I. Mục tiêu:
1-KT: Tìm hiểu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968)
2- KN: Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn:
+ Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã.
+ Cuộc chiến dấu tại Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt là sự kiện tiêu biểu của cuộc Tổng tiến công.
3- GD: HS có ý thức học tập tốt
II. Đồ dùng dạy học:
1- GV: Phấn màu, bảng phụ.SGK, Tranh, ảnh tư liệu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1986).
2- HS: Vở, SGK, ôn lại kiến thức cũ
Lịch sử:SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA I. Mục tiêu: 1-KT: Tìm hiểu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968) 2- KN: Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn: + Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã. + Cuộc chiến dấu tại Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt là sự kiện tiêu biểu của cuộc Tổng tiến công. 3- GD: HS có ý thức học tập tốt II. Đồ dùng dạy học: 1- GV: Phấn màu, bảng phụ.SGK, Tranh, ảnh tư liệu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1986). 2- HS: Vở, SGK, ôn lại kiến thức cũ III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- Kiểm tra bài cũ: + Mục đích mở đường Trường Sơn là gì? + Nêu ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước? 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Dạy bài mới. a. HĐ 1: Diễn biến của cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết mậu thân 1968 - Y/c HS làm vào phiếu bài tập theo nhóm. + Tết mậu thân 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở Miền Nam nước ta? + Thuật lại cuộc tiến công và nổi dậy của quân giải phóng vào Sài Gòn. Trận nào là trận tiêu biểu trong đợt tấn công này? + Cùng với cuộc tiến công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến công ở những nơi nào? + Tại sao nói cuộc tổng tiến công của quân và dân Miền Nam vào tết Mậu Thân năm 1968 mang tính bất ngờ và đồng loạt với quy mô lớn? b. HĐ 2: Kết quả, ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 - Y/c HS thảo luận các câu hỏi sau: + Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 đã tác động như thế nào đến Mĩ và chính quyền Sài Gòn? + Nêu ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968? 3. Củng cố – Dặn dò - Nhắc lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau. - 2 Hs trả lời. - HS làm vào phiếu bài tập theo nhóm. + Khi mọi người đang chuẩn bị đón giao thừa thì ở các địa điểm bí mật trong thành phố Sài Gòn, các chiến sĩ quân giải phóng lặng lẽ xuất kích. + Vào lúc Bác Hồ chúc tết được truyền qua làn sóng đài tiếng nói Việt Nam thì tiếng súng của quân giải phóng cũng rền vang tại Sài Gòn và nhiều thành phố khác, quân ta đánh vào Sứ quán Mĩ, bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, đài phát thanh, Sân bay Tân Sân Nhất, Tổng nha cảnh sát, bộ tư lệnh hải quân. + Cùng với cuộc tiến công vào Sài Gòn, quân giải phóng tiến công đồng loạt hầu hết các thành phố, thị xã miền Nam như Cần Thơ, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng + Bất ngờ về thời điểm: đêm giao thừa. + Bất ngờ về địa điểm (tại các thành phố lớn, tấn công vào cơ quan đầu não của địch) + Cuộc tấn công mang tính đồng loạt có quy mô lớn. - HS thảo luận các câu hỏi. + Cuộc tấn công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 đã làm cho hầu hết các cơ qua trung ương - địa phương Mĩ và chính quyền Sài Gòn bị tê liệt, khiến chúng rất hoang mang lo sợ, những kẻ đứng đầu nhà trắng, lầu năm góc và cả thế giới