Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 28 - Trường TH Thịnh Lộc

Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 28 - Trường TH Thịnh Lộc

I. MỤC TIÊU: HS cần:

 - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu.

 - Cũng cố khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu (câu đơn, câu ghép)

 - Lấy được ví dụ minh hoạ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Phiếu ghi tên bài tập đọc và HTL của 9 tuần đầu kỳ II.

 - Cành cây để treo phiếu ghi tên bài tập đọc và HTL.

 - Bảng phụ kẻ bảng tổng kết ở bài tập 2

 

doc 121 trang Người đăng huong21 Lượt xem 738Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 28 - Trường TH Thịnh Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Thứ hai, ngày 22 tháng 3 năm 2010
Tập đọc
Ôn tập (tiết1)
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu.
 - Cũng cố khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu (câu đơn, câu ghép)
 - Lấy được ví dụ minh hoạ.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Phiếu ghi tên bài tập đọc và HTL của 9 tuần đầu kỳ II.
 - Cành cây để treo phiếu ghi tên bài tập đọc và HTL.
 - Bảng phụ kẻ bảng tổng kết ở bài tập 2
III. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - Gọi HS đọc thuộc bài thơ Đất nước và trả lời câu hỏi, Nêu ý nghĩa bài thơ?
 - Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.
 - GV nhận xét, cho điểm.
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
 - GV tổ chức kiểm tra theo hình thức bốc thăm.
 - HS lên bốc thăm ở cành cây (GV đã treo phiếu sẵn) rồi thực hiện theo phiếu.
 - GV cho điểm.
 4. Hoạt động 4: Luyện tập
 - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2 (1 HS đọc thành tiếng)
 - GV treo bảng phụ kẽ sẵn bảng thống kê bài tập 2.
 - GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài tập 2.
 + Yêu cầu HS quan sát bảng thống kê.
 + Tìm ví dụ minh hoạ các kiểu câu.
 - Cho HS làm bài (3 HS làm vào bảng phụ HS còn lại làm vào vở bài tập)
 - Cho HS trình bày kết quả (3 HS lên treo bảng phụ)
 - GV nhận xét và chốt lại các câu mà các em tìm đúng.
 6. Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò
 - Tiết học này chúng ta ôn tập được những kiến thức nào?
 - Dặn những HS chưa kiểm tra về nhà ôn để tiết sau kiểm travà chuẩn bị bài ôn tập (tiết 2).
 ______________________________
Chính tả
Ôn tập (tiết 2)
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
 - Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu: Làm đúng bài tập điền vế câu vào chổ trống để tạo thành câu ghép.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Phiếu ghi tên bài tập đọc và HTL.
 - 3 tờ phiếu ghi 3 câu văn chưa hoàn chỉnh ở bài tập 2.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - Nếu cách viết hoa tên riêng của người nước ngoài.
 - Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Các tiếng trong 1 bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu ghạch nối.
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: Kiểm tra tập đọc HTL.
 - Gọi HS lần lượt lên bố thăm đọc hoặc HTL và trả lời câu hỏi theo phiếu.
 - GV nhận xét, cho điểm.
 4. Hoạt động 4: Làm bài tập.
 - Cho HS đọc toàn bộ bài tập 2 (1 HS).
 - Yêu cầu của bài tập là gì?
 + Viết tiếp vế câu còn thiếu vào chổ trống để tạo câu ghép.
 - GV lưu ý HS: Đảm bảo đúng nội dung và đúng ngx pháp.
 - GV cho HS làm bài + GV phát phiếu + bút da cho 3 HS.
 - Cho HS trình bày kết quả (3 HS lên dán phiếu).
 - Lớp nhận xét + GV nhận xét.
 - GV chốt lại:
 a. Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng rất quan trọng.
 b. Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng. 
 c. Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: "Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người "
 6. Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn về nhà tiếp tục luyện đọc để kiểm tra tiếp ở tiết 3.
_________________________________________
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
 - Rèn luyện kỉ năng thực hành tính vận tốc, quảng đường, thời gian.
