Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 35 năm 2011

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 35 năm 2011

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Biết thực hành tính và giải toán có lời văn.

- Bài tập cần làm: Bài 1 (a, b, c), Bài 2 (a), Bài 3.

* HSKG làm thêm Bài 1 (d), Bài 2 (b), Bài 4, Bài 5.

2. Kĩ năng: - Rèn cho học sinh kĩ năng giải toán, áp dụng quy tắc tính nhanh trong giá trị biểu thức.

3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ bài tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 35 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 35 
Ngµy so¹n:2/05/2011
Ngµy gi¶ng:9/05/2011 Thø hai
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Biết thực hành tính và giải toán có lời văn. 
- Bài tập cần làm: Bài 1 (a, b, c), Bài 2 (a), Bài 3.
* HSKG làm thêm Bài 1 (d), Bài 2 (b), Bài 4, Bài 5.
2. Kĩ năng: - Rèn cho học sinh kĩ năng giải toán, áp dụng quy tắc tính nhanh trong giá trị biểu thức.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời HS lên bảng làm bài tập 3 và 4 của tiết học trước.
- GV nhận xét chữa bài, ghi điểm
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV: Trong tiết học này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về bốn phép tính đã học và giải các bài toán có lời văn.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề, xác định yêu cầu đề.
- Nêu quy tắc nhân, chia hai phân số?
® Giáo viên lưu ý: nếu cho hỗn số, ta đổi kết quả ra phân số.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Ở bài này, ta được ôn tập kiến thức gì?
Bài 2
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi cách làm.
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.
- GV nhận xét bài làm và cho điểm HS.
- Nêu kiến thức được ôn luyện qua bài này?
Bài 3
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
Cách 1:
Bài giải
Thể tích bể bơi:
414,72 : 4 ´ 5 = 518,4 (m3)
Diện tích đáy bể bơi:
22,5 ´ 19,2 = 432 (m2)
Chiều cao bể bơi:
518,4 : 432 = 1,2 (m)
Đáp số: 1,2 m.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- Nêu các kiến thức vừa ôn qua bài tập 3?
Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán, tự làm bài sau dó đi hướng dẫn riêng cho HS kém.
+ Nêu cách tính vận tốc của thuyền khi đi xuôi dòng nước.
+ Biết vận tốc và thời gian đi xuôi dòng, hãy tính quãng đường thuyền đi xuôi dòng.
+ Nêu cách tính vận tốc của thuyền khi đi ngược dòng.
+ Biết quãng đường và vận tốc của thuyền đi ngược dòng, hãy tính thời gian cần để đi hết quãng đường đó.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.
- GV nhận xét bài làm và cho điểm HS.
Bài 5: 
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.
- GV nhận xét bài làm và cho điểm
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ tiết học.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS nêu.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nhân, chia hai phân số.
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi cách làm.
- 1 HS lên bảng làm bài trong bảng phụ, HS cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- Áp dụng tính nhanh trong tính giá trị biểu thức.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở.
Cách 2: Bài giải
Diện tích đáy của bể bơi là:
22,5 x 19,2 = 432 (m2)
Chiều cao mực nước trong bể là:
414,72 : 432 = 0,96 (m)
Tỉ số chiều cao của bể bơi và chiều cao của mực nước trong bể là 
Chiều cao của bể bơi là:
0,96 x = 1,2 (m)
Đáp số: 1,2 m.
- Tính thể tích hình hộp chữ nhật
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS tự làm bài.
Bài giải
Vận tốc của thuyền khi đi xuôi dòng là:
7,2 + 1,6 = 8,8 (km/giờ)
Quãng đường thuyền đi xuôi dòng trong 3,5 giờ là: 8,8 x 3,5 = 30,8 (km)
Vận tốc của thuyền khi đi ngược dòng là:
7,2 – 1,6 = 5,6 (km/giờ)
Thời gian cần để đi hết quãng đường đó là: 30,8 : 5,6 = 5,5 (giờ)
Đáp số: a) 30,8 km; b) 5,5 giờ.