phải sửng sốt. + Sau đòn bất ngờ tết mậu thân, Mĩ phải thừa nhận thất bại một bước, chấp nhận đàn phán tại Pa - ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Nhân dân yêu chuộng hoà bình Mĩ cũng đấu tranh rầm rộ, đòi chính phủ Mĩ phải rút quân tại Việt Nam trong thời gian ngắn nhất. TUẦN 25 Thứ hai ngày 25 tháng 2 năm 2013 Toán KIỂM TRA ================================ Đạo đức THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KỲ 2 I. Mục đích – yêu cầu: - Củng cố các kiến thức đã học từ đầu học kì II đến nay qua các bài : Em yêu quê hương, Uỷ ban nhân dân xã (phường) em, Em yêu tổ quốc Việt Nam. - Có kĩ năng thể hiện các hành vi thái độ về những biểu hiện đạo đức đã học. - Có ý thức học tập và rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức đã học. II. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. KT bài cũ: - Gọi học sinh đọc ghi nhớ bài Em yêu Tổ quốc Việt Nam. - Em mong muốn khi lớn lên sẽ làm gì để xây dựng đất nước? - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: 30’ * Hướng dẫn học sinh ôn lại các bài đã học và thực hành các kĩ năng đạo đức. 1. Bài “Em yêu quê hương, Em yêu Tổ quốc Việt Nam” - Nêu một vài biểu hiện về lòng yêu quê hương. - Nêu một vài biểu hiện về tình yêu đất nước Việt Nam. - Kể một vài việc em đã làm của mình thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước VN. 2. Bài “Uy ban ND xã (phường) em” - Kể tên một số công việc của Uy ban nhân dân xã (phường) em. - Em cần có thái độ như thế nào khi đến Uy ban nhân dân xã em? 3.Bài Em yêu tổ quốc Việt Nam: Em hãy cho biết các mốc thời gian và địa danh sau liên quan đến sự kiện nào của đất nước ta? Ngày 2 tháng 9 năm 1945. Ngày 7 tháng 5 năm 1954 Ngày 30 tháng 4 năm 1975. Sông Bạch Đằng. Bến Nhà Rồng. Cây đa Tân Trào. - Cả lớp và GV nhận xét. 3. Củng cố - Em hãy nêu một vài biểu hiện về lòng yêu quê hương ? Yêu đất nước ? - Em phải làm gì để tỏ lòng yêu quê hương đất nước ? 4. Dặn dò - Nhắc nhở học sinh cần học tốt để xây dựng đất nước. - 2 học sinh lên bảng đọc và trả lời. - Nhớ về quê hương mỗi khi đi xa; tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội; gữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương; quyên góp tiền để tu bổ di tích, xây dựng các công trình công cộng ở quê; tham gia trồng cây ở đường làng, ngõ xóm . - Quan tâm, tìm hiểu về lịch sử đất nước; học tốt để góp phần xây dựng đất nước. - HS tự nêu. - Cấp giấy khai sinh cho em bé; xác nhận hộ khẩu để đi học, đi làm; tổ chức các đợt tiêm vắc xin cho trẻ em; tổ chức giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em, trạm y tế; tổng vệ sinh làng xóm, phố phường; tổ chức các đợt khuyến học. - Tôn trọng UBND xã (phường); chào hỏi các cán bộ UBND xã (phường); xếp thứ tự để giải quyết công việc. - HS làm rồi trao đổi với bạn. - HS trình bày trước lớp. BUỔI CHIỀU: Kĩ thuật: Lắp xe ben (tiết 2) I. Mục tiêu: HS cần phải - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben. - Biết cách lắp và lắp đợc xe ben theo mẫu. Xe lắp tơng đối chắc chắn và có thể chuyển động -Rèn luyện tính cận thận khi thao tác lắp,tháo các chi tiết của xe ben. II/Đồ dùng dạy học -Mẫu xe ben đã lắp sẵn -Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/Bài cũ: -Nêu các dụng cụ,chi tiết để lắp hoàn chỉnh một chiếc xe ben? -Nêu quy trình lắp xe ben? -Nhận xét ghi điểm.. 2.Bài mới-GTB. HĐ1:Kiểm tra các chi tiết . * Yêu cầu HS chọn đúng đủ chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp. -Kiểm tra việc lựa chọn của HS. HĐ2: HS thực hành lắp xe ben -Cho học sinh lắp ghép theo nhóm. -Trước khi HS thực hành giaó viên cần : + Gọi 1 HS đọc ghi nhớ SGK để cả lớp nắm vững qui trình lắp xe ben. + Yêu cầu HS phải quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK. - Trong quá trình lắp các bộ phận, lưu ý HS một số điểm sau : + Khi lắp sàn xe và giá đỡ, cần phải chú ý đến vị trí trên dưới của các thanh có lỗ và các thanh chữ U dài. + Khi lắp cần chú ý các chi tiết cần lắp ghép. + Khi lắp hệ thống tục bánh xe sau, cần lắp đủ số vòng hãm cho mỗi trục. * Cần theo dõi uốn nắn kịp thời giúp đỡ HS yếu. HĐ3:* Nhận xét đánh giá sản phẩm HS đã hoàn thành. -Thu giữ sản phẩm cho tiết học sau. 3/Củng cố - Dặn dò: Chốt lại nội dung bài- Nhận xét tiết. Chuẩn bị bài sau. -2 học sinh trả lời.:BĐàm. -Nhắc lại tên bài. * Chọn chi tiết cho tiết thực hành. -Để các chi tiết theo yêu cầu sắp xếp theo thứ tự các bộ phận cần lắp đặt trước. *Thực hành lắp ghép theo nhóm(6 nhóm) các sản phẩm. -1 HS lên bảng đọc lại qui trình SGK. - Đọc kĩ các bước trước khi lắp ráp. -Thứ tự lắp theo các chi tiết trước, đến các bộ phận. -Các bộ phận lắp ráp cần đảm bảo chặt đúng kĩ thuật. * Các thành viên trong nhóm khi thực hiện lắp ráp, nếu chưa rõ phần nào có thể trao đổi các thành viên trong nhóm. * Các nhóm HS hoàn thành sản phẩm trình bày trước lớp. -Cất giữ các sản phẩm đã lắp ghép được. -2 học sinh nhắc lại nội dung bài. Tập đọc PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG I/ Mục đích yêu cầu: - Đọc rành mạch, lưu loát, đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi. - Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. II. Đồ dùng dạy -học: Tranh minh họa chủ điểm, minh họa bài đọc trong SGK; tranh, ảnh về đền Hùng. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- Kiểm tra bài cũ: 2- Dạy bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: - GV giới thiệu chủ điểm. - Giới thiệu bài. 2.2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: - GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. - Gv đọc mẫu b) Tìm hiểu bài: + Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào? + Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng? + Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng? + Bài văn gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó? + Em hiểu câu ca dao sau NTN? “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” + Bài văn ca ngợi điều gì? c) Hướng dẫn đọc diễn cảm: - Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn. - Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 trong nhóm. - Thi đọc diễn cảm. - Cả lớp và GV bình chọn 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, liên hệ, GD t/y quê hương đất nước. - Dặn HS nếu có điều kiện hãy cùng cha mẹ đến thăm Đền Hùng ; học tập lòng yêu nước, giữ gìn truyền thống dân tộc. - Về nhà soạn bài : Vì muôn dân - 2 HS đọc bài Hộp thư mật và trả lời các câu hỏi của bài. - 1 HS giỏi đọc bài. - Chia đoạn: 3 đoạn. + Mỗi lần xuống dòng là một đoạn. - HS đọc nối tiếp đoạn, - 1- 2 HS đọc toàn bài. -HS chú ý lắng nghe - HS đọc lướt toàn bài. + Tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc VN. + Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách đây khoảng 4000 năm. + Có những khóm Hải Đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm dập dờn bay lượn; bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cây đại, cây thông già, giếng Ngọc trong xanh... + Cảnh núi Ba Vì vòi vọi gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Núi Sóc Sơn gợi nhớ truyền thuyết Thánh Gióng. Hình ảnh mốc đá thề gợi nhớ truyền thuyết về An Dương Vương. + Câu ca dao ... - HỌC: * GV viết đề lên bảng. HS làm bài. GV thu chấm, chữa bài. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) 1. Khoanh vào đáp án đúng (2 điểm) a) 0,15 m3 đọc là: A. Không phẩy mười lăm B. Không phẩy mười lăm mét khối C. Không phẩy mười năm mét khối D. Mười năm phần trăm mét khối b) Năm mươi ba phần nghìn viết là A. 53000 B. 0,53000 C. 0,053 D. 0,53 c) Diện tích xung quanh hình lập phương có cạnh 5 cm bao nhiêu cm2? A. 20 B. 100 C. 125 D. 80 d) Tổng của 2, 05 và 3, 9 là: A. 5, 14 B. 5, 95 C. 2, 44 D. 2, 34 2. Điền tiếp vào chỗ chấm a) 4, 23 dm3 = . m3 b) Nếu cạnh hình lập phương tăng lên 2 lần thì thể tích của nó tăng lên.. lần. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) 1. Đặt tính rồi tính (2 điểm) 2245,29 + 40,58 352,11 - 371,5 5, 45 × 1,8 95,2 : 68 2. Tính giá trị biểu thức bằng cách hợp lí (2 điểm) 15, 7 × 88 + 15, 7 × 12 9, 21 × 4 × 2,5 3. Một cái thùng không có nắp dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 2,5 m, chiều rộng 1,5 m và chiều cao 2 m. Người ta quét sơn toàn bộ mặt ngoài của thùng. Tính diện tích quét sơn. (1,5 điểm) 4. Một khối kim loại hình lập phương có cạnh 18cm, biết 1cm3 nặng 30g. Hỏi khối kim loại nặng bao nhiêu ki-lô-gam? (1,5 điểm) TH Toán: TIẾT 1 - TUẦN 25 I. MỤC TIÊU: - Củng cố để HS nắm được một số đơn vị đo thời gian và mối quan hệ giữa chúng. - Luyện đổi đơn vị đo thời gian, vận dụng giải các bài toán có liên quan. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Bài cũ: Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học? 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: - Gọi 2 HS TB làm ở bảng. Chữa bài Bài 2: Dành cho HS khá - Gọi HS đọc đề bài. Yêu cầu cả lớp giải vào vở. - Nhận xét. Bài 3: Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu cả lớp giải vào vở. Chữa bài. 3. Củng cố - Nhận xét tiết học - 2 Học sinh trả lời. Lớp nhận xét - Cả lớp làm vào vở, nhận xét, bổ sung. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. - 2 HS khá lên bảng, cả lớp giải vào vở - Nhận xét bài bạn, sửa nếu sai. - Tự làm vào vở. 1 HS lên bảng, nhận xét Buổi chiều: TOÁN: GĐ _ BD Toán LUYỆN CHUYỂN ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN I. MỤC TIÊU: - Củng cố tên gọi, ký hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. - Biết một năm nào đó thuộc thế kỉ nào. Luyện đổi đơn vị đo thời gian. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. KT bài cũ : - Cho HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian. 2. Bài mới:*Giới thiệu bài – Ghi đầu bài. * HD HS làm bài tập VBT( T49): Bài 1: Ôn tập về thế kỉ, nhắc lại các sự kiện lịch sử. - Cho HS đọc đề và làm việc theo cặp + Hãy quan sát, đọc bảng (trang 130) và cho biết từng sự kiện lịch sử xảy ra vào thế kỉ nào? - Gọi các đại diện trình bày kết quả thảo luận trước lớp, nhận xét, bổ sung. Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. Gọi 2 HS lên bảng làm rồi chữa bài. - Nhận xét, ghi điểm. Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập: - GV cho HS tự làm, gọi 2 em lên bảng - Nhận xét, ghi điểm. - 2 HS nêu, HS khác nhận xét. - HS đọc đề và thảo luận theo cặp - Các đại diện trình bày kết quả thảo luận trước lớp. HS khác nhận xét. - 2 HS lên bảng, nhận xét, chữa bài. - HS điền kết quả vào chỗ chấm. 1 HS đọc lại bảng đơn vị đo thời gian. - 1 HS nêu. TH Toán: TIẾT 2 - TUẦN 25 I. MỤC TIÊU: Củng cố để HS nắm được cách cộng, trừ số đo thời gian. - Biết vận dụng để giải một số bài tập có liên quan đến đơn vị đo thời gian. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Bài cũ: Nêu cách cộng, trừ số đo thời gian. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS cả lớp làm vào vở. Chữa bài. Bài 2: Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu cả lớp làm vở.4 HS TB lên bảng Bài 3: Yêu cầu HS đọc yêu cầu và làm vào vở. - Gọi 1 HS TB lên bảng. - Chữa bài. Bài 4: Dành cho HS khá - Yêu cầu HS đọc đề và làm vào vở. - Nhận xét. Bài 5: Dành cho HS khá. Cho HS tự làm vào vở. - Chữa bài. KQ: 68 lần 3. Củng cố : Nhận xét tiết học - 2 HS nêu. 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. - 4 HS TB lên bảng, nhận xét. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ cách làm. - Làm vào vở, nhận xét bài bạn Tự làm vào vở. - Một số HS trình bày, bổ sung. - 1 HS khá nêu kết quả và giải thích. KQ: 22 phút - Cả lớp làm vở, 1 HS khá nêu kết quả và giải thích. BUÔỈ CHIỀU: TẬP LÀM VĂN: GĐ-BD Tiếng Việt: ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT (TLV - T1 -TUẦN 24) I. MỤC TIÊU: - Tìm được ba phần (mở bài, thân bài, kết bài); tìm được các hình ảnh nhân hoá, so sánh trong bài văn BT1) - Viết được đoạn văn tả một đồ vật mà em thích theo yêu cầu của BT2. *GDHS: Lòng yêu thích văn học và say mê sáng tạo,có ý thức giữ gìn và bảo quản đồ vật tốt. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ : - Bài văn tả đồ vật gồm mấy phần? - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài b) Hướng dẫn HS làm bài luyện tập Bài tập 1. Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc to, rõ nội dung BT1, đọc cả bài văn “Chiếc đồng hồ ”, các câu hỏi sau bài. - YC cả lớp làm vào VBT a) Bài văn tả đồ vật nào? b) Bài văn gồm ... đoạn. Tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài? c) Tìm các hình ảnh nhân hoá, so sánh trong bài. - Mời HS đọc lại những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả đồ vật, cả lớp theo dõi ghi nhớ. Bài tập 2. - Mời HS đọc yêu cầu của bài. + Đề bài yêu cầu gì ? - HS suy nghĩ, viết đoạn văn vào VBT. - Gọi HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết. - GV nhận xét, chấm điểm. 3. Củng cố- dặn dò: - Mời học sinh đọc lại ghi nhớ. - Dặn HS viết lại đoạn văn (BT2)chưa đạt về nhà viết lại. - 2 HS trả lời. Lớp nhận xét - HS lắng nghe. - 1 em đọc yêu cầu - 2 HS đọc bài văn, 1 HS đọc câu hỏi - HS làm vao vở. trình bày, nhận xét. + Tả cái đồng hồ. + Bài văn gồm 5 đoạn. + Mở bài: Từ đầu đến đáng yêu. + Thân bài: Từ Anh đồng hồ đến mau tiến bộ. + Kết bài: Phần còn lại. + Hình ảnh so sánh: trông anh đồng hồ như một con người bằng xương bằng thịt, anh cặm cụi làm việc chăm chỉ như bác nông dân với con trâu trên đồng. + Hình ảnh nhân hoá: cái miệng toe toét cười, các kim tinh nghịch đuổi nhau...anh đồng hồ báo thức vẫn hết mực thương yêu chúng, anh sẵn sàng đưa ra những lời khuyên chân thành và bổ ích. - 2 HS đọc. - 1 HS đọc yêu cầu bài. + Đề bài yêu cầu viết đoạn văn khoảng 5- 7câu tả một đồ vật mà em thích. - HS làm bài vào VBT in - HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết. - 2 HS đọc lại ghi nhớ. - HS lắng nghe BUỔI CHIỀU: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TH Tiếng Việt: TIẾT 1 - TUẦN 25 I. MỤC TIÊU: Đọc trôi chảy và rành mạch bài “Nhớ Bắc”. - Hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài. - Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp lại dùng để liên kết câu, hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: 