 - Củng cố đổi đơn vị đo độ dài, đoan vị đo thời gian, đơn vị đo vận tốc.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Tranh vẽ hình phóng to như SGK của bài tập 4.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - Muốn tính thời gian ta làm như thế nào? (HS phát biểu quy tắc).
a. S = 150 km b. S = 12,6 m
 V = 30 km/s V = 3 m/s
 T = ? T = ?
 - Gọi 2 HS lên làm bài tập trên.
 - GV nhận xét + cho điểm.
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: Luyện tập
 Bài 1: 
 - Gọi HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài toán.
 - Muốn tìm được mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy bao nhiêu ki-lô-mét ta cấn thực hiện những bước tính nào?
 + Tính mỗi giờ ô tô đi được số km.
 + Tính mỗi giờ xe máy đi được số km.
 + Tính mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy số km.
 - Cho HS làm bài vào vỡ ô ly (1 HS lên làm vào bảng phụ).
 - GV treo bảng phụ - Lớp theo dõi nhận xét.
 - GV nhận xét + Chốt lại lời giải đúng.
 Bài 2.
 - Gọi 1 HS đọc đề bài, nêu yêu cầu.
 - GV hướng dẫn HS đổi đơn vị đo. Mét thành km, phút thành giờ.
 - Cho HS làm bài vào vở ô ly (1 HS làm vào bảng phụ).
 - GV treo bảng phụ HS đã làm + lớp nhận xét.
 - GV nhận xét + Chốt lại lời giải đúng.
 - Y/c hai bạn ngồi cạnh nhau kiểm tra bài cho nhau.
 Bài 3: Cách tiến hành tương tự bài 2.
 Bài 4:
 - GV treo tranh? Bức tranh vẽ gì?
 - Gọi 1 HS đọc bài tập, nêu yêu cầu của bài.
 - Muốn tính được vận tốc ra m/phút ta cần làm gì?
 + Đổi đơn vị đo: 72 km/giờ = 72000 m/giờ = 1200 m/phút.
 - Muốn tính thời gian cá heo bơi quảng đường 2400 m ta làm như thế nào?
 + 2400 : 1200 = 2 phút.
 - Cho HS tráo vỡ kiểm tra lẫn nhau (2 bạn ngồi cạnh nhau) gọi 1 HS lên bảng chữa.
 - GV nhận xét + chữa bài tập.
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
 - Tiết này chúng ta luyện tập được những kiến thức nào?
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS về làm lại bài tập 4 và chuẩn bị tiết luyện tập chung tiếp theo.
 ______________________________________________________________
Thứ ba, ngày 23 tháng 3 năm 2010
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Rèn luyện kỹ năng tính vận tốc, quảng đường, thời gian
 - Làm quen với bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ kẽ sẵn tóm tắt bài tập 1a
III. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - Gọi HS lên làm lại bài tập 4 của tiết trước (1 HS lên làm).
 - GV nhận xét + cho điểm.
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: 
 Bài 1:
 - Cho 1 HS đọc bài 1a.
 - Bài này có mấy chuyển động? (2 chuyển động).
 - Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều? (ngược chiều).
 - GV treo bảng phụ (HS quan sát).
 - GV hướng dẫn cách tính thời gian hai ô tô gặp nhau.
 - Cho HS làm bài.
 - 1b: HS tự làm.
 Bài 2:
 - GV cho HS đọc đề bài, nêu yêu cầu bài toán.
 - HS nêu cách làm, sau đó tự làm bài vào vở.
 Bài 3:
 - Gọi HS đọc bài và nêu yêu cầu của bài
 - Em hãy nhận xét về đơn vị đo quảng đường?
 - GV lưu ý HS đổi đơn vị đo: 15 km = 15000 m.
 - Cho HS làm bài vào vở (1 HS làm vào bảng phụ).
 - Nhận xét + chữa bài + cho điểm.
 Bài 4:
 - Gọi HS đọc bài tập, nêu yêu cầu bài toán.
 - Em hãy nêu cách làm bài toán?
 - Tính quảng đường sau khi khởi hành 2 giơ 30 phút.
 - Tính quảng đường xe máy cách B.
 - Cho HS làm bài (3 HS làm vào bảng phụ).
 - Cho HS trình bày (3 HS lên treo bảng phụ).
 - Nhận xét và đưa ra bài giải đúng.
 6. Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
 _________________________________________
Lịch sử
Tiến vào dinh Độc lập
I. Mục tiêu: HS cần:
 - HS nêu được chiến dịch HCM lịch sử là chiến dịch cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta, là đỉnh cao của cuộc tổng tiến công giải phóng Miền Nam bắt đầu từ ngày 26-4-1975 và kết thúc bằng sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập.
 - Chiến dịch HCM toàn thắng chấm dứt 21 năm chiến đấu hi sinh của dân tộc ta, mở ra thời kỳ mới: Miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bản đồ hành chính việt nam.
 - Các hình minh học trong SGK.
 - Phiếu học tập củ HS.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - 2 HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
 ? Hiệp định pa ri về Việt Nam được ký kết vào thời gian nào? ở đâu?
 Nêu ý nghĩa của hiệp định Pa-ri đối với lịch sử dân tậo ta?
( Hiệp định Pa-ri đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam. Đế quốc Mỹ phải rút quân khỏi Miền Nam Việt Nam.
 Đế quốc Mỹ thừa nhận sự thất bại ở Việt Nam. )
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và cuộc tiến công vào Dinh Độc Lập.
 - GV nêu khái quát về cuộc tổng tiến công và nổi dậy màu xuân 1975 (vừa giảng vừa chỉ trên bản đồ Việt Nam).
 - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 để trả lời các câu hỏi.
 ? Quân ta tiến vào Sài Gòn theo mấy mũi tiến công? Lữ đoàn xe tăng 203 có nhiệm vụ gì?
 Quân ta chia thành 5 cánh quân tiến vào Sài Gòn.
 Thuật lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập.
 - Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.
 - GV nhận xét và bổ sung.
 - Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập chứng tỏ điều gì?
 - Chứng tỏ quân ta đã thua trận và CM đã thành công.
 4. Hoạt động 4: ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh.
 - Cho 1 HS đọc lại toàn bộ bài trong SGK.
 - Cho HS thảo luận nhóm 4? Nêu ý nghĩa của chiến dịch lịch sử của HCM?
 + Là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc.
 + Đánh tan quân xâm lược Mỹ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh.
 + Từ đây, hai miền Nam, Bắc được thống nhất.
 6. Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò
 - Phát biểu suy nghĩ của sự kiện lịch sử ngày 30-4-1975.
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn về nhà học thuộc phần tóm tắt và chuẩn bị tiết sau.
 ______________________________________________
 Luyện từ và câu
Ôn tập (tiết 3)
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc - HTL.
 - Đọc, hiểu nội dung ý nghĩa của bài Tình quê hương, tìm được các câu ghép, từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.
 - Phiếu viết tên bài tập đọc và HTL.
 - Bảng phụ làm bài tập.
 - Bảng phụ viết sẵn bài Tình quê hương.
II. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - Em hãy tìm một câu tục ngữ hoặc ca dao có nghĩa: Yêu nước, lao động cần cù, đoàn kết, nhân ái? (4 HS nêu 4 câu).
 - GV nhận xét + cho điểm.
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: Kiểm tra tập đọc + HTL.
 - GV gọi HS lên bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của phiếu.
 - GV nhận xét cho điểm.
 4. Hoạt động 4: Làm bài tập 2.
 - Cho HS đọc toàn bộ bài tập 2 (1 HS).
 - GV nhắc lại yêu cầu của bài tập.
 - Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiệ tình cảm củ tác giả vớu quê hương?
 + Các từ ngữ đó là: Đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.
 ? Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương?
 Tìm các câu ghép trong  ...  lời giải thích để đặt dấu hai chấm .
 Đại diện nhóm trình bày – lớp nhận xét bổ sung 
 Bài 3: GV gọi HS nêu yêu cầu bài 
 GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp 
 Cả lớp đọc thầm mẩu chuyện vui “ Chỉ vì quên một dấu câu”. HS làm bài vào vở bài tập.
 GV gọi 3 HS lên thi làm vào bảng nhóm. Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 GV lưu ý HS: Khi viết dùng dấu hai chấm phải phù hợp, tránh sai lầm như mẩu chuyện vui trên.
+ Hoạt động 2: GV chấm bài – nhận xét 
 4. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
 - 2 HS nhắc lại tác dụng của dấu hai chấm .
 - GV nhận xét tiết học.
 __________________________________________________
Địa lý
 Xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà
I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết:
 - Vị trí địa lý của địa phơng mình đang sinh sống.
 - Nếu được một số đặc điểm về vị trí địa lý.
 - Đặc điểm tự nhiên của địa phương.
 - Thấy mối quan hệ giữ vị trí địa lý khí hậu và dân cư.
II. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
 - GV nêu nhiệm vụ học tập.
 2. Hoạt động 2: Vị trí địa lý, giới hạn (Làm việc cá nhân)
 - Học sinh dựa vào những hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi sau:
 ? Xã Thị Trấn tiếp giáp với những xã nào? huyện nào?
 Giới hạn của xã bắt đầu từ thôn nào và cuối cùng là thôn nào ?
 - Học sinh trả lời - GV nhận xét kết luận.
 3. Hoạt động 3: Đặc điểm tự nhiên. (Làm việc theo nhóm 4)
Chia nhóm: Các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
- ở địa phận xã em có những con sông nào chảy qua? Có những ngọn núi nào?. Vai trò của sông đối với đời sống và sản xuất?
- Đại diện nhóm lên trả lời.
- Nhóm khác nhận xét.
 4. Hoạt động 4: Đặc điểm dân cư
- Người dân địa phương em thuộc dân tộc nào?
- Mật độ dân c ra sao?. Phân bổ nh thế nào?
Học sinh trả lời 
 5. Hoạt động 5: Các ngành kinh tế:
 - Giáo viên nêu câu hỏi - học sinh trả lời.
 - Các ngành kinh tế ở địa phương em gồm những ngành nào? Chủ yếu là ngành gì?
 - Đời sống của nhân dân ra sao?
 6. Hoạt động 6: Củng cố dặn dò.
 - GV nhận xét giờ học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
 ______________________________________________
Thể dục
Bài 64
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Ôn phát và chuyền cầu bằng mu bàn chân hoặc ném bóng vào rổ bằng một tay . Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác và nâng cao thành tích . 
 - Chơi trò chơi. “dẫn bóng” . Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động. 
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn 
 - GV chuẩn bị 1 còi 
 - HS mỗi em 1 quả cầu 
III. Hoạt động dạy học:
 1. Phần mở đầu:
 - GV nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học 
 - HS chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc .
 - HS đi theo vòng tròn hít thở sâu 
 - Khởi động toàn thân 
 - Ôn bài thể dục phát triển chung 
 2. Phần cơ bản: 
 a. Môn thể thao tự chọn :
 - Đá cầu : Đá cầu bằng mu bàn chân 
 Các tổ tự chơi với nhau – tổ trưởng điều khiển tổ chơi. 
 - Ném bóng : Ôn ném bóng vào rổ bằng 1 tay .
 b. Trò chơi “ Dẫn bóng” 
 - GV nêu tên trò chơi – phổ biến cách chơi và luật chơi. 
 - HS lần lượt chơi dưới sự điều khiển của GV 
 3. Phần kết thúc:
 - GV cùng HS hệ thống lại bài học 
 - Tập một số động tác hồi tĩnh 
 - GV nhận xét tiết học . 
 - Dặn: Ôn lại bài đã học. 
 _____________________________________________
Kĩ thuật
Lắp rô-bốt (tiết 3)
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô-bốt.
 - Lắp từng bộ phận và lắp ráp rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình. 
 - Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của rô-bốt. 
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn.
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: Quan sát , nhận xét mẫu 
 - GV cho HS quan sát mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
 - HS quan sát , nhận xét. 
 ? Để lắp được rô-bốt , theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó ? 
HS trả lời: Cần lắp các bộ phận. 
 4. Hoạt động 4: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
 - Hướng dẫn chọn các chi tiết .
 - Gv gọi 2 HS lên bảng chọn đúng , đủ loại các chi tiết trong bảng. Cả lớp cùng chọn trong bộ lắp ghép kĩ thuật của nhóm mình. 
 - Lắp từng bộ phận. 
 GV vừa thao tác vừa giảng giải để HS hiểu . 
 GV vừa thao tác vừa hướng dẫn để HS hiểu. 
 GV lắp ráp hoàn chỉnh rô-bốt.
5. Hoạt động 5 : Củng cố dặn dò 
 - HS nhắc lại các bước để lắp được rô-bốt.
 - GV nhận xét tiết học.
 ________________________________________________
 Luyện viết
Bài: 32
Những cánh buồm
i. mục tiêu:
 - Rèn luyện chữ viết cho Hs thực hiện bài 32 vở luyện viết đúng.
 - Luyện viết vở ô li viết bài : "Những cánh buồm"
ii. hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Luyện viết vở viết đúng.
 - Gv hướng dẫn Hs viết bài.
 - Hs viết bài.
 2. Hoạt động 2: Luyện viết vở ô li
 - Gv hướng dẫn viết bài: "Những cánh buồm" (Sách TV 5 - Tập 2)
 - Hs viết bài.
 - Gv chấm bài, nhận xét.
 3. Củng cố, dặ dò:
 - Gv nhận xét, đánh giá.
 Về nhà viết phần còn lại.
 _______________________________________________________________
 Thứ sáu, ngày 23 tháng 4 năm 2010
 Tập làm văn 
 Tả cảnh ( kiểm tra viết) 
I. Mục tiêu: HS cần:
 - HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng,đủ ý , thể hiện được quan sát riêng ; dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng, câu văn có hình ảnh , cảm xúc. 
II. Đồ dùng dạy học: 
 - ý cho đề văn của mỗi HS ( đã lập từ tiết trước) 
 - Một số tranh ảnh gắn với các cảnh được gợi từ 4 đề văn 
III. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
2. Hoạt động 2: GV giới thiệu bài – ghi mục bài 
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài 
 - GV gọi HS đọc 4 đề bài ở SGK .
 - GV ghi đề bài lên bảng .
 - Đề bài: 1. Tả một ngàymới bắt đầu ở que em.
 2. Tả một đêm trăng đẹp. 
 3.Tả trường em trước buổi học.
 4. Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích.
 - GV yêu cầu HS chọn 1 trong 4 đề bài đã cho .
 - GV hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu của đề bài. 
 ? Theo em , em chọn đề bài nào ? Vì sao em chọn đề đó? 
GV nhắc lại cách trình bày một bài văn tả cảnh .
 4. Hoạt động 4: HS làm bài 
 5. Hoạt động 5: Củng cố dặn dò 
 - GV thu bài về chấm.
 - GV nhận xét tiết học .
 - Dặn: Về đọc trước bài ôn tập về văn tả người chọn đề bài ,quan sát trước để tiết sau làm bài tốt hơn. 
 ________________________________________________
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Giúp HS ôn tập , củng cố và rèn kĩ năng tính chu vi , diện tích một số hình. 
 - Thực hành qua một số bài tâp. 
II. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - GV yêu cầu HS nhắc lại các quy tắc và công thức tính chu vi ,diện tích một số hình đã học ở tiết trước? 
 - HS trả lời – GV nhận xét , ghi điểm 
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: Luyện tập 
 Bài 1: GV gọi HS nêu yêu cầu bài 
 - GV hướng dẫn HS dựa vào tỉ lệ bản đồ 1: 1000 để tìm kích thước thật của sân bóng, 
 - GV gọi 1 HS lên bảng làm – cả lớp làm bài vào vở 
 - GV cùng cả lớp chữa bài.
 Bài 2: GV gọi 1 HS nêu yêu cầu bài. 
 - GV hướng dẫn HS từ chu vi hình vuông , tính được cạnh hình vuông , rồi tính được diện tích hình vuông. 
 - GV gọi 1 HS lên bảng làm – cả lớp làm bài vào vở. 
 - GV cùng cả lớp chữa bài . kết quả: 144 m2
 Bài 3: GV gọi HS nêu yêu cầu bài .
 - GV hướng dẫn HS tính diện tích thửa ruộng hình chữ nhật , sau đó tính số thóc thu hoạch được. 
 - GV gọi 1 HS lên bảng làm – cả lớp làm bài vào vở.
 - HS đổi chéo vở chữa bài .
 Bài 4: GV gọi 1 HS nêu yêu cầu bài 
 - GV gợi ý cho HS : Đã biết diện tích hình thang , từ đó có thể tính được chiều cao h, bằng cách lấy diện tích hình thang chia cho trung bình cộng của 2 đáy
 - GV gọi 1 HS lên bảng làm – cả lớp làm bài vào vở 
 - GV cùng HS đổi chéo vở chữa bài làm của bạn.
4. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò 
 - GV chấm bài – nhận xét. 
 - GV nhận xét tiết học .
 ________________________________________
Khoa học
Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống 
con người
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người. 
 - Trình bày tác dụng của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường . 
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Hình trang 132 SGK -Phiếu học tập 
III. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 ? Em hãy kể tên một số tài nguyên thiên nhiên của nước ta? 
 Em hãy nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên? 
 - HS trả lời – GV nhận xét , ghi điểm.
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: Quan sát 
 - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 
 - GV phát phiếu học tập – yêu cầu các nhóm hoàn thành vào phiếu .
 ? Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì? 
 - Đại diện nhóm trình bày – nhóm khác nhận xét 
 - GV nhận xét , bổ sung: môi trường cung cấp thức ăn, nước uống, khí thở,nơi ở, nơi làm việc..,các nguyên liệu và nhiên liệu .
 Môi trường còn là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt
 4. Hoạt động 4: Trò chơi-nhóm nào nhanh hơn. 
 - Mục tiêu: Củng cố cho HS những kiến thức về vai trò của môi trường đối với đời sống con người .
 - Cách tiến hành: 
 GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4.
 GV yêu cầu các nhóm liệt kê những gì môi trường cung cấp hoặc nhận từ các hoạt động sống và sản xuất của con người. 
 Đại diện các nhóm trình bày. 
 - GV cùng cả lớp nhận xét – bổ sung 
 ? Điều gì sẽ xẩy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại? 
 HS trả lời: Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt, môi trường sẽ bị ô nhiễm . 5. Hoạt động 5: Củng cố dặn dò
GV nhận xét tiết học.
Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
 ________________________________________________
 Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
i. mục tiêu:
 Nhận xét, đánh giá tuần qua 
 Kế hoạch tuần tới 
ii. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Đánh giá tuần qua
 - Học tập:
 Thực hiện nghiêm túc việc chuẩn bị bài và làm bài tập đầy đủ
 Một số bạn đạt điểm cao trong tuần qua như
 - Các hoạt động khác
 Công tác nề nêp, vệ sinh, sinh hoạt đầu buổi nghiêm túc.
 Tổ 1, tổ 4
 2. Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
 - Gv nêu kế hoạch hoạt động:
 + Học tập: 
 Kiểm tra việc học bài và làm bài tập nghiêm túc.
 Tổ chức ôn tập tốt.
 Tăng cường công tác bồi dưỡng HSG 
 + Các hoạt động khác:
 Xây dựng nề nếp, vệ sinh tốt
 Sinh hoạt đầu buổi có kế hoạch và thực hiện tốt nội quy của Đội 
 ___________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an L5 Tuan 28 29 30 31 CKTKNKNS.doc