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở.
8,75 x x + 1,25 x x = 20
(8,75 + 1,25) x x = 20
 10 x x = 20
 x = 20 : 10
 x = 2
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt
ÔN TẬP TIẾT 1
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiểm tra đọc (lấy điểm):
	- Nội dung: Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 34.
	- Kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 tiếng / phút, biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm, thể hiện được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.
	- Kĩ năng đọc – hiểu: Hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn; Trả lời được 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
	2. Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ và vị ngữ trong từng kiểu câu kể: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Để củng cố kiến thức về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- 11 phiếu mỗi phiếu ghi tên một trong các bài tập đọc: Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng; Trí dũng song toàn; Luật tục xưa của người Ê-đê; Hộp thư mật; Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân; Một vụ đắm tàu; Con gái; Thuần phục sư tử; Tà áo Việt Nam; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Lớp học trên đường.
	- 5 phiếu mỗi phiếu ghi tên một trong các bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng: Cửa sông; Đất nước; Bầm ơi; Những cánh buồm; Nếu trái đất thiếu trẻ con.
	- 2 tờ giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu của tiết học.
- Lắng nghe để xác định nhiệm vụ tiết học.
2.Kiểm tra đọc
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài tập đọc.
- Lần lựơt từng HS gắp thăm bài (5 HS), về chỗ chuẩn bị khoảng 2phút, khi 1 HS kiểm tra xong thì nối tiếp 1 HS lên gắp thăm yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc bài đã gắp thăm được và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi, nhận xét.
- Cho điểm trực tiếp HS (Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo).
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc mẫu bảng tổng kết kiểu câu Ai làm gì.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Hỏi:
- Trả lời:
+ Các em đã học những kiểu câu nào?
+ Các kiểu câu: Ai là gì, Ai thế nào, Ai làm gì.
+ Em cần lập bảng tổng kết cho các kiểu câu nào?
+ Em cần lập bảng cho kiểu câu: Ai là gì, Ai thế nào.
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào trả lời cho câu hỏi nào? Nó có cấu tạo như thế nào?
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào, trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì). Chủ ngữ thường do danh từ, cụm danh từ tạo thành.
+ Vị ngữ trong câu Ai thế nào trả lời cho câu hỏi nào? Nó có cấu tạo như thế nào?
+ Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào trả lời cho câu hỏi Thế nào. Vị ngữ thường do tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động từ tạo thành).
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì trả lời cho câu hỏi nào? Nó có cấu tạo như thế nào?
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì); Chủ ngữ thường do danh từ, cụm danh từ tạo thành.
+ Vị ngữ trong câu kể Ai là gì trả lời cho câu hỏi nào? Nó có cấu tạo như thế nào?
+ Vị ngữ trong câu kể Ai là gì trả lời cho câu hỏi Là gì?; Vị ngữ thường do danh từ, cụm danh từ tạo thành.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS làm vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở.
- Yêu cầu 2 HS báo cáo kết quả. GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 HS làm bài ra giấy báo cáo kết quả. HS nhận xét bài làm của bạn đúng / sai, néu sai thì sửa lại cho đúng.
- Nhận xét, kết luận.
Kiểu câu Ai thế nào?
Thành phần câu
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ 
Câu hỏi
Ai (cái gì? Con gì?)
Thế nào?
Cấu tạo
- Danh từ (cụm danh từ)
- Đại từ.
- Tính từ (cụm tính từ)
- Động từ (cụm động từ)
Kiểu câu Ai là gì?
Thành phần câu
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ 
Câu hỏi
Ai (cái gì? Con gì?)
Là gì (là ai, là con gì)?
Cấu tạo
- Danh từ (cụm danh từ)
- Là + danh từ (cụm danh từ)
+ Em hãy đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
- 5 HS nối tiếp nhau đặt câu.
+ Em hãy đặt câu theo mẫu Ai là gì?
- 5 HS nối tiếp nhau đặt câu.
- Nhận xét câu HS đặt.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc và chuẩn bị bài sau.
Ngµy so¹n:3/05/2011
Ngµy gi¶ng:10/05/2011 Thø ba
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: - Giúp học sinh củng cố tiếp về tính giá trị của biểu thức; tìm số trung bình cộng; giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm, toán chuyển động đều. 
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 (a), Bài 3.
* HSKG làm thêm Bài 2 (b), Bài 4, Bài 5.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tính nhanh.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ bài tập 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời HS lên bảng làm bài tập 2 và 3 của tiết học trước.
- GV nhận xét chữa bài, ghi điểm
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
GV: Trong tiết học này chúng ta cùng tiếp tục làm các bài toán về tính giá trị của biểu thức; tìm số trung bình cộng; giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm, toán chuyển động đều. 
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.
- GV nhận xét bài làm và cho điểm HS và chốt cách làm.
Bài 2
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.
- GV nhận xét bài làm và cho điểm HS và chốt cách làm.
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS làm bài, sau đó đi theo dõi và giúp đỡ các HS gặp khó khăn.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.
- GV nhận xét bài làm và cho điểm HS và chốt cách làm.
Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS làm bài, sau đó đi theo dõi và giúp đỡ các HS gặp khó khăn.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.
- GV nhận xét bài làm và cho điểm HS và chốt cách làm.
Bài 5
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV mời 1 HS tóm tắt bài toán.
- GV yêu cầu HS nêu dạng bài.
- Yêu cầu 1 HS nêu các bước làm bài toán tổng hiệu.
- GV yêu cầu HS làm bài, sau đó đi theo dõi và giúp đỡ các HS gặp khó khăn.
3. Củng cố, dặn dò
- G V nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS về nhà ôn tập và chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ tiết học.
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a.	6,78 – (8,951 + 4,784) : 2,05
	=	6,78 – 13,741 : 2,05
	=	6,78 – 6,7 
	= 	0,08	
b.	6 giờ 45 phút + 14 giờ 30 phút : 5
	=	6 giờ 45 phút + 2 giờ 54 ph ... đẻ nhiều con nhất trong 1 lứa là: 
g. Lợn 
Câu 5:
1 – c ; 2 – a; 3 – b
Câu 6: Ý kiến em cho là đúng: 
b. Tài nguyên trên Trái đất là có hạn nên phải sử dụng có kế hoạch và tiết kiệm.
Câu 7: Khi những cây trong rừng bị tàn phá như trong hình 4, 5 thì:
+ Đất ở đó sẽ bị xói mòn, bạc màu.
Câu 8:
+ Khi rừng đầu nguồn bị phá hủy, không còn cây cối giữ nước, nước thoát nhanh, gây lũ lụt.
Câu 9: Nguồn năng lượng không phải là năng lượng sạch (khi sử dụng năng lượng đó sẽ tạo ra khí thải ô nhiễm môi trường) là: 
d. Năng lượng từ than đá, xăng, dầu, khí đốt, 
Câu 10: Các nguồn năng lượng sạch hiện đang được sử dụng ở nước ta là:
+ Năng lượng mặt trời, gió, nước chảy.
- GV thu bài, kiểm tra việc chữa bài, chấm bài của HS.
2. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét ý thức học bài của học sinh.
- Dặn HS về nhà ôn lại kiến thức đã học, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra.
- HS về nhà ôn lại kiến thức đã học, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra.
Ngµy so¹n:06/05/2011
Ngµy gi¶ng:13/05/2011 Thø s¸u
Toán
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 + Kiểm tra HS về:
- Kiến thức ban đầu về số thập phân; kĩ năng thực hành tính với số thập phân; tỉ số phần trăm.
- Tính diện tích, thể tích của một hình đã học.
- Giải bài toán về chuyển động đều. 
 + Giáo dục HS có ý thức tự giác khi làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Bảng phụ chép sẵn đề bài kiểm tra.
Phần I: Hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 
 1. Số 5 trong số thập phân 12,125 thuộc hàng nào? 
A. Hàng nghìn
B. Hàng phần mười
C. Hàng phần trăm
D. Hàng phần nghìn.
2. Phân số viết dưới dạng số thập phân là:
A. 3,5 B.6,0 C.0,6 D.0,35 
3. Lúc 6 giờ 30 phút Linh bắt đầu đến trường, khi đến trường là 7 giờ 10 phút. Hỏi Linh đi mất bao lâu:
A. 25 phút B. 30 phút C. 10 phút D. 35 phút 
 4. Người ta xếp 8 khối lập phương cạnh 2 cm thành một khối lập phương lớn. Hỏi khối lập phương lớn có thể tích là bam nhiêu cm3?
A. 8cm3 B. 16 cm3 C. 128 cm3 D. 64 cm3
 5. Một đội văn nghệ có 34 học sinh, trong đó có 28 HS nữ. Tỉ số phần trăm của số HS nữ so với số HS của đội văn nghệ là:
A. 82 % B. 35,82 % C.82,35 % D. % 
Phần II:
1. Đặt tính rồi tính
a) 2,785 + 1,056 +0,7
b) 12,7 x 3
c) 98,284 – 52,09
d) 54,64 : 4
2. Lúc 5 giờ 25 phút một xe máy đi từ Hà Nội đến Đồ Sơn với vận tốc 42 km/giờ và đến nơi lúc 8 giờ kém 15 phút, dọc đường xe mua xăng mất 12 phút. Tính quãng đường từ Hà Nội đến Đồ Sơn.
3. Một mảnh đất gồm hai nửa hình tròn và một hình chữ nhật có chiều dài 60m, chiều rộng 40 m (xem hình vẽ). Tính diện tích của mảnh đất.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
GV treo bảng phụ ghi sẵn đề bài.
GV yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài.
IV. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ: 
 * Phần I (5 điểm): Khoanh vào mỗi đáp án đúng 1 điểm.
 1.D 2.C 3.D 4.D 5. C
 * Phần II (5 điểm)
 1. (2 điểm) Đặt tính đúng và thực hiện tính đúng một phần được 0,5 điểm.
 2. (2 điểm) + Nêu câu lời giải và tính đúng thời gian xe máy đi từ Hà Nội đến Đồ Sơn được 1 điểm.
 + Nêu câu lời giải và tính đúng quãng đường từ Hà Nội đến Đồ Sơn được 0,75 điểm.
 + Viết đúng đáp số được 0,25 điểm.
	3. (5 điểm)
Viết đúng kết quả tính diện tích mảnh đất được 1 điểm.
Tập làm văn
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Kiểm tra đọc - hiểu, luyện từ và câu. 
	- Kiểm tra phản ánh chính xác trình độ của HS.
 - Thời gian làm bài 30 phút (không kể thời gian giao đề và giải thích đề).
 - Giáo dục học sinh yêu thích môn Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung như bài luyện tập trang 168, 169, 170 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Phô tô cho mỗi HS một phiếu.
III - HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu tiết học.
- Lắng nghe và xác định mục tiêu tiết học.
2. Tổ chức cho HS tự làm bài : 
- GV phát phiếu bài tập cho HS.
- HS nhận phiếu. 
- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân trên phiếu trong thời gian 30 phút.
- HS tự làm bài vào phiếu.
3. Hướng dẫn đánh giá: mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm.
Câu 1: ý a (Cây gạo già; thân cây xù xì, gai góc, mốc meo; Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy cây gạo nở hoa.)
Câu 2: ý b (Cây gạo xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời.)
Câu 3: ý c (Hoa gạo nở làm bến sông sang bừng lên.)
Câu 4: ý c (Vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo, làm rễ cây trơ ra.)
Câu 5: ý b (Lấy đất phù sa đắp kín những cái rễ cây trơ ra.)
Câu 6: ý b (Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.)
Câu 7: ý b (Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.)
Câu 8: ý a (Nối bằng từ “vậy mà”.)
Câu 9: ý a (Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ.)
Câu 10: ý c (Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.)
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết kiểm tra.
- Dặn HS về nhà học bài và làm tốt tiết 8.
Kể chuyện
ÔN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
- Kiểm tra chính tả, tập làm văn:
+ Nghe viết đúng bài chính tả (tốc độ khoảng 100 chữ / 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức văn xuôi.
+ Viết được bài văn tả người theo nội dung, yêu cầu của đề bài.
	- Kiểm tra phản ánh chính xác trình độ của HS.
 - Thời gian làm bài 40 phút (không kể thời gian giao đề và giải thích đề).
 - Giáo dục học sinh yêu thích môn Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung: Đề kiểm tra: (Thời gian 40 phút)
1. Chính tả:
Hội thả chim bồ câu
	Hằng năm, vào mùa đông xuân, thời tiết bắt đầu ấm áp, nhiều làng ở vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ thi nhau mở hội thả chim bồ câu. Đây là một trò chơi dân gian lành mạnh, nhẹ nhàng, một thú vui tao nhã được nhiều người ưa thích trong lúc nông nhàn.
	Đàn chim phải bay được qua ba tầng: hạ, trung và thượng mà không phạm lỗi. Đàn chim càng lên cao càng bó đàn, bốc nhanh, khi bay vòng nhỏ như vòng hương khói, vỗ cánh liên tục và dóng thẳng với tâm điểm của bãi thi. Hội thi thả chim bồ câu là một thú vui lâu đời mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc và tế nhị.
Theo Hương Liên.
2. Tập làm văn:
Đề bài: Em hãy tả cô giáo (hoặc thầy giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất.
 III - HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu tiết học.
- Lắng nghe và xác định mục tiêu tiết học.
2. Tổ chức cho HS tự làm bài : 
- GV đọc cho HS nghe viết chính tả.
- HS nghe viết sau đó làm bài. 
- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân trên giấy kiểm tra. Trong thời gian 40 phút.
- HS tự làm bài.
3. Hướng dẫn đánh giá kết quả: 
* Chính tả: (3 điểm)
- Viết sai mỗi lỗi chính tả trừ 0,5 điểm.
- Bài viết sạch sẽ, không mắc lỗi, không đúng mẫu chữ, cỡ chữ cho 2 điểm.
- Bài viết đẹp, sạch sẽ, không mắc lỗi, đúng mẫu chữ, cỡ chữ cho 3 điểm
* Tập làm văn:
Đánh giá về các mặt:
- Nội dung, kết cấu (đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài) (5 điểm). Trình tự tả hợp lí.
- Hình thức diễn đạt (2 điểm): 
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không sai lỗi chính tả.
+ Diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật.
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết kiểm tra.
- Dặn HS về nhà học bài và làm tốt tiết 8.
Địa lí
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Kiểm tra kiến thức đã học về Địa lí lớp 5
	- Kiểm tra phản ánh chính xác trình độ của HS.
 - Thời gian làm bài 40 phút (không kể thời gian giao đề và giải thích đề).
 - Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung: Đề kiểm tra: (Thời gian 40 phút)
Phần trắc nghiệm :(3 đ)
 Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :
Câu 1: Ngành sản xuất chính của đa số người dân châu Á là gì?
 a) Công nghiệp b) Nông nghiệp 
 c) Ngư nghiệp d) Du lịch.
Câu 2: Việt Nam có biên giới đất liền không giáp với nước nào?
 a) Trung Quốc b) Cam-pu-chia 
 c) In-đô-nê-xi-a d) Lào.
Câu 3: Châu Âu không giáp với biển nào?
 a) Ban Tích b) Địa Trung Hải 
 c) Ca-xpi d) Biển Đông.
Câu 4: Châu Phi có khí hậu ra sao?
 a) Nóng và khô b) Nóng và ẩm 
 c) Ôn hoà d) Cả a; b; c đúng.
Câu 5: Châu Mĩ nằm trong đới khí hậu nào?
 a) Nhiệt đới b) Ôn đới 
 c) Hàn đới d) Tất cả các đới trên.
Câu 6: Đại dương nào có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất ?
Đại Tây Dương b) Thái Bình Dương
c) Ấn Độ Dương d) Bắc Băng Dương.
Phần tự luận (7 đ)
Câu 1: Bằng những kiến thức đã học, em hãy giới thiệu về hoang mạc Xa-ha-ra. (2,5đ)
Câu 2: Hãy nêu đặc điểm của địa hình châu Mĩ.(2,5 đ)
Câu 3: Hãy nêu đặc điểm chính của địa hình châu Âu.(2 đ)
III - HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu tiết học.
- Lắng nghe và xác định mục tiêu tiết học.
2. Tổ chức cho HS tự làm bài : 
- GV treo bảng phụ bài tập cho HS.
- HS đọc đề. 
- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân. Trong thời gian 40 phút.
- HS tự làm bài.
3. Hướng dẫn đánh giá kết quả: 
Phần trắc nghiệm :(3 đ): Khoanh vào ý đúng của mỗi câu được 0,5 điểm. Khoanh 2, 3 ý trong một câu thì không ghi điểm.
Kết quả đúng: 
Câu
1
2
3
4
5
6
Ý đúng
b
c
d
a
d
b
Phần tự luận (7 đ)
Câu 1: (2,5đ) Hoang mạc Xa-ha-ra là hoang mạc lớn nhất thế giới, khắp nơi chỉ thấy bãi đá khô khốc, những biển cát mênh mông. Ở đây, nhiệt độ ban ngày lên tới 50oC, ban đêm nhiệt độ xuống tới 0oC. Sông hồ ở đây cũng rất ít và hiếm nước... 
Câu 2: (2,5đ) Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông, dọc bờ biển phía tây là các dãy núi cao và đồ sộ, ở giữa là những đồng bằng lớn, phía đông là các dãy núi thấp và cao nguyên. 
Câu 3:(2đ)Đồng bằng của châu Âu chiếm diện tích, kéo dài từ tây sang đông. Đồi núi chiếm diện tích, hệ thống núi cao tập trung ở phía nam. 
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết kiểm tra.
- Dặn HS về nhà học bài.
Giáo dục tập thể
SINH HOẠT TUẦN 35
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần.
- HS nắm được chủ đề hoạt động của tuần kế tiếp.
- Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
II. Chuẩn bị:
- Tổ trưởng tổng điểm thi đua của từng cá nhân trong tổ.
III. Các hoạt động dạy- học:
HĐ của thầy
HĐ của trò
A. Tổ chức:
 B. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của các tổ trưởng.
1. Tiến hành:
a) Nêu mục đích yêu cầu giờ học.
- Yêu cầu các tổ trưởng đọc nội dung theo dõi thi đua.
- Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm.
*Ưu điểm: 
..
..
*Nhược điểm: ..
..
..
* Các em gương mẫu như.
..
* Các em còn mắc nhiều lỗi như: 
.
b) phương hướng tuần sau.
- Nghỉ tết âm lịch. 
- Thực hiện tốt ATGT. Phòng chống cháy nổ, không buôn bán tàng trữ thuốc nổ.
-...
.....
2. Vui văn nghệ.
- Hát.
- Lấy sổ theo dõi thi đua của tổ mình.
- Lắng nghe.
- Từng tổ đọc.
- Cả lớp lắng nghe.
- Nhận xét, bổ xung ý kiến.
- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Vui văn nghệ.
- Chơi trò chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 35.doc