1 HS đọc cả bài. Chia đoạn. - Gọi HS đọc tiếp nối từng đoạn. - Nhận xét. Bài 2: - Cho HS đọc thầm lại bài, làm bài tập. - Gọi HS nêu câu trả lời. - Nhận xét, chốt câu trả lời đúng. Đáp án: a, ý 2 b, ý 1 c, ý 1 d, ý 1 Bài 3: - Yêu cầu cả lớp làm vào vở. - Chữa bài. Đáp án: a, ý 1 b, ý 2 - Lắng nghe. - Đọc thầm và tìm cách chia đoạn. - HS đọc nối tiếp, 3 lượt. - Cả lớp suy nghĩ làm vào vở. - Lần lượt trả lời từng câu. - HS trình bày, nhận xét. TIẾT 2 - TUẦN 25 I. MỤC TIÊU: - Viết được bài văn đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng, lời văn tự nhiên, sinh động. - Giáo dục học sinh yêu quý đồ vật, biết giữ gìn và bảo quản đồ vật. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cấu tạo bài văn tả đồ vật. 2. Thực hành viết: - Gọi HS đọc 2 đề trong vở. - GV nhắc HS: Các em đã quan sát kĩ hình dáng của đồ vật, biết công dụng của đồ vật qua việc lập dàn ý chi tiết, viết đoạn mở bài, kết bài, đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của đồ vật gần gũi với em. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết thành bài văn tả đồ vật hoàn chỉnh. - Cho HS viết bài - GV theo dõi HS làm bài - GV thu chấm 1 số bài, nêu nhận xét chung. 3. Củng cố, dặn dò - Gọi HS nhắc lại cấu tạo của một bài văn tả đồ vật. - 2 HS nêu, HS khác nhận xét. - 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm. * Chọn một trong các đề sau: 1. Tả một đồ vật theo dàn ý mà em đã lập ở tuần 24 (cái ti vi, máy vi tính, cái giá sách, tủ đựng quần áo). 2. Tả một hiện vật trong viện bảo tàng mà em biết (trống đồng Đông Sơn, cọc sắt trên sông Bạch Đằng,..). - HS dựa vào dàn ý của tiết trước viết thành một bài văn miêu tả đồ vật. - 2 HS nêu. Sinh hoạt tuần 25: NHẬN XÉT CUỐI TUẦN I. MỤC TIÊU: - HS nắm được kết quả hoạt động thi đua của tổ và của bản thân trong tuần. - HS nhận ra ưu điểm, tồn tại, nêu hướng phấn đấu phù hợp với bản thân. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu - Nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Các hoạt động * Hoạt động 1: Nhận xét các mặt hoạt động tuần qua : + Chuyên cần: Các em đi học chuyên cần, đúng giờ. + Học tập: Làm bài tập đầy đủ, có học bài, chăm học, sôi nổi. Còn một số em có ý thức học tập chưa cao... + Kỷ luật: Nhiều em có ý thức tự giác. + Vệ sinh: VS cá nhân sạch, vệ sinh lớp học và khu vực sạch. + Phong trào: Tham gia các hoạt động đúng giờ, nhanh nhẹn. * Hoạt động 2 : Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc, học sinh có tiến bộ. * Hoạt động 3 : GV nhận xét chung về các mặt và nêu nội dung thi đua tuần 26 - Khắc phục mọi khó khăn để học tập tốt. - Tích cực tham gia các hoạt động Đội – Sao. 3. Kết thúc - Cho HS hát các bài hát tập thể. - Lớp trưởng nêu chương trình. - Tổ trưởng chuẩn bị báo cáo. - Hs ngồi theo tổ - Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp loại các thành viên trong lớp. - Tổ viên có ý kiến - Các tổ thảo luận, tự xếp loai tổ mình,chọn một thành viên tiến bộ tiêu biểu nhất. * Lớp trưởng nhận xét đánh giá tình hình lớp tuần qua - Tổ trưởng các tổ báo cáo. - HS tham gia nhận xét, phát biểu ý kiến. -HS bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc. - HS bình bầu cá nhân có tiến bộ. - Thực hiện tốt công việc của tuần 26 - Tiếp tục thực hiện nội qui nề nếp của trường lớp đã đề ra. - Thi đua học tập chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ + Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh HS nêu phương hướng phấn đấu tuần sau
Tài liệu đính kèm: