quả đúng.
- GV củng cố về cách cộng, trừ, nhân , chia số đo thời gian.
2. Ôn tập về cách tính vận tốc , quãng đường, thời gian.
- GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tính vận tốc, quãng đường ,thời gian.
 ( v = S : t S = v x t t = S : v )
- HD HS nhận biết mối quan hệ giữa vận tốc, quãng đường, thời gian:
+ Nếu vận tốc không đổi thì quãng đường có quan hệ như thế nào với thời gian ?
+ Nếu thời gian không đổi thì quãng đường và vận tốc có quan hệ với nhau như thế nào?
+ Nếu quãng đường không đổi thì vận tốc và thời gian có quan hệ như thế nào?
- HD HS làm các bài toán có liên quan đến chuyển động đều.
Bài 2: Quãng đường AB dài 135 km.Ô tô đi từ A đến B hết 2 giờ 30 phút.Tính vận tốc của ô tô ,biết dọc đường ô tô nghỉ 15 phút.
- HD HS phân tích đề bài .
+ Bài toán cho biết gì, yêu cầu tìm gì?
+ Thời gian thực ô tô đi hết quãng đường là bao nhiêu?
- Gv yêu cầu HS làm bài vào vởô. Gv theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Yêu cầu HS chữa bài. GVnhận xét, chốt lại kết quả đúng.
 Đáp số: 60 km / giờ
Bài 3: Với vận tốc 4,5 km/giờ, một người đi bộ đã đi được quãng đường AB dài 11,25 km. Nếu người đó khởi hành từ A lúc 6 giờ45 phút thì đến B lúc mấy giờ?
- GV HD HS phân tích đề bài .
+ Muốn biết thời điểm người đó đến B thì trước hết ta phải tìm gì ?
- HDHS làm bài, chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
 Đáp số: 9 giờ 15 phút
Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi.
 Quãng đường AB dài 120 km. Lúc 7 giờ một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 50 km/giờ và nghỉ trả khách 45 phút.Sau đó ô tô đi từ B về A với vận tốc 60 km/giờ. Hỏi ô tô về đến A lúc mấy giờ?
+ Bài toán cho biết gì,yêu cầu tìm gì?
+ Làm thế nào để tính được thời gian đi từ A đến B và thời gian từ B về A ?
- HS làm bài vào vở.
- HS chữa bài, HS khác nhận xét.
III. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét kết quả học tập của học sinh.
- Dặn HS tiếp tục ôn tập cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 28(2